Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi ngành giáo dục phảiđổi mới đồng thời cả mục đích, nội dung phương pháp và hình thức dạy học.Một trong những mục tiêu đó được quy định
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Xây dựng hệ thống bài tập dùng cho dạy học tích cực chương Đại cương về kim loại - Hoá học 12 ban
I MỞ ĐẦU
I.1 Lí do chọn đề tài
Đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mặc
dù có những chuyển biến tích cực về mọi mặt, song Giáo dục - Đào tạo nước tavẫn còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu phát trriển của đất nước, nội dungchương trình còn thiếu về lí thuyết, nặng về thi cử, ít gắn với thực tế cuộc sống.Phương pháp dạy học nặng về truyền thụ một chiều ít phát huy tính tích cực, tựlực chủ động, sáng tạo của học sinh Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học ở cấpbậc nói chung và ở trường PTTH nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ta hếtsức quan tâm Nhiều công trình khoa học liên quan đến đổi mới phương phápdạy học đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và vận dụng thành công trongthực tiễn
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi ngành giáo dục phảiđổi mới đồng thời cả mục đích, nội dung phương pháp và hình thức dạy học.Một trong những mục tiêu đó được quy định tại điều 28 Luật giáo dục: “Phươngpháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng nănglực tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn”
Sử dụng bài tập hoá học là một trong các phương pháp dạy học quan trọngnhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Đối với học sinh giải bài tập làmột phương pháp học tập tích cực
Trong hệ thống kiến thức hoá học thì kiến thức về phần kim loại rất quantrọng đối với học sinh phổ thông đặc biệt là học sinh lớp 12 Căn cứ vào chủtrương của Đảng, Nhà nước và của ngành, nhận thức được tầm quan trọng của
việc sử dụng bài tập ở trường phổ thông tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống
Trang 2bài tập dùng cho dạy học tích cực chương Đại cương về kim loại - Hoá học
12 ban ”
I.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan trong dạyhọc các chương hoá học vô cơ lớp 12 ban nhằm phát huy tính cực, chủ động,sáng tạo của học sinh Qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học hoá học ởtrường THPT
I.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về nhận thức, tính cực trong học tập và sử dụng bàitập hoá học để nâng cao tính tích cực học tập của học sinh
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK, bài tập định tính và bài tập địnhlượng phần Hoá học kim loại Trên cơ sở đó biên soạn hệ thống bài tập tự luận
và trắc nghiệm khách quan các chương trình hoá học vô cơ lớp 12 ban - THPT
- Nghiên cứu sử dụng BTH trong dạy học theo từng kiểu bài cụ thể để phát huytính tích cực của học sinh
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT BắC SƠN
I.4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
I.4.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT
I.4.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận về nhận thức, tính tích cực học tập và sử dụng bài tập để nâng caotính tích cực học tập của học sinh
- Hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tíchcực của học sinh trong dạy học các chương hoá học vô cơ lớp 12 ban
I.5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức và phương pháp sử dụng bài tập để phát huy tính tíchcực của học sinh trong dạy học các chương hoá học vô cơ lớp 12 ban
I.6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về nhận thức và tính tích cực nhận thức
Trang 3- Nghiên cứu nội dung các chương hoá học vô cơ lớp 12 ban
- Điều tra thực tiễn: điều tra cơ bản về năng lực tư duy của học sinh
- Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên hoá học trong và ngoài tỉnh
- Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan cácchương hoá học vô cơ lớp 12 ban nhằm phát triển tư duy học sinh
- Thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả
I.7 Giả thuyết khoa học
