Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
493,87 KB
Nội dung
Tác độngcủacáckhucôngnghiệpđếnsựphát
triển kinhtế - xãhộicủatỉnhHưngYên
Trần Tiến Dũng
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên LLCT
Luận văn ThS ngành: Kinhtế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Đinh Quang Ty
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về khucôngnghiệp (KCN) và bước đầu
nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong nước về việc hình thành, pháttriểncác KCN.
Khảo sát quá trình hình thành, pháttriển và phân tích những tácđộng chủ yếu đếnphát
triển kinhtế - xãhội ở HưngYên giai đoạn 1997 - 2005. Đề xuất một số định hướng và
giải pháp về sửa đổi, hoàn thiện văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách pháttriểncủa tỉnh;
giải pháp về quy hoạch và kêu gọi đầu tư; có chính sách và biện pháp phù hợp để quản lý
các KCN theo hướng pháttriển bền vững.
Keywords: Hưng Yên; Khucông nghiệp; Kinh tế; Pháttriểnkinhtế
Content
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việc hình thành cáckhucông nghiệp, khu chế xuất được ở Việt Nam được bắt đầu đặt ra
từ năm 1986. Đây là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy
mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ Đại hội lần thứ VII của Đảng, tiếp đến Đại hội
VIII và IX, định hướng chiến lược xây dựng và pháttriểncáckhucôngnghiệp đã được triển
khai trong cả nước, từng bước được bổ sung, hoàn thiện và chứng tỏ tính đúng đắn qua sự kiểm
chứng của đời sống thực tiễn. Văn kiện Đại hội Đảng X của Đảng đã khẳng định: "Hoàn chỉnh
quy hoạch pháttriểncác khu, cụm, điểm côngnghiệp trên cả nước; hình thành vùng côngnghiệp
trọng điểm; gắn việc pháttriển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động
".
TỉnhHưng Yên, từ năm 1997 đã xây dựng chiến lược pháttriểnkinhtếđến năm 2010 và
một số định hướng đến năm 2020 trong đó xác định rõ "Hưng Yên không thể làm giàu nếu chỉ
dựa vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, do đó phải tập trung cao độ để pháttriển nhanh
mạnh vững chắc côngnghiệp và tiểu thủ côngnghiệp làm động lực cho pháttriển nông nghiệp,
dịch vụ và các lĩnh vực khác". Ngay sau khi tái lập, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp,
các ngành tiến hành quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Sự hình thành và pháttriểncáckhu
công nghiệp đã tạo ra động thái pháttriển mới của ngành côngnghiệp trên địa bàn tỉnh, với mức
tăng trưởng cao, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinhtếcủatỉnh theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những tácđộng tích cực đến quá trình phát
triển kinhtế - xãhộicủa địa phương, cáckhucôngnghiệp trên địa bàn tỉnhHưngYên hiện gặp
phải không ít những vướng mắc về cơ chế chính sách và tồn tại nhiều khó khăn, thách thức gây
ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả pháttriểnkinhtế - xã hội.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài " Tácđộngcủacáckhu
công nghiệpđếnsựpháttriểnkinhtếxãhộicủatỉnhHưngYên " để thực hiện luận văn thạc sĩ
kinh tế, chuyên ngành kinhtế chính trị với hy vọng có những đóng góp nhất định vào công cuộc
đổi mới và pháttriểncủa địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề pháttriểncáckhucông nghiệp, trong những năm gần đây ở nước ta
đã có một số đề tài nghiên cứu, nhiều hội thảo khoa học và các bài viết được công bố trên các tạp
chí, kỷ yếu khoa học.
ở đây, xin điểm qua một số công trình có liên quan đến luận văn.
Luận án PTS kinhtếcủa Nguyễn Xuân Thu (thực hiện năm 1992), với đề tài “Xây dựng
phương pháp đồng bộ hoá một khucôngnghiệp ở Việt nam khi chuyển sang nền kinhtế theo cơ
chế thị trường (lấy khucôngnghiệpHưngYên làm đối tượng thể hiện)”;
Luận án tiến sĩ kinhtếcủa Trần Ngọc Hưng, với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện và phát
triển khucôngnghiệp ở Việt nam”;
Luận án tiến sĩ kinhtếcủa Lê Tuyển Cử (thực hiện năm 2004), với đề tài “Những biện
pháp pháttriển và hoàn thiện côngtác quản lý nhà nước đối với khucôngnghiệp ở Việt nam”;
Luận án tiến sĩ kinhtếcủa Nguyễn Xuân Hinh (thực hiện năm 2003), với đề tài “Quy
hoạch và pháttriểnkhucôngnghiệp Việt nam trong thời kỳ đổi mới”;
Sách chuyên khảo “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực pháp lý quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường ở cáckhucông nghiệp, khu chế xuất” của Trương Thị Minh Sâm,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004;
Luận án tiến sĩ kinhtếcủa Nguyễn Thị Thu Hương về đề tài “Hoàn thiện côngtác xúc tiến đầu
tư nhằm pháttriểncáckhucôngnghiệp ở Việt nam”;
Các bài viết “Khu chế xuất, khucôngnghiệp với cơ hội đầu tư ở Việt Nam”, đăng trên
Tạp chí Kinhtế và Dự báo của TS Phạm Quang Châu; và “Đầu tư vào HưngYên - tiềm năng và
cơ hội”, đăng trên Tạp chí Kinhtế - Hội nhập củatác giả Hà Thuỷ; v.v…
Các công trình nói trên có giá trị tham khảo rất bổ ích đối với tác giả luận văn, tuy nhiên chưa
đi sâu vào việc đánh giá, phân tích tácđộngcủacáckhucôngnghiệp đối với sựpháttriểnkinhtế -
xã hộicủatỉnhHưng Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ tácđộngcủacáckhucôngnghiệp hiện có ở tỉnhHưngYên đối với sự
phát triểnkinhtế - xãhội địa phương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy và nâng cao tác dụng củacáckhucông
nghiệp củatỉnhHưngYên theo hướng có hiệu quả hơn trong giai đoạn sắp tới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về khucôngnghiệp và một số kinh nghiệm thực
tiễn trong nước về việc hình thành, pháttriểncáckhucông nghiệp;
- Tập hợp, xử lý, phân tích các tài liệu, các số liệu thống kê để làm rõ những tácđộng chủ
yếu củacáckhucôngnghiệp hiện có ở tỉnhHưngYên đối với sựpháttriểnkinhtế - xã hội,
những mặt được, chưa được và các nguyên nhân tương ứng.
