Chương 2 trình bày các khái niệm về sức khỏe trẻ em, tình trạng dinh dưỡng cũng như vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em; cơ sở lý thuyết gồm hàm thỏa dụng hộ gia đình, các khung phân tích về
Trang 1NGUYỄN HOÀI TRUNG
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỨC KHỎE TRẺ EM VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Tp Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2017
Trang 2tục bảo vệ
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Giảng viên hướng dẫn
TS Trần Quang Văn
Trang 3ii
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Người cam đoan
Nguyễn Hoài Trung
Trang 4iii
Lời đầu tiên, tôi muốn cảm ơn đến ba, mẹ tôi và gia đình tôi đó là những người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi đã quan tâm, khích lệ, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá học
Tôi xin cảm ơn UBND tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ kinh phí cho toàn khóa học
và đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học của tôi
- TS Trần Quang Văn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi suốt thời gian thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy cô khoa Sau đại học trường Đại học Mở
Tp Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt tri thức và quan tâm tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học
Xin cảm ơn các anh/chị tập thể lớp ME06D đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Nguyễn Hoài Trung
Trang 5iv
Trẻ em suy dinh dưỡng đã gây ra 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, không chỉ tác động xấu đến tình trạng sức khỏe về lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ mà còn tác động đến sự phát triển chung của quốc gia, khu vực và thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu về trẻ em suy dinh dưỡng trên thế giới Đa số các nghiên cứu này tập trung vào các nước đang phát triển Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về suy dinh dưỡng trẻ em, nhưng đa phần chỉ tập trung vào các vấn đề dinh dưỡng học và dịch tễ học Đề tài này tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam Các ảnh hưởng này được xét đến ở cấp độ trẻ em, gia đình, cộng đồng Số liệu được sử dụng để phân tích
là số liệu chéo từ Tổng cục Thống kê và UNICEF năm 2011 Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là: qui
mô hộ, trình độ học vấn của mẹ, mức sống hộ gia đình, dân tộc chủ hộ, nguồn nước sử dụng, nhà vệ sinh, vật liệu làm tường nhà, vật liệu làm nền nhà Nghiên cứu chỉ ra xu hướng suy dinh dưỡng trẻ em theo độ tuổi: trẻ em lớn hơn 12 tháng tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là từ 36 đến 47 tháng tuổi
có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất
Thông qua những bằng chứng thực nghiệm, đề tài đã đưa ra một số chính sách
ở cấp độ Chính phủ, nhằm can thiệp để cải thiện sức khỏe trẻ em Việt Nam
Trang 6v
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ viii
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 4
1.4 Những đóng góp mới của đề tài 6
1.5 Kết cấu luận văn 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM 7
2.1 Một số khái niệm 7
2.1.1 Sức khỏe trẻ em 7
2.1.2 Tình trạng dinh dưỡng 7
2.1.3 Suy dinh dưỡng 8
2.2 Cơ sở lý thuyết 9
2.2.1 Hàm thỏa dụng hộ gia đình 9
2.2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng của UNICEF 10
Trang 7vi
2.2.4.1 Các thang phân loại tình trạng dinh dưỡng trước đây 13
2.2.4.2 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế thế giới 15
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em 16
2.4 Tóm lược 21
CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Số liệu 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
CHƯƠNG 4: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM GIỮA CÁC NHÓM DÂN CƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 31
4.1 Tình hình chung về sức khỏe của trẻ em Việt Nam 31
4.2 Sự khác biệt về sức khỏe trẻ em giữa các nhóm dân cư 35
4.3 Các yếu tố tác động lên sức khỏe trẻ em 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 59
Trang 8vii
KWASHIORKOR Suy dinh dưỡng thể phù
Trang 9
viii
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em của UNICEF 11
Hình 2.2 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trẻ của Mosley-Chen 12
Bảng 2.1 Các thang phân loại tình trạng dinh dưỡng 14
Bảng 2.2 Tình trạng dinh dưỡng trẻ dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi và cân nặng theo chiều cao 16
Hình 2.3 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trẻ em 22
Hình 3.1 Bản đồ các huyện có địa bàn điều tra MICS 2011 24
Bảng 3.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em 28
Bảng 4.1 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam suy dinh dưỡng từ 1985 – 2015 31
Hình 4.1 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phân theo vùng năm 2015 32
Hình 4.2 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi 33
Hình 4.3 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi theo các đặc trưng 35
Hình 4.4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo tháng tuổi 36
Bảng 4.2 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo đặc tính trẻ, đặc tính hộ gia đình và đặc tính cộng đồng 37
Hình 4.5 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo qui mô hộ 39
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy Binary Logistis của mô hình nghiên cứu 43
Bảng 4.4 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 44
Bảng 4.5 Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình 44
Bảng 4.6 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 45
Bảng 4.7 Bảng xác suất trẻ em rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng 45
Trang 10CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU
5 năm tiếp theo từ 1996 - 2000, mặc dù cùng chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), nhưng GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6 phần trăm trên năm; giai đoạn 2001- 2005, GDP tăng bình quân 7,34 phần trăm; giai đoạn 2006 -
2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32 phần trăm/năm Trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9 phần trăm trên năm, là mức cao của khu vực và thế giới Năm 2015, sau gần 30 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD (Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2015)
Trong tiến trình đổi mới, Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Theo Báo cáo thống kê
Trang 11năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù đạt được nhiều tiến bộ đáng khích lệ trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về y tế tại 194 quốc gia trên thế giới, song vẫn còn khoảng cách lớn giữa các nước và trong từng nước, cũng như vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết Trong bối cảnh nhiều nước không thể hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đúng thời hạn, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng toàn cầu trong việc thực hiện các mục tiêu này
Theo báo cáo của WHO (2015), Việt Nam đã về đích sớm đối với Mục tiêu 1
về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói từ năm 2002, tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng từ 58,1 phần trăm (năm 1993) xuống 9,6 phần trăm (năm 2012) và còn 6 phần trăm (năm 2014); Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và tiến tới những mục tiêu cao hơn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông; Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, việc làm và các hoạt động chính trị Việt Nam đã xóa bỏ bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và có tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ đại diện nữ giới trong Quốc hội khá cao; Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản đã liên tục giảm trong hai thập niên qua Từ năm 1990 đến năm 2012, tỷ lệ này đã giảm
từ 233/100.000 ca đẻ sống xuống còn 60/100.000 ca đẻ sống (năm 2014); Việt Nam đã khống chế được tỷ lệ lây nhiễm HIV ở dưới mức 0,3 phần trăm, thấp hơn mục tiêu đặt
ra trong Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2004 – 2010, thành công trong việc kiểm soát sốt rét, một số dịch bệnh nguy hiểm; Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với
thổ và ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương Việt Nam là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và trong khu vực, đã thu hút thành công một lượng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức lớn phục vụ cho phát triển Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò là động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế, thu hút FDI luôn là một trong những trọng tâm hàng đầu Một thành tựu cũng khá quan trọng, nổi bật trong tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là Việt Nam đạt kết quả cao trong giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi đã giảm nhanh từ 44,4 phần nghìn (năm 1990) xuống còn 15 phần nghìn (năm 2012), và 15,2
Trang 12phần nghìn (năm 2014) Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm hơn một nửa trong hai thập niên qua, từ 58 phần nghìn (năm 1990) xuống còn 23,2 phần nghìn (năm 2012) và 22,9 phần nghìn (năm 2014) Mặc dù đã gần đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nhưng tỷ suất tử vong trẻ em ở Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước phát triển hơn trong khu vực như Thái Lan (13 phần nghìn), Malaysia (9 phần nghìn), Singapore (3 phần nghìn) Theo báo cáo UNICEF (2014) đã cảnh báo sẽ có hơn một nửa các nước Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương không thực hiện được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi Bản báo cáo ghi nhận rằng trong thập kỷ vừa qua tại khu vực này tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi chỉ giảm trung bình dưới 2 phần trăm hàng năm, so với 5 phần trăm trong suốt những năm 1960 và 1970 Mặc dù tỷ lệ tử vong chung của trẻ em dưới 5 tuổi trong khu vực đã giảm trên 75 phần trăm từ năm 1960, hiện nay cứ trong 1.000 trẻ vẫn
có 43 trẻ không sống qua được ngày sinh nhật lần thứ 5 của mình Ngoài các điều kiện sinh đẻ không đảm bảo, các bệnh gây tử vong chủ yếu đối với trẻ em dưới 5 tuổi ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương là: tiêu chảy (17 phần trăm), nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp (16 phần trăm), tai nạn (8 phần trăm), các bệnh có thể phòng tránh được bằng vắc-xin và lao (7 phần trăm) và các bệnh do véc-tơ gây ra như sốt rét (5 phần trăm), suy dinh dưỡng cũng là yếu tố góp phần gây ra hơn một nửa những ca tử vong trên Để thực hiện được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sự sống của trẻ em, các nước cần giảm được 2/3 con số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990 Điều này có nghĩa yêu cầu các nước phải thực hiện giảm bình quân mỗi năm khoảng 4,4 phần trăm
Như vậy, với tỷ suất tử vong trẻ em ở Việt Nam vẫn khá cao, cộng với việc cam kết hoàn thành Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ thì vấn đề cải thiện tình trạng sức khỏe trẻ em ở Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm trong chính sách phát triển của quốc gia Đã có nhiều nghiên cứu liên quan vấn đề sức khỏe trẻ em ở Việt Nam, nhưng đa phần chỉ tập trung vào khía cạnh dinh dưỡng học và dịch tễ học Số lượng nghiên cứu
về nhân trắc học và các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến sức khỏe trẻ em còn khá khiêm tốn và chưa đầy đủ Do vậy, việc đòi hỏi có những nghiên cứu chi tiết các yếu
Trang 13tố kinh tế - xã hội tác động đến sức khỏe trẻ em là thực sự cần thiết bên cạnh những nghiên cứu thiên về dinh dưỡng học
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội lên sức khỏe của trẻ em Từ đó có những đề xuất chính sách phù hợp nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ em đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ hướng đến những mục tiêu cụ thể đó là: i) Đánh giá trình trạng sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam nói chung, ii) phân tích sự khác biệt tình trạng sức khỏe trẻ em theo các nhóm dân cư khác nhau, và iii) phân tích tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội lên sức khỏe trẻ em
Như vậy, bài viết này nhằm trả lời ba câu hỏi nghiên cứu: i) tình trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam hiện nay như thế nào? ii) có sự khác biệt về sức khỏe trẻ em giữa các nhóm dân cư ở Việt Nam hay không? và iii) những yếu tố kinh tế - xã hội nào quyết định sức khỏe trẻ em?
Để trả lời ba câu hỏi nghiên cứu trên, bài viết này dựa trên hai giả thuyết nghiên cứu Một là, về tình hình chung thì sức khỏe trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng
kể qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ tử vong, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tuy nhiên việc tiếp cận với các chương trình mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe trẻ
em, cũng như tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm dân cư nên vẫn có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe trẻ em giữa các nhóm dân cư ở Việt Nam Hai là, yếu tố dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ em, tuy nhiên, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì các yếu tố kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe trẻ của trẻ em
1.3 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2011 (MICS 2011) do Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Y tế
và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài
Trang 14chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Bộ số liệu này có thông tin từ hơn 11.000 hộ gia đình từ khắp Việt Nam, trong đó có thông tin của hơn 3.000 trẻ em trong
