LỜI MỞ ĐẦU Chính sách tiền lương có ảnh hưởng đến lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và có tác động lớn đến hệ thống kinh tế xã hội của cả nước trên tầm vĩ mô, tác động lớn đến bản thân người lao động hưởng lương và gia đình họ; do vậy tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là động lực làm việc của người lao động trong bất cứ tổ chức nào. Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý, làm đòn bẩy kích thích năng suất và chất lượng, hiệu quả lao động luôn là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cơ quan Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động của khu vực Nhà nước kém hấp dẫn hơn so với khu vực tư nhân và làn sóng ra đi của những người tài, có năng lực trong các cơ quan Nhà nước đang gia tăng. Mặc dù trong những năm qua luôn được Nhà nước quan tâm cải cách, điều chỉnh song chính sách tiền lương khu vực công ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và bất hợp lý, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Với tầm quan trọng và thực trạng của chính của chính sách tiền lương khu vực công của nước ta hiện nay, em đã chọn đề tài Chính sách tiền lương khu vực công ở Việt Nam làm đề tài tiểu luận của mình. + Mục tiêu nghiên cứu: Thực trạng chính sách tiền lương Việt Nam, đối chiếu với cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của hạn chế, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần xây dựng chính sách tiền lương trong khu vực công một cách hợp lý. + Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang của Việt Nam. + Nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần: 1. Cơ sở lý luận về tiền lương 2. Thực trạng chính sách tiền lương khu vực công ở Việt Nam 3. Một số khuyến nghị
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG 1
1.1 Môt số khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Khái niệm tiền lương 1
1.1.2 Khái niệm tiền lương khu vực công 1
1.1.3.Khái niệm chính sách tiền lương 1
1.2 Nội dung chính sách tiền lương khu vực công 1
1.2.1.Tiền lương tối thiểu (cơ sở) 1
1.2.2.Hệ thống thang bảng lương 1
1.2.3 Cách trả lương 2
1.2.4 Phụ cấp lương 2
2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM 4
2.1 Khái quát chung về chính sách tiền lương khu vực công hiện nay 4
2.1.1 Tiền lương cơ sở 4
2.1.2 Hệ thống thang bảng lương và chế độ nâng bậc lương 4
2.1.3 Chế độ phụ cấp: 5
2.1.4 Cách trả lương 6
2.2 Đánh giá chung về chính sách tiền lương khu vực công 7
2.2.1 Ưu điểm: 7
2.2.2 Nhược điểm 8
3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 12 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền lương có ảnh hưởng đến lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
và có tác động lớn đến hệ thống kinh tế - xã hội của cả nước trên tầm vĩ mô, tác động lớn đến bản thân người lao động hưởng lương và gia đình họ; do vậy tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là động lực làm việc của người lao động trong bất cứ tổ chức nào Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý, làm đòn bẩy kích thích năng suất và chất lượng, hiệu quả lao động luôn là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cơ quan Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động của khu vực Nhà nước kém hấp dẫn hơn so với khu vực tư nhân và làn sóng ra đi của những người tài, có năng lực trong các cơ quan Nhà nước đang gia tăng Mặc dù trong những năm qua luôn được Nhà nước quan tâm cải cách, điều chỉnh song chính sách tiền lương khu vực công ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và bất hợp lý, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung Với tầm quan trọng và thực trạng của chính của chính sách
tiền lương khu vực công của nước ta hiện nay, em đã chọn đề tài '' Chính sách tiền lương khu vực công ở Việt Nam'' làm đề tài tiểu luận của mình.