- Làm rõ căn cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng các giải pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các khucôngnghiệp hiện đang hoạt động tại tỉnhHưngYên và những tácđộng chủ yếu
của chúng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát quá trình hình thành, pháttriển và phân tích những tácđộng chủ yếu củacác
khu côngnghiệpđếnsựpháttriểnkinhtế - xãhội ở tỉnhHưngYên từ năm 1997 đến năm 2005;
bàn các giải pháp tương ứng cho giai đoạn 2006 - 2010 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, luận văn áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh, logic và lịch
sử, khảo sát thực tế, sử dụng số liệu thống kê của Trung ương và địa phương; chắt lọc, tham
khảo các kết quả nghiên cứu đã có về cáckhucông nghiệp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn khái niệm, vai trò củakhucôngnghiệp trong nền kinhtế thị
trường; bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh, thành phố trong nước
về pháttriểncáckhucông nghiệp.
- Làm rõ những tácđộng chính củacáckhucôngnghiệp hiện có tại tỉnhHưngYênđến
sự pháttriểnkinhtế - xãhội ở giai đoạn 1997 - 2005.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp thúc đẩy cáckhucôngnghiệpcủa
tỉnh HưngYênpháttriển hợp lý và tácđộng có hiệu quả hơn trong giai đoạn 2006 - 2010 và các
năm tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương:
Chương 1: Khucông nghiệp: một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn;
Chương 2: Cáckhucôngnghiệp hiện có tại tỉnhHưngYên - lịch sử hình thành, pháttriển
và những tácđộng chủ yếu của chúng;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy tácđộngcủacáckhucôngnghiệp ở tỉnh
Hưng Yên trong giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020.
Chương 1
khu công nghiệp: một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong nước
1.1. Khucôngnghiệp nhìn dưới góc độ lý luận
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II vào những năm của thập kỷ 60, từ những thay đổi
trong môi trường kinh tế, kỹ thuật của nền kinhtế toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra với
quy mô và tốc độ ngày càng lớn, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư.
Với mục đích chuyển mạnh nền kinhtế theo định hướng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,
tạo công ăn việc làm, tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý tại các nước
đang phát triển; mô hình khu chế xuất được thành lập nhằm tạo ra một khu vực chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan của nước sở tại. Đây chính là điểm
gặp nhau về nhu cầu pháttriểnkinhtếcủacác nước pháttriển và các nước đang phát triển. Tuy
nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả cáckhu chế xuất tại các
nước đều hoạt động thành công. Nhận thức được những hạn chế của mô hình khu chế xuất và để
khắc phục, nhiều nước đã chuyển sang xây dựng một loại hình khác năng động và uyển chuyển
hơn - đó là khucôngnghiệp (KCN). Với mô hình này, thị trường trong nước được tínhđến như
là một yếu tố hấp dẫn; đây là yếu tố kích thích cạnh tranh, nâng cao khả năng sản xuất, cùng với
những điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn nên mô hình kinhtế KCN cũng được các nhà đầu tư
trong nước đặc biệt quan tâm.
Đối với Việt Nam, chủ trương xây dựng và pháttriển KCN, khu chế xuất đã được Đảng
và Nhà nước ta đề ra trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng lý luận chung, kinh nghiệm củacác nước
trong khu vực và xuất phát từ thực tiễn nước ta. Về khái niệm KCN và một số thuật ngữ có liên
quan, đã được quy định tại Nghị định số 36/NĐ-CP; theo đó: "Khu côngnghiệp là khu tập trung
các doanh nghiệpcôngnghiệp chuyên sản xuất hàng côngnghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong khucôngnghiệp có thể có doanh nghiệp
chế xuất". Thực tiễn hơn 15 năm pháttriểncác KCN đã cho thấy, đây là một loại hình kinhtế
đặc biệt, có tính đặc thù là sử dụng nhiều đất đai, thời gian tồn tại lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng
đến kinhtế - xãhội và đặc biệt là môi trường. Vấn đề xây dựng các KCN thân thiện với môi
trường, phục vụ pháttriểnkinhtế - xãhội một cách bền vững đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết. Điều đáng chú ý, gần đây trên thế giới đã xuất hiện thuyết sinh thái côngnghiệp và được
nhiều nước đã coi trọng, áp dụng. Từ việc nghiên cứu và tham khảo các tài liệu trong nước và
của nước ngoài, trong luận văn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một khái niệm mang tính tổng quát
về KCN, phù hợp với điều kiện của Việt Nam: Khucôngnghiệp là khu tập trung các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp, phục vụ cho tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập, được
hưởng những ưu đãi thích hợp về sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, có cơ sở hạ tầng thuận lợi đảm
bảo phục vụ cho việc sản xuất và cung cấp các dịch vụ liên quan, bảo đảm sựpháttriển bền
vững.