Nếu trong các giờ dạy hoá học nói chung và các giờ dạy học các chươnghoá học vô cơ lớp 12 nói riêng được tiến hành việc sử dụng bài tập tự luận vàbài tập trắc nghiệm theo hướng tích cực hoạt động nhận thức, phát triển tư duynâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh thì sẽ nâng caochất lượng dạy và học ở trường THPT
II NỘI DUNG
Trang 4II.1 Cơ sở lí luận về nhận thức và tính tích cực của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học
II.1.2 Một số vấn đề về tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học hóa học
II.1.2.1 Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động của học sinh (HS); bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại hứng thứ cho họcsinh
Đầu tiên giáo viên (GV) tổ chức tình huống học tập bằng cách đặt vấn đề
và giao nhiệm vụ cho học sinh Học sinh hăng hái nhận nhiệm vụ, trong quátrình giải quyết nhiệm vụ học sinh sẽ gặp khó khăn và nảy sinh vấn đề cần tìmtòi giải quyết Những khó khăn ban đầu của học sinh được giáo viên gợi ý đểcác vấn đề được diễn ra một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu và các nộidung cụ thể đã đề ra
Trong quá trình hoạt động nhận thức giáo viên theo dõi, định hướng, chỉđạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh và có những gợi ý cần thiết; học sinhchủ động tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra theo một tiến trình hợp lí
Cuối cùng GV bổ sung, tổng kết, khái quát hoá, chuẩn hóa kiến thức, kiểmtra kết quả, nhận xét, đánh giá và thực hiện công việc cần thiết khác
II.1.2.2 Điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
Để đảm bảo cho việc tổ chức tốt các hoạt động nhận thức cho học sinh cầnthực hiện các điều kiện sau đây:
- Tăng cường trang bị dụng cụ, hoá chất, máy móc, thiết bị dạy học cho cáctrường phổ thông
- Nâng cao về tiềm lực hoá học cho GV, trong đó có kiến thức hoá học, kĩnăng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV trong đó có kỹ thuật dạyhọc, đặc biệt là năng lực sử dụng các phương pháp dạy học mới, GV phải xácđịnh đúng yêu cầu trọng tâm từng giờ học, biết phân phối thời gian hợp lí
Trang 5- Giảm số học sinh trong lớp xuống dưới 35 học sinh/ lớp
- Có chính sách thoả đáng đối với GV dạy giỏi
- Tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá ngườihọc Trước mắt là hoàn thiện chất lượng các phương pháp dạy học hiện có, đadạng hoá phù hợp với các cấp học, các loại hình trường, sáng tạo ra nhữngphương pháp dạy học mới
II.1.2.3 Một số biện pháp bảo đảm cho học sinh tự lực hoạt động nhận thức có hiệu quả
Muốn cho học sinh hình thành năng lực học tập sáng tạo phải chuẩn bịnhững điều kiện cần thiết, những điều kiện tốt nhất để học sinh có thể thực hiệnthành công các hoạt động nhận thức:
- Cần tạo ra những mâu thuẫn nhận thức bằng cách xây dựng tình huống cóvấn đề Tạo động cơ, hứng thú học tập bằng những tác động bên ngoài nhưkhích lệ, khen thưởng…Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là sự kích thích bêntrong bằng mâu thuẫn nhận thức, mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới phải giải quyếtvới khả năng biện có của học sinh còn bị hạn chế, chưa đầy đủ cần phải cố gắngvươn lên tìm một phương pháp mới, kiến thức mới Thường xuyên đặt học sinhvào chủ thể tham gia giải quyết những mâu thuẫn nhận thức, tạo ra thói quen ở
họ lòng ham thích hoạt động trí óc có chiều sâu, tự giác tích cực
- GV phải biết động viên, giúp đỡ và tổ chức lớp học sao cho các học sinhmạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến của mình, mạnh dạn nêu thắcmắc, lật ngược vấn đề chứ không chờ phán xét của GV Bản thân GV cần dànhnhiều thời gian cho học sinh phát biểu thảo luận, từng bước tăng dần tốc độ suynghĩ và làm việc của học sinh
- Cần tạo những điều kiện tốt nhất để học sinh có thể thành công nhữngnhiệm vụ được giao, học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thưc, sự thành côngcủa họ trong việc giải quyết vấn đề học tập có tác dụng làm cho họ tự tin, hứngthú, mạnh dạn suy nghĩ những vấn đề ngày càng khó hơn
- Tăng cường mức độ nhận thức của học sinh, các em phải là chủ thể hoạtđộng đặc biệt là hoạt động tư duy
Trang 6- Đặc trưng của bộ môn hoá học là thực nghiệm, tận dụng khai thác đặc thùcủa bộ môn hoá học, tạo ra các hình thức hoạt động của học sinh một cáchphong phú và đa dạng Do đó phải tăng cường sử dụng thí nghiệm và phươngtiện trực quan.