độ tuổi 0 đến 5
Nghiên cứu này tập trung vào nhóm trẻ em 0 đến 5 tuổi vì đây là nhóm trẻ khá nhạy cảm với điều kiện môi trường Hơn nữa sức khỏe của trẻ em ở nhóm tuổi này có liên quan tương đối chặt chẽ với điều kiện sống của gia đình ở hiện tại Bài này không nghiên cứu sức khỏe các nhóm tuổi lớn hơn vì sức khỏe của các nhóm tuổi này ngoài phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt ở hiện tại, còn phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt trong quá khứ, mà số liệu từ MICS 2011 không đủ thông tin về quá khứ để đánh giá những tác động này
Để tìm hiểu sự khác biệt về sức khỏe trẻ em giữa các nhóm dân cư, nghiên cứu
sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp phân tích, so sánh sự khác biệt sức khỏe trẻ em giữa các nhóm dân cư Bên cạnh các phân tích thống kê, bài viết này sẽ sử dụng
mô hình hồi quy Binary Logistic nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
em Trong nghiên cứu này, tình trạng sức khỏe của trẻ em được đo lường bằng biến đại diện là chỉ số nhân trắc học cân nặng theo tuổi của trẻ Nếu cân nặng theo tuổi của trẻ có giá trị lớn hơn hoặc bằng -2 độ lệch chuẩn và nhỏ hơn hoặc bằng 2 độ lệch chuẩn thì trẻ được xác định là phát triển bình thường, còn lại thì trẻ được xác định bị suy dinh dưỡng Các yếu tố kinh tế - xã hội được đưa vào mô hình để xem xét mức độ tác động đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ là đặc tính của trẻ, đặc tính hộ gia đình
và đặc tính cộng đồng
Đối tượng nghiên cứu: đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội lên tình trạng sức khỏe trẻ em Cụ thể các yếu tố này bao gồm: giới tính của trẻ, qui mô hộ gia đình, dân tộc chủ hộ, trình độ học vấn của mẹ, mức sống hộ, loại nhà vệ sinh, nguồn nước chính sử dụng, vật liệu làm tường nhà, vật liệu làm nền nhà, khu vực sống, vùng Nghiên cứu này được thực hiện cho toàn Việt Nam
Trang 151.4 Những đóng góp mới của đề tài
Sức khỏe là một phần quan trọng của phát triển con người Trong đó sức khỏe trẻ em lại đặc biệt quan trọng hơn cả vì trẻ em là thế hệ tương lai của xã hội Có rất nhiều yếu tố tác động lên sức khỏe của trẻ em như điều kiện dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, nước uống và nước sinh hoạt, và điều kiện môi trường gồm nhà ở, nhà vệ sinh, và thời tiết Trong nghiên cứu này, tôi muốn lượng hóa tầm quan trọng của các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình lên sức khỏe trẻ em ở các gia đình Việt Nam Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách cải thiện sức khỏe trẻ
em, góp phần giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống
1.5 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 5 chương Chương 1 sẽ giới thiệu vấn đề nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn Chương 2 trình bày các khái niệm về sức khỏe trẻ em, tình trạng dinh dưỡng cũng như vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em; cơ sở lý thuyết gồm hàm thỏa dụng hộ gia đình, các khung phân tích
về tình trạng sức khỏe trẻ em; đồng thời chương 2 cũng sẽ thảo luận các nghiên cứu thực nghiệm về sức khỏe trẻ em ở một số nước trên thế giới và của Việt Nam để từ đó rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em cho luận văn này Chương 3 mô
tả bộ dữ liệu, xác định phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu Chương 4 thảo luận về các yếu tố tác động đến sức khỏe của trẻ em Việt Nam Và cuối cùng là Chương 5 kết luận những thông điệp chính của nghiên cứu
Trang 16Để phân loại sức khỏe, có thể dựa vào các cơ sở như trạng thái bên ngoài cơ thể; chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan; mức độ mắc bệnh mãn tính Sức khỏe trẻ em có thể được chia thành năm loại như sau: loại I là những trẻ thực sự khỏe mạnh; loại II là những trẻ khỏe mạnh, nhưng có những sai lệch về chức năng khi mắc các bệnh mãn tính; loại III là những trẻ mắc các bệnh mãn tính ở mức độ chưa ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thích nghi với lao động và điều kiện sống; loại IV là những trẻ mắc các bệnh mãn tính ở mức độ ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thích nghi với lao động và điều kiện sống; loại V là những trẻ không có khả năng lao động và khó thích nghi với điều kiện sống
2.1.2 Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng phản ánh tình trạng sức khỏe chung của trẻ em Khi được cung cấp thức ăn thích hợp, không bị ốm đau triền miên và được chăm sóc tốt, trẻ em sẽ phát triển bình thường và được coi là có tình trạng dinh dưỡng tốt Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của
Trang 17một hay nhiều yếu tố như tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà mẹ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn cộng đồng (Trần Thị Minh Hạnh, 2011)
2.1.3 Suy dinh dưỡng
Khái niệm suy dinh dưỡng trẻ em được hiểu theo nhiều cách định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, theo tổ chức WHO suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng Điều đó có nghĩa là có một sự mất cân bằng giữa việc cung cấp protein và năng lượng so với nhu cầu của cơ thể để đảm bảo tăng trưởng và tối ưu các chức năng của cơ thể Sự mất cân bằng này bao gồm cả năng lượng ăn không đủ và quá mức; dẫn đến các hình thức suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân và sau này dẫn đến thừa cân và béo phì Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ Suy dinh dưỡng protein năng lượng thường kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn
Những trường hợp suy dinh dưỡng nặng hay gặp nhất là suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus), đó là do hậu quả của một chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là do chế độ ăn quá nghèo protit nhưng tạm đủ các chất gluxit Ngoài ra, có thể phối hợp giữa Marasmus và Kwashiorkor (Michael H.N.Golden, trích bởi Trần Thị Lan, 2013) Suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe ở nhiều nước đang phát triển Nguyên nhân suy dinh dưỡng thường phức tạp và có các đặc thù của mỗi nước Nghiên cứu các đặc điểm đó dựa vào các chỉ tiêu thích hợp là công việc cần thiết để xây dựng các can thiệp dự phòng và điều trị thích hợp
Suy dinh dưỡng là một kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm ba nhóm chính là tiêu thụ lương thực thực phẩm trực tiếp; chăm sóc và các yếu tố kinh tế
- xã hội gián tiếp khác như phúc lợi xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tương quan
Trang 18giữa văn hóa, giáo dục và xã hội Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong các nguyên nhân chủ yếu tạo nên bệnh tật và tử vong ở trẻ em (Lê Cảnh Dũng và cộng sự, 2011)
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Hàm thỏa dụng hộ gia đình
Trong kinh tế học, sức khỏe có thể được coi như một hàng hóa mà không có thị trường và được sản xuất bởi các hộ gia đình Do đó, điều kiện sống trong các gia đình
