IV Lao động và tiền lương
3.2.3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
3.2.3.1:Xây dựng kế hoạch huy động vốn lưu động:
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh, DN muốn hoạt động không thể thiếu vốn lưu động do vậy việc chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn SXKD nói chung và vốn lưu động nói riêng là một trong những biện pháp hữu hiệu
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động SXKD, tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách kịp thời đầy đủ tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động SXKD của công ty.
Công ty cần chủ động phân phối nguồn huy động được sao cho thích hợp cho từng khâu trong SXKD. Khi thực hiện công ty căn cứ vào kê hoạch huy động và sử dụng vốn SXKD đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ của công ty.
Công tác lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của năm trước làm cơ sở, cùng với dự định về SXKD của công ty trong kỳ kế hoạch.
3.2.3.2: Tăng cường quản lý chặt chẽ các khoản phải thu:
Trong quá trình SXKD, mọi doanh nghiệp đều có những phương thức bán hàng riêng của mình tùy theo mục tiêu của công ty như thu hút nhiều khách hàng, đẩy mạnh doanh số bán hàng, giảm chi phí lưu kho, tăng khả năng cạnh trạnh ….Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:
- Đối với những khách hàng mới, khách hàng không thường xuyên, đặt hàng số lượng ít, công ty thực hiện chính sách bán hàng “ mua đứt, bán đoạn” không bán chịu để nợ hoặc nếu có chiết khấu thì chỉ ở mức thấp.
- Đối với các khách hàng lớn, trước khi ký kết hợp đồng in ấn, công ty cần tìm hiểu kỹ khách hàng, khả năng thanh toán, đánh giá khả năng tín dụng của họ. Trong các điều khoản của hợp đồng cần ràng buộc qui định chặt chẽ các điều khoản về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán cụ thể, hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.
- Trong công tác quản lý, cần phải mở sổ sách theo dõi chặt chẽ các đối tượng nợ , sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời các khoản thu đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân, khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mag doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ
- Thường xuyên kiểm soát các khoản nợ phải thu, theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng, đánh giá các khoản nợ phải thu, phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian để có biện pháp quản lý chặt chẽ.
- Lập ban chuyên trách thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi quản lý công nợ khách hàng, nhóm khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có giá trị nợ lớn tránh tình trạng phát sinh nợ chồng chất lên nhau đối với một khách hàng.
3.2.3.3: Tăng cường quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền một cách hiệu quả:
Việc dự trữ một bộ phận vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng trong công ty nhằm đảm bảo duy trì hoạt động SXKD diễn ra liên tục, duy trì khả năng thanh toán, thể hiện ổn định lành mạnh về mặt tài chính của công ty. Tuy nhiên, việc dự trữ lượng vốn bằng tiền mặt cũng sẽ làm phát sinh một số chi phí quản lý, bị ảnh hưởng bởi lạm phát, bởi thay đổi tỷ giá, mất chi phí cơ hội của vốn tiền mặt. Do vậy việc quản lý vốn bằng tiền một cách hợp lý là làm sao để đảm bảo cho công ty có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng cho việc thanh toán được kịp thời, trên cơ sở giảm thiểu rủi ro và lãi suất, tỷ giá hối đoái và những thiệt hại đối với việc lưu giữ tiền mặt.
Ngoài ra để quản lý tốt vốn bằng tiền một cách chặt chẽ và hợp lý mang lại hiệu quả tốt công ty cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Tất cả các khoản thu chi vốn bằng tiền của công ty phải được thực hiện qua quĩ. - Phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng cá nhân có liên quan trong việc quản lý vốn tiền mặt.
- Xây dựng qui chế thu chi tiền mặt rõ ràng và tuyệt đối tuân thủ thực hiện việc thu chi vốn tiền mặt theo qui chế đó.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt.
3.2.3.4: Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
- Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty.
tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.
- Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.
Hiện nay, hàng hóa của công ty được thực hiện tiêu thụ chỉ qua các đại lý là chính. Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ ngày càng phát triển, công ty phải từng bước xây dựng hệ thống nhiều cửa hàng phân phối của riêng mình để cùng với các đại lý hiện nay đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Làm được như vậy chắc chắn khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thu được sẽ cao hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
Tuy nhiên, việc mở rộng các đại lý cần chú ý đến vấn đề thanh toán của các đại lý này. Thông thường ở các đại lý thường xảy ra tình trạng chậm thanh toán, cố tình dây dưa công nợ để chiếm dụng vốn của công ty, vì vậy công ty cần đặt ra kỷ luật thanh toán chặt chẽ, tốt nhất là phải có tài sản thế chấp, yêu cầu các đại lý thiết lập hệ thống sổ sách, chứng từ đầy đủ. Định kỳ công ty sẽ tiến hành kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm. Nếu làm tốt sẽ được hưởng bằng cách tăng tỷ lệ hoa hồng, cho hưởng chiết khấu, ngược lại sẽ bị phạt.
- Công ty nên tổ chức hẳn một phòng marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Đây là nhu cầu cấp bách của công ty để xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cơ sở cho công ty đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong cơ chế kinh tế thị trường khốc liệt hiện nay.
3.2.3.5: Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đỗi phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên,… mà nhiều khi nhà quản lý không
cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là:
- Mua bảo hiểm hàng hóa đỗi với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho.
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho.
Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động.
- Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.
3.3: Kiến nghị: