1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN kháng sinh

42 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong nhữngtrường hợp cần điều trị ngay, trước khi phân lập được vi khuẩn thì phải dựa vàokinh nghiệm và sự hiểu biết về tính nhạy cảm phổ biến đối với kháng sinh của vikhuẩn

Trang 1

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng sinh là một vũ khí quan trọng để chống lại các vi sinh vật gây bệnh.Tuy nhiên với tình hình sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát như hiệnnay đã dẫn tới một loạt các hệ quả mà ngày nay con người đang phải vất vả khắcphục nó Các hệ quả có thể thấy ngay đó là vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc hơnlàm cho hiệu quả điều trị không cao

Việc sử dụng kháng sinh hợp lý phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng chính xác

và rất cần thiết phải dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh để định rõ bản chất của vikhuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của nó với kháng sinh Tuy nhiên, trong nhữngtrường hợp cần điều trị ngay, trước khi phân lập được vi khuẩn thì phải dựa vàokinh nghiệm và sự hiểu biết về tính nhạy cảm phổ biến đối với kháng sinh của vikhuẩn gây ra bệnh của vật nuôi Vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc sửdụng kháng sinh hợp lý, chúng ta không nên sử dụng kháng sinh một cách tùy tiệnkhi vật nuôi có triệu chứng nhiễm khuẩn, mà cần tới ý kiến của người cóchuyên môn

Cùng quá trình học tập, nghiên cứu về kháng sinh kết hợp với thực tế của

việc sử dụng kháng sinh nên tôi chọn và nghiên cứu chuyên đề “Kháng sinh”.

Mục đích là để hiểu sâu hơn nữa về kháng sinh, phân loại kháng sinh, cơ chế tác

động của kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

Trang 2

PHẦN IIGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH

1.1 Lịch sử về kháng sinh

Khi cơ thể đang bị vi sinh vật gây bệnh tấn công mạnh thì cần sử dụng ngaycác biện pháp để ngăn chặn sự nhân lên của chúng, một phương pháp hiệu quả là

sử dụng chất kháng sinh thích hợp với liều lượng đứng theo chỉ dẫn Vậy kháng sinh

là gì ? Có các nhóm kháng sinh nào và cơ chế hoạt động của chúng ra sao?

Năm 1928, Alexander Flemming, một

nhà khoa học Scotland, lần đầu tiên thấy trong

môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng nếu có lẫn

nấm penicillium thì khuẩn lạc gần nấm sẽ

không phát triển được Năm 1939, Florey và

Chain đã chiết được ra từ nấm đó chất

penicillin dùng trong điều trị

Hình 1: Nấm Penicillin

Vì bộ phận sinh sản của loài mốc đó có hình dạng

giống cái bút lông nên được đặt tên là penicillium (tiếng

la tinh penicillium nghĩa là cái bút lông)

Hình 2: Bộ phận sinh dục nấm Penicillin

Năm 1938, Fleming nhận được thư của hai nhà khoa học từ trường Đại họcOxford là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey, với lời đề nghị được hợp

Trang 3

tác với ông để tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu về penicillin và họ đã thửnghiệm thành công penicillin trên chuột vào 1940.

Năm 1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicillin ưu việt nhất là chủngPenicillin Chrysogenium, chế ra loại penicillin có hoạt tính cao hơn cả triệu lầnpenicillin do Fleming tìm thấy lần đầu năm 1928

Năm 1945, Fleming được giải thưởng Nobel về y học cùng với Ernst Boris Chain

và Howard Walter Florey

Một số kháng sinh khác : Sulfonamid được Gerhard Domard (Đức) tìm ravào năm 1932 và Streptomycin được Selman Waksman và Albert Schat tìm ra vàonăm 1934 Sau này đặt biệt ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, công nghệ sinh học

và hóa dược phát triển mạnh, người ta đã tìm ra được rất nhiều loại kháng sinhmới Ngày nay con người biết được khoảng 8000 chất kháng sinh, 100 loại đượcdùng trong Y khoa và Thú y

1.2 Khái niệm về kháng sinh

Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm rasulfonamid (Domagk, 1936) Thời kỳ vàng son của kháng sinh bắt đầu từ khi sảnxuất penicilin để dùng trong lâm sàng (1941) Khi đó, kháng sinh được coi lànhững chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự pháttriển của vi sinh vật khác

Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã có thể tổng hợp, bán tổnghợp các kháng sinh tự nhiên (chloramphenicol); tổng hợp nhân tạo các chất có tínhkháng sinh: sulfamid, quinolon hay chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được

tế bào ung thư (actinomycin)

Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi Kháng sinh là những chất do

vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rấtthấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn

Kháng sinh (antibiotic) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, Anti có nghĩa là chống

Trang 4

Kháng sinh hay còn gọi là trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trong của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn

1.3 Phân loại kháng sinh

Có nhiều cách phân loại kháng sinh, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách

sử dụng thuốc

1.3.1 Dựa vào mức độ tác dụng

Thuốc kháng sinh diệt khuẩn (bactericidial antibiotics) gồm những khángsinh có cơ chế tác dụng đến khả năng tạo vách tế bào, sinh tổng hợp DNA và RNAgiải phóng men autolyza, vi khuẩn tự phân giải: Nhóm lactamin gồm các loạipenicillin và các thuốc thuộc nhóm cephalosporin, nhóm aminoglucozid(streptomycin, neomycin, kanamycin, gentamycin, framomycin), nhóm đa peptid:colistin, bacitracin, vancomycin

Thuốc kháng sinh kìm khuẩn (bacteriostatic antibiotics) gồm các thuốc ứcchế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào các enzym hay cácribosome 30s, 50s và 70s Các thuốc Sulphamid teracillin, chloramphenicol,erythromycin, novobiocin, các thuốc được phối hợp giữa sulphamid vớitrimethorpim theo tỷ lệ 5/1 và tiamulin

1.3.2 Dựa vào phổ tác dụng kháng sinh

Nhóm có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng chủ yếu lên một loại hay một nhóm

vi khuẩn nào đó: Penicillin cổ điển chỉ tác dụng lên vi khuẩn Gr+ hay nhóm thuốcchỉ tác dụng lên vi khuẩ Gr- như streptomycin

Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng có tác dụng với cả vi khuẩn

Gr+, Gr-, Ricketsiea, virus cỡ lớn, đơn bào: chloramphenicol, tetracillin

Nhóm kháng sinh dùng ngoài hay các thuốc không hoặc ít được hấp thụ ởđường tiêu hóa Thuốc thuộc nhóm này thường độc, bao gồm các thuốc có tác dụng

Trang 5

với vi khuẩn Gr- như: baxitraxin, heliomycin, tác dụng với vi khuẩn Gr+ như:neomycin, polymycin.

Nhóm kháng sinh chống lao: rifamycin

Nhóm kháng sinh chống nấm như: nystatin, grycefulvin, ampoterytin – B.1.3.3 Dựa vào nguồn gốc

Kháng sinh có nguồn gốc từ sinh vật, xạ khuẩn

Nhóm kháng sinh có nguồn gốc hóa dược hay do con người tổng hợp nên.1.3.4 Dựa vào cơ chế tác dụng

Dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân thành 2 nhóm:

Nhóm kháng sinh có tác dụng lên tế bào vi khuẩn gồm các thuốc:

 Thuốc tác dụng lên quá trình tạo vách tế bào: Penicillin và các thuốcthuộc nhóm β – lactamin, vancomycin, baxitracin…

 Thuốc tác dụng lên màng tế bào Các thuốc này làm rối loạn tính thấmcủa vỏ và màng nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn, làm cho chức nănghàng rào của màng bị phá hủy, vi khuẩn bị rối loạn quá trình đồng hóa

và dị hóa Do vậy mất khả năng lấy chất dinh dưỡng cần thiết và thảicác sản phẩm của quá trình dị hóa ra ngoài: colistin, polymycin…Nhóm thuốc tác dụng lên hệ phi bào làm rối loạn các hoạt động sống của tếbào trong nguyên sinh chất gồm:

 Thuốc làm rối loạn và ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn ởmức ribosome Vi khuẩn không tạo nên các chất tham gia vào quátrình phân chia, di truyền của tế bào Thuốc gắn vào các tiểu phần30s, 50s và 70s của ribosome trong tế bào vi khuẩn

 Thuốc ức chế sự tổng hợp nên các acid nucleotic: DNA và RNA Cácthuốc này rất độc, dùng để chữa ung thư , ít dùng trong thú y

