1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ sự TUÂN THỦ các THỦ tục HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN đến BVMT của CÔNG TY

65 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào...22 3.1.1.. thiện các thủ tục hành chính về môi trường theo

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cácthầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập và rènluyện tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo hướng dẫn ThS Nguyễn KhánhLinh người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo để em hoàn thành đồ án tốt nghiệpnày

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ông Nguyễn Công Chính cán bộ phụ tráchmôi trường tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào người đã cung cấpcho em một số tài liệu quan trọng và những thông tin liên quan đến việc thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện đồ án

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sựcủa cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hìnhthực tế và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Nguyễn Khánh Linh - Giảng viênkhoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trung thực, do Công ty Cổ phần Côngnghiệp Tàu thủy sông Đào cung cấp

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện đồ án

Nguyễn Thị Minh Thu

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Sông Đào 3

1.1.1 Thông tin chung 3

1.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: 3

1.1.3 Cơ cấu tổ chức 6

1.1.4 Nguyên, vật liệu sử dụng cho sản xuất 6

1.1.5 Hệ thống thiết bị máy móc 8

1.1.6 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 9

1.1.7 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 10

1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà công ty cần tuân thủ 11

1.2.1 Quy định về Đánh giá tác động môi trường 11

1.2.2 Quy định về xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án 12

1.2.3 Quy định về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 13

1.2.4 Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước 14

1.2.5 Quy định về kiểm soát chất thải rắn và chất thải nguy hại 15

1.2.6 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải và khí thải 16

Trang 4

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 18

2.2.2 Phương pháp khảo sát 19

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 19

2.2.4 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu viết báo cáo 20

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào 22

3.1.1 Đánh giá sự tuân thủ đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường 22

3.1.2 Đánh giá sự tuân thủ thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án 39

3.1.3 Đánh giá sự tuân thủ thủ tục Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 40

3.1.4 Đánh giá sự tuân thủ thủ tục Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước .42 3.1.5 Đánh giá sự tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại .45

3.2 Đề xuất các giải pháp để Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào hoàn thiện các thủ tục về môi trường trong thời gian tới 50

3.2.1 Các biện pháp duy trì và hoàn thiện sự tuân thủ thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường 51

3.2.2 Các biện pháp duy trì sự tuân thủ thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án 52 3.2.3 Các biện pháp duy trì và hoàn thiện sự tuân thủ thủ tục báo cáo giám sát

Trang 5

3.2.4 Các biện pháp duy trì và hoàn thiện sự tuân thủ thủ tục giấy phép xả thảivào nguồn nước 523.2.5 Các biện pháp duy trì và hoàn thiện sự tuân thủ thủ tục sổ chủ nguồn thảichất thải nguy hại 53KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54TÀI LIỆU THAM KHẢO 55PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các hạng mục công trình xây dựng của công ty 4

Bảng 1.2 Tổng nguyên, vật liệu dùng cho đóng mới 22 tàu/năm 6

Bảng 1.3 Tổng nguyên, vật liệu dùng cho sửa chữa 20 tàu/năm 7

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng năng lượng 7

Bảng 1.5 Danh mục thiết bị máy móc của công ty 8

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các thủ tục hành chính mà công ty cần tuân thủ 21

Bảng 3.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM 23

Bảng 3.3 Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt 27

Bảng 3.4 Kết quả phân tích khí thải tại khu vực sản xuất 30

Bảng 3.5 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 31

Bảng 3.6 Kết quả phân tích tiếng ồn tại khu vực sản xuất 32

Bảng 3.7 Kết quả phỏng vấn nguồn phát sinh tiếng ồn tại công ty 32

Bảng 3.8 Kết quả phỏng vấn mức độ thực hiện thu gom rác thải sau làm việc 33

Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn công nhân được học quy định phân loại chất thải rắn 34

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sự tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty .37