- GV nên lựa chọn một logic nội dung bài học thích hợp, phải hình thànhnăng lực giải quyết vấn đề từ thấp đến cao Đây chính là biện pháp quan trọng
để tăng mức độ hoạt động tự lực, chủ động, tính tích cực của học sinh và pháttriển tư duy cho các em
II.1.2 Tính tích cực nhận thức
II.1.2.1 Học tập là quá trình nhận thức tích cực
Để đánh giá quá trình học tập L.N.Tônxtôi có viết “Kiến thức chỉ thực sự làkiến thức khi nào nó là thành quả của những cố gắng của tư duy chứ không phảicủa trí nhớ”
Học sinh sẽ thông hiểu, ghi nhớ những cái gì đã trải qua hoạt động nhậnthức của bản thân bằng cách này hay cách khác thông qua hoạt động trí tuệ GVchỉ tạo nên những điều kiện cần thiết để kích thích hoạt động nhận thức của họcsinh, còn việc nắm vững kiến thức diễn ra tuỳ theo mức độ biểu lộ tính tích cựctrí tuệ và lòng ham hiểu biết, năng kiểu trí tuệ của mỗi em Quá trình học tập cónhững quy luật của sự học tập và được coi như quá trình hoạt động nhận thức
II.1.2.2 Quá trình hoạt động trí tuệ trong học tập
II.1.2.2.1 Sự lĩnh hội tài liệu học tập (nhận thức cảm tính, biểu tượng)
Bất cứ sự nhận thức nào cũng bắt đầu từ cảm giác và tri giác Trong quátrình giảng dạy hoá học GV có thể biểu diễn thí nghiệm, giới thiệu tài liệu, chohọc sinh quan sát thí nghiệm để hình thành các mối liên hệ tạm thời tương ứnghay những biểu tượng
Biểu tượng đó là những dấu ấn ghi lại trong ý thức con người về các hìnhtượng vật thể và các hiện tượng đã được tri giác Trong các biểu tượng chỉ cónhững tính chất và các dấu hiệu bên ngoài của hiện tượng (hình dáng, màu sắc,trạng thái, dạng vận động…) là được ghi lại
II.1.2.2.2 Sự thông hiểu tài liệu học tập (sự nhận thức – tư duy)
Trang 7Sự nhận thức không chỉ giới hạn ở sự tri giác các hiện tượng được nghiêncứu và sự hình thành các biểu tượng mà cần tìm ra bản chất các hiện tượng,những mối liên hệ và sự phụ thuộc nhân quả giữa chúng.