1.1.2. Những tiêu chí cơ bản của một khucôngnghiệp trong nền kinhtế thị trường
hiện đại
Quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng, pháttriểncáckhucông nghiệp: Nguyên tắc tối
ưu để xây dựng KCN là phải ở gần sân bay, bến cảng, các trục giao thông chính, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất ;
trong các yếu tố này, vị trí của cảng biển là quan trọng nhất nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Địa
điểm xây dựng các KCN phải được hình thành trên cơ sở quy hoạch pháttriển tổng thể về kinhtế
- xãhộicủacác vùng, địa phương, lãnh thổ, gắn mục đích pháttriểnkinhtếcủa địa phương với
chuỗi liên kết kinhtế trong nước và đặt trong mối quan hệ với thương mại thế giới. Việc quy
hoạch phải đảm bảo quy hoạch vùng, ngành gắn với an ninh, quốc phòng, nhằm phát huy tốt lợi
thế so sánh và phù hợp với cơ cấu nguồn lao động; sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực, bảo
vệ môi trường, đồng thời lấy các KCN làm hạt nhân để hình thành cáckhu đô thị mới.
Cơ sở hạ tầng khucông nghiệp: Cơ sở hạ tầng KCN bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
cơ sở hạ tầng xã hội, trong đó kết cấu hạ tầng kỹ thuật là thành phần quan trọng, thúc đẩy sựphát
triển và phân bổ lực lượng sản xuất, trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa giữa các vùng trong và
ngoài nước. Trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông là một bộ phận quan trọng, có vai trò đặc
biệt, là điều kiện, tiền đề tiên quyết đối với việc hình thành và pháttriểncác hoạt động, các mối
quan hệ ở trong KCN và ngoài vùng. Cơ sở hạ tầng xãhội bao gồm các nhóm chức năng như
hành chính, chính trị, thương nghiệp, dịch vụ các loại, văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo, dạy
nghề, các cơ sở nghỉ ngơi giải trí, với mục đích đảm bảo cho nguồn lao động được cung ứng
dồi dào, có chất lượng và bền vững. Đặc biệt, rất cần những thiết chế văn hóa, để đáp ứng nhu
cầu đa dạng cho cuộc sống của những lao động, đồng thời giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Do
vậy, quy hoạch xây dựng KCN, phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng
nhu cầu phục vụ hiện tại và tínhđến tương lai.
Chất lượng củacác nguồn lực bên trong khucôngnghiệp
Trình độ khoa học công nghệ: Thực tiễn, việc tiếp nhận những thành tựu khoa học - công
nghệ trong các KCN, có nhiều ưu thế hơn so với các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác. Do vậy,
các KCN phải là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả thành tựu của khoa học - công nghệ,
kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản lý của quốc tế vào quá trình sản xuất. KCN phải là nơi tiếp
nhận công nghệ mới, tập trung ngành nghề mới; những lĩnh vực mà các nước đang pháttriển rất
yếu kém cần khuyến khích phát triển. Đây là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện hội nhập
kinh tế quốc tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinhtế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trình độ, cơ cấu nguồn nhân lực: Khi lựa chọn đầu tư tại KCN, các nhà đầu tư đặc biệt
quan tâm đến khả năng cung cấp lao động. Họ thường xem xét trên các khía cạnh như: số lượng,
chất lượng, giá cả và các quy định của nhà nước về lao động, Tuy nhiên, việc sử dụng lao động
của các doanh nghiệp KCN hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ công nghệ, ngành nghề sản xuất,
của bản thân các doanh nghiệp đó. Trong quá trình phát triển, khi các lợi thế so sánh dần mất đi,
các doanh nghiệp KCN sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động có trình độ cao.
Điều này đặt ra cho hệ thống đào tạo, yêu cầu phải nâng cao chất lượng, cung ứng kịp thời nguồn
nhân lực chất lượng cao phù hợp với sựpháttriểncủacác doanh nghiệp.
Cơ chế quản lý, những chính sách đầu tư, ưu đãi
Cơ chế quản lý cáckhucông nghiệp: Một trong những điểm được các nhà đầu tư trông
chờ tại các KCN là độ thông thoáng, linh hoạt về các thủ tục hành chính so với khu vực khác
trong nước. ở hầu hết các KCN hoạt động thành công, mọi công việc liên quan đến đầu tư được
giải quyết thông qua cơ chế "một cửa". Theo cơ chế này, khi có nhu cầu các nhà đầu tư chỉ cần
đến Ban Quản lý cáckhucôngnghiệp để giải quyết các thủ tục. Cơ chế quản lý "một cửa, tại
chỗ" do Ban Quản lý khucôngnghiệp thực hiện theo nhiệm vụ và quyền hạn được Chính phủ
quy định và thông qua cơ chế ủy quyền.
Những chính sách ưu đãi, đầu tư cáckhucông nghiệp: Chính sách ưu đãi đối với nhà đầu
tư tại các KCN có ý nghĩa hết sức quan trọng; chính sách ưu đãi đầu tư tốt sẽ tạo ra môi trường
đầu tư có sức hẫp dẫn - nhân tố quan trọng để phát huy những lợi thế củacác KCN.