II CÁC NHÓM KHÁNG SINH CHÍNH

1 Nhóm β - lactamin

Trang 6

Về cơ chế đều gắn với transpeptidase (hay PBP: Penicillin Binding Protein),enzym xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn Vách vi khuẩn là bộphận rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển Thành phần đảm bảo chotính bền vững cơ học của vách là mạng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycannối chéo với nhau bằng chuỗi peptid Khoảng 30 enzym của vi khuẩn tham giatổng hợp peptidoglycan, trong đó có transpeptidase (hay PBP) Các β - lactamin vàkháng sinh loại glycopeptid (như vancomycin) tạo phức bền vững vớitranspeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.Vách vi khuẩn Gr+ có mạng lưới peptidoglycan dầy từ 50 - 100 phân tử, lại ở ngay

bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công Còn ở vi khuẩn Gr- vách chỉ dầy 1 – 2 phân tửnhưng lại được che phủ ở lớp ngoài cùng một vỏ bọc lipopolysaccharid như 1 hàngrào không thấm kháng sinh, muốn có tác dụng, kháng sinh phải khuếch tán đượcqua ống dẫn (pores) của màng ngoài như amoxicillin, một số cephalosporin

Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nênkhông chịu tác động của β - lactamin (thuốc hầu như không độc) Tuy nhiên vòng β

- Các cephem: vòng A có 6 cạnh không bão hòa, gồm các cephalosporin

- Các penem: vòng A có 5 cạnh không bão hòa gồm các imipenem,ertapenem

- Các monobactam: không có vòng A là kháng sinh có thể tổng hợp nhưaztreonam

Trang 7

1.1 Các Penicillin

Trang 8

Hình 7: Các kháng sinh ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn 1.1.1 Penicillin G

Là nhóm thuốc tiêu biểu, được tìm ra đầu tiên

* Nguồn gốc và đặc tính lý hóa

Trong sản xuất công nghiệp, lấy từ Penicillium notatum, 1ml môi trườngnuối cấy cho 300UI; 1 đơn vị quốc tế (UI)= 0,6μgNa benzylpenicillin hay1.000.000UI =0,6g Penicillin G là dạng bột trắng, vững bền ở nhiệt độ thường,nhưng ở dung dịch nước, phải bảo quản lạnh và chỉ vững bền ở pH 6 - 6,5, mất tácdụng nhanh ở pH < 5 và > 7,5

* Phổ kháng khuẩn

Trang 9

- Cầu khuẩn Gr+; liên cầu (nhất là loại β tan huyết), phế cầu và tụ cầu khôngsản xuấ t penicillinase.

- Cầu khuẩn Gr-: lậu cầu, màng não cầu

- Trực khuẩn Gr+ ái khí (than, subtilis, bạch cầu) và yếm khí (clostridiumhoại thư sinh hơi)

- Xoắn khuẩn, đặc biệt là xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidum)

* Dược động học

- Hấp thu: bị dịch vị phá huỷ nên không uống được Tiêm bắp, nồng độ tối

đa đạt được sau 15 - 30 phút, nhưng giảm nhanh (cần tiêm 4h/lần) Tiêm bắp500.000 UI, pic huyết thanh 10UI/ mL

- Phân phối: gắn vào protein huyết tương 40 - 60% Khó thấm vào xương vànão Khi màng não viêm, nồng độ trong dịch não tuỷ bằng 1/10 huyết tương

- Thải trừ: chủ yếu qua thận dưới dạng không hoạt tính 60 - 70%, phần cònlại vẫn còn hoạt tính Trong giờ đầu, 60 - 90% thải trừ qua nước tiểu, trong đó 90%qua bài xuất ở ống thận (một số acid hữu cơ như probenecid ức chế quá trình này,làm chậm thải trừ penicillin)

* Độc tính

Penicillin rất ít độc nhưng so với thuốc khác, tỷ lệ gây dị ứng khá cao(1 - 10%), từ phản ứng rất nhẹ đến tử vong do cho áng phản vệ Có dị ứng chéo vớimọi β - lactamin và cephalosporin

1.1.2 Penicillin kháng penicillinase

Là penicillin bán tổng hợp, phổ kháng khuẩn và thời gian tác dụng tương tựpenicillin G nhưng cường độ tác dụng thì yếu hơn Không uống được Một sốthuốc khác vững bền với dịch vị, uống được: oxacillin (Bristopen), cloxacillin(Orbenin): uống 2- 8g một ngày chia làm 4 lần

Chỉ định tốt trong nhiễm tụ cầu sản xuất penicillinase (tụ cầu vàng) Có thểgặp viêm thận kẽ, ức chế tủy xương ở liều cao

