IV Lao động và tiền lương
3.2.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
3.2.2.1: Nâng cao cách thức quản lý, sử dụng hợp lý TSCĐ:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng chính là nâng cao cách thức quản lý và sử dụng tài sản cố định trong công ty. Việc tăng cường quản lý và sử dụng tài sản cố định được cụ thể bằng các giải pháp sau:
- Tài sản cố định của công ty phải có hồ sơ theo dõi riêng, phải được phân loại và đánh số có thẻ kho cho từng loại TSCĐ, theo dõi chi tiết từng đối tượng, phân loại theo các nhóm: TSCĐ đang sử dụng, TSCĐ chưa sử dụng, không cần dùng, chưa thanh lý, TSCĐ đang chờ cho thuê,TSCĐ đang thuê ngoài….Việc theo dõi chi tiết và phân loại sẽ cho thấy tỷ trọng của vốn cố định phân bổ vào từng nhóm TSCĐ và mức độ huy động năng lực hoạt động, hiệu quả hoạt động của từng loại TSCĐ để có những đánh giá mức độ đầu tư vào TSCĐ đã hợp lý chưa, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Tiến hành đánh giá, xác định giá trị thực của từng loại TSCĐ hàng năm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình của TSCĐ xảy ra rất nhanh chóng, điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại cuả chúng. Việc thường xuyên đánh giá, đánh giá lại TSCĐ giúp công ty lựa chọn cho mình được phương pháp khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.
- Hàng năm hoặc hàng quí tiến hành kiểm kê từng loại TSCĐ nhằm nhanh chóng phát hiện những TSCĐ không cần dùng, kịp thời tiến hành thanh lý nhượng bán để thu hồi vốn, đồng thời thông qua việc kiểm kê TSCĐ công ty có thể tận dụng phát huy hết công suất TSCĐ hiện có để đưa vào sản xuất.
Để quản lý chặt chẽ tài sản cố định, công ty cần có chính sách phân cấp quản lý rõ ràng, hợp lý nhằm tăng cường trách nhiệm cho các bộ phận trong công ty. Ban hành qui chế quản lý TSCĐ và thường xuyên kiểm tra việc chấp hành qui chế của từng bộ phận.
làm việc của từng máy móc thiết bị , hợp lý hóa dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Công ty cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng TSCĐ trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng TSCĐ cho từng bộ phận.
Nâng cao trách nhiệm vật chất trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ đối với từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan. Từ đó thúc đẩy họ quan tâm ý thức hơn trong việc sử dụng TSCĐ của mình đã được giao, nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ trong công ty.
3.2.2.2: Tăng cường đổi mới TSCĐ
Tăng cường đổi mới TSCĐ là nguyên tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa, tăng năng xuất lao động. Do vậy công ty cần nhanh chóng sử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được nhằm thu hồi VCĐ, bổ xung thêm vốn cho SXKD hay để tái đầu tư cho TSCĐ mới. Những công nghệ mới, thiết bị mới trước khi nhập công ty phải biết rõ nguồn gốc của máy, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá kỹ thuật, khả năng phù hợp của máy có thích ứng với điều kiện về thời tiết, địa lý đất nước không... nhằm tránh tình trạng công nghệ, thiết bị mua về không đáp ứng tốt về kỹ thuật, chất lượng gây lãng phí nguồn vốn.
3.2.2.3: Tăng cường việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho TSCĐ.
Tăng cường các nguồn tài trợ góp phần giải quyết 2 vấn đề. Một là góp phần tăng vốn đầu tư của công ty. Hai là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cùng với việc tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ, công ty phải chú ý vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán các chi phí cho các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, tính toán trong mua bán máy móc, thiết bị trên thị trường. Việc đầu tư cho TSCĐ của công ty đều rất lớn, do vậy công ty phải khuyến khích tự huy động các nguồn vốn bên ngoài hoặc thông qua sự uỷ quyền của Tổng liên đoàn Lao động để tìm kiếm nguồn tài trợ mới.