1.2. Tácđộngcủacáckhucôngnghiệpđếnsựpháttriểnkinhtế - xãhội nhìn trên bình
diện tổng quát
1.2.1. Tácđộngđếnsựpháttriểncủa lực lượng sản xuất và tácđộng lan tỏa đối với
các doanh nghiệp trên địa bàn
Khucôngnghiệp với hạt nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tác động đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp trong nước: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở các KCN là nhân tố tácđộng mạnh mẽ đến đổi mới công nghệ đối với doanh
nghiệp trong nước. Thực tế cho thấy, việc áp dụng mô hình kinhtếcác KCN đã thúc đẩy hoạt
động chuyển giao công nghệ pháttriển nhanh, cả về phạm vi và tốc độ. Chuyển giao công nghệ
của khu vực đầu tư nước ngoài tới doanh nghiệp trong nước có ảnh hưởng lâu dài, đóng góp tích
cực vào việc tăng năng suất trong ngành côngnghiệpcủa nước sở tại.
Tácđộng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn: Sự hiện diện của
khu vực đầu tư nước ngoài là một tác nhân thúc đẩy cạnh tranh; nhiều trường hợp, có thể dẫn đến
tình trạng giảm sút sản lượng, thậm chí có thể buộc doanh nghiệp rời khỏi thị trường hoặc có thể
sống sót nếu vượt qua được giai đoạn điều chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi trường cạnh tranh
mới. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng quá trình sản xuất của mình, bằng việc sản xuất các hàng hóa
trung gian và các yếu tố khác của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước
có khả năng bứt phá để sau đó trực tiếp tiến hành xuất khẩu.
Về sựpháttriển ngành côngnghiệp phụ trợ: Mối quan hệ giữa khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài và côngnghiệp phụ trợ trong nước có tính tương hỗ hai chiều và chỉ có thể pháttriển
bền vững trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi". Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, dù đặt cơ
sở sản xuất ở đâu, cũng đều cần một lượng lớn các yếu tố đầu vào. Rõ ràng là, nếu có thể sử
dụng các yếu tố này ở ngay nền kinhtế nước sở tại, thì họ sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất.
Đối với lợi ích của nước chủ nhà: trước hết, mối liên kết với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
làm tăng sản lượng và việc làm củacác nhà cung ứng địa phương. Thêm vào đó, những ảnh
hưởng gián tiếp có thể còn quan trọng hơn. Các liên kết có thể trở thành những kênh có sức
mạnh cho việc nhân rộng tri thức và kỹ năng giữa cáccông ty; đồng thời có thể kích thích hiệu
quả, tăng năng suất, năng lực công nghệ và quản lý, đa dạng hoá thị trường cho nhà cung ứng.
1.2.2. Tácđộngđến việc pháttriển nguồn nhân lực: Khucôngnghiệp là môi trường tốt
nhất để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lâu dài cho sựnghiệpcôngnghiệp hóa, hiện đại hóa. Do
áp lực phải sản xuất ra các mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, các nhà đầu tư buộc phải quan tâm
đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đội ngũ cán bộ quản lý. Vì thế, người lao động sẽ
có cơ hội để tiếp thu tốt nhất công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ quản trị tiên tiến. ở đó,
nguời lao động biết cần phải tự giác tham gia vào quá trình đào tạo, tự đào tạo lại để luôn thích
ứng với yêu cầu pháttriểncủa mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, đây là địa điểm thuận lợi để đào tạo
nguồn nhân lực mới có chất lượng cao; là tácđộng cơ bản, động lực mạnh mẽ, góp phần thực
hiện thắng lợi côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.3. Tácđộngđến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinhtế trên địa bàn: Cáckhu
công nghiệp góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngày càng lớn cho ngân
sách nhà nước. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinhtế từ nông nghiệp là chủ yếu, sang cơ cấu kinh
tế côngnghiệp và dịch vụ, với tỷ trọng các ngành côngnghiệp và xây dựng ngày càng tăng. Góp
phần làm chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
các doanh nghiệp tư nhân tại các KCN với sự tăng trưởng mạnh, năng động, hiệu quả đã tạo nên
sức cạnh tranh mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự mở rộng thị trường, tạo thế và lực mới cho nền kinh
tế, Góp phần quan trọng vào côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, với kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xãhộiđồng bộ, các KCN thường có khả năng chuyển nhanh cáckhu vực thuần
nông, trở thành một thành phố côngnghiệp với kết cấu hạ tầng pháttriển nhanh và ổn định.
1.2.4. Tácđộngđến môi trường: Khucôngnghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp
công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải để xử lý, góp phần khắc phục tình trạng
khó kiểm soát chất thải củacác doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. Tuy nhiên, trong
quá trình đẩy nhanh sựnghiệpcôngnghiệp hóa, hiện đại hóa, pháttriểncác KCN, ô nhiễm môi
trường sẽ ngày càng trầm trọng, nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Bảo vệ môi
trường ở các KCN vừa là điều kiện vừa là mục tiêu pháttriển sản xuất, kinh doanh, nâng cao
hiệu quả kinhtế và khả năng cạnh tranh. Bởi vậy, bảo vệ môi trường và giảm thiểu cáctácđộng
tiêu cực về mặt xãhội là điều kiện tiên quyết để pháttriển sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả
kinh tế cao, bảo đảm cho sự thắng lợi củacông cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước về xây dựng và pháttriển
các khucông nghiệp; bài học đối với HưngYên
- Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội
- Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
- Kinh nghiệm củatỉnh Bình Dương
Những bài học rút ra đối với tỉnhHưng Yên: Một là: Thống nhất nhận thức KCN là một
dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn; trong tổ chức thực hiện cần kiên trì và đặc biệt có sự quan tâm
chỉ đạo, phối hợp của chính quyền với các ban, ngành củatỉnh đặc biệt là Ban Quản lý khucông
nghiệp. Hai là: Pháttriển KCN cần theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ trong
sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Ba là: Ngay từ khâu xây dựng chiến lược đến khâu tổ
chức triển khai xây dựng KCN, phải luôn gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xãhội và môi
trường để bảo đảm mục tiêu pháttriển bền vững. Bốn là: Trong quá trình xây dựng KCN, cơ sở
hạ tầng KCN phải đi trước một bước, gắn việc xây dựng hạ tầng trong hàng rào với xây dựng cơ sở
hạ tầng ngoài hàng rào đồng bộ, hiện đại nhằm phát huy tốt vai trò hạt nhân hình thành đô thị hiện
đại. Năm là: Quy hoạch KCN phải thường xuyên được rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình
và điều kiện thực tế; trong triển khai phải linh hoạt, thông thoáng nhưng phải nhất quán. Sáu là:
Phải gắn liền với sự quan tâm chỉ đạo, dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; sự
phối hợp kịp thời, có hiệu quả giữa Ban Quản lý khucôngnghiệp cấp tỉnh với các sở, ban ngành.