Trang 10

Ampicillin, amoxicillin là penicillin bán tổng hợp, amino - benzyl penicillin

- Chỉ định chính: viêm màng não mủ, thương hàn, nhiễm khuẩn đường mật,tiết niệu, nhiễm khuẩn sơ sinh

1.1.4 Các penicillin kháng trực khuẩn mủ xanh

Carboxypenicillin và ureidopenicillin là nhóm kháng sinh quan trọng đượcdùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gr- như trực khuẩn mủ xanh,Proteus, Enterobacter, vi khuẩn kháng penicillin và ampicillin Các kháng sinh nàyđều là bán tổng hợp và vẫn bị penicillinase phá huỷ

- Carbenicillin, ticarcillin: uống 2 - 20g/ ngày

- Ureidopenicilin:

Mezlocilin: 5- 15g/ ngày Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch

Piperacilin: 4- 18g/ ngày Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch

1.2 Các cephalosporin

Được chiết xuất từ nấm cephalosporin hoặc bán tổng hợp, đều là dẫn xuấtcủa acid amino - 7- cephalosporanic, có mang vòng β - lactamin Tùy theo tác dụngkháng khuẩn, chia thành 4 thế hệ:

1.2.1 Cephalosporin thế hệ 1

Có phổ kháng khuẩn gần với meticillin và penicillin A Tác dụng tốt trên cầukhuẩn và trực khuẩn Gr +, kháng được penicillinase của tụ cầu

Trang 11

Có tác dụng trên một số trực khuẩn Gr-, trong đó có các trực khuẩn đườngruột như Salmonella, Shigella.

Bị cephalosporinase ( β - lactamase) phá huỷ

Chỉ định chính: sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễmkhuẩn kháng penicillin

Các chế phẩm dùng theo đường tiêm (bắp hoặc tĩnh mạch) có: cefalotin(Kezlin), cefazolin (Kefzol), liều 2- 8g/ ngày, theo đường uống có cefalexin(Keforal), cefaclor (Alfatil), liều 2g/ngày

Để khắc phục 2 nhược điểm: ít tác dụng trên vi khuẩn Gr- và vẫn còn bịcephalosporinase phá, các thế hệ cephalosporin tiếp theo đã và đang được nghiêncứu sản xuất

Tác dụng trên cầu khuẩn Gr+ kém thế hệ 1 nhưng tác dụng trên các khuẩn

Gr-, nhất là trực khuẩn đường ruột, kể cả chủng tiết β - lactamase thì mạnh hơnnhiều Cho tới nay, các thuốc nhóm này hầu hết đều là dạng tiêm: Cefotaxim(Claforan), ceftizoxim (Cefizox), ceftriaxon (Rocephin)

Trang 12

1.2.4 Cephalosporin thế hệ 4.

Phổ kháng khuẩn rộng và vững bền với β - lactamase hơn thế hệ 3, đặc biệtdùng chỉ định trong nhiễm trực khuẩn Gr- hiếu khí đã kháng với thế hệ 3.Chế phẩm: cefepim, tiêm tĩnh mạch 2g х 2 lần/ ngày

1.3 Các chất ức chế β - lactamase (cấu trúc Penem)

Là những chất có tác dụng kháng sinh yếu nhưng gắn không hồi phục với βlactamase và có ái lực với β – lactamin, cho nên khi phối hợp với kháng sinh nhóm

β - lactamin sẽ làm vững bền và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinhnày Hiện có các chế phẩm sau:

Bảng 1.3.1: Các chế phẩm β - lactamin

1.4 Các penem

Imipenem, thuộc nhóm carbapenem, trong công thức vòng A thay S bằng C.Phổ kháng khuẩn rất rộng , gồm các khuẩn ái khí và kỵ khí: liên cầu, tụ cầu (kể cảchủng tiết penicillinase), cầu khuẩn ruột (enterococci), pseudomonas Được dùngtrong nhiễm khuẩn sinh dục - tiết niệu, đường hô hấp dưới, mô mềm, xương -khớp, nhiễm khuẩn bệnh viện Không hấp thu qua đường uống Chỉ tiêm tĩnh mạchliều 1 - 2g/ ngày