sẽ trở thành yếu tố quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe trẻ em (Barrera, 1990)
Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến sức khỏe trẻ em dựa trên hàm thỏa dụng hộ gia đình - Beckerian (Shoshana Grossbard, 2010) và hàm sức khỏe của Michael Grossman (1972) được trích bởi nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khoa (2011) Hộ gia đình tối đa hóa hàm thỏa dụng dựa trên tình trạng sức khỏe của trẻ và sự tiêu dùng của các thành viên trong gia đình Với giả định là nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình là để tiêu dùng chung Hàm thỏa dụng hộ gia đình được định nghĩa như sau: U
= u(H, X) Trong đó X là tiêu dùng của hộ gia đình, bao gồm hàng tiêu dùng và dịch
vụ giải trí; H là hàm sức khỏe của trẻ, H = f(N, Vtr, Vgđ, Vcđ, µ) với N là véc tơ yếu tố đầu vào của sức khỏe của trẻ như chăm sóc tiền sinh sản cho mẹ, cho trẻ bú sữa mẹ, cung cấp vi chất cho trẻ, chế độ tiêm vắc xin cho trẻ; Vtr là véc tơ đặc tính của trẻ như tuổi, giới tính; Vgđ là véc tơ đặc tính hộ gia đình như tuổi của mẹ khi sinh em bé, vị trí của người mẹ trong gia đình, trình độ giáo dục của người mẹ, dân tộc, số thành viên
nước sạch, hệ thống vệ sinh, hạ tầng thông tin; Và µ là véc tơ các đặc tính không quan sát được của trẻ, hộ gia đình và cộng đồng
Tiêu dùng của hộ gia đình bị giới hạn bởi PX*X + PN*N = I Trong đó PX là véc
tơ giá tiêu dùng; PN là véc tơ giá các yếu tố đầu vào sức khỏe; I là tổng thu nhập hộ gia đình Do đó, hàm sức khỏe của trẻ được biểu diễn như sau: H = f(PN, PX, I, Vtr,
Vgđ, Vcđ, µ) Với PX là véc tơ giá tiêu dùng; PN là véc tơ giá các yếu tố đầu vào sức khỏe; I là tổng thu nhập hộ gia đình; Vtr là véc tơ đặc tính của trẻ như tuổi, giới tính;
Trang 19trong gia đình, trình độ giáo dục của người mẹ, dân tộc, số thành viên trong hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình; Vcđ là véc tơ đặc tính của cộng đồng như nước sạch, hệ thống vệ sinh, hạ tầng thông tin; Và µ là véc tơ các đặc tính không quan sát được của
trẻ, hộ gia đình và cộng đồng
2.2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng của UNICEF
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Năm
1990, UNICEF đã phát triển mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em (Hình 2.1) Mô hình cho thấy nguyên nhân của suy dinh dưỡng là đa ngành, có mối liên quan chặt chẽ với vấn đề thực phẩm, y tế và thực hành chăm sóc tại gia đình Mô hình này cũng chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa và các yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác Mô hình này có thể sử dụng được ở tất cả các cấp, cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã giúp xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện vấn đề suy dinh dưỡng hiệu quả
Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là thiếu ăn về số lượng hoặc chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn Trẻ em trước tuổi học đường là đối tượng bị suy dinh dưỡng cao nhất bởi vì cơ thể ở giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao và
vì nhiều lý do khác nhau chúng không được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng Người ta thường qui rằng những vùng ăn chủ yếu các loại ngũ cốc, củ … thường hay dẫn đến thiếu protein, nhưng nhiều nghiên cứu sau đó lại cho thấy khẩu phần ăn của trẻ thiếu năng lượng trầm trọng, ngay cả khi mức thiếu protein mới ở mức đe dọa
Nguyên nhân sâu xa của suy dinh dưỡng do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc
bà mẹ, trẻ em, các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà không đảm bảo, mất vệ sinh Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung bao gồm sự mất bình đẳng về kinh tế
Trang 20Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em của UNICEF
Nguồn: UNICEF 1990
2.2.3 Khung phân tích của Mosley-Chen (1984)
Khung phân tích của Mosley - Chen (1984) thường được sử dụng trong nghiên cứu về khả năng sống sót của trẻ Trong khung phân tích của Mosley - Chen (Hình 2.2), các yếu tố kinh tế - xã hội hoạt động thông qua năm yếu tố “gần” hay những yếu
tố sinh học để tác động đến sức khoẻ trẻ như sau: Yếu tố thuộc về người mẹ (tuổi, khoảng cách giữa các lần sinh, bình đẳng); Ô nhiễm môi trường (không khí, thức ăn,
Kết quả
Trẻ em suy dinh dưỡng
đã hạn chế hộ gia đình tiếp cận nguồn lực
Nguyên nhân ở cấp
độ cộng đồng
Hệ thống chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội, bao gồm vị trí người phụ nữ, sự hạn chế trong việc sử dụng tiềm lực
Hạn chế tiếp cận thực phẩm
Thiếu kiến thức chăm sóc bà mẹ, trẻ em
Tiềm lực: môi trường, công nghệ,
con người
Trang 21nước, đất, côn trùng gây bệnh); Thiếu hụt chất dinh dưỡng (calo, protein, vitamin, khoáng chất); Chấn thương (cố ý hoặc không cố ý); và kiểm soát bệnh cá nhân (biện pháp dự phòng và điều trị)
Hình 2.2 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trẻ
của Mosley-Chen (1984)
Nguồn: Mosley-Chen, 1984
2.2.4 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Tình trạng dinh dưỡng là tình trạng sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng ảnh hưởng bởi chế độ ăn và việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể Hiện nay có bốn phương pháp được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em: Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống; các chỉ tiêu nhân trắc; thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có liên quan đến ăn uống; các xét nghiệm hóa sinh
Yếu tố quyết định về kinh tế - xã hội
Yếu tố thuộc về
người mẹ
Ô nhiễm môi trường Suy dinh dưỡng Chấn thương
Trang 22Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng Thu thập các kích thước về nhân trắc là
bộ phận quan trọng trong cuộc điều tra dinh dưỡng và là các chỉ số trực tiếp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ tiêu nhân trắc thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em là cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ) và cân nặng theo chiều cao (WHZ)
Cân nặng theo tuổi là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất Chỉ số này được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại Vì việc theo dõi cân nặng tương đối đơn giản hơn chiều cao ở cộng đồng nên tỷ lệ nhẹ cân vẫn được xem như tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng Có bằng chứng cho thấy rằng trẻ nhẹ cân mức trung bình sẽ tăng nguy cơ tử vong và nhẹ cân mức độ nặng thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nhiều hơn
Chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dưỡng Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho trẻ bị còi Chỉ số này
đã được khuyến cáo sử dụng của WHO để phát hiện trẻ thấp còi
Cân nặng theo chiều cao là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại Chỉ