Bảy là: Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", tăng cường mối liên hệ giữa
Ban Quản lý với các doanh nghiệp đầu tư pháttriển hạ tầng và doanh nghiệp KCN theo hướng
đảm bảo một đầu mối giải quyết, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị
trong phối hợp. Tám là: Cần kết hợp giữa khâu cấp phép và thanh tra, giám sát KCN theo hướng
giải quyết việc cấp phép nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu củacác nhà đầu tư; đồng thời tăng
cường côngtác thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt độngcủacác doanh nghiệp lành mạnh,
đúng pháp luật. Chín là: Tăng cường côngtác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, gồm cả cán bộ
quản lý KCN và cho người lao động.
Từ những vấn đề đã trình bày, phân tích ở chương 1, có thể đi tới kết luận: Vấn đề xây
dựng và pháttriểncác KCN ở nước ta được đặt ra trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Trong giai đoạn 1991 - 2006, các KCN trong cả nước đã đạt được những thành tựu
quan trọng, có tácđộng tích cực đếntình hình pháttriểnkinhtế - xãhộicủa cả nước. Bên cạnh
những thành công, thực tiễn pháttriểncác KCN thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Để
đảm bảo tính hiệu quả, bền vững củacác KCN, hạn chế những tácđộng tiêu cực đếnsựphát
triển kinhtế - xã hội, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, rút kinh
nghiệm, tìm được những giải pháp nhằm thúc đẩy sựpháttriển năng độngcủa mô hình kinhtế
này, phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó đếnpháttriểnkinhtế - xã hội, góp phần thực
hiện thành côngsựnghiệpcôngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương 2
Các khucôngnghiệp hiện có tại tỉnhhưngYên - lịch sử hình thành, pháttriển
và những tácđộng chủ yếu của chúng
2.1. Quá trình hình thành và pháttriểncáckhucôngnghiệp tại tỉnhHưngYên
2.1.1. Tình hình kinh tế, xãhộitỉnhHưngYên - môi trường đầu tư củacáckhucông
nghiệp
TỉnhHưngYên được thành lập năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12). Năm 1968, Hưng
Yên và Hải Dương được hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; sau đó lại được tách ra, và tái lập vào
ngày 01 tháng 01 năm 1997. Nằm ở giữa vùng kinhtế trọng điểm miền Bắc, HưngYên là cửa
ngõ phía đôngcủa Hà Nội, có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hải Nội - Hải
Phòng chạy qua; ngoài ra còn có quốc lộ 39A, quốc lộ 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xãđến quốc lộ
1A (qua cầu Yên Lệnh) và đến quốc lộ 10 (qua cầu Triều Dương). Đây là trục giao thông quan
trọng nối cáctỉnh tây nam Bắc bộ với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Hưng
Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân; sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với Hà Nội và
các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương. HưngYên vốn là một tỉnh nông
nghiệp, trước khi tái lập, kinhtế - xãhội còn nhiều khó khăn. Có tổng diện tích 923,1 km
2
; dân
số 1.116 nghìn người (năm 2003), mật độ dân số 1.209 người/km
2
, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1%/năm, bao gồm 10 huyện, thị, 161 xã, phường, thị trấn
Từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, sau 8 năm kể từ khi tái lập, đến năm 2005 HưngYên
đã đạt được những kết quả khá khả quan: Tốc độ tăng trưởng kinhtế (GDP) đạt kế hoạch 12,9%;
giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng 4,7%; giá trị sản xuất côngnghiệp tăng 30% và
các ngành dịch vụ tăng 17%; cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 30,5% -
38% - 31,5%; GDP bình quân đầu người đạt 550 USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 210,5 triệu
USD; thu ngân sách đạt 1.250 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa gần 600 tỷ và thu thuế xuất, nhập
khẩu 650 tỷ. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 39 triệu đồng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy
trì ở mức 0,99%; tỷ lệ hộ nghèo còn 13,2% theo chuẩn mới; tạo thêm việc làm mới cho 2,2 vạn
lao động. Tỷ lệ trạm xáxã có bác sỹ 100%. Tỷ lệ làng văn hoá đạt 55%. Nhìn chung, HưngYên
có nhiều lợi thế về pháttriểncác KCN.
2.1.2. Sự hình thành củacáckhucôngnghiệp
Ngay từ những năm đầu khi tái lập, HưngYên đã xây dựng chiến lược pháttriểnkinhtế
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó xác định rõ " Phải tập trung cao độ để
phát triển nhanh mạnh vững chắc côngnghiệp và tiểu thủ côngnghiệp làm động lực cho phát
triển nông nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực khác". Nhận thức rõ vai trò quan trọng củacác KCN,
tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tiến hành quy hoạch các khu, cụm côngnghiệp để bố trí các dự án
đầu tư. Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có những văn bản cụ thể tạo cơ sở pháp quy cho việc
thống nhất quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XV và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh hợp tác đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 tiếp tục khẳng
định đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh ngoài là nguồn vốn quan trọng để pháttriển sản xuất, tạo
việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện để chủ độnghội nhập. Tỉnh đã dành các vị
trí thuận lợi nhất để quy hoạch 6 KCN: Như Quỳnh A, B; Phố Nối A, B; Minh Đức, Thị xã
Hưng Yên.
2.2. Tácđộngcủacáckhucôngnghiệp trên thực tếđếnpháttriểnkinhtế - xãhội ở
tỉnh HưngYên trong những năm gần đây
2.2.1. Thực trạng củacáckhucôngnghiệp hiện có
2.2.1.1. Về quy hoạch, địa điểm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xãhội
a) Quy hoạch, địa điểm cáckhucông nghiệp: Dựa trên những điều kiện thuận lợi chung
về địa lý, các KCN củatỉnh nhìn chung được quy hoạch tương đối hợp lý, đặt ở vị trí thuận lợi;
đa số các KCN hiện có được đặt trên trục quốc lộ 5, có vị trí cách Hà Nội tối đa không quá 40
km; cách các cảng Biển, sân bay lớn củakhu vực không quá 100km. Có quy hoạch gắn liền với
ngành nghề được phép đầu tư và thực hiện quy hoạch khá chặt chẽ. Bên cạnh những thành công
ban đầu các KCN hiện có hiện đang tồn tại một số mặt còn hạn chế. Trong quy hoạch chưa chú
trọng đến bảo vệ môi trường và cơ sở hạ tầng xã hội; cũng như đấu nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật
bên trong với bên ngoài hàng rào. Về tổng thể 5/6 các KCN chủ yếu tập trung trên địa bàn các
4/10 huyện thị; thể hiện sự thiếu cân đối, hài hòa. Hiện vẫn tồn tại tình trạng sử dụng đất trồng
lúa, có khả năng sản xuất nông nghiệp vào xây dựng KCN. Đặc biệt, tình trạng "quy hoạch chạy
theo doanh nghiệp" là một trong những nguyên nhân chính, gây nên sự thiếu đồng bộ trong việc
bố trí các KCN gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xãhội và bảo vệ môi trường.
b) Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: HưngYên hiện được đánh giá cao bởi chính sách pháttriển
cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, theo mô hình liên kết và tương tác chặt chẽ.
Sau gần 10 năm tái lập và pháttriển mô hình kinhtếcác KCN, cơ sở hạ tầng các KCN đã có
những bước cải thiện đáng kể.
Quy hoạch đường trong cáckhucông nghiệp: Hệ thống đường giao thông đầy đủ bao
gồm hệ thống đường nội bộ và đường trục chính vào KCN đảm bảo giao thông an toàn và thuận
tiện.
Hệ thống bưu chính viễn thông: Được đầu tư lắp đặt với trình tự ưu tiên hàng đầu, hệ
thống bưu chính, viễn thông, Internet ADSL củaHưng Yên, đảm bảo năng lực cho sựpháttriển
chung của tất cả các nhà đầu tư, với mức phí theo qui định.
Nguồn lực lao động: Tổng dân số: 1,12 triệu; Số lao động: 0,57 triệu; trong đó tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo 0,14 triệu, Số lao động bổ sung hàng năm: 20.000 với mức lương bình quân
khoảng 750.000 VND/tháng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 trường đào tạo nguồn nhân lực, hàng
năm đào tạo được khoảng 15.000 công nhân và kỹ sư Trong tương lai, thị xãHưngYên được
quy hoạch thành Khu đô thị đại học sẽ cung cấp nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.
Chi phí thuê đất: Giá thuê đất: 25 - 27 USD/m2/50 năm (tuỳ theo vị trí và diện tích lô
đất, thanh toán một lần). Phí dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng: 0,25 USD/m2/năm (thanh toán hàng
năm).
Tuy nhiên, các KCN HưngYên trong quá trình triển khai các dự án đầu tư ngày càng
nhiều, thì hạ tầng KCN đã bộc lộ những điểm hạn chế trong quy hoạch như trên đã trình bày.
Bên cạnh đó, do thu hút đầu tư theo phương thức "cuốn chiếu", nên quy hoạch đã không kịp với
phát triển; vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng đã và đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp dẫn đến
cản trở tốc độ và sự nhiệt tìnhcủacác nhà đầu tư đã và đang tìm tới Hưng Yên.
c) Cơ sở hạ tầng xã hội: Theo thống kê củacác ngành chức năng, tínhđến cuối năm
2006, toàn tỉnh hiện có trên 300 doanh nghiệp với hơn 91 nghìn lao động đang làm việc. Con số
này tập trung ở các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, nơi tập trung củacác KCN. Sự tập trung
với số lượng lớn lao động KCN đã dẫn đếnsự gia tăng dân số cơ học tới 150-170%, điều này đã
tạo ra nhiều vấn đề bất cập về an ninh và trật tự an toàn xã hội. Trong khi đó vấn đề cơ sở hạ
tầng xãhội tại đây đã không được quan tâm đúng mức khi quy hoạch phát triển; đặc biệt là vấn
đề nhà ở cho công nhân. Đồng thời, thiếu những thiết chế văn hóa cơ bản để đảm bảo đời sống
văn hóa, tinh thần cho công nhân; dẫn đếntình trạng "đói văn hóa" kéo dài, làm cho chất lượng
cuộc sống của một bộ phận công nhân ngày càng xuống thấp.
2.2.1.2. Quy mô đất đai, tỷ lệ diện tích đất được sử dụng và tình hình thu hút đầu tư của
các khucôngnghiệp
a) Về quy mô và tỷ lệ sử dụng đất: Nhìn chung các KCN hiện có củatỉnhHưngYên có
quy mô thích hợp với diện tích trung bình 150 ha, phù hợp với mục tiêu tận dụng nguồn lao động
và thế mạnh tại chỗ của địa phương. HưngYên đã quy hoạch được 06 KCN; trong đó :
- 02 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Khucôngnghiệp Phố Nối A, quy mô
390ha, đã cho thuê 169.2 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 62%. Khucôngnghiệp Phố Nối B, quy mô 95ha;
giai đoạn I diện tích 20ha, đã cho thuê 15 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 75%; hiện đang chuẩn bị đầu tư
giai đoạn II. Bên cạnh đó KCN Phố Nối B - Thăng Long II, đang được tiến hành với 200ha, vốn
đầu tư 51 triệu USD, do chủ đầu tư trong nước liên doanh với tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản,
hứa hẹn sẽ thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với quy mô lớn.
- 02 KCN trực thuộc tỉnh: Khucôngnghiệp Như Quỳnh A với diện tích 50ha, Như Quỳnh
B với diện tích 45ha, đã được tỉnh quy hoạch, tuy chưa có quy hoạch chi tiết và chưa có chủ đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng; nhưng do có nhiều lợi thế, từ năm 1996 đến năm 2003 đã cơ bản lấp
đầy diện tích đất côngnghiệp có thể cho thuê với tỷ lệ 97%.
- Các KCN Minh Đức đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và đã chính thức cho thuê với
tổng số diện tích 61 ha; KCN thị xãHưngYên đang tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết
kế, xây dựng.
Khi xem xét tỷ lệ lấp đầy các KCN hiện có tỉnhHưng Yên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ lấp
đầy củacác KCN tỉnhHưngYên đạt tỷ lệ trung bình 64% so với tỷ lệ 50% của cả nước là tương
đối cao.
b) Tình hình thu hút đầu tư, củacáckhucôngnghiệp hiện có
Về số lượng dự án đầu tư trong cáckhucông nghiệp: Tínhđến hết ngày 31/12/2006, toàn
tỉnh hiện có 508 dự án có vốn đầu tư trong nước, trực tiếp từ nước ngoài với tổng số vốn đầu tư
đã đăng ký là 20.359 tỷ đồng và 435 triệu USD. Số dự án đăng ký đầu tư tại các KCN là 135 dự
án với 44 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ lệ 37,6% số dự án toàn tỉnh, thấp hơn so với
khu vực ngoài KCN.
Về tổng số vốn đăng ký đầu tư, tổng vốn đầu tư đã thực hiện trong cáckhucông nghiệp:
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 7.140 tỷ đồng, chiếm 35,1%; tổng vốn đầu
tư thực hiện đến hết năm 2006 đạt 4.558 tỷ đồng, chiếm 49,7%; tỷ lệ tổng số vốn đăng ký đầu
tư/tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 63,8% (so với khu vực ngoài KCN đạt 34,9%). Khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 283,4 triệu USD, chiếm 65,1%; tổng vốn đầu
tư thực hiện đến hết năm 2006 đạt 153,8 triệu USD, chiếm 81,1%; tỷ lệ tổng số vốn đăng ký đầu
tư/ tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 54,3% (so với khu vực ngoài KCN đạt 25,1%).
Về tiến độ thực hiện các dự án trong cáckhucông nghiệp: Khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư trong nước: Số lượng doanh nghiệp chưa tiến hành xây dựng, thiết kế là 6/91 dự án,
chiếm 6,6 %; trong khi đó khu vực ngoài KCN con số tương ứng là 79/333, chiếm tới 24,6%.
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Số lượng doanh nghiệp chưa tiến
hành xây dựng, thiết kế là 7/44 dự án chiếm 15,9%; khu vực ngoài KCN số dự án loại này là
5/40, chiếm 12,5%.
Qua phân tích các chỉ số nêu trên, chúng tôi cho rằng, môi trường đầu tư củacác KCN
hiện có củaHưngYên chưa thật sự hấp dẫn. Riêng những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì
việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại các KCN được các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm, tổng số
vốn đã thực hiện là tương đối khả quan. Nhưng nhìn chung, những dự án đầu tư được đăng ký tại
các KCN củatỉnhHưngYên có tiến độ thực hiện tương đối tốt, tổng mức vốn thực hiện đầu tư
luôn đạt mức cao so với các dự án đã được đăng ký ở ngoài các KCN.
2.2.1.3. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh củacác doanh nghiệp tại cáckhucôngnghiệp
tỉnh Hưng Yên: Hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp hoạt động trong KCN nhìn
chung đạt hiệu quả cao, luôn giữ tốc độ pháttriển ổn định, điều này được thể hiện qua các chỉ
tiêu sau :
- Số lao động thu hút củacác doanh nghiệp KCN chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số
lao độngcông nghiệp: Từ 2.335 người năm 2000, đã tăng lên 19.728 năm 2005; mỗi năm số lao
động mới làm việc tại các doanh nghiệp từ 2000 - 4000 lao động.
- Thu nhập bình quân trong các KCN tăng, đặc biệt của lao động KCN luôn cao hơn so
với cả tỉnh từ 10 - 15%/năm.
- Tổng doanh thu tăng qua các năm, giữ tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu côngnghiệp
toàn tỉnh từ 50% - 54%; bên cạnh đó các chỉ số khác cũng không ngừng gia tăng về số lượng, tỷ
trọng trong tổng số doanh nghiệpcông nghiệp.