Trang 13

Ertapenem Phổ kháng khuẩn như imipenem, nhưng mạnh hơn trên Gr-

1.5 Monobactam Aztreonem

Kém tác dụng trên khuẩn Gr+ và kỵ khí Trái lại tác dụng mạnh trên khuẩn

Gr-, tương tự cephalosporin thế hệ 3 hoặc aminoglycosid Kháng β - lactamase.Không tác dụng theo đường uống Dung nạp tốt, có thể dùng cho bệnh nhân hoặccon vật dị ứng với penicillin hoặc cephalosporin

1.6 Thuốc khác cũng ức chế tổng hợp vách vi khuẩn

Vancomycin là kháng sinh có nguồn gốc từ Streptococcus orientalis

Cơ chế tác dụng : ức chế transglycosylase nên ngăn cản kéo dài và tạo lướipeptidoglycan Vi khuẩn không tạo được vách nên bị ly giải Vancomycin là khángsinh diệt khuẩn

Tác dụng: chỉ diệt khuẩn Gr+ phần lớn các tụ cầu gây bệnh, kể cả tụ cầu tiết

β - lactamase và kháng methicillin Hiệp đồng với gentamycin và streptomycin trênenterococcus

Dược động học: được hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa nên chỉ được dùngđiều trị viêm ruột kết giả mạc cùng với tetracycillin, clindamycin Tiêm truyền tĩnhmạch, gắn với protein huyết tương khoảng 55%, thấm vào dịch não tuỷ 7 - 30%nếu có viêm màng não, trên 90% thải qua lọc cầu thận (khi có viêm thận phải giảmliều) Thời gian bán thải khoảng 6h

Chỉ định chính : viêm màng trong tim do tụ cầu kháng methicilin, cho bệnhnhân hoặc vật có dị ứng penicillin Liều lượng 1g х 2 lần/ ngày

Tác dụng không mong muốn: chỉ khoảng 10% và nhẹ Thường gặp là kíchứng viêm tĩnh mạch tại chỗ tiêm truyền, rét run, sốt, độc với dây VIII Nồng độtruyền nên giữ từ 5 - 15 μg/ mL (dưới 60 μg/ mL) thì tránh được tác dụng phụ

Chế phẩm: Vancomycin (Vancocin, Vancoled): lọ bột đông khô để pha dịchtiêm truyền 500 mg và 1,0g (bên nhân y)

2 Nhóm aminosid hay aminoglycosid

Trang 14

Đều lấy từ nấm, cấu trúc hóa học đều mang đường (ose) và có chức aminnên có tên aminosid, 1một số là bán tổng hợp.

Có 4 đặc tính chung cho cả nhóm:

- Hầu như không hấp thu qua đường tiêu hóa vì có PM cao

- Cùng một cơ chế tác dụng

- Phổ kháng khuẩn rộng Dùng chủ yếu để chống khuẩn hiếu khí Gr-

- Độc tính chọn lọc với dây thần kinh VIII và với thận (tăng creatinin máu,protein - niệu Thường phục hồi)

Thuốc tiêu biểu trong nhóm này là streptomycin Ngoài ra còn Neomycin,kanamycin, amikacin, gentamycin, tobramycin

- Là kháng sinh hàng đầu chống trực khuẩn lao (BK)

Vi khuẩn kháng streptomycin: khuẩn kỵ khí, trực khuẩn mủ xanh và một sốnấm bệnh

Trang 15

2.1.3 Dược động học

- Hấp thu: uống, bị thải trừ hoàn toàn theo phân Tiêm bắp, hấp thu chậmhơn penicillin nhưng giữ được lâu hơn nên chỉ cần tiêm mỗi ngày 1 lần Gắn vàoprotein huyết tương 30 - 40%

- Phân phối: do tan nhiều trong nước và bị ion hóa ở pH huyết tương,streptomycin khó thấm ra ngoài mạch Gắn nhiều hơn vào thận, cơ, phổi, gan.Nồng độ trong máu thai bằng 1/2 nồng độ huyết tương Ít thấm vào trong tế bào(không diệt được BK trong đại thực bào như isoniazid) Không qua được hàng ràomáu não

- Thải trừ: khoảng 85 - 90% liều tiêm bị thải trừ qua lọc cầu thận trong 24h

2.1.4 Độc tính

- Dây VIII rất dễ bị tổn thương, nhất là khi điều trị kéo dài và có suy thận.Độc tính ở đoạn tiền đình thường nhẹ và ngừng thuốc sẽ khỏi, còn độc ở đoạn ốctai có thể gây điếc vĩnh viễn kể cả ngừng thuốc Dihydrostreptomycin có tỷ lệ độccho ốc tai cao hơn nên không còn được dùng nữa

