1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

GIÁO án bài 25 sinh truong sinh san cua VSV

5 261 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

- Giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.. - Nắm được các pha cơ bản nuôi cấy vi khuẩn không liên tục - Nắm được các hình thức sinh

Trang 1

CHƯƠNG II

SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

Bài 25 : SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật

- Hiểu được thời gian thế hệ tế bào, ý nghĩa

- Giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục

- Nắm được các pha cơ bản nuôi cấy vi khuẩn không liên tục

- Nắm được các hình thức sinh sản của vi sinh vật

2 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích so sánh, khái quát

3 Thái độ:

Học sinh hiểu nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục, ứng dụng được vào thực tế đời sống

II Phương pháp dạy học

- Vấn đáp tìm tòi

- Thuyết trình

- Trực quan minh họa

- Làm việc nhóm: Sử dụng phiếu học tập

III Phương tiện dạy học

- SGK

- Máy chiếu

- Phiếu học tập

bài giảng:

ĐỘNG

Kiểm tra bài cũ

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nghệ thuật Bacteriography – sự kết hợp giữa vi khuẩn và nhiếp ảnh để tạo nên các bức chân dung Einstein, Picasso, Darwin với nguyên lý chung là dựa vào sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật (VSV)

Các pha Đặc điểm Pha tiềm phát(pha lag)

Pha lũy thừa ( pha log) Pha cân bằng

Pha suy vong

Trang 2

Hoạt động 1 : Tìm hiểu sinh trưởng

của VSV

- GV : GV chiếu 1 đoạn video về sự

sinh trưởng của vi khuẩn , yêu cầu

HS có nhận xét gì về kích thước, tốc

độ sinh trưởng ở vi sinh vật?

HS : Cơ thể đơn bào, kích thước nhỏ

bé, tốc độ sinh trưởng nhanh

GV: thế nào là sinh trưởng của VSV?

HS: TL

GV: khi nghiên cứu sự sinh trưởng

của vi sinh vật người ta nghiên cứu ở

cấp dộ quần thể chứ không nghiên

cứu ở cấp độ cá thể như các sinh vật

bậc cao khác?

HS : Bởi vì VSV có kích trước nhỏ

bé không thể quan sát bằng mắt

thường và tốc độ phân chia nhanh, sự

tăng kích thước và sinh khối của

chúng xảy ra trong khoảng thời gian

rất ngắn nên

GV : Các em hãy nghiên cứu bảng số

liệu trang 99 sgk trả lời các câu hỏi

sau : thế nào là thời gian thế hệ?

GV: Mỗi loài vi sinh vật có thời gian

thế hệ riêng, trong cùng một loài với

điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng

thể hiện g khác nhau.

GV : đưa ra ví dụ: vi khuẩn E.coli

sinh sản bằng hình thức phân đôi, và

trong điều kiện nuôi cấy thích hợp thì

cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một

lần ( vẽ sơ đồ 1 tế bào sinh sản ra 2,

từ 2 thành 4, từ 4 thành 8 ) rồi hỏi HS

sau lần phân chia thứ 4, thứ 5 thì sẽ

tạo ra bao nhiêu tế bào Và hãy dự

đoán xem sau n thế hệ thì sẽ tạo ra

được bao nhiêu tế bào

Nếu như có N0 tế bào ban đầu, thì các

em hãy dự đoán công thức tính số tế

bào được tạo ra sau n thế hệ

I Khái niệm sinh trưởng:

1.Khái niệm:

Sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào của quần thể

2 Thời gian thế hệ (Kí hiệu g):

- Là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi tế bào đó phân chia

VD: Vi khuẩn lao 1000 phút.

Ecoli 20 phút Trùng đế giày 24 giờ

Ví dụ: Vk E.coli g = 20phút

Vk lao g = 1000phút Trùng đế giày g = 24 giờ

- Với N0 tế bào ban đầu qua n lần phân chia trong thời gian t sẽ tạo ra Nt tế bào:

Nt = N0 2n

- Ý nghĩa: g càng ngắn thì VSV sinh trưởng càng nhanh

Trang 3

- GV: Vì sao khi bị vi khuẩn gây

bệnh thì bệnh lại đến rất nhanh, đặc

biệt là các bệnh đường ruột?