[...]... nghiệp 2.3.1 Những tácđộng tích cực củacáckhucôngnghiệp hiện có đối với pháttriểnkinhtế - xãhộitỉnhHưngYênTácđộngđến thu hút đầu tư và pháttriểncủa toàn ngành côngnghiệptỉnhHưngYênTácđộngđếnsự tăng trưởng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người và nguồn thu ngân sách, góp phần pháttriểnkinhtế - xãhộicủatỉnhTácđộngđến chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinhtế theo hướng tăng... và hoạt độngcủacác doanh nghiệp trong cáckhucôngnghiệp trên địa bàn tỉnhHưngYên năm 2006 2 Ban quản lý cáckhucôngnghiệptỉnhHưngYên (2007), Báo cáo tình hình pháttriểncáckhucôngnghiệpcủatỉnhHưngYên (Báo cáo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh về thăm và làm việc tại tỉnhHưng Yên, đến thăm khucông nghiệp) 3 Ban Tuyên giáo tỉnh ủy HưngYên (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần... thấy sự năng độngcủa lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân tỉnhHưngYênCôngnghiệptỉnhHưng Yên, từ chỗ yếu kém, đã từng bước phát triển, đóng góp chủ yếu cho sự pháttriểnkinhtếxãhội của tỉnh Trong đó các KCN tập trung đã thể hiện rõ vai trò là hạt nhân, động lực quan trọng, có tácđộng mạnh mẽ đến sự pháttriểnkinhtế - xãhộicủa toàn tỉnh Tuy nhiên, để thoát khỏi tình trạng kém phát triển, ... chế khucông nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao đã ban hành kèm Đối tượng áp dụng của quy định này gồm các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh, theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2.2.2 Những tácđộng chủ yếu củacáckhucôngnghiệpđến sự pháttriểnkinhtế - xãhộicủa địa phương 2.2.2.1 Tácđộngđếnsự tăng trưởng GDP của tỉnh, ... của chúng, thúc đẩy mạnh sự pháttriểnkinhtế - xãhộicủatỉnh Chương 3 Quan điểm, định hướng và giải pháp phát huy tácđộngcủacáckhucôngnghiệp ở tỉnhHưngYên trong giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020 3.1 Bối cảnh quan điểm và định hướng pháttriểncáckhucôngnghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnhHưngYên nói riêng 3.1.1 Bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tế Thuận lợi: Thứ nhất, những thay đổi... ngành công nghiệp, cơ cấu ngành côngnghiệpcủa địa phương a) Về giá trị, tốc độ pháttriển ngành công nghiệp: CôngnghiệpHưngYên ở thời điểm tái lập quy mô nhỏ và lạc hậu Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhcủaTỉnh ủy về pháttriểncông nghiệp, bằng những cơ chế, chính sách về đầu tư pháttriểncác KCN, toàn bộ ngành côngnghiệpHưngYên đã từng bước ổn định và pháttriển Cụ thể: Công nghiệp. .. sách khuyến khích, ưu đãi cụ thể hơn nữa để đẩy mạnh đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ củacáckhu vực kinhtế tạo sự ổn định chung cho sựpháttriểncủacôngnghiệptỉnhHưngYên 2.2.2.7 Tácđộngđến môi trường Bên cạnh những tácđộng tích cực củacác KCN, ô nhiễm môi trường ở các KCN tỉnhHưngYên là tương đối trầm trọng Hầu hết các KCN đều chưa xây dựng nơi đổ rác thải và xử lý rác thải Các dự... doanh nghiệp Việt Nam", Trang tin điện tử Tạp chí khucông nghiệp, địa chỉ http://www.khucongnghiep.com.vn 24 Hồ Nga (2006), "Thực trạng về môi trường cáckhucông nghiệp, khu chế xuất cáctỉnh phía Bắc và bài học kinh nghiệm", Tạp chí Công nghiệp, Kỳ 1 tháng 8/2006, tr.12-14 25 Sở CôngnghiệptỉnhHưngYên (2005), "Những thành tựu côngnghiệpHưng Yên" , CôngnghiệpHưngYên trên đường phát triển, ... về pháttriểnkhucôngnghiệp trong điều kiện hội nhập tổ chức thương mại thế giới", Trang tin điện tử Tạp chí khucông nghiệp, địa chỉ http://www.khucongnghiep.com.vn 22 Trúc Lâm (2006), Vai trò củacáckhucôngnghiệp trong quá trình hội nhập kinhtế quốc tế, Trang tin điện tử Tạp chí khucông nghiệp, địa chỉ http://www.khucongnghiep.com.vn 23 Nguyễn Công Liêm (2006), "Khu côngnghiệp và tác động. .. của Ban Quản lý cáckhucôngnghiệp tại các KCN Phố Nối A&B đã có 06 dự án điều chỉnh tăng vốn; một số công ty ở ngoài KCN, hiện đã đề nghị được chuyển vào KCN Những động thái trên chừng nào đó cho thấy mô hình kinhtếcác KCN đã phát huy tốt chức năng là những hạt nhân thúc đẩy sựpháttriểncủa ngành côngnghiệptỉnhHưngYên 2.2.1.4 Cơ chế quản lý cáckhucôngnghiệptỉnhHưng Yên: Ban quản lý các . về tác động của các khu công nghiệp
2.3.1. Những tác động tích cực của các khu công nghiệp hiện có đối với phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên. Những tác động chủ yếu của các khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương
2.2.2.1. Tác động đến sự tăng trưởng GDP của tỉnh,