Phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tếPhát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ MINH PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ MINH PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ngành, chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HIỀN
2 PGS.TS NGUYỄN VĂN MẠNH
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luân án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Hồ Thị Minh Phương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan với đề tài luận án 6
1.2 Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 19
2.1 Kinh tế du lịch và vai trò của kinh tế du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 19
2.2 Phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế 31
2.3 Nội dung phát triển kinh tế du lịch 37
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch 46
2.5 Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch 50
2.6 Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch trong hội nhập quốc tế và bài học cho phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 52
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 62
3.1 Giới thiệu khái quát các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 62
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế 70
3.3 Đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 106
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 116
4.1 Bối cảnh phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 116
4.2 Xác định cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu để phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế 120
4.3 Quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2025 128
4.4 Các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong hội nhập quốc tế 132
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
AFEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương DL: Du lịch
KTTĐMT: Kinh tế trọng điểm miền Trung
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cam kết về dịch vụ du lịch giữa Việt Nam và WTO 35
Bảng 3.1 Các doanh nghiệp lữ hành ở vùng KTTĐMT 70
Bảng 3.2 Cơ sở lưu trú du lịch vùng KTTĐMT 71
Bảng 3.3 Hạng cơ sở lưu trú du lịch vùng KTTĐMT 73
Bảng 3.4 Số chuyến tàu và lượng khách du lịch qua đường biển vùng KTTĐMT 77
Bảng 3.5 Tốp mười nước quốc tế đến vùng KTTĐMT 81
Bảng 3.6 Thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách đến vùng KTTĐMT… 83
Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả đánh giá của khách du lịch về các dịch vụ du lịch vùng KTTĐMT… 84
Bảng 3.8 Đánh giá số lần đến Vùng của khách du lịch vùng KTTĐMT…… 86
Bảng 3.9 Thông tin về mẫu nghiên cứu doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT… 94
Bảng 3.10 Đánh giá giải quyết thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp đầu tư du lịch vùng KTTĐMT 95
Bảng 3.11 Đánh giá ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT 97 Bảng 3.12 Đánh giá về phí chuyển nhượng, cho thuê mặt bằng kinh doanh đối với doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT 98
Bảng 3.13 Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT98 Bảng 3.14 Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT 99
Bảng 3.15 Doanh thu du lịch ở các tỉnh vùng KTTĐMT 99
Bảng 3.16 Số lượng lao động du lịch ở các tỉnh vùng KTTĐMT 103
Bảng 3.17 Thông tin về mẫu nghiên cứu cộng đồng dân cư vùng KTTĐMT 104
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát về lợi ích của dân cư hoạt động du lịch vùng KTTĐMT 105
Bảng 3.19 Lực lượng lao động du lịch vùng KTTĐMT phân theo trình độ 108
Bảng 4.1 Ma trận OTSW phát triển kinh tế du lịch vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế 126
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Số lượng buồng lưu trú du lịch vùng KTTĐMT (2005-2016) 72
Biểu đồ 3.2 Số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng KTTĐMT (2005-2016) 80 Biểu đồ 3.3 Số lượng khách du lịch nội địa đến vùng KTTĐMT (2005-2016) 82
Biểu đồ 3.4 Tăng trưởng doanh thu du lịch vùng KTTĐMT (2005-2016) 100
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Cơ cấu GDP theo ngành của vùng KTTĐMT năm 2005 và 2015 101
Trang 81
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế, do phụ thuộc vào nhiều điều kiện nên kinh tế du lịch (KTDL) xuất hiện muộn hơn so với các ngành kinh tế khác, tuy nhiên đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Vì vậy, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển KTDL Những năm gần đây, KTDL đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đem lại những hiệu quả kinh tế cao và góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động Đối với các nước đang phát triển, KTDL càng có ý nghĩa, nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị, hòa bình, đẩy mạnh giao lưu, tăng cường khả năng hội nhập giữa các vùng miền, các nước trong khu vực và trên thế giới
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch (DL), phát triển KTDL
đã và đang là một lợi thế lớn và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã chỉ ra: “Tốc độ tăng trưởng khách DL quốc tế đạt 10,2%/năm; khách DL nội địa 11,8% năm Năm 2016, số lượng khách DL quốc tế đạt 10 triệu lượt khách, khách DL nội địa đạt 62 triệu lượt Đóng góp trực tiếp đạt 6,8% GDP, gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP” [5, tr.1] Tuy nhiên, ngành KTDL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh để phát triển