số này phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng cấp hay còn gọi là “wasting” Khi chỉ số này dưới -2 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo được định nghĩa là gầy còm, hay suy dinh dưỡng cấp tính Tỷ lệ gầy còm được quan sát rõ nhất khi xảy ra các nạn đói, mất mùa hoặc những bệnh nặng, nhưng khi có biểu hiện phù thì chỉ số này sẽ không còn chính xác
Có nhiều thang phân loại suy dinh dưỡng như sau:
2.2.4.1 Các thang phân loại tình trạng dinh dưỡng trước đây
Năm 1956, Gomez - một thầy thuốc người Mexico đã dựa vào cân nặng theo tuổi để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em Cách phân loại của Gomez đã xác định cân nặng của đối tượng theo phần trăm so với cân nặng chuẩn vào quần thể tham khảo Havard Theo đó, suy dinh dưỡng độ I tương ứng 75% - 90% của cân nặng chuẩn Suy dinh dưỡng độ II tương ứng 60% - 75% Suy dinh dưỡng độ III khi dưới 60% cân nặng
Trang 23chuẩn Trong một thời gian dài, cách phân loại này đã được sử dụng như là chỉ tiêu duy nhất phân loại suy dinh dưỡng ở cộng đồng
Năm 1966, Jelliffe - người đã có công đưa ra khái niệm suy dinh dưỡng protein
- năng lượng, tức là đã nhấn mạnh đến vai trò năng lượng ăn vào đối với bệnh sinh suy dinh dưỡng - cũng đã đưa ra cách phân loại dựa vào quần thể tham khảo Havard Sau
đó còn có các đóng góp của các tác giả khác như Welcome dựa vào triệu trứng lâm sàng bổ sung và của Waterlow đưa ra chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao nhằm phân biệt suy dinh dưỡng cấp tính mới xảy ra hay đã trường diễn Cách phân loại của Waterlow dựa vào quần thể tham khảo Mặc dù quần thể tham khảo chưa thể được coi là lý tưởng nhưng để có được quần thể tham khảo tốt không phải là dễ dàng Vào thời điểm thập kỷ những năm 70, 80 của thế kỷ XX, quần thể tham khảo đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết và được sử dụng rộng rãi trên thế giới nên rất thuận tiện cho việc so sánh quốc tế
Bảng 2.1 Các thang phân loại tình trạng suy dinh dưỡng
90 - 81%: Độ I
80 - 61%: Độ II và III Dưới 60%: Độ IV
90 - 80%: Thể nhẹ
80 - 70%: Thể trung bình Dưới 70%: Thể nặng
Nguồn: Trích của Trần Thị Lan (2013)
Trang 242.2.4.2 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế thế giới
Cách phân loại của Gomez và Jelliffe ở trên khá đơn giản và dễ hiểu Tuy nhiên các ngưỡng phần trăm đề ra chưa tính đến các phân phối bình thường (đôi khi còn gọi
là phân bố chuẩn hay phân phối Gaussian) trong cộng đồng và cách phân loại này không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay đã lâu
Hầu hết các số đo nhân trắc của tất cả các nhóm người dân tộc khác nhau đều tuân theo quy luật phân phối bình thường Gaussian Giới hạn thường được sử dụng nhất là từ -2 đến +2 độ lệch chuẩn (SD) Năm 1981, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức khuyến nghị sử dụng khoảng giới hạn từ -2 độ lệch chuẩn đến + 2 độ lệch chuẩn để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em Quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistic) của Hoa Kỳ được dùng để phân loại suy dinh dưỡng Đến năm
2005, nhận thấy quần thể NCHS chỉ gồm trẻ em Mỹ da trắng không đủ tính đại diện cao nên Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành xây dựng chuẩn WHO 2005 tập hợp số liệu của bảy quốc gia từ các châu lục khác nhau theo mức đại diện dân số với điều kiện trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và những trẻ này sống ở địa phương có độ cao dưới 1.500 m so với mặt nước biển, đồng thời môi trường sống không có khói thuốc lá và được nuôi dưỡng tốt WHO sau đó đã khuyến nghị toàn thể các nước thành viên sử dụng chuẩn WHO và Việt Nam cũng đã sử dụng chuẩn này Cách phân loại suy dinh dưỡng tương tự như với chuẩn NCHS nhưng thay vì dùng SD thì nay sử dụng Zscore-SD Trong đó, chỉ số Zscore-SD được tính toán theo công thức:
zscore-𝑖 =X-𝑖− X-𝑟
-σ𝑟Với Xi là giá trị quan sát của trẻ i trong tổng thể khảo sát, Xr và σr là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu do Tổ chức Y tế thế giới công bố Theo tiêu chuẩn của WHO (2005), chỉ số Zscore nằm trong khoảng [-2, 2] độ lệch chuẩn thì trẻ em được xác định là phát triển bình thường (Bảng 2.2)
Trang 25Bảng 2.2 Tình trạng dinh dưỡng trẻ dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi
và cân nặng theo chiều cao
Nguồn: Viện dinh dưỡng 2014
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
em
Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
em trên thế giới và trong nước Đa phần các nghiên cứu đều phân loại các yếu tố quyết định đến sức khỏe trẻ em thành các nhóm như: đặc điểm của trẻ, đặc điểm hộ gia đình
và đặc điểm cộng đồng
Nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Ethiopia, Christiansen và Alderman (2004) sử dụng dữ liệu khảo sát 54.462 trẻ em được thu thập từ năm 1995 đến 1998 Bằng phương pháp hồi qui với biến phụ thuộc là tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được đo bằng chỉ số chiều cao theo tuổi, biến độc lập là các đặc tính của trẻ (giới tính, tuổi), các đặc điểm của hộ gia đình (qui mô hộ, trình độ học vấn của mẹ, của
ba, chi tiêu hộ) và các đặc điểm cộng đồng (nguồn nước hộ sử dụng, nhà vệ sinh, khoảng cách đến trung tâm y tế gần nhất, hộ gia đình sở hữu radio, tivi) Nghiên cứu của Christiansen và Alderman (2004) cho thấy bé trai bị suy dinh dưỡng nhiều hơn bé gái; trình độ giáo dục của người mẹ có tác động tích cực lên tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và tác động của trình độ giáo dục của người mẹ lên dinh dưỡng của trẻ mạnh gấp đôi tác động của người cha Trong nghiên này, Christiaensen và và Alderman
Trang 26(2004) cũng đã phát hiện: gia đình càng đông thành viên thì trẻ càng ít bị suy dinh dưỡng do hưởng được lợi thế về thời gian, kinh nghiệm cũng như lợi thế kinh tế theo quy mô
Trong báo cáo nghiên cứu của mình, Charmarbagwala et al (2004) đã thống kê
và tóm lược những nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới về các yếu tố
có vai trò quyết định đến tỷ lệ tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Charmarbagwala et al (2004) phân loại các yếu tố quyết định đến sức khỏe trẻ em thành các nhóm như: đặc điểm của trẻ, điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện chăm sóc sức khỏe trẻ em Theo Charmarbagwala et al (2004), các yếu tố kinh tế xã hội có vai trò quyết định đến tỷ lệ tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gồm: thu nhập
hộ gia đình, qui mô hộ gia đình, giáo dục của cha mẹ, nguồn nước sử dụng, điều kiện
vệ sinh, điện, khu vực sống thành thị hay nông thôn; các yếu tố đặc điểm trẻ có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ gồm: giới tính của trẻ, tuổi của trẻ và các yếu tố liên quan đến
điều kiện chăm sóc sức khỏe trẻ như cơ sở y tế, hoạt động tiêm chủng, dịch vụ y tế