Quá trình nhận thức tiếp tục đòi hỏi phải thực hiện những thao tác tư duynhất định: phân tích, so sánh, suy diễn để tìm dấu hiệu bản chất của một loạthiện tượng cùng loại và khái quát chúng Quá trình này không tự diễn ra mà đòihỏi phải có một sự kích thích nhất định cho tư duy, tính tích cực hoạt động trítuệ của học sinh
Yếu tố thúc đẩy tư duy gồm:
- Những nhiệm vụ nhận thức nảy sinh trên cơ sở tri giác như: nguyên nhâncủa hiện tượng, yếu tố nào là nền tảng của các hiện tượng…
- Những nghịch lí nảy sinh VD: Al, Cr không tác dụng với HNO3 đặc,nguội; gắn một mảnh Zn vào vỏ tàu thì làm giảm sự phá huỷ của vỏ tàu…
- Là những sự ngạc nhiên chưa có trong vốn kiến thức của học sinh Chínhcác câu hỏi “cái gì?”, “tại sao?”, “do đâu?”, “vì nguyên nhân gì?” đã kích thích
óc tìm tòi , hoạt động tư duy của học sinh
Khi giải quyết vấn đề, trả lời các câu hỏi tại sao? Như thế nào? Để tìm hiểu bảnchất hiện tượng nghiên cứu cần phải có các tài liệu để phân tích đối chiếu Đâychính là các tư liệu cho hoạt động tư duy Nếu tài liệu đó không có hoặc không
đủ thì tư duy không bị kích thích và vấn đề nảy sinh không được trả lời, quátrình tư duy bị chấm dứt
Để kích thích tính tích cực tư duy của học sinh N.V.Vezilin đưa ra những biệnpháp quan trọng nhất là:
+ Cấu trúc logic trong trình bày của tài liệu giáo khoa
+ Khi đặt vấn đề nghiên cứu phải có sự khái quát hoá
+ Thường xuyên luyện tập kĩ năng đưa ra định nghĩa, suy lí phân loại vậtthể hiện tượng
+ Sử dụng câu hỏi, bài tập gắn kiến thức với ứng dụng, thực tiễn
II.1.2.2.3 Giai đoạn ghi nhớ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
Trang 8Nội dung học tập đã được thông hiểu chỉ trở thành kiến thức của học sinhkhi nào các em nắm vững nó một cách thành thạo và có thể tái hiện nó một cáchrành mạch và đúng đắn Đây chính là quá trình ghi nhớ, lĩnh hội cái đã hiểutrong nhận thức học tập.
Sự hoạt động trí tuệ để vận dụng kiến thức đã ghi nhớ có liên quan đến sựrèn luyện kỹ năng, kỹ xảo Kiến thức đã lĩnh hội sẽ mở rộng được tầm hiểu biếtchung của học sinh và trở thành công cụ độc đáo của hoạt động trí tuệ để chỉ đạohành vi học tập đó là kỹ năng, kỹ xảo
Kỹ năng là năng lực của học sinh có thể hoàn thành các hành động nào đógắn liền với việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ xảo được coi là kỹ năngthành thạo đã đạt tới mức tự động hoá và đặc trưng bởi một trình độ hoàn hảonhất định Sự hoạt động để hình thành kỹ năng và kỹ xảo bao gồm cả sự vậndụng kiến thức ban đầu vào thực tiễn và cả công việc rèn luyện tiếp tục để hoànthiện hoạt động đó
II.1.2.2.4 Ôn luyện và vận dụng kiến thức
Hoạt động của học sinh sau quá trình ghi nhớ, vận dụng, hình thành kỹnăng đòi hỏi phải ôn tập định kỳ các nội dung đã học, đào sâu và hệ thống hoákiến thức, hiểu sâu trình tự logic của chúng
Muốn cho quá trình học tập của học sinh trở thành quá trình nhận thức tíchcực, nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc học sinh cần thực hiện một chu trình đầy
đủ những hoạt động trí tuệ sau:
- Những hoạt động tri giác tài liệu nghiên cứu (trực tiếp, gián tiếp)
- Thông hiểu tài liệu đó
- Ghi nhớ nội dung đã thông hiểu
- Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bằng các bài tập luyện tập
- Khái quát hoá và hệ thống kiến thức nhằm xác lập những mối liên hệtrong từng vấn đề, giữa các vần đề và giữa các môn học
II.1.2.3 Những nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức
II.1.2.3.1 Tính tích cực nhận thức học tập
Trang 9Trong quá trình nhận thức, học sinh phải va chạm với những luận điểm,những mâu thuẫn, những sự kiện, cần phải đối chiếu chúng để tìm những dấuhiệu bản chất và khái quát hoá chúng đưa ra những kết luận, nhận xét Sự chỉđạo của GV giúp cho quá trình nhận thức được hợp lý, nhanh chóng hơn Quátrình tư duy và sự nhận thức đòi hỏi sự tập trung chú ý lâu dài, sự hoạt động củatrí tuệ và sự căng thẳng của tâm lí.