- Độc với thận và phản ứng quá mẫn ít gặp Có thể thấy viêm da do tiếp xúc

ở Bác sĩ Tthú y (người tiêm thuốc)

- Có tác dụng mềm cơ kiểu cura nên có thể gây ngừng hô hấp do liệt cơ hôhấp vì dùng streptomycin sau phẫu thuật có gây mê

2.1.5 Cách dùng

Do độc tính nên chỉ giới hạn dành cho các nhiễm khuẩn sau:

- Lao: phối hợp với 1 hoặc 2 kháng sinh khác

- Một số nhiễm khuẩn tiết niệu, dịch hạch, brucellose: phối hợp vớitetracyclin

- Nhiễm khuẩn huyết nặng do liên cầu: phối hợp với penicillin G

Lọ sulfat streptomycin 1g Liều thông thường tiêm bắp 1g/ngày Trong điềutrị lao, tổng liều không quá 80 - 100g

Trang 16

- Kanamycin: Tác dụng, dược động học và độc tính tương tự nhưstreptomycin Thường dùng phối hợp (thuốc hàng 2) trong điều trị lao.

- Gentamycin: Phổ kháng khuẩn rất rộng, là thuốc được chọn lựa cho nhiễmkhuẩn bệnh viện (bên nhân y) do Enterococcus và Pseudomonas aeruginosa Dùngphối hợp với penicillin trong sốt giảm bạch cầu và nhiễm trực khuẩn Gr- như viêmnội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai ngoài ác tính

Gentamycin sulfat đóng trong ống 160, 80, 40 và 10 mg Liều hàng ngày là

3 - 5 mg/ kg, chia 2 – 3 lần/ ngày, tiêm bắp

- Amikacin: Là thuốc có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong nhóm và khángđược các enzym làm mất hoạt aminoglycosid nên có vai trò đặc biệt trong nhiễmkhuẩn bệnh viện Gr- đã kháng với gentamycin và tobramycin

Liều lượng một ngày 15 mg/ kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 lần, hoặc chialàm 2 lần Ống 500 mg

Neomycin: Thường dùng dưới dạng thuốc bôi để điều trị nhiễm khuẩn da niêm mạc trong bỏng, vết thương, vết loét và các bệnh ngoài da bội nhiễm Dùngneomycin đơn độc hoặc phối hợp với polymyxin, bacitracin, kháng sinh khác hoặccorticoid

Trang 17

Chloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein của ty thể ở tế bào động vật

có vú (vì ribosom của ty thể cũng là loại 70s như vi khuẩn), hồng cầu động vật có

vú đặc biệt nhạy cảm với chloramphenicol

Phổ kháng khuẩn rất rộng: phần lớn các vi khuẩn Gr+ và Gr-, xoắn khuẩn, tácdụng đặc hiệu trên thương hàn và phó thương hàn

- Chuyển hóa: phần lớn bị mất hoạt tính do quá trình glycuro - hợp ở ganhoặc quá trình khử

- Thải trừ: chủ yếu qua thận, 90% dưới dạng chuyển hóa

3.4 Độc tính

Hai độc tính rất nguy hiểm:

- Suy tủy: Loại phụ thuộc vào liều: khi liều cao quá 25μg/ mL có thể thấysau 5 - 7 ngày xuất hiện thiếu máu nặng, giảm mạnh hồng cầu lưới, bạch cầu, hồngcầu non Liều uống 0,5g sẽ có pic huyết thanh 6 - 10μg/ mL Loại không phụ thuộcliều, thường do đặc ứng: giảm huyết cầu toàn thể do suy tủy thực sự, tỷ lệ tử vong

từ 50 - 80% và tần xuất mắc từ 1: 150.000 đến 1: 6.000

- Hội chứng xám (grey baby syndrome) gặp ở nhũ nhi sau khi dùng liều caotheo đường tiêm: nôn, đau bụng, tím tái, mất nước, người mềm nhũn, trụy timmạch và chết (bên nhân y) Đó là do gan chưa trưởng thành, thuốc không được khửđộc bằng quá trình glycuro - hợp và thận không thải trừ kịp chloramphenicol