+ Mục tiêu nghiên cứu: Thực trạng chính sách tiền lương Việt Nam, đối chiếu với cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của hạn chế, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần xây dựng chính sách tiền lương trong khu vực công một cách hợp lý
+ Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp
và lực lượng vũ trang của Việt Nam
+ Nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần:
1 Cơ sở lý luận về tiền lương
2 Thực trạng chính sách tiền lương khu vực công ở Việt Nam
3 Một số khuyến nghị
Trang 31 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1 Môt số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm tiền lương
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cở sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động(bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung-cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy điịnh tiền lương của pháp luật lao động Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động( tuần, tháng, năm…).[1,9]
1.1.2 Khái niệm tiền lương khu vực công
Tiền lương khu vực công là số tiền mà các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế, chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định Trong hoạt động công vụ, tiền lương đóng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố tiên quyết thu hút và giữ được những người có tài năng tham gia hoạt động trong khu vực công, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư
1.1.3.Khái niệm chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương là một hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của nhà nước trong lĩnh vực tiền lương nhằm phát triển chính sách do Nhà nước ban hành giải quyết các vấn đề tiền lương nhằm điều tiết những quan hệ tiền lương, tiền thưởng và thu nhập, bảo đảm lợi ích của người lao động, thường xuyên cải thiện mức sống cho người lao động và phát huy vai trò kích thích của tiền lương đối với việc thúc đẩy các động lực phát triển
1.2 Nội dung chính sách tiền lương khu vực công
1.2.1.Tiền lương tối thiểu (cơ sở)
Tiền lương cơ sở là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao động
do Quốc hội Việt Nam ban hành Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.[1,111]
1.2.2.Hệ thống thang bảng lương
Hệ thống thang, bảng lương năm 2004 áp dụng trong khu vực công vẫn dựa theo thâm niên là chủ yếu, người nhiều tuổi làm việc nhiều năm nhận lương cao hơn người ít tuổi Hệ thống thang, bảng lương hiện hành chưa được xây dựng dựa trên giá trị công việc thực tế của từng cơ quan, đơn vị mà chỉ có thang, bảng lương áp dụng cho toàn bộ hệ thống
Trang 4Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công
nhân cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động) Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần
Bảng lương: theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
1.2.3 Cách trả lương
Cơ chế trả lương hiện hành là trả lương theo hệ thống tháng bảng lương của Nhà nước quy định Vì thế đã không tạo ra sự khác biệt trong cơ chế trả lương cho các loại công nhân việc chức khác nhau Hiện nay, cứ có bằng đại học là hưởng lương chuyên viên và tương đương và định kỳ là 3 năm được tăng lương một lần Trong quá trình cải cách hệ thống chính sách tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp trong thời gian qua, việc trả lương theo kết quả công việc đã được đặt ra, song thực tế thực hiện vẫn theo cách thức cũ, người làm ít vẫn nhận lương cơ bản như người làm nhiều Cơ chế trả lương và tăng lương dựa chủ yếu theo “thâm niên” Những vấn đề này đang được xem là điểm yếu căn bản nhất và là rào cản lớn nhất trong chế độ tiền lương hiện hành Phương thức này không còn phù hợp với xu hướng trả lương được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng là trả lương theo vị trí công việc và kết quả hoàn thành nhiệm
vụ của cán bộ, công chức, viên chức
1.2.4 Phụ cấp lương
Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung cho lương cấp bậc, lương cấp hàm khi điều kiện lao động , mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu
tố không ổn định [1,266]
Bao gồm các loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp thu hút;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc: thâm niên nghề, ưu đãi nghề, trách nhiệm theo nghề; trách nhiệm theo công việc
Trang 51.2.5 Quản lý nhà nước về tiền lương
Bộ máy quản lý tiền lương khu vực công ở Việt Nam gồm : khu vực hành chính, khu vực sự nghiệp có thu, khu vực lực lượng vũ trang Mỗi khu vực phân ra 3 cấp để quản lý:
Bộ máy quản lý tiền lương khu vực công hành chính: Bộ Nội Vụ, Sở Nội Vụ, Phòng Nội Vụ
Bộ máy quản lý tiền lương khu vực công sự nghiệp có thu: Bộ Lao động thương binh xã hội, Sở Lao động thương binh xã hội, Phòng Lao động thương binh xã hội
Bộ máy quản lý tiền lương khu vực công lực lượng vũ trang: Bộ Quốc Phòng – Bộ Công An, Ban chỉ huy quân khu – Sở Công An, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, xã
