- Trong đó: Chi phí lãi vay
12. Những điểm hạn chế hiện nay của Công ty
Bên cạnh những điểm mạnh nói trên, công tác kế toán của Công ty còn một số tồn tại như sau
Thứ nhất: Về hệ thống sổ kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty không mở sổ chi tiết tài khoản cấp hai cho TK 641, TK 642 và mở sổ chi tiết cho các tài khoản đó để theo dõi đúng từng khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nên sẽ khó đưa ra các biện pháp quản lý chi tiết từng loại chi phí
Thứ hai: Về kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán
Hiện nay Công ty đang hạch toán các khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại theo thỏa thuận với khách hàng trước khi viết hóa đơn bán hàng cho nên không đúng theo quy định của Nhà nước ban hành và không phản ánh đúng thực trạng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Thứ ba: Về việc lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi
Do đặc điểm kin doanh của Công ty có một số lượng khách hàng trả chậm khá lớn nhưng Công ty không tiến hành trích các khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định kết quả bán hàng và quyền lợi về mặt tài chính của Công ty.Vì nếu các khoản dự phòng thực sự xảy ra thì đó là một khoản bù đắp thiệt hại, hơn nữa tăng chi phí, giảm lãi do đó thuế phải nộp sẽ ít đi; nếu lập dự phòng rồi mà không xảy ra rủi ro thì Công ty hoàn nhập vốn dự phòng vẫn đảm bảo doanh thu và chi phí
Thứ tư: Về nghiệp vụ mua hàng và công tác bán hàn Về nghiệp vụ mua hàng
Công ty không mở TK151 “hàng mua đang đi đường” để phản ánh giá trị hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của Công ty nhưng còn đang trên đường vận chuyển hay chờ kiểm nhận kho, mà tính luôn vào TK156 “hàng hoá” vì thế làm giảm độ chính xác của hàng hoá nhập kho
Về công tác bán hàng
Công ty chưa áp dụng đa dạng các chiến lược thị trường cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, để từ đó tăng doanh số hàng bán ra cũng như lợi nhuận cho mình