Trang 18

- Ngoài ra, ở con vật thương hàn nặng, dùng ngay liều cao chloramphenicol,

vi khuẩn chết giải phóng quá nhiều nội độc tố có thể gây trụy tim mạch và tử vong

Vì vậy, duy nhất trong trường hợp thương hàn nặng phải dùng từ liều thấp

- Thương hàn và nhiễm salmonella toàn thân trước đây là chỉ định tốt củachloramphenicol Nay không dùng nữa và được thay bằng cephalosporin thế hệ 3(ceftriaxon) hoặc fluoroquinolon

- Viêm màng não do trực khuẩn Gr- (H influenzae) là chỉ định tốt vìchloramphenicol dễ thấm qua màng não Cũng có thể thay bằng cephalosporin thế

4 Nhóm tetracyclin

4.1 Nguồn gốc và tính chất lý hóa

Trang 19

Đều là kháng sinh có 4 vòng 6 cạnh, lấy từ Streptomyces aureofaciens(clotetracyclin, 1947), hoặc bán tổng hợp Là bột vàng, ít tan trong nước, tan trongbase hoặc acid.

4.2 Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn

Các tetracyclin đều là kháng sinh kìm khuẩn, có phổ kháng khuẩn rộng nhấttrong các kháng sinh hiện có Các tetracyclin đều có phổ tương tự, trừ minocyclin,một số chủng đã kháng với tetracyclin khác có thể vẫn còn nhạy cảm vớiminocyclin

Tác dụng kìm khuẩn là do gắn trên tiểu phần 30s của ribosom vi khuẩn,ngăn cản RNAt chuyển acid amin vào vị trí A trên phức hợp ARNm - riboxom đểtạo chuỗi polypeptid Tác dụng trên:

- Cầu khuẩn Gr+ và Gr-: nhưng kém penicillin

- Trực khuẩn gram (+) ái khí và yếm khí

- Trực khuẩn Gr- nhưng proteus và trực khuẩn mủ xanh rất ít nhạy cảm

- Xoắn khuẩn (kém penicillin), rickettsia, amip, trichomonas

Trang 20

4.3 Chỉ định

Do phổ kháng khuẩn rộng, tetracyclin được dùng bừa bãi, dễ gây khángthuốc Vì vậy chỉ nên dùng cho các bệnh gây ra do vi khuẩn trong tế bào vìtetracyclin rất dễ thấm vào đại thực bào

- Nhiễm rickettsia

- Nhiễm mycoplasma pneumoniae

- Nhiễm chlamidia: bệnh Nicolas - Favre, viêm phổi, phế quản, viêm xoang,psittacosis, bệnh mắt hột (bên nhân y)

- Bệnh lây truyền qua đường sinh dục

- Nhiễm trực khuẩn: brucella, tularemia, bệnh tả, lỵ, E.coli

- Trứng cá: do tác dụng trên vi khuẩn propionibacteria khu trú trong nangtuyến bã và chuyển hóa lipid thành acid béo tự do gây kích ứng viêm Dùng liềuthấp 250 х 2lần/ ngày

4.4 Dược động học

- Các tetracyclin khác nhau về tính chất dược động học, các dẫn xuất mới cóđặc điểm hấp thu tốt hơn, thải trừ chậm hơn và do đó có thể giảm được liều dùnghoặc uống ít lần hơn

- Hấp thu qua tiêu hóa 60 - 70% Dễ tạo phức với sắt, calci, magie và caseintrong thức ăn và giảm hấp thu Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 2 - 4 giờ

- Phân phối: gắn vào protein huyết tương từ 30% (oxytetracyclin) đến 50%(tetracyclin) hoặc trên 90% (doxycyclin) Thấm được vào dịch não tuỷ, nhau thai,sữa nhưng ít Đặc biệt là thấm được vào trong tế bào nên có tác dụng tốt trong điềutrị các bệnh do brucella Gắn mạnh vào hệ lưới nội mô của gan, lách, xương, răng.Nồng độ ở ruột cao gấp 5 - 10 lần nồng độ trong máu

- Thải trừ: qua gan (có chu kỳ gan - ruột) và thận, phần lớn dưới dạng cònhoạt tính Thời gian bán thải là từ 8h (tetracyclin) đến 20h (doxycyclin)

Trang 21

Một số dẫn xuất chính:

- Tetracyclin: uống 1- 2 g/ ngày, chia 3 - 4 lần Viên 250- 500 mg; dịch treo

125 mg/ 5mL

Ngày đăng: 22/02/2018, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w