Bảng 3.11 Vị trí, chỉ tiêu, tần suất quan trắc môi trường tại công ty 41

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá sự tuân thủ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước 44

Bảng 3.13 Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký 46

Bảng 3.14 Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại công ty năm 2015 46

Bảng 3.15 Cách thức xử lý đối với chổi lăn sơn gãy, hỏng 48

Bảng 3.16 Kết quả đánh giá sự tuân thủ thủ tục sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại .49

Bảng 3.17: Kết quả phỏng vấn công nhân được đào tạo nhận thức về môi trường 51

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí địa lí của công ty 4

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 6

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình đóng mới tàu 10

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sửa chữa tàu 11

Hình 3.1 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt 25

Hình 3.2 Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn được xây dựng tại khu vực nhà khách 25

Hình 3.3 Hệ thống thu gom nước chảy bề mặt của công ty 26

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước mưa của công ty 26

Hình 3.5 Hệ thống xử lý khí thải, hơi dung môi dây chuyền phun bi và sơn tự động 28

Hình 3.6 Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý bụi, thu hồi hạt kim loại 28

Hình 3.7 Bunke chứa bụi của hệ thống xử lý khí thải 29

Hình 3.8 Công nghệ xử lý hơi dung môi 29

Hình 3.9 Biểu đồ về tỷ lệ công nhân thực hiện vệ sinh khu làm việc 34

Hình 3.10 Thùng rác phân loại CTR thông thường và CTNH 34

Hình 3.11 Kho lưu chứa chất thải nguy hại của công ty 35

Hình 3.12 Khu vực lưu trữ trong kho chứa chất thải nguy hại 36

Hình 3.13 Biểu đồ so sánh khối lượng chất thải nguy hại trung bình 1 tháng 47

Hỉnh 3.14 Biểu đồ tỷ lệ cách xử lý của công nhân đối với chất thải nguy hại 48

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường sống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người, sinh vật và

sự phát triển của đất nước Do đó, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi cá nhân,

tổ chức cũng như mọi quốc gia và toàn nhân loại

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa Hàngloạt công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp đã đang đượcxây dựng và đi vào hoạt động Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đãmang lại nhiều thành tựu to lớn, nhưng bên cạnh đó nó cũng làm cho môi trường tạicác khu công nghiệp và đô thị lớn bị suy giảm nghiêm trọng Vì vậy, muốn bảo vệmôi trường được trong lành, trong quá trình hoạt động của mình các công ty, doanhnghiệp phải gắn liền việc sản xuất với bảo vệ môi trường Mà muốn gắn liền hoạtđộng sản xuất với bảo vệ môi trường thì các công ty, doanh nghiệp ngoài việc ápdụng các biện pháp sản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm còn cầnchú ý tới việc thực hiện đúng và đủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường.Các thủ tục hành chính ấy chính là cơ sở pháp luật vững chắc để công ty, doanhnghiệp làm cơ sở nền tảng cho việc sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường

Để thực hiện được mục tiêu đó, các cơ quan quản lý về môi trường đã sử dụng một

số công cụ để bảo vệ môi trường Một trong những công cụ đó chính là luật pháp vềbảo vệ môi trường, đó là công cụ có vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ môitrường

Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào là đơn vị đóng tàu thuộcngành thủy sản, với nhiệm vụ sửa chữa và đóng mới tàu phục vụ cho nghề cá Hiệnnay, công ty đã thu hút được nhiều khách hàng cả trong và ngoài nước, tạo tiền đề

cơ bản cho ngành đóng tàu biển tại Nam Định đồng thời cũng giải quyết vấn đềcông ăn việc làm cho người dân tại địa phương Tuy nhiên, đi đôi với việc phát triểnkinh tế đó thì loại hình sản xuất của công ty có rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môitrường Để giúp công ty có cái nhìn chính xác và khách quan hơn trong vấn đề quản

