Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần in Công đoàn Việt Nam (Trang 58)

IV Lao động và tiền lương

3.2.1:Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty:

3.2.1.1: Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của công ty:

Hiện nay, bộ máy tổ chức quản lý của công ty tương đối đã hoàn thiện. Tuy nhiên để phát triển một cách ổn định bền vững và lâu dài của công ty trong tương lai, cũng như đáp ứng đòi hỏi trình độ cán bộ quản lý trong thời kỳ đổi mới và hội nhập thế giới hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh thì bộ máy quản lý của công ty cần hoàn thiện hơn, cụ thể:

- Bổ sung thành lập thêm bộ phận chuyên trách về công tác phân tích tài chính, kiểm soát nội bộ trong toàn công ty.Bộ phận này có nhiệm vụ phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty theo hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tài chính của công ty, biến động tình hình tài chính, từ đó tham mưu cho ban lãnh đạo công ty đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm xây dựng chính sách quản lý tài chính một cách có hiệu quả hơn.

- Trong phòng kế hoạch – vật tư hiện nay của công ty nên có thêm bộ phận Marketing để tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ, xây dựng các chính sách chiến lược tiêu thụ, kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa tồn kho trong từng thời kỳ.

3.2.1.2: Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa:

Kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục tiêu của người quản lý, vì vậy để quản lý một cách đầy đủ, chính sách cần tính toán xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể như: chỉ tiêu về vốn, vật tư, tiền lương, thành phẩm, hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm…

Kế hoạch hóa có vai trò quan trọng trong việc cân đối các nguồn lực có thể huy động được trong công ty để có thể đạt mức cung ứng các nguồn lực cần thiết trong quá trình hoạt động SXKD của công ty. Do vậy, việc hoàn thiện công tác kế hoạch hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể sẽ giúp công ty tăng tính chủ động trong hoạt động SXKD.

Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh ngiệp. Do vậy ta cần phân tích kết cấu tài sản và nguồn hình thành lên tài sản đó, xem xét xu hướng biến động thế nào để biết được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Việc đánh giá mức độ hợp lý của việc phân bổ nguồn hình thành tài sản dựa trên tính chất kinh doanh và sự biến động của từng bộ phận.

Đối với nguồn vốn cũng chính là nguồn hình thành nên tài sản, ta cần xem xét tỷ trọng, xu hướng biến động của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn để thấy được khả năng đảm bảo tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.1.4: Phát triển khoa học công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, công ty cần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa. Chính vì thế, công ty cần phải đầu tư đổi mới công nghệ chế biến hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng có chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng các nhu cầu thị trường mới.

3.2.1.5: Nâng cao hiệu quả huy động vốn:

Để chủ động vốn trong kinh doanh, kịp thời bổ sung vốn khi cần thiết, các doanh nghiệp luôn phải có xây dựng kế hoạch, chiến lược về huy động vốn phù hợp với thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.

Tuy nhiên, trước mắt công ty cần khai thác triệt để các nguồn vốn sẵn có và có thể có của công ty để bổ sung vốn, vì nguồn vốn này công ty chỉ chịu chi phí vốn thấp nhất và hợp lý nhất, tận dụng tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ sung vốn cần thiết cho hoạt động SXKD của công ty.

Để nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn, công ty có thể sử dụng vốn chiếm dụng, đây là các khoản phải trả cho người bán, khoản ứng trước của người mua, các khoản phải trả khác …Tuy nhiên, công ty cũng hết sức thận trọng khi sử dụng bổ sung nguồn vốn này nhằm tránh tình trạng gây mất uy tín đối với khách hàng của công ty.Ngoài ra công ty có thể sử dụng tín dụng thương mại, đây là nguồn vốn hình thành từ quan hệ mua bán chịu, mua trả chậm hoặc mua trả góp. Đây là hình thức tài trợ rẻ, linh hoạt trong kinh doanh, nó còn có khả năng mở rộng

3.2.1.6: Nâng cao trách nhiệm trong quản lý sử dụng vốn:

Công ty cổ phần in Công Đoàn Việt Nam có trụ sở và xưởng sản xuất ở nhiều nơi khác nhau… do vậy trong công tác quản lý và sử dụng vốn ở từng bộ phận phải được phân công rõ trách nhiệm, vai trò cụ thể.

Qui định tác nghiệp kinh tế giữa các bộ phận trong công ty để từ đó quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát giữa các bộ phận với nhau một cách thường xuyên liên tục, phân cấp quản lý, trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan một cách rõ ràng nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

3.2.1.7: Tăng cường tìm kiếm thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí:

Trong bối cảnh thị trường hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt, công ty cần có các chiến lược phù hợp với yêu cầu mới của thị trường, luôn tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng doanh thu.

Xây dựng và đào tạo cán bộ marketing để nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu thị trường, quảng cáo, quảng bà thương hiệu của công ty để lập kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.

3.2.1.8: Bảo toàn và phát triển nguồn vốn:

Trong quá trình sử dụng vốn của mình việc công ty làm thất thu nguồn vốn của mình do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để thực hiện tài sản trong sản xuất kinh doanh giản đơn đòi hỏi công ty phải bảo toàn vốn kinh doanh. Muốn vậy công ty thực hiện các giải pháp như:

+ Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích tránh lãng phí, phải quy định từng công việc cho người lao động sao cho nguồn vốn phải đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh.

+ Làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

+ Tiến hành trích lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại mà rủi ro mang lại.

+ Phân tích môi trường kinh doanh, hoạt động kinh doanh của công ty.

của nhà quản trị tài chính là lấy nguồn ở đâu, phải dùng như thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là một số nguồn huy động chính:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần in Công đoàn Việt Nam (Trang 58)