Trang 62 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG
Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về chính sách tiền lương khu vực công hiện nay
Việc Chính phủ ban hành các Nghị định quy định hệ thống thang bảng lương, mức lương tối thiểu(cơ sở), mức phụ cấp; quy định nguyên tắc xếp lương và phụ cấp, quy định về thời gian nâng bậc lương; đúng thời hạn, trước thời hạn, kéo dài thời gian nâng bậc lương; nguyên tắc trả lương, chế độ trả lương, nguồn chi trả; có sự quản lý của Nhà nước thông qua các quy định của chính sách tiền lương
Theo Nghị định 204/2004/N Đ-CP ngày 14/12/2004; phạm vi điều chỉnh: đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sỹ, công nhân trong các cơ quan , đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (gồm công an, quân đội)
2.1.1 Tiền lương cơ sở
Tiền lương cơ sở: Từ tháng 01/2003 đến /2016 qua 10 lần điều chỉnh mức
lương tối thiểu từ 290.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng: (mức lương tối thiểu được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời kỳ)
Bảng 2.1.Tiền lương cơ sở giai đoạn 2003-2016
Đơn vị tính: đồng
STT Ngày bắt đầu áp dụng Tiền lương cở sở(đồng/tháng)
Nguồn:Dựa theo các nghị định về mức lương tối thiểu của chính phủ
2.1.2 Hệ thống thang bảng lương và chế độ nâng bậc lương
+ Hệ thống thang bảng lương
- Nghị định 204/2004/ NĐ-CP quy định xếp lương theo 7 bảng lương sau:( phụ
Trang 7lục bảng lương của cán bộ, công chứ, viên chức được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/N Đ-CP ngày 14/12/2004)
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn)
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước
và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân
Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.(Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tuỳ theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7);Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang và tổ chức cơ yếu áp dụng thang lương, bảng lương quy định trong các công
ty nhà nước)
+ Chế độ nâng bậc lương
Chế độ nâng bâc lương (trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ và thời gian giữ bậc lương)
- Theo niên hạn: 5 năm đối với chuyên gia cao cấp; 3 năm các ngạch từ loại A0 đến loại A3; loại B và loại C là 02 năm
- Trước thời hạn: do lập thành tích xuất sắc trong thức hiện nhiệm vụ, nghỉ hưu
đa là 12 tháng
- Đối với Lực lưỡng vũ trang theo cấp bậc quan hàm (thực hiện theo pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang ví dụ: 3 năm với cấp uý, 4 năm với cấp tá và quân hàm gắn với chức vụ
2.1.3 Chế độ phụ cấp:
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP quy định các chế độ phụ cấp lương cho cán
bộ, công chức, viên chức và nhân viên thừa hành phục vụ trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước gồm các loại:
Trang 8- Phụ cấp chức vụ (bằng hệ số phụ cấp nhân với mức lương cơ sở)
- Phụ cấp thâm niên vượt khung (bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với mức lương cuối cùng trong nghạch hoặc trong chức danh)
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo (bằng 10% nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung (nếu có))
- Phụ cấp khu vực (bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương cơ sở)
- Phụ cấp đặc biệt (bằng 30%, 50%, hoặc 100% nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung)
- Phụ cấp thu hút (20%, 30%, 50%,hoặc 70% nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung)
- Phụ cấp lưu động (bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương cơ sở)
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương cơ sở
- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc(Phụ cấp thâm niên nghề; Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung); phụ cấp trách nhiệm công việc theo tiền lương cơ sở; phụ cấp quốc phòng an ninh theo mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung
2.1.4 Cách trả lương
- Mức lương
- Mức lương = Hệ số lương nhân với tiền lương cơ sở
- Những người có phụ cấp tính theo quy định của chế độ phụ cấp
- Một số ngành có hệ số lương tăng thêm như: Thuế, KBNN, BHXH phụ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân căn cứ vào kết quả và bình xét A, B, C hàng quý, năm
- Nguyên tắc trả lương: Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm
vụ của cán bộ, công chức, viên chức(đảm bảo ngày công và nhiệm vụ được giao) và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị
- Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương:
+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu) Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%
+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu
Trang 9+ Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch
so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao
+ Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định mà vẫn còn thiếu