Trang 10

thiện các thủ tục hành chính về môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý,

em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan

đến bảo vệ môi trường của Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào, Tỉnh Nam Định”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi

trường tại Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào

- Đề xuất các giải pháp để duy trì và hoàn thiện các thủ tục hành chính về bảo

vệ môi trường phù hợp với Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào,đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho hoạt động sản xuất của công tytrong thời gian tới

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà Công

Ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào phải tuân thủ

- Khảo sát hiện trạng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại

Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào

- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi

trường tại Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào

+ Thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trườngphục vụ giai đoạn vận hành của dự án

+ Thủ tục Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

+ Thủ tục xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

+ Thủ tục đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

- Đề xuất các giải pháp phù hợp để công ty duy trì và hoàn thiện sự tuân thủ

các thủ tục về môi trường trong thời gian tới

Trang 11

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Sông Đào

1.1.1 Thông tin chung

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Sông Đào

- Thành lập: Ngày 16 tháng 01 năm 1968

- Địa chỉ: Xã Tân Thành – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định

- Quy mô, công suất:

+ Loại hình sản xuất: Đóng mới, sửa chữa tàu và phương tiện vận tải sôngbiển trọng tải 1000 DWT và 3000 DWT

+ Công suất: đóng mới 22 tàu/năm, sửa chữa 20 tàu/năm

+ Tổng số cán bộ công nhân viên: 210 người

Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Sông Đào là đơn vị thuộc Tổng Công

Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam, tiền thân là Xưởng sửa chữa tàu thuyền thuộc

Sở Thủy sản Nam Định Với lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển, công ty đãđạt được những thành quả nhất định, thu hút nhiều khách hàng cả trong và ngoàinước tạo tiền đề cơ bản cho ngành đóng tàu biển Nam Định phát triển Công tychính thức hoạt động với Giấy phép kinh doanh công ty cổ phần số: 0600201540,đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 14 tháng 06 năm 2003, đăng ký thay đổi lần thứhai ngày 12 tháng 08 năm 2010 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu

- Phía Đông giáp: Khu dân cư và Mương thoát nước

- Phía Tây giáp: Đất bãi và cầu Vượt qua sông Đào

- Phía Nam giáp: Sông Đào

- Phía Bắc giáp: Đê và khu dân cư

Trang 12

Hình 1.1 Sơ đồ vị

trí địa lí của công ty

Tổng diện tích mặt bằng của công ty: 62.901,7 m2 bao gồm các hạng mục xâydựng chính:

Bảng 1.1 Các hạng mục công trình xây dựng của công ty

Trang 13

(Nguồn: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào)

b) Đặc điểm khí hậu

Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Sông Đào nằm trong khu vực có đặcđiểm khí hậu là sự khác biệt giữa hai mùa: mùa đông và mùa hè Nhiệt độ trungbình mùa hè là 27,8 0C, mùa đông là 19,5 0C Tháng nóng nhất là tháng 7 và thánglạnh nhất là tháng 2 Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ tương đối nhỏ

Khu vực chịu ảnh hưởng của hai hướng gió thịnh hành chủ yếu theo hai mùa.Mùa hạ là hướng gió Đông Nam, mùa Đông là hướng gió Bắc, Đông Bắc Mùa mưabắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt dầu từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm.Lượng mưa tương đối lớn dao động từ 1.400 mm đến 1.800 mm Số ngày mưa

trong năm dao động khoảng 143 ngày (Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Nam Định năm 2015).

c) Điều kiện thủy văn

Vị trí công ty nằm ngoài đê sông Đào Sông Đào bắt nguồn từ sông Hồng ởphía Nam cầu Tân Đệ chảy qua thành phố Nam Định, gặp sông Đáy ở xã HoàngNam huyện Nghĩa Hưng có chiều dài khoảng 34 km, chiều rộng trung bình từ 500mđến 600m Sông Đào là nguồn nước mặt cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệpcho thành phố Nam Định Do địa hình Nam Định khá bằng phẳng nên sông Đào cótốc độ dòng chảy chậm, tại nhiều đoạn sông còn quan sát thấy hiện tượng cắt dòng.Chế độ thủy văn phân bố theo mùa mưa lũ, mùa khô trong năm và được phản ánhqua mực nước hàng năm