II.1.2.3.2 Những nguyên tắc nâng cao tính tích cực nhận thức
Trong dạy học muốn nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh cầnđảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Việc dạy học được tiến hành ở mức độ phải gắng sức.Nguyên tắc này nêu lên sự cần thiết phải lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhậnthức tích cực, kích thích sự ham hiểu biết của học sinh có chú trọng đến nănglực và khả năng của học sinh sao cho mỗi học sinh phải huy động hết mức trí lựccủa mình
- Nguyên tắc 2: Việc nắm vững kiến thức lí thuyết phải chiếm ưu thế Nộidung lí thuyết, khái niệm là cơ sở cho tư duy, hoạt động trí tuệ trong quá trìnhhọc tập
- Nguyên tắc 3: Trong quá trình dạy học phải duy trì nhịp độ khẩn trươngcác hoạt động nghiên cứu tài liệu, việc củng cố kiến thức cũ được tiến hànhtrong khi nghiên cứu kiến thức mới
- Nguyên tắc 4: Trong dạy học phải chú ý đến sự phát triển trí tuệ của tất cảcác đối tượng học sinh
- Nguyên tắc 5: Phải làm cho học sinh ý thức được mục đích quá trình họctập của mình Khi học sinh ý thức được mục đích học tập của mình thì nhu cầunhận thức, sự say mê, hứng thú học tập của học sinh được tăng lên rõ rệt
II.1.2.4 Tính tích cực nhận thức học tập
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan chặt chẽ vớiđộng cơ học tập Nếu có động cơ học tập đúng sẽ tạo ra hứng thú nhận thức.Hứng thú nhận thức là tiền đề của sự tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tốtâm lí tạo nên tính tích cực Tính tích cực nảy inh nếp tư duy độc lập, là mầm
Trang 10mống của sự sáng tạo Ngược lại phong cách học tập độc lập, tích cực, sáng tạo
sẽ phát triển ở học sinh tính tự giác, hứng thú nhận thức, bỗi dưỡng động cơ họctập
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu sau:
- Hăng hái trả lời câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn
- Thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra
- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích những vấn đề chưa đủ rõ
- Chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đã được học để nhận thức vấn đềmới
- Tập trung chú ý vào các vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tậpkhông nản chí trước những vấn đề khó khăn
GV phải ý thức được những biểu hiện này để động viên khuyến khích kịp thời
và nắm được các quy luật của sự học tập, vận dụng chúng một cách khéo léotrong công tác dạy học
II.1.3 Sử dụng bài tập hóa học để nâng cao tinh tích cực của học sinh
II.1.3.1 Ý nghĩa tác dụng của bài tập đối với việc dạy học hoá học
Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh vận dụng các kiến thứchoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học Kiến thứchọc sinh tiếp thu được chỉ có ích khi được sử dụng nó Đối với học sinh giải bàitập là một phương pháp học tập tích cực Bài tập hoá học có những tác dụng trídục và đức dục to lớn sau đây:
+ Rèn cho học sinh khả năng vận dụng được các kiến thức đã học, biếnnhững kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức củachính mình Khi vận dụng kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ được nhớ lâu
+ Đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú,hấp dẫn Chỉ có vận dụng các kiến thức vào giải các bài tập học sinh mới nắmvững kiến thức một cách sâu sắc
+ Ôn tập, củng cố và hệ thống hoá kiến thức một cách thuận lợi nhất
+ Rèn luyện được những kỹ năng cần thiết về hoá học như kỹ năng cânbằng ptpư; kỹ năng tính toán theo công thức hoá học và phương trình hoá học;
Trang 11kỹ năng thực hành như đun nóng, nung, sấy, hoà tan, lọc… kỹ năng nhận biếtcác hoá chất góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
+ Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh Một bàitập có nhiều các giải: có cách giải thông thường theo các bước quen thuộcnhưng cũng có cách giải độc đáo, thông minh rất ngắn gọn mà lại chính xác Ramột bài tập rồi yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắnnhất, hay nhất đó là một cách rèn luyện trí thông minh cho các em
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong như rèn luyện tính kiên nhẫn,trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học Nâng cao lòng yêu thích học tập bộmôn…
II.1.3.2 Phân loại bài tập hoá học
II.1.3.2.1 Dựa vào nội dung có thể phân bài tập hoá học thành 4 loại
* Bài tập định tính: là dạng bài tập có liên hệ với sự quan sát để mô tả, giải thíchcác hiện tượng hoá học Các dạng bài tập định tính:
- Giải thích, chứng minh, viết phương trình phản ứng
- Nhận biết, phân biệt các chất
- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Điều chế…
* Bài tập định lượg (bài toán hoá học): là loại bài tập cần dùng các kỹ năng toánhọc kết hợp với kỹ năng hoá học để giải Căn cứ vào nội dung có các dạng bàitập định lượng như:
- Dựa vào thành phần để xác định công thức hoá học
- Tính theo công thức, phương trình hoá học
- Bài tập về nồng độ dung dịch
- Tính phần trăm các chất trong hỗn hợp…
* Bài tập thực nghiệm: là dạng bài tập có liên quan đến kỹ năng thực hành
* Bài tập tổng hợp: là dạng bài tập có tính chất gồm các dạng trên
II.1.3.2.2 Dựa vào hình thức thể hiện có thể phân bài tập hoá học thành 2 loại
Trang 12* Bài tập trắc nghiệm khách quan: là loại bài tập hay câu hỏi có kèm câu trả lờisẵn và yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng 1 kí hiệu đơn giản đã quy ước để trảlời Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan:
- Bài tập điền khuyết
- Bài tập đúng sai
- Bài tập ghép đôi
- Bài tập nhiều lựa chọn
Ưu điểm của bài tập trắc nghiệm khách quan là:
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức,tránh được tình trạng học tủ, học lệch
- Việc chấm điểm là khách quan, không phụ thuộc vào người chấm nên độtin cậy cao hơn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác
- Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết, khai thức, xử lý thông tin vàkhả năng tư duy phán đoán nhanh
- Giúp người học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình một cáchkhách quan
Tuy nhiên loại bài tập trắc nghiệm khách quan cũng có những nhược điểm sau:
- Ít góp phần phát triển ngôn ngữ hoá học
- Không thể dùng để kiểm tra kỹ năng thực hành hoá học
- GV chỉ biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không biết quá trinh suynghĩ, sự nhiệt tình, hứng thú của học sinh với nội dung được kiểm tra
Trong 4 loại bài tập trắc nghiệm khách quan trên thì bài tập nhiều lựa chọn làloại hay dùng nhất vì có nhiều ưu điểm hơn như: xác suất ngẫu nhiên thấp, chấmđược bằng máy
* Bài tập tự luận: là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải kết hợp cả kiến thức hoáhọc, ngôn ngữ hoá học và công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toánhoá học
Bài tập tự luận cho phép GV kiểm tra kiến thức của học sinh ở góc độ hiểu vàkhả năng vận dụng
Trang 13Trên thực tế, sự phân loại trên chỉ có tính tương đối Có những bài vừa có nộidung bài tập định tính lại vừa có nội dung bài tập định lượng…
II.1.3.3 Sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hoá học
II.1.3.3.1 Sử dụng bài tập hoá học để hình thành khái niệm hoá học [20,6]
- Khi hình thành khái niệm GV thường nêu lên định nghĩa hoặc cho học sinh đọcđịnh nghĩa rồi GV giải thích, qua đó mà học sinh ghi nhớ các dấu hiệu bản chấtcủa nó