KTDL ở cả phạm vi cấp quốc gia và cấp vùng Đảng và Nhà nước đang tìm ra các
chính sách, giải pháp phù hợp đưa KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân Khi KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ có vai trò dẫn dắt, tác động lan tỏa đến các ngành kinh tế khác Đồng thời đem lại lợi nhuận cao, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, quảng
bá hình ảnh, con người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) bao gồm năm tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Tổng diện tích của Vùng là 27.960,3 km2, dân số hơn 6,2 triệu người, dự báo đến năm 2025 là 8,15 triệu người Vùng KTTĐMT có tiềm năng DL phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên
Trang 9Trong xu thế hội nhập quốc tế (HNQT) ngày càng mở rộng của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghệ 4.0 đã có những tác động lớn đến sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và KTDL nói riêng Là vùng nằm trên tuyến DL xuyên Việt, hành lang Đông - Tây, cửa ngõ của Tây Nguyên, các tỉnh nam Lào, đông bắc Campuchia ra biển Đông Những năm qua, quá trình HNQT đã làm cho KTDL của vùng KTTĐMT có bước phát triển đáng kể KTDL của Vùng bước đầu đã phát huy được vai trò của mình trong nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm của toàn Vùng và các địa phương
Tuy nhiên, nếu so sánh với tiềm năng, lợi thế và xu hướng phát triển chung của
cả nước và thế giới, đặc biệt là những thuận lợi và cơ hội mà HNQT mang lại thì KTDL của Vùng vẫn còn hạn chế như: sản phẩm DL còn đơn điệu và thiếu sức hấp dẫn; chất lượng các sản phẩm của các địa phương chưa cao; năng lực quảng bá giới thiệu về sản phẩm DL còn yếu; giá cả ở nhiều khâu dịch vụ vẫn còn cao; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; hiệu quả thu hút vốn đầu tư còn thấp; liên kết vùng trong phát triển DL vẫn còn nhiều hạn chế, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào phát triển KTDL chưa hài hòa, quản lý nhà nước và vài trò của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều bất cập,… DL của Vùng đã và đang chịu sự cạnh tranh rất lớn của các vùng trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế Vậy làm thế nào để khắc phục được những hạn chế, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển KTDL trong vùng trước
yều cầu HNQT sâu, rộng Vì vậy nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế” vừa có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển KTDL nói riêng của Vùng trong thời gian tới
Trang 102.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên cần phải giải quyết những vấn đề sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xem xét kinh nghiệm quốc tế và các địa phương trong nước về phát triển KTDL và luận giải cơ sở của phát triển KTDL vùng KTTĐMT trong HNQT
Phân tích thực trạng KTDL trong HNQT của vùng KTTĐMT, từ đó đánh giá phát triển KTDL, chỉ ra những những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển KTDL của Vùng trong HNQT
Đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển KTDL của vùng KTTĐMT trong HNQT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch, bao gồm: các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh KTDL; liên kết trong hoạt động KTDL; quan hệ lợi ích trong phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT trong điều kiện HNQT
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung đi vào phân tích và nghiên cứu về mặt lý luận và thực
tiễn về phát triển KTDL; đánh giá thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh DL như: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú DL, kinh doanh vận chuyển khách DL, kinh doanh phát triển khu DL và điểm DL, kinh doanh các dịch vụ DL; liên kết trong phát triển KTDL; quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển KTDL Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp có căn cứ khoa học và có tính khả thi để phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT trong HNQT
Về không gian: Nghiên cứu phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT bao gồm năm tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Luận án không nghiên cứu riêng lẽ từng tỉnh, thành phố trong Vùng mà xem KTDL của từng tỉnh, thành phố là một bộ phận cấu thành KTDL của vùng KTTĐMT ở Việt Nam trong điều kiện HNQT
Về thời gian: Nghiên cứu phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT từ năm 2005 đến
2016, để thu thập số liệu, phân tích tổng hợp và đánh giá thực trạng KTDL của các
Trang 114
tỉnh, thành phố trong Vùng, trên cơ sở đó xác định các giải pháp phát triển DL Vùng đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án từ xây dựng cơ sở lý luận
về KTDL đến phân tích đánh giá thực trạng phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT và đưa
ra những giải pháp đẩy mạnh phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT
- Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể bao gồm:
Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp: Dựa trên các văn bản pháp luật, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, niên giám thống kê, số liệu thống kê ở Sở Văn hóa, Thể thao và DL các tỉnh trong Vùng, số liệu thống kê ở Viện nghiên cứu và phát triển DL để thu thập tài liệu, số liệu nhằm đảm bảo tính khách quan trung thực khi giải quyết vấn đề
Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp: Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, thống kê mô tả theo tỷ lệ phần trăm để đánh giá về thực trạng quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia hoạt động KTDL ở các tỉnh, thành phố vùng KTTĐMT
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Thông qua việc phân tích lý thuyết, tác giả
đi sâu vào tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế rút ra những kết luận khoa học và đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp trong thời gian tới
Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Nghiên cứu lập luận vấn đề theo phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng và toàn Vùng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển lịch sử kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng
và toàn Vùng
Phương pháp so sánh: Qua phân tích phát triển KTDL của một số nước và các Vùng, địa phương trong nước Từ đó so sánh, đối chiếu và rút ra bài học kinh nghiệm phát triển KTDL cho vùng KTTĐMT
Phương pháp OTSW để làm rõ cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, đối với vùng KTTĐMT về phát triển KTDL trong điều kiện HNQT
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã phân tích làm rõ hơn bản chất, đặc điểm, vai trò của kinh
tế du lịch; từ góc độ kinh tế chính trị đưa ra khái niệm KTDL, phát triển KTDL, nội dung phát triển KTDL, bao gồm: hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của KTDL,
Trang 125
liên kết trong hoạt động KTDL, quan hệ lợi ích trong phát triển KTDL; Bằng việc phân tích những kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển KTDL trong hội nhập quốc tế Đồng thời rút ra một số kinh nghiệm để phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT
Thứ hai, luận án đã phân tích các điều kiện để phát triển KTDL vùng KTTĐMT; Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, sơ cấp luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTDL vùng KTTĐMT theo ba nội dung: tổ chức sản xuất kinh doanh của KTDL; liên kết trong hoạt động KTDL; quan hệ lợi ích trong phát triển KTDL của Vùng
Thứ ba, luận án đã chỉ ra bốn cơ hội, ba nguy cơ, ba điểm mạnh, bốn điểm yếu và thiết lập ma trận OTSW để đề xuất chiến lược Nêu quan điểm, phương hướng, giải pháp và những kiến nghị có tính khả thi để phát triển KTDL vùng KTTĐMT trong HNQT
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở khoa học về phát triển KTDL Luận án đã phân tích, đánh giá, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KTDL trong HNQT của vùng KTTĐMT và có thể vận dụng cho phát triển KTDL của Việt Nam
Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy khoa học kinh tế chính trị, kinh tế học nói chung, KTDL nói riêng trong bối cảnh HNQT hiện nay
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch trong hội nhập quốc tế
Chương 3 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong hội nhập quốc tế
Chương 4 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong hội nhập quốc tế
Trang 136
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
KTDL đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng hiện nay trên thế giới Chủ
đề phát triển KTDL đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của của nhiều nhà khoa học, các nhà kinh tế, quản lý và nhiều chuyên gia khác trong và ngoài nước Đề tài luận án, đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu thành các nhóm vấn đề để đưa ra các nhận xét và phát hiện những khoảng trống cần nghiên cứu
1.1 Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan với đề tài luận án
Các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về DL, KTDL, phát triển KTDL ở những mức độ và khía cạnh khác nhau Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả về chủ đề phát triển KTDL trong điều kiện HNQT có thể nhóm thành các hướng nghiên cứu chủ yếu như:
Nhóm thứ nhất, kết quả nghiên cứu về KTDL và vai trò của KTDL đối với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở nơi đến Liên quan chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu này
có thể chỉ ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả dưới đây
Tác giả Robert Lanquar (1992) trong nghiên cứu “L’Economie du tourisme”
cho rằng DL bao hàm một sự di chuyển từ chỗ ở chính đến nơi mà việc chào hàng một
số sản phẩm và dịch vụ cho phép DL hoạt động được, còn KTDL đó là ngành công nghiệp sản xuất ra của cải và dịch vụ bằng cách sử dụng nhân công dồi dào, khai thác các của cải của DL, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm Ảnh hưởng của DL đến nền kinh tế của một quốc gia hay khu vực là hiệu quả của DL nói chung được đánh giá từ tác động của chúng đến các đối tượng được toàn bộ hệ thống kinh tế chấp nhận, chẳng hạn sự góp phần của chúng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, thăng bằng cán cân thanh toán, phân phối công bằng thu nhập quốc dân và tạo ra việc làm Tác giả đề cập tới yêu cầu về DL, đặc điểm