Trang 14

1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 1.1.4 Nguyên, vật liệu sử dụng cho sản xuất

Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất chủ yếu là sắt, que hàn các loại

Bảng 1.2 Tổng nguyên, vật liệu dùng cho đóng mới 22 tàu/năm

Hội đồng quản trị Ban kiểm soátHội đồng cổ đông

Ủy viên HĐQTkiêm Phó giámđốc công ty

Ủy viên HĐQTkiêm Phó giámđốc công ty

Ủy viên HĐQT kiêm kế toántrưởng

Các phânxưởng

PhòngKTSX

vỏ thép I

Trang 15

6 Dây hàn Tấn 255

(Nguồn: Báo cáo ĐTM Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào)

Bảng 1.3 Tổng nguyên, vật liệu dùng cho sửa chữa 20 tàu/năm

(Nguồn: Báo cáo ĐTM Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào)

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng năng lượng

Trang 16

Bảng 1.5 Danh mục thiết bị máy móc của công ty

1 Dây chuyền sơ chế tôn

(tẩy rỉ, phun sơn tự động)

Trang 17

17 Máy cắt tôn Plasama 02 2,8 KW Italia 1996

18 Máy hàn tự động,

bán tự động

(Nguồn: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào)

Trang 18

1.1.7 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm

a) Quy trình đóng mới tàu

Sơ chế nguyên liệu

Lấy dấu, gia công, chế tạo cácchi tiết từ thép tấm và thép hình

Tiếp nhận nguyên liệu

Chế tạo phân đoạn phẳng

Chế tạo phân đoạn khối

Gia công lại hệ thống

Làm sạch và sơn/phủ sơn

Lắp ráp tổng đoạnChế tạo sẵn

Đấu đà và lắp ráp hệ thống

Hạ thủy

Hoàn thiện và trang bị thiết bị

Bàn giaoChạy thử và nghiệm thu

Trang 19

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình đóng mới tàu b) Quy trình sửa chữa tàu

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sửa chữa tàu

1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà công ty cần tuân thủ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các quy định chủ yếu liên quan đếnCông ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào bao gồm các văn bản dưới đây:

Nghiệm thu, chạy thửChuẩn bị hạ thủy tàuSơn trang tríHoàn thiện

Sửa chữacác trangthiết bịkhác

Sửa chữađườngống, hệthống ống

Sửachữađiện,điện tử

Sửa chữaphầnmáy, hệtrục

Chuẩn bị nguyên vật liệu,thiết bị phụ tùngKhảo sát, lập khối lượng,thết kế sửa chữa, giám sát

Trang 20

1.2.1 Quy định về Đánh giá tác động môi trường

Theo khoản 23, điều 3, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13:

“Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo tác động đếnmôi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triểnkhai dự án đó”

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, doanh nghiệp cần áp dụng đúngquy định tại:

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

+ Phụ lục II về danh mục các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môitrường

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT thông tư của Bộ tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

1.2.2 Quy định về xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục

vụ giai đoạn vận hành của dự án

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

2015

Trang 21

+ Khoản 2, điều 27, quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự

án vào vận hành

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Nghị định của Chính Phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2015.

+ Khoản 6, điều 16 quy định về trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện cáccông trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

+ Cột 4, Phụ lục II, quy định về danh mục các dự án phải thực hiện báo cáokết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạnvận hành dự án

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT thông tư của Bộ tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

+ Điều 12, quy định về báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môitrường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

1.2.3 Quy định về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức đánh giá chất lượng môitrường ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan thẩm quyền Doanh nghiệpcần thực hiện theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cựcphát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường; theo dõi lưu lượng,khối lượng tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặctrưng của chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thảirắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và các chỉ tiêu khác)

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần lập báo cáo giám sát môi trườngtheo quy định:

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

Trang 22

+ Khoản 3, điều 123, chương XII quy định về chương trình quan trắc môitrường.