Tại Trung Quốc, Chen và Li (2009) nghiên cứu tác động của trình độ giáo dục người mẹ lên tình trạng sức khỏe trẻ em ở Trung Quốc Chen và Li (2009) sử dụng dữ liệu của 1.700 trẻ em là con nuôi trong kết quả khảo sát 129.858 trẻ em từ 0 đến 4 tuổi
ở Trung Quốc làm kết quả phân tích Tác giả sử dụng phương pháp hồi qui để tìm ra mối quan hệ giữa sức khỏe trẻ em với trình độ học vấn của mẹ, trong đó sức khỏe của trẻ em được đo lường bằng chỉ số chiều cao theo tuổi Nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của người mẹ là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe trẻ em, trình độ giáo dục của mẹ càng cao thì sức khỏe của trẻ càng được cải thiện tốt hơn
Một nghiên cứu khác về tác động trình độ giáo dục người mẹ đến sức khỏe trẻ
em tại Philippin được thực hiện bởi Barrera (1990) Barrera (1990) sử dụng dữ liệu của 3.821 trẻ em dưới 15 tuổi được điều tra, khảo sát từ 1.383 hộ gia đình tại Philippin năm 1978 và điều tra bổ sung 1981 để phân tích các yếu tố tác động đến sức khỏe trẻ
em Tác giả sử dụng phương pháp hồi qui với biến phụ thuộc là sức khỏe trẻ em được đại diện bằng chỉ số chiều cao theo tuổi, các biến độc lập được đưa vào mô hình gồm
Trang 27tuổi của trẻ, giới tính trẻ, thu nhập hộ gia đình, khu vực sống (thành thị/nông thôn), trình độ giáo dục của mẹ, tuổi của mẹ, chiều cao của mẹ, nguồn nước, nhà vệ sinh và giá một số hàng hóa như sữa, gạo, dầu ăn Nghiên cứu của Barrera (1990) cho thấy trình độ giáo dục của người mẹ có tác động tích cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, các bà mẹ có trình độ giáo dục càng cao thì sức khỏe trẻ càng tốt và có một sự khác biệt trong tác động của trình độ giáo dục của người mẹ theo nhóm tuổi, với trẻ mẫu giáo cho thấy độ nhạy lớn nhất, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn cai sữa (dưới 2 tuổi) Nghiên cứu của Barrera (1990) cũng chỉ ra rằng con của bà mẹ có trình độ giáo dục tốt hơn sẽ lấy được lợi ích sức khỏe nhiều hơn từ sự sẵn có của nguồn nước và nhà vệ sinh
Correia et al (2014) sử dụng dữ liệu thu thập được từ 6.046 trẻ em dưới 3 tuổi được khảo sát từ 8.000 hộ gia đình tại Brazil trong các năm 1987 và 2007 để nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở Brazil Trong nghiên cứu của Correia et al (2004), tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em được đại diện bằng ba chỉ số nhân trắc học: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao Qua kết quả phân tích hồi qui, Correia et al (2014) phát hiện trong năm
1987, các đặc điểm kinh tế xã hội và đặc điểm sinh học của trẻ như: thu nhập gia đình, giáo dục của mẹ, nhà vệ sinh và nước máy có sẵn, điều kiện y tế, tuổi của trẻ, giới tính
và cân nặng của trẻ khi sinh có liên quan đáng kể với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ Nhưng đến năm 2007, các đặc điểm sinh học của trẻ như tuổi, giới tính, cân nặng khi sinh không còn vai trò quyết định đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ Chỉ còn các đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện nhà vệ sinh có tác động đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
Một nghiên cứu khác về sức khỏe trẻ em là nghiên cứu của Fedorov et al (2005) Fedorov et al (2005) sử dụng số liệu thu thập thông tin của 433 trẻ em dưới 72 tháng tuổi ở Nga làm dữ liệu phân tích các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến sức khỏe trẻ em ở Nga Bằng phương pháp hồi qui tuyến tính với biến phụ thuộc là sức khỏe trẻ
em đại diện bằng chiều cao của trẻ được đo bằng phương pháp nhân trắc học; các biến khác được sử dụng trong việc dự đoán ảnh hưởng đến chiều cao trẻ là chiều cao của
Trang 28người mẹ và cha, giáo dục của cha mẹ mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua hành vi chăm sóc trẻ em và thực hành, tuổi của người mẹ, khu vực sinh sống, đặc điểm cộng đồng chẳng hạn như tính sẵn sàng của các bệnh viện (liên quan trực tiếp đến chăm sóc y tế) và các loại đường giao thông, giá lương thực mặt hàng thực phẩm (bánh mì, gạo, mì, khoai tây và thịt) và tình trạng việc làm của người cha Fedorov et (2005) phát hiện trình độ giáo dục của mẹ có tác động mạnh đến sức khỏe trẻ em, cứ tăng một năm đi học của mẹ thì chiều cao của trẻ tăng trung bình 1,1 cm; chi tiêu bình quân của trẻ trong hộ gia đình cũng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, cứ tăng 10% chi tiêu cho trẻ thì chiều cao trẻ tăng 0,11 cm và tình trạng việc làm của cha có tác động đến sức khỏe trẻ em Nga
Nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở Kenya, Kabubo-Mariaraa et al (2008) sử dụng bộ dữ liệu của điều tra sức khỏe cá nhân (DHS) được điều tra khảo sát vào năm 1998 và năm 2003 Kabubo-Mariaraa et al (2008) dùng dữ liệu khảo sát của 2.914 và 2.956 trẻ em dưới 36 tháng tuổi của DHS năm 1998 và DHS năm 2003 để phân tích Bằng phương pháp hồi quy với mô hình Binary Logistic với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được do bằng chỉ số chiều cao theo tuổi, Kabubo-Mariaraa et al (2008) nhận thấy rằng ở Kenya, trẻ em trai có nguy
cơ bị suy dinh dưỡng nhiều hơn trẻ em gái; qui mô hộ gia đình tỷ lệ nghịch với tình trạng dinh dưỡng của trẻ, điều này cho thấy có sự cạnh tranh thức ăn trong các anh chị
em trong gia đình; một phát hiện khác là trình độ giáo dục của mẹ là nhân tố quan trọng quyết định đến việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ; mức sống hộ gia đình và việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng là các nhân tố có vai trò quyết định đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Litt et al (2010) đã nghiên cứu về môi trường nhà ở đối với sức khỏe trẻ em Mexico trong các gia đình nhập cư ở Colorado, Mỹ Litt et al (2010) thu thập thông tin
từ 473 trẻ em trong 250 hộ gia đình người Mexico nhập cư sinh sống ở thành phố
đa số những người nhập cư đều có tình trạng kinh tế - xã hội thấp, hầu như tất cả các
hộ gia đình có thu nhập dưới mức trung bình ở Colorado và họ phải sống trong các
Trang 29ngôi nhà đông đúc, chật chội, ẩm ướt, tất cả đều có liên quan với bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng ở trẻ Sự phổ biến của bệnh hen suyễn và dị ứng triệu chứng ở trẻ em nhập cư Mexico được giải thích một phần bởi các điều kiện về nhà ở
Ở Việt Nam, có một vài nghiên cứu tình trạng sức khỏe của trẻ dưới 5 tuổi và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở nhiều vùng miền khác nhau Chẳng hạn như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khoa (2011) sử dụng số liệu điều tra khảo sát hộ gia đình và nhân trắc học của Tổng cục thống kê và UNICEF năm 2006 với 2.035 mẫu quan sát Tác giả sử dụng phương pháp hồi qui với mô hình Binary Logistic để xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng bị suy dinh dưỡng của trẻ, trong đó tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được đại diện bằng chỉ số cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là: dân tộc, trình độ giáo dục của người mẹ, vị trí của người mẹ trong gia đình, thu nhập của hộ gia đình, số thành viên hộ gia đình, khu vực sinh sống, hệ thống bảo vệ sức khỏe người dân và hạ tầng thông tin Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng suy dinh dưỡng trẻ em theo độ tuổi: Trẻ em lớn hơn 12 tháng tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em dưới 12 tháng tuổi Từ 48 tháng tuổi trở đi, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng có chiều hướng giảm Ngoài ra, đề tài còn cho thấy sức khỏe của trẻ cũng chịu tác động của các đặc tính không đồng nhất không quan sát được ở cấp độ gia đình và cấp độ cộng đồng
Nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà (2008) được tiến hành thông qua việc điều
tra trên 845 trẻ em dưới 5 tuổi và 845 bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại hai xã Phú Đô
và Yên Lạc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Sử dụng phương pháp hồi qui với mô hình Binary Logistic, biến phụ thuộc là tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được đại diện bằng chỉ số cân nặng theo tuổi, biến độc lập được đưa vào mô hình gồm: thu nhập hộ gia đình, dân tộc của mẹ, tuổi của mẹ, số con trong gia đình, bú sớm sau sinh, thời gian cai sữa Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm trẻ thuộc những gia đình nghèo
có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân cao hơn nhóm trẻ mà gia đình đủ ăn là 1,69 lần
và các yếu tố như cai sữa không đúng độ tuổi, cân nặng sơ sinh thấp, ăn bổ sung không đúng cũng là yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
Trang 302.4 Tóm lược
Từ cơ sở lý thuyết và các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các yếu tố
có vai trò quyết định tình trạng sức khỏe kém và suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể được phân loại như sau: đặc điểm của trẻ; đặc điểm hộ gia đình; và đặc điểm cộng đồng Đặc điểm của trẻ gồm các yếu tố như tuổi của trẻ, giới tính, cân nặng khi sinh; đặc điểm hộ gia đình gồm thu nhập, trình độ của mẹ, qui mô hộ, dân tộc, nguồn nước sử dụng, nhà vệ sinh; đặc điểm cộng đồng là các yếu tố như dịch vụ y tế, khu vực sinh
Như vậy, dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm và mức độ sẵn có của bộ dữ liệu MICS 2011, đề tài xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam, gồm: giới tính của trẻ, qui mô hộ, trình độ học vấn của mẹ, khu vực sinh sống của hộ, mức sống hộ, dân tộc chủ hộ, nguồn nước chính sử dụng trong gia đình, loại nhà vệ sinh sử dụng trong gia đình, vật liệu làm
tường nhà, vật liệu làm nền nhà
Trang 31Hình 2.3 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em
Tình trạng suy dinh dưỡng
Vật liệu làm nền nhà
Giới tính
Qui mô hộ
Trình độ học vấn mẹ
Vật liệu làm
tường nhà
Mức sống Nguồn nước
Dân tộc chủ hộ
Trang 32sử dụng màn tẩm thuốc diệt muỗi, phun thuốc diệt muỗi trong nhà, lao động trẻ em, xử phạt trẻ em, rửa tay, sử dụng muối i ốt Phần dành cho phụ nữ được sử dụng phỏng vấn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15–49 tuổi để thu thập thông tin chung về phụ nữ, tình hình tử vong trẻ em, ước muốn cho lần sinh con gần nhất, sức khỏe bà mẹ và trẻ
sơ sinh, các triệu chứng bệnh tật, biện pháp phòng tránh thai, nhu cầu chưa được đáp ứng, thái độ đối với bạo hành trong gia đình, hôn nhân/sống chung, hành vi tình dục, HIV/AIDS Phần câu hỏi trẻ em, dành để phỏng vấn các bà mẹ hoặc người chăm sóc chính nhằm thu thập thông tin như tuổi, đăng ký khai sinh, giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ bị ốm/bệnh, sốt rét, tiêm chủng, nhân trắc của trẻ dưới năm tuổi trong các hộ gia đình
MICS 2011 được thực hiện trong phạm vi cả nước với qui mô hơn 11 nghìn hộ,
ở sáu vùng gồm Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ
và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Trong phạm vi nghiên cứu này, 3.208 quan sát được chọn là những hộ gia đình
có con dưới 5 tuổi tương thích với bộ dữ liệu nhân trắc học của trẻ dưới 5 tuổi Sự kết
Trang 33hợp này cho phép phân tích và giải thích sâu mối quan hệ giữa sức khỏe trẻ em với các yếu tố kinh tế - xã hội
Hình 3.1 Bản đồ các huyện có địa bàn điều tra MICS 2011
Nguồn: Báo cáo MICS 2011
Trang 343.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến sức khỏe trẻ em Trong đó, sức khỏe trẻ em được đo bằng biến đại diện là chỉ số nhân trắc học cân nặng theo tuổi của trẻ Việc đo lường tình trạng sức khỏe ở trẻ em theo truyền thống thường chú trọng vào nguồn dinh dưỡng tiêu thụ, đây là công việc được viện dinh dưỡng quốc gia nghiên cứu thường xuyên Tuy nhiên, phương pháp này còn chưa phản ảnh được nguyên nhân sâu xa của vấn đề, hơn nữa phương pháp lấy số liệu cũng có nhiều sai số (Strauss, 1996) Phương pháp nhân trắc học được Tổ chức Y tế thế giới sử dụng phổ biến để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng và cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao Phương pháp này đo lường trực tiếp cân nặng của trẻ theo độ tuổi, là thông số phản ánh tình trạng dinh dưỡng trẻ em Thế mạnh của phương pháp này ở điểm là có thể khảo sát trong ngắn hạn cũng như dài hạn tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nó ưu điểm hơn các phương pháp đo lường sức khỏe dựa vào triệu chứng sinh hóa Hơn thế nữa, phép đo nhân trắc dinh dưỡng không đòi hỏi phương tiện dụng cụ quá đắt tiền và có thể thực hiện dễ dàng Phương pháp nhân trắc học được
đo lường thông qua chỉ số Zscore (phương pháp tính toán chỉ số Zscore trình bày ở chương 2)
Từ bộ số liệu MICS 2011 với chỉ tiêu nhân trắc cân nặng theo tuổi đã được tính toán sẵn theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, nghiên cứu sẽ thống kê kết hợp phân tích nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và mối quan hệ giữa sức khỏe trẻ em với các đặc tính cá nhân, đặc tính hộ gia đình và đặc tính cộng đồng Tiếp theo, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic phân tích để xác định mức độ tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến xác suất rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam Mô hình hồi quy
𝑗=1 Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic:
Trang 351) P(Y
Như vậy, trong mô hình phân tích, biến phụ thuộc (Y) là các chỉ số nhân trắc học cân nặng theo tuổi Zscore (WAZ) được nhị phân hóa, có giá trị bằng 1 cho trẻ suy dinh dưỡng với Zscore nhỏ hơn -2 hoặc Zscore lớn hơn 2; có giá trị bằng 0 cho trẻ có sức khỏe bình thường với Zscore nằm trong khoảng [-2, 2] Các biến độc lập (X) được xây dựng dựa trên việc kế thừa từ các nghiên cứu thực nghiệm cũng như mức độ sẵn
có của bộ số liệu gồm các yếu tố: giới tính của trẻ, qui mô hộ, trình độ học vấn của mẹ, khu vực sinh sống của hộ, mức sống hộ, dân tộc chủ hộ, nguồn nước chính, loại nhà vệ sinh, vật liệu làm tường nhà, vật liệu làm nền nhà