2.2 Đánh giá chung về chính sách tiền lương khu vực công
2.2.1 Ưu điểm:
+ Về chính sách tiền lương nói chung
Nhà nước đã ban hành Nghị định quy định cụ thể về chính sách tiền lương trong khu vực công bằng hệ thống thang bảng lương để các tổ chức áp dụng thông qua
đó Nhà đã quản lý và điều chỉnh phù hợp với từng loại hình đơn vị, cân đối được thu, chi ngân sách, bảo vệ quyền lợi cho người lao động; hệ số lương và mức lương tối thiểu là cơ sở để đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở đóng và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ khác theo quy định
+ Về tiền lương cơ sở:
- Tiền lương cở sở do Chính phủ quy định là sự cụ thể hoá quy định của Bộ
Luật Lao động, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động (chống đói nghèo và bóc lột), là cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận mức tiền công (thấp nhất bằng mức lương tối thiểu và phải cao hơn ít nhất 7% với LĐ đã qua đào tạo nghề) và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động theo pháp luật quy định
- Hàng năm tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung
cầu lao động Nhà nước đã điều chỉnh tiền lương tối thiểu phù hợp góp phần ổn định
và cải thiện cuộc sống người lao động; kích cầu tiêu dùng góp phần chống suy giảm kinh tế; góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp
+Về thang bảng lương và nâng bậc lương:
- Hệ thống thang bảng lương theo Nghị định 204/2004/N Đ- CP và Nghị định ngày 14/12/2004 đã có tính yếu tố thị trường và có tiền tệ hoá tiền nhà vào lương có tác dụng nâng cao vai trò tiền lương trong nền kinh tế
- Qua lần cải cách năm 2004, số lượng bảng lương khu vực hành chính Nhà nước đã được rút bớt từ 21 xuống 7 bảng lương, số lượng các bậc trong các bảng lương không nhiều Quan hệ tiền lương được xác định theo quan hệ: tối thiểu - trung bình - tối đa theo các chức danh: nhân viên tạp vụ - chuyên viên tốt nghiệp đại học hết tập sự - chủ tịch nước, tương ứng là 1 - 2,34 - 13,0 (mức khởi điểm tăng so với trước) Đồng thời, trong xây dựng bảng lương cho các ngạch công chức, đã sử dụng phương pháp phân tích, chuyên gia để xác định mức độ phức tạp lao động của các chức danh Các mức tiền lương là thang giá trị, làm căn cứ trả lương cho công chức và
Trang 10tính toán các khoản chịu thuế, đóng bảo hiểm xã hội
- Cán bộ, công chức bổ nhiệm trong các cơ quan hành chính, bầu cử, tư pháp, Đảng, đoàn thể được xếp theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, phần tiền lương chức vụ không nằm trong cơ cấu bảng lương mà được quy định bằng phụ cấp chức vụ tương ứng (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tính so với tiền lương tối thiểu) cho đến khi thôi ở vị trí lãnh đạo (trước đây khi công chức, viên chức được bổ nhiệm không tính đến thời gian giữ bậc lương mà hưởng theo chức danh bổ nhiệm; khi chuyển xếp lương đây là một vướng mắc)
- Quy định rõ và quản lý tốt việc nâng bậc lương đúng niên hạn, trước niên hạn
và chuyển ngạch lương (trước đây thực hiện nâng bậc và chuyển ngạch có nhiều hạn chế)
+ Về chế độ phụ cấp
- Các chế độ phụ cấp về cơ bản bảo đảm được mục tiêu khuyến khích, động viên người lao động, bù đắp được hao phí lao động chưa tính trong tiền lương
2.2.2 Nhược điểm
+ Về chính sách tiền lương nói chung:
Thứ nhất, khi tiền lương thấp, công chức sẽ không chỉ sống bằng lương mà chủ
yếu từ thu nhập ngoài lương (vậy khi đó tiền lương không phải là thu nhập chính, không tính được thuế thu nhập chính xác) Các khoản thu nhập ngoài lương có thể khác nhau giữa các cơ quan nhà nước và giữa các vị trí công chức, nhưng nhìn chung Nhà nước chưa quản lý được Điều này dẫn đến hiện tượng không công bằng trong chính sách tiền lương và thu nhập của công chức, đồng thời nảy sinh tâm lý sẵn sàng
"chạy chọt" để vào được những cơ quan hay những vị trí có thể mang lại càng nhiều thu nhập ngoài lương càng tốt Nhược điểm này không những là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, tham nhũng (cả về vật chất và thời gian), hối lộ, biến chất của một bộ phận công chức
Thứ hai, khi tiền lương không còn là thu nhập chính của công chức, thì sẽ mất
dần tác dụng là động lực thúc đẩy công chức thực thi công vụ tốt, khiến không ít công chức làm việc chiếu lệ chỉ để giữ chỗ trong cơ quan nhà nước, dành sức để làm ngoài hoặc lợi dụng vị trí mà mình đang đảm đương trong cơ quan nhà nước làm chỗ dựa để làm ngoài Trong nhiều trường hợp, công chức bỏ hẳn cơ quan nhà nước ra làm cho các tổ chức ngoài khu vực nhà nước với mức lương hấp dẫn hơn Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám"
Thứ ba, cơ chế "bình quân chủ nghĩa", "đến hẹn lại lên" trong cách trả lương và
tăng lương cho công chức cũng là một điểm yếu trong chính sách tiền lương hiện nay Nhiều người có tuổi nhưng thiếu năng lực vẫn nghiễm nhiên được hưởng mức lương cao gấp hai, gấp ba những công chức trẻ có năng lực thật sự Không có sự khác nhau