+ Khoản 3, điều 125, chương XII quy định về trách nhiệm quan trắc môitrường

+ Khoản 3, điều 127, quy định về quản lý số liệu quan trắc môi trường

- Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06 năm 2015.

+ Khoản 1, điều 39, chương V quy định về quan trắc việc xả nước thải

- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

1.2.4 Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước

Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có hành vi xả thải vào nguồn nướcphải thực hiện các quy định pháp luật tại:

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

2015

+ Khoản 2, khoản 3, Điều 100 quy định về thu gom, xử lý nước thải

+ Điểm c, khoản 1, điều 101, quy định hệ thống xử lý nước thải

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

+ Điểm c, khoản 1, điều 28, chương 3, quy định về quan trắc, giám sát tàinguyên nước

+ Khoản 3, điều 37, chương III quy định về xả thải vào nguồn nước

+ Điều 38, chương III quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhânđược cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

Trang 23

- Nghị định 201/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 27 tháng 11 năm

2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.

+ Khoản 1, điều 33, chương 3 quy định về hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấyphép xả nước thải vào nguồn nước

- Nghị định 154/2016/NĐ-CP Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 16 tháng 11 năm 2016.

+ Khoản 1, điều 2 quy định về đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường.+ Điều 6,7 quy định về mức phí và tính số phí phải nộp đối với nước thải.+ Điều 8 quy định về kê khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quyđịnh, theo mẫu và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phỉnộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định

1.2.5 Quy định về kiểm soát chất thải rắn và chất thải nguy hại

Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu:

“Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải

ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”.

“Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục CTNH hoặc thuộc danh mục CTNH nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng CTNH”.

“Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có tính nguy hại khác”.

Trong quá trình hoạt động, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải tuân thủ quản lý

chất thải rắn theo quy định tại:

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

2015

+ Điều 85, chương IX quy định chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quátrình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế vàtiêu hủy

Trang 24

+ Khoản 1, điều 90, quy định chủ nguồn thải CTNH phải đăng ký, lập hồ sơ

về CTNH với cơ quan quản lý nhà nước

+ Điều 91, quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý CTNH.+ Điều 95, quy định chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh CTRthông thường phải tiến hành phân loại tại nguồn

- Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06 năm 2015.

+ Khoản 1, khoản 2, điều 15, chương III quy định về phân loại, lưu giữ chấtthải rắn sinh hoạt

+ Khoản 3, điều 16, chương III quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhânphát sinh chất thải rắn sinh hoạt

+ Khoản 1, điều 29, chương IV quy định về phân loại và lưu giữ chất thải rắncông nghiệp thông thường

+ Điều 30, chương IV quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thảicông nghiệp thông thường

- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 06 năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 09 năm 2015.

+ Khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7, khoản 8, điều

7, chương II của thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định về yêu cầu kỹ thuật, quytrình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH

- TCVN 6707:2009 – Tiêu chuẩn quốc gia về chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo và phòng ngừa.

+ Mục 5 quy định về trình bày, thiết kế và màu sắc của dấu hiệu cảnh báo chấtthải nguy hại

+ Mục 7 quy định về sử dụng dấu hiệu cảnh báo

Trang 25

1.2.6 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải và khí thải

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinhhoạt

- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảicông nghiệp

- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải côngnghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ

- QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải côngnghiệp đối với một số chất hữu cơ

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh

Trang 26

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi

trường của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào

+ Thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Thủ tục xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giaiđoạn vận hành dự án