Giới tính của trẻ được đưa vào mô hình để phân tích sự khác biệt về giới đối với sức khỏe Biến sẽ nhận giá trị 1 nếu giới tính trẻ là nam, nhận giá trị 0 nếu giới tính trẻ
là nữ Kỳ vọng nếu giới tính trẻ là nam thì có sức khỏe kém hơn trẻ em nữ
Qui mô hộ phản ánh số thành viên trong hộ gia đình Số thành viên trong hộ gia đình được kỳ vọng tỷ lệ nghịch với tình trạng dinh dưỡng của trẻ Gia đình ít người thì khả năng trẻ được chăm sóc tốt hơn, đồng nghĩa với việc trẻ em sẽ có sức khỏe tốt hơn gia đình có đông người do nguồn lực được đầu tư tập trung
Trình độ giáo dục của người mẹ phản ánh cấp bậc học của mẹ và được chia làm
ba biến giả Nhận giá trị 1 nếu mẹ có trình độ dưới tiểu học, nhận giá trị 2 nếu mẹ có trình độ bậc tiểu học và nhận giá trị 3 nếu mẹ có trình độ bậc trung học cơ sở trở lên Biến dưới tiểu học được chọn làm biến gốc để so sánh Kỳ vọng trình độ giáo dục của người mẹ càng cao sẽ chăm sóc con mình tốt hơn và cải thiện được sức khỏe của trẻ
Biến khu vực sinh sống thông tin nơi cư trú của hộ gia đình thuộc thành thị hay nông thôn Biến nhận giá trị 1 nếu hộ sống ở khu vực thành thị và nhận giá trị 0 nếu hộ sống ở khu vực nông thôn Kỳ vọng trẻ em ở thành thị được hưởng lợi về cơ sở hạ tầng cộng đồng, tiếp cận được nguồn dinh dưỡng tốt và thường được gia đình chăm
Trang 36sóc tốt hơn trẻ sống ở vùng nông thôn nên trẻ em thành thị có sức khỏe tốt hơn trẻ em
ở nông thôn
Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc kê khai thu nhập và chi tiêu rất khó chính xác Hơn nữa, thu nhập và chi tiêu cũng mang tính mùa vụ do đó đối với dữ liệu chéo thì không thể sử dụng biến thu nhập và chi tiêu này Do vậy, đề tài
sử dụng biến nhóm mức sống thể hiện sự giàu nghèo của hộ gia đình Phương pháp phân tích nhóm mức sống hộ gia đình được trình bày tại Phụ lục 1 Biến nhận giá trị 1 nếu hộ thuộc nhóm có mức sống nghèo, nhận giá trị 0 nếu hộ thuộc nhóm có mức sống không nghèo Kỳ vọng các gia đình khá giả sẽ chăm sóc con mình tốt hơn các gia đình khó khăn, điều này cũng đồng nghĩa với việc cải thiện được tình trạng sức khỏe ở trẻ
em
Biến dân tộc của chủ hộ được phân làm hai loại, chủ hộ thuộc dân tộc Kinh/Hoa
và chủ hộ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số khác Chủ hộ thuộc dân tộc Kinh/Hoa thường sống ở vùng kinh tế phát triển hơn so với các nhóm dân tộc thiểu số Vì vậy
kỳ vọng trẻ em sống trong hộ gia đình có chủ hộ thuộc dân tộc Kinh/Hoa sẽ có sức khỏe tốt hơn trẻ có chủ hộ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số
Biến nguồn nước chính sử dụng trong hộ gia đình được đưa vào mô hình để phản ánh việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh hay không hợp vệ sinh của hộ gia đình Phân loại nguồn nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của WHO được trình bày tại Phụ lục 2 Biến nhận giá trị 1 nếu hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, nhận giá trị 0 nếu
hộ sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh Kỳ vọng những hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh sẽ giảm thiểu tình trạng kém sức khỏe của trẻ em
Tương tự, biến nhà vệ sinh phản ánh việc sử dụng loại nhà vệ sinh hợp vệ sinh hay không hợp vệ sinh của hộ gia đình Phân loại nhà vệ sinh theo WHO được trình bày tại Phụ lục 2 Biến nhận giá trị 1 nếu hộ sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, nhận giá trị 0 nếu hộ sử dụng nhà vệ sinh không hợp vệ sinh Kỳ vọng những hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy và giảm bớt các tác động gây bệnh tật cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ em
Trang 37Biến vật liệu làm tường nhà được chia thành hai biến giả, vật liệu hoàn thiện và vật liệu không hoàn thiện Phân loại vật liệu làm tường nhà không hoàn thiện và hoàn thiện được trình bày tại Phụ lục 2 Biến nhận giá trị 1 nếu hộ sử dụng vật liệu hoàn thiện, nhận giá trị 0 nếu hộ sử dụng vật liệu không hoàn thiện Kỳ vọng trẻ em sống trong những hộ gia đình có tường nhà làm từ vật liệu không hoàn thiện thì có sức khỏe kém hơn hộ gia đình có tường làm từ vật liệu hoàn thiện
Vật liệu làm nền nhà được chia thành hai biến giả, vật liệu hoàn thiện và vật liệu không hoàn thiện Phân loại vật liệu làm nền nhà không hoàn thiện và hoàn thiện được trình bày tại Phụ lục 2 Biến nhận giá trị 1 nếu hộ sử dụng vật liệu hoàn thiện làm nền nhà, nhận giá trị 0 nếu hộ sử dụng vật liệu không hoàn thiện làm nền nhà Kỳ vọng trẻ em sống trong những hộ gia đình có nền nhà làm từ vật liệu hoàn thiện thì có sức khỏe tốt hơn trong các hộ gia đình có nền nhà làm từ vật liệu không hoàn thiện
Bảng 3.2 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em
Dấu
kỳ vọng
Tác giả của các nghiên cứu trước
có liên quan Biến phụ thuộc
Sức khỏe
trẻ em
Biến giả (dummy), nhận giá trị 1 nếu trẻ có sức khỏe không tốt và nhận giá trị 0 nếu trẻ sức khỏe bình thường
Các biến độc lập
Giới tính trẻ
Biến giả (dummy), nhận giá trị 1 nếu giới tính trẻ là nam và nhận giá trị 0 nếu giới tính trẻ là nữ
Trang 38al (2004); Nguyễn Quốc Khoa (2011);
nếu thuộc nhóm hộ nghèo và nhận giá trị 0 nếu hộ không thuộc nhóm
nếu chủ dân tộc kinh/hoa và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ thuộc nhóm các dân tộc thiểu số
(-)
Charmarbagwala et
al (2004)
nếu loại nhà vệ sinh là hợp sinh và nhận giá trị 0 nếu loại nhà vệ sinh là không hợp sinh
(-)
Charmarbagwala et
al (2004); Correia
et al (2014)
Trang 39Vật liệu làm
tường nhà
Biến giả (dummy), nhận giá trị 1 nếu tường nhà làm bằng vật liệu hoàn thiện và nhận giá trị 0 nếu tường nhà làm bằng vật liệu không hoàn thiện
(-)
Litt et al (2010)
Trang 40CHƯƠNG 4
SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM GIỮA CÁC NHÓM DÂN CƯ
VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
4.1 Tình hình chung về sức khỏe của trẻ em Việt Nam
Trong nhiều năm qua nhờ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như thành công của các chương trình Quốc gia như chương trình dinh dưỡng, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tiêu chảy, tiêm chủng mở rộng… tình hình sức khỏe trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng kể Tuy vậy, mô hình bệnh tật của trẻ em Việt Nam vẫn là hình ảnh đặc trưng của một số nước đang phát triển, đó là các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn
hô hấp cấp, tiêu chảy và bệnh lý trong giai đoạn sơ sinh vẫn đứng hàng đầu và là nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ
Suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay vẫn đang là vấn đề phổ biến Các số liệu nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2015 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cộng đồng đã giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao so với tiêu chuẩn phân loại suy dinh dưỡng cộng đồng
Bảng 4.1 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam suy dinh dưỡng từ 1985 - 2015