-HS: Bệnh đến nhanh vì vi khuẩn

sinh sản rất nhanh, đặc biệt là bệnh

đương ruột là do vi khuẩn ở ruột

được cung cấp chất dinh dưỡng một

cách liên tục  sinh trưởng rất

nhanh

- GV: Vi sinh vật muốn sinh

trưởng được cần phải có các môi

trường cho chúng sinh sống, chúng

ta chuyển sang phần II.

Hoạt động 2: Sự sinh trưởng của

quần thể vi khuẩn

Nuôi cấy không liên tục

- GV : do sinh sản bằng cách phân

đôi đơn giản nên vi khuẩn được dùng

làm mô hình nghiên cứu sinh trưởng

của vi sinh vật

- GV cho HS quan sát sự biến đổi của

một quả cam bị mốc, phân tích và

giới thiệu đó là môi trường nuôi cấy

không liên tục ngoài tự nhiên Yêu

cầu HS kết hợp với SGK/100 mục II

trả lời câu hỏi: thế nào là nuôi cấy

không liên tục?

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu

cầu mỗi nhóm HS dựa vào SGK/100

mục II hoàn thành phiếu học tập số 1

trong 5p’

- GV gọi đại diện 1 nhóm đứng lên

trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ

sung

GV sửa chữa, bổ sung

II Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

1 Nuôi cấy không liên tục:

Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất

+ Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục:

a Pha tiềm phát(Pha Lag)

- VK thích nghi với môi trường

- Số lượng TB trong quần thể chưa tăng

- Enzim cảm ứng được hình thành

b Pha luỹ thừa(Pha Log)

- TĐC diễn ra mạnh,

- Số lượng tế bào tăng rất nhanh

- Tốc độ ST đạt cực đại

c Pha cân bằng:

Số lượng VSV đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do số TB sinh ra tương đương số TB chết

d Pha suy vong:

Số tế bào trong quần thể giảm dần, số tế

Trang 4

- GV : Để không xảy ra pha suy vong

của quần thể vi khuẩn thì chúng ta

phải làm gì?

- GV dẫn dắt vấn đề: để không xảy ra

pha suy vong thì chúng ta phải bổ

sung chất dinh dưỡng thương xuyên

Điều đó được thể hiện trong nuôi cấy

liên tục

- GV đặt câu hỏi:

+Thế nào môi trường nuôi cấy liên

tục?

+ Trình bày nguyên tắc của nuôi cấy

liên tục?

+ Hãy nêu những ứng dụng của nuôi

cấy liên tục?

- GV đưa ra câu hỏi mở rộng:

+ Vì sao sinh trưởng của vi khuẩn

trong nuôi cấy liên tục lại không có

pha tiềm phát?

Là vì trong nuối cấy liên tục, môi

trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim

phản ứng nên không có pha tiềm

phát

+ Tại sao nói dạ dày – ruột ở người là

một hệ thống nuôi cấy liên tục đối

với vi sinh vật?

Trong dạ dày người là môi trường

nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật là

vì trong môi trường đó thì chất dinh

dưỡng đựoc cung cấp 1 cách liên tục,

đồng thời chất các độc hại cũng được

thải ra ngoài và lọc bớt

bào chết lớn hơn số mới sinh do:

- Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt

- Chất độc hại tích luỹ nhiều

2 Nuôi cấy liên tục:

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy

- Vi khuẩn sinh trưởng liên tục(pha lũy thừa), mật độ VK và môi trường duy trì ổn định

- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…

A LUYỆN TẬP

Giải bài tập áp dụng:

N0 = 105, t= 2h  Nt = ?

Số lần phân chia của vk E Coli sau 2h:

n= 2.60 : 20 = 6 lần

Số tế bào trong quần thể trung bình:

Nt = 105 26 = 6400000 ( tế bào )

B VẬN DỤNG MỞ RỘNG NÂNG CAO

Trang 5

1.Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào tăng lên rất nhah ở pha :

A Tiềm phát

B Lũy thừa

C Cân bằng

D Suy vong

2 Trong quá trình nuôi cấy không liên tục có đặc điểm :

A Môi trường luôn được bổ sung thêm chất dih dưỡng

B Có sự rút bỏ chất thải và sinh khối tế bào khỏi môi trường nuôi cấy

C Quần thể sinh vật luôn ở pha lũy thừa

D Thành phần môi trường nuôi cấy không ổn định

3 Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lý tưởng, một nhóm có 3 VSV cứ 20 phút nhân đôi một lần thì sau 2 giờ số tế bào quần thể VSV đó là :

A 192

B 128

C 64

D 32

Ngày đăng: 03/03/2018, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w