+ Thủ tục Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

+ Thủ tục giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

+ Thủ tục Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Tàu Thủy Sông Đào

- Về thời gian: Từ tháng 03/2017 đến tháng 05/2017

2.2 Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Phương pháp trên được sử dụng để thu thập và nghiên cứu các văn bản pháp lýliên quan đến bảo vệ môi trường mà công ty phải tuân thủ như: luật, nghị định, thông

tư, quyết định, mục đích nhằm đưa ra các quy định pháp luật mà công ty sẽ phải thựchiện

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, báo cáo về tình hình quản lý nhà nước

về môi trường Mục đích nhằm đưa ra các cơ sở dẫn chứng về tình hình thực hiệncác thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Tài liệu tổng quan về lịch sử hình thành và tình hình sản xuất của công ty.Mục đích nhằm giới thiệu tổng quan về đối tượng nghiên cứu về vị trí, địa điểm,loại hình, quy mô hoạt động…

Các giấy phép về môi trường và các báo cáo cơ sở như: Đánh giá tác động môitrường, Giấy phép xả thải vào nguồn nước, Báo cáo kết quả việc thực hiện các công

Trang 27

sát môi trường định kỳ, Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại của công ty làm cơ sở

để so sánh, đối chứng với các quy định tại văn bản pháp luật, yêu cầu cơ quan quản

lý nhà nước và các công trình thực tế của nhà máy để đánh giá việc tuân thủ

2.2.2 Phương pháp khảo sát

- Là phương pháp cần thiết để tìm hiểu hiện trạng môi trường, thực hiện các

quy định pháp lý về bảo vệ môi trường trong Công ty Cổ Phần Công Nghiệp TàuThủy Sông Đào

- Các hoạt động khảo sát gồm: trực tiếp đến Công ty Cổ Phần Công Nghiệp

Tàu Thủy Sông Đào để quan sát, tìm hiểu tình hình sản xuất, bố trí các công trìnhbảo vệ môi trường, hoạt động vận hành các công trình bảo vệ môi trường Kết quảthu thập được là căn cứ quan trọng để đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật

và đưa ra các biện pháp duy trì và hoàn thiện tại công ty

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Xây dựng 04 mẫu phiếu điều tra cho 04 đối tượng, tổng số phiếu là 45 phiếu

Hệ thống các câu hỏi được in thành các phiếu hỏi và hướng dẫn cách trả lời cho cácnội dung trong phiếu hỏi

Cán bộ quản lý của Sở Tài

Nguyên và Môi Trường

Cán bộ phụ trách môi

trường của Công ty Cổ 02

Đánh giá sơ bộ về hiện trạng của công ty đã thực hiện các thủ tục

Trang 28

Thủy Sông Đào

khó khăn nào trong quá trình hoàn thiện các thủ tục hành chínhliên quan đến bảo vệ môi trường

Công nhân tại Công ty Cổ

Phần Công Nghiệp Tàu

Đánh giá sơ bộ tình hình sản xuất thực tế tại công ty làm căn

cứ để đánh giá việc tuân thủ các giấy phép mà công ty đã được cấp

Người dân sống xung

quanh khu vực công ty 10

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường

và sức khỏe của người dân sông xung quanh

2.2.4 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu viết báo cáo

Các thông tin dữ liệu được xử lý trên Microsoft Word, Microsoft Excel để đưa

ra bảng kết quả tổng hợp Từ các tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp viết báocáo thể hiện đầy đủ nội dung về sự tuân thủ các thủ tục hành chính về môi trường vàđưa ra các biện pháp để duy trì và hoàn thiện sự tuân thủ tại công ty

Trang 29

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào tại xã Tân Thành, huyện VụBản, Tỉnh Nam Định có diện tích 62.901,7 m2 với quy mô công suất đóng mới 22tàu/năm, sửa chữa 20 tàu/năm Công ty phải chấp hành quy định của pháp luật hiệnhành thực hiện các thủ tục môi trường như sau:

Cơ quan tham quyền quản lý

Sở Tài nguyên

và Môi trườngNam Định

Có hiệu lực từ14/06/2010

Sở Tài nguyên

và Môi trườngNam Định

số 2659/XN - STNMT

Có hiệu lực từ13/ 11/ 2015

Sở Tài nguyên

và Môi trườngNam Định

Sở Tài nguyên

Trang 30

án Sau đây, đề tài sẽ đánh giá chi tiết việc thực hiện các thủ tục môi trường màcông ty đã được phê duyệt.