- GV cũng có thể lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập hoá học phù hợp để điềukhiển hướng dẫn học sinh tư duy, tìm ra những dấu hiệu bản chất của khái niệmcần hình thành và phát biểu được khái niệm bằng ngôn ngữ hoá học Sau đó GVchỉnh lí, phát biểu chính xác hoá khái niệm và tổ chức cho học sinh vận dụngkhái niệm đó
II.1.3.3.2 Sử dụng các bài toán có nội dung biện luận để tăng cường tính suyluận cho học sinh khi học bài tập hoá học
Nhiều bài tập có phần tính toán rất đơn giản nhưng có nội dung biện luận hoáhọc phong phú, sâu sắc là phương tiện tốt để rèn luyện tư duy hoá học cho họcsinh
II.1.3.3.3 Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm [20,7]
Khi giải bài tập thực nghiệm, học sinh phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng
lí thuyết sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nhữngbước giải bằng lí thuyết và rút ra kết luận về cách giải
+ Bước giải lí thuyết: GV hướng dẫn học sinh phân tích lí thuyết, xây dựngcác bước giải, dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hoá chất, dụng
cụ cho thí nghiệm, dự kiến cách tiến hành thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm bước giải lí thuyết:
- Sử dụng dụng cụ hoá chất, lắp thiết bị, thao tác thí nghiệm đảm bảo
an toàn, thành công
- Mô tả đầy đủ, đúng hiện tượng thí nghiệm và giải thích đúng cáchiện tượng đó
Trang 14- Đối chiếu kết quả thí nghiệm với việc giải lí thuyết, rút ra nhận xét
và kết luận
II.1.3.3.4 Tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn [20,9]
Việc tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong các bài dạy giúp học sinh vậndụng các kiến thức hoá học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đếnhoá học Thông qua việc giải các bài tập thực tiễn học sinh sẽ thấy việc học hoáhọc có ý nghĩa hơn, hứng thú hơn Các bài tập liên quan đến các kiến thức thựctiễn có thể dùng để tạo tình huống có vấn đề khi nghiên cứu kiến thức mới, củng
cố, vận dụng kiến thức
II.1.3.3.5 Sử dụng sơ đồ, đồ thị trong việc giải, chữa bài tập
Có thể sử dụng sơ đồ ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình dạy học hoá học đặcbiệt là giai đoạn ôn tập, củng cố, hoàn thiện hệ thống hoá kiến thức, kỹ năngcũng như kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh
Dùng sơ đồ khi giải, chữa bài tập GV tiết kiệm được lời nói và thời gian vì nó làhình thức trình bày ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nêu bật được những dấu hiệubản chất của các định nghĩa, các hiện tượng và khái niệm
II.1.4 Tiểu kết
Sau khi nghiên cứu một số vấn đề về tổ chức hoạt động nhận thức cho họcsinh trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạyhọc cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; bồi dưỡng nănglực tự học; rèn luyện kỹ năng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
GV phải biết tổ chức tình huống học tập, giao nhiệm vụ cho học sinh Trong quátrình thực hiện học sinh gặp khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của GV, học sinh
tự giác hoạt động, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra
GV thấy được tác dụng của việc sử dụng bài tập hoá học trong quá trình dạy học
để nâng cao tính tích cực của học sinh Từ đó phải biết sử dụng bài tập hoá họcphù hợp trong khi dạy kiến thức mới, trong giờ luyện tập, ôn tập để giờ học đạthiệu quả cao
II.2 Hệ thống bài tập dùng cho dạy học tích cực chương Đại cương về kim
loại - hóa học vô cơ 12 ban
Trang 15II.2.1 Bài tập tự luận