và nhân tố ảnh hưởng tới cầu DL cũng như phân tích sự tiêu dùng của DL, cung ứng cho DL, đầu tư cho DL Bên cạnh đó, tác giả chỉ rõ những công cụ và phương tiện phân tích của kinh tế học DL như: thông tin thống kê, các công cụ đo lường, DL và kiểm toán quốc gia,…
Trang 147
Hai tác giả Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2000), người Trung Quốc
với công trình nghiên cứu “Kinh tế du lịch và du lịch học” đã đưa ra những nội dung
lý luận về DL và KTDL như: khái niện về DL, khái quát về KTDL, sản phẩm DL, thị trường DL Theo nhóm tác giả này, DL là một ngành công nghiệp “không khói” mang lại nhiều lợi ích cho xã hội Vì vậy, phải phá vỡ các cản trở về cơ chế, chính sách hay nói cách khác tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành kinh tế này có nhiều cơ hội để phát triển Bên cạnh đó cũng khái quát về lịch sử phát triển DL ở Trung Quốc rút ra các bài học để phát triển KTDL trong tương lai
Nhóm thứ hai, kết quả nghiên cứu về toàn cầu hóa DL và phát triển KTDL trong tương lai Liên quan chặt chẽ đến nội dung này có thể chỉ ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả dưới đây
William F.Theobsld (1994) trong công trình nghiên cứu “Global Tourism-The
next decade”, đã trình bày khái niệm về DL và phân loại DL; chỉ ra những ảnh hưởng
tiêu cực và tích cực của DL Theo tác giả DL là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, những phong tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, chính vì vậy nó có thể cải thiện nền hòa bình thế giới Đồng thời tác giả cũng chỉ ra định hướng và kế hoạch phát triển DL Ở một công
trình nghiên cứu khác “Global Tourism” (2005) tác giả William F.Theobsld cũng đã
đưa ra một số khái niệm liên quan tới DL, phân tích những trở ngại và những cơ hội chính của ngành DL, từ đó chỉ ra các xu hướng phát triển trong tương lai của ngành
DL trong bối cảnh HNQT
Joachim Willms (2007) trong công trình nghiên cứu “The Future Trends in
Tourism - Global Perspectives”, đã đề cập đến những xu hướng mới của ngành DL
trên phạm vi thế giới theo các khu vực địa lý khác nhau, bên cạnh đó đưa ra những con
số dự báo về mức độ tăng trưởng của ngành DL trong giai đoạn 2005-2025, từ đó giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách và có những giải pháp để phát triển DL của mình trong thời gian tới
Công trình nghiên cứu (2008)“Tourism Policy and Planning Yesterday, Today
and Tomorrow” của David L.Edgell, Sr Maria Delmastro Allen Ginger Smith and
Jason R.Swanson, đã trình bày những vấn đề lí luận chung về DL, chính sách DL, tầm quan trọng cũng như thách thức của DL trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đưa ra một
Trang 158
cách nhìn mới về chính sách DL Công trình cũng đề cập đến các vấn đề chính sách
DL trong quá khứ, đặc biệt đề cập đến chính sách DL của Mỹ những năm 1981, từ đó tác giả đi sâu vào nghiên cứu chính sách DL hiện nay Từ chỗ đánh giá ba giai đoạn của chính sách DL, là giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn kết thúc
từ đó chỉ ra tầm quan trọng của các vấn đề chính sách DL như: DL và sức khỏe, DL tình dục, DL và an ninh, DL không gian, DL sinh thái Bên cạnh đó, chính sách DL cũng mang lại sự phức tạp như: Về trợ giúp phát triển quốc tế, nợ ngân hàng và các cam kết, tài trợ, Theo quan điểm của ông DL là một hoạt động kinh tế và thương mại, việc phát triển DL có ý nghĩa lớn đối với chính sách đối ngoại và chính trị của mỗi quốc gia Vì vậy cần có những chính sách quản lý để phát triển DL bền vững và phải chú trọng tới giáo dục, đào tạo trong ngành DL Công trình cũng đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động đến chính sách phát triển DL; hoạch định các chiến lược phát triển DL và đề cập đến các chính sách DL trong tương lai
Nhóm thứ ba, kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển KTDL ở Việt Nam Liên quan chặt chẽ đến nội dung này có thể chỉ ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả dưới đây
Vũ Đình Thụy (1996) với công trình nghiên cứu “Những điều kiện và giải pháp
chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” cho rằng DL
ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong thế kỷ XXI,
sẽ đưa lại những giá trị kinh tế không thua kém các ngành dầu lửa và ô tô Sự phát triển của ngành DL có vai trò rất lớn cả về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Vì vậy, nhiều nước đã lấy DL làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển theo Để ngành DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải xác định trong phương hướng phát triển của một nước, được ưu tiên phát triển, có
cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho DL phát triển với tốc độ cao, vững chắc Tác giả chỉ ra kinh nghiệm của một số nước đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Bên cạnh đó tác giả đi sâu đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành DL Việt Nam, tác giả cho rằng tiềm năng của DL Việt Nam rất lớn, đa dạng cả về tự nhiên lẫn nhân văn Những năm qua DL Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng như: số lượng khách DL ngày một tăng, thu nhập xã hội từ DL nộp cho ngân sách nhà nước tăng, cơ
sở vật chất - kỹ thuật của ngành DL tăng, quy hoạch phát triển DL có bước rõ nét,…Tuy nhiên, sản phẩm DL chưa đa dạng, chất lượng chưa tốt, nghèo nàn về cơ sở
Trang 16Luận án đầy đủ ở file: Luận án full