Bài 1: Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa
a) Liên kết kim loại với liên kết ion
b) Liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị
Giải
a) Liên kết kim loại với liên kết ion:
* Giống nhau: Liên kết kim loại với liên kết ion đều do lực hút tĩnh điện giữacác phân tử tích điện trái dấu
* Khác nhau: Lực hút tĩnh điện trong liên kết ion là do các ion dương (cation) vàcác ion âm (anion), trong liên kết kim loại là do ion dương kim loại và cácelectron tự do
b) Liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị:
* Giống nhau: Liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị đều do những electronhoá trị chung cho nguyên tử hoặc ion kim loại
* Khác nhau: Những electron hoá trị chung trong liên kết kim loại là của tất cảcác nguyên tử có mặt trong đơn chất kim loại, trong liên kết cộng hoá trị là cặpelectron chung giữa hai nguyên tử liên kết với nhau
Bài 2: Cho biết thứ tự phản ứng xảy ra và giải thích khi:
a) Cho Zn đến dư vào dung dịch hỗn hợp các muối: Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3
b) Cho hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu, Zn vào dung dịch AgNO3 lấy dư
Trang 16Bài 3: Cho hỗn hợp A gồm bột các kim loại Mg và Fe vào dung dịch B gồm
Cu(NO3)2 và AgNO3, lắc đều cho đến khi phản ứng xong thì thu được hỗn hợprắn D gồm ba kim loại và dung dịch E gồm hai muối
Cho biết hỗn hợp rắn D gồm những kim loại nào và dung dịch E gồm nhữngmuối nào? Giải thích và viết phương trình hoá học
Giải
Vì Mg là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe, ion Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơnion Cu2+ nên Mg tác dụng với dung dịch AgNO3 trước:
Mg + 2AgNO3 � Mg(NO3)2 + 2Ag� (1)
Trường hợp 1: Sau (1) dư Mg (AgNO3 hết)
Mg sẽ tác dụng với một phần dung dịch Cu(NO3)2, sinh ra kim loại mới là Cu
Mg + Cu(NO3)2 � Mg(NO3)2 + Cu� (2)
Một phần Fe trong hỗn hợp tác dụng với Cu(NO3)2 còn dư sau (2) sinh raFe(NO3)2, kim loại mới là Cu và một lượng bột Fe dư
Fe + Cu(NO3)2 � Fe(NO3)2 + Cu� (3)
Trường hợp 2: Sau (1) còn dư AgNO3 (Mg hết)
Một phần Fe sẽ tác dụng với AgNO3 còn dư ở (1)
Fe + 2AgNO3 � Fe(NO3)2 + 2Ag� (4)
Một phần Fe còn lại sau (4) tác dụng hết với Cu(NO3)2, sinh ra Fe(NO3)2 và kim loại Cu
Fe + Cu(NO3)2 � Fe(NO3)2 + Cu� (5)
Sau (5) còn dư một lượng bột Fe
Trang 17Vậy hỗn hợp chất rắn D gồm ba kim loại: A, Cu, Fe còn dư, dung dịch E gồmhai muối: Mg(NO3)2, Fe(NO3)2.
Bài 4: Pin điện hoá được cấu tạo bởi các cặp oxi hoá - khử sau: Fe2+/Fe và
Cu2+/Cu
Hãy cho biết:
a) Dấu và tên của các điện cực trong pin điện hoá
b) Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hoá - khử trong pinđiện hoá
c) Tính suất điện động chuẩn của pin điện hoá
Trang 18c) Biết thời gian điện phân kéo dài 20 phút với cường độ dòng điện không đổi.Tính cường độ dòng điện đã dùng?
Giải
a) Khi có dòng điện đi vào dung dịch, ion Ag+ di chuyển về catôt và ion NO3- dichuyển về anôt
- Ở anôt (cực +) có NO3-, H2O Vì H2O dễ bị oxi hoá hơn nên khí thoát ra là oxi
- Ở catôt (cực -) có Ag+, H2O Vì Ag+ dễ bị khử hơn, do vậy có kim loại Ag bámtrên catôt
* Sơ đồ điện phân
Catôt (-) � AgNO3 � Anôt (+)
Ag+, H2O (H2O) H2O, NO3
-Ag+ + 1e � Ag H2O � 2H+ + 1
2O2 + 2e
Phương trình điện phân: 2AgNO3 + H2O ����Dpdd 2Ag + 1 2O2 + 2HNO3
b) 2AgNO3 + H2O ����Dpdd 2Ag + 1 2O2 + 2HNO3
2,16
108
2,16 1
Bài 6:
a) Điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng đồng
Viết phương trình hoá học của phản ứng ở các điện cực
b) Biết anôt là một đoạn dây đồng có đường kính 2mm được nhúng sâu 5cmtrong dung dịch CuSO4 Tính thể tích và khối lượng đồng nhúng trong dungdịch