3.1 Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào

3.1.1 Đánh giá sự tuân thủ đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Căn cứ pháp lý để thực hiện đánh giá tác động môi trường

Căn cứ khoản 1, điều 18 của Luật bảo vệ môi trường 2014, cột thứ 49 phụ lục

II của Nghị định 18/2015/NĐ – CP quy định về dự án xây dựng cơ sở đóng mới,sửa chữa tàu thủy có trọng tải 1000 DWT trở lên phải thực hiện đánh giá tác độngmôi trường Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào với loại hình sảnxuất là sửa chữa và đóng mới tàu thủy 1000 DWT và 3000 DWT nên phải thực hiệnđánh giá tác động môi trường Năm 2010, Công ty đã lập báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở sản xuất và có quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định

số 794/ QĐ – STNMT ngày 23 tháng 06 năm 2010 (Bản sao quyết định đính kèm phụ lục 1)

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường mà công ty phải tuân thủ

Trang 31

Bảng 3.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM

ST

T

Loại chất thải

Các công trình, biện pháp BVMT

- Xây dựng công trình xử lý nước thải.

- Nước thải được thu gom và xử lý đạt:

+ QCVN 14:2008/ BTNMT (cột A)+ QCVN 40:2011/BTNMT (cột A)

2

Bụi Khí thải

Tiếng ồn

- Xây dựng công trình xử lý bụi, khí thải

- Có các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung:

- Bụi và khí thải đảm bảo:

+ QCVN 19:2009/BTNMT+ QCVN 20:2009/BTNMT+ QCVN 05:2013/BTNMT

-Thu gom, phân loại, lưu trữ vào các thùng chứa tạm thời.Tuân thủ theo nghị định 38/2015/NĐ-CP

Chất thải rắnsản xuất

- CTR sản xuất sẽ được thu gom, phân loại sẽ được đem bán cho các cơ sở thu mua phế liệu

Chất thảinguy hại

- Thu gom, lưu trữ trong kho chứa CTNH.

- Tuân thủ theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

(Nguồn: Báo cáo ĐTM Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào)

b) Kết quả đánh giá, khảo sát thực tế tại công ty

- Biện pháp thu gom, xử lý nước thải

Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế, công ty không sử dụng nước cho quá trìnhsản xuất Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.Nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn được thu gom và thoát theo hai hệ thống riêngbiệt

+ Đối với nước thải sinh hoạt:

Trang 32

lắng và lọc được bố trí tại các khu vực nhà văn phòng (03 bể), nhà ăn (02 bể), nhàkhách (03 bể) Các bể tự hoại có kích thước (1x2x2) m được xây gạch, trát vữa ximăng, đáy đổ bê tông Nước thải nhà ăn được thu gom và đưa về bể tách mỡ để loạibớt dầu mỡ và chất tẩy rửa trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn dựa trên hoạt động của các vi sinh vậtphân hủy yếm khí Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của sinh vật

kỵ khí sẽ bị phân hủy tạo các chất khí và một phần tạo ra các chất vô cơ hòa tan Nướcthải khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể lắng phân hủy sinh học 2 và qua bể lắng 3 sau

đó được thoát theo hệ thống cống đến hệ thống bể lắng lọc cuối cùng Tại đây, nướcthải sẽ được lắng lọc một lần nữa trước khi thải ra mương thoát nước cạnh công ty sau

đó thoát ra sông Đào Công ty đã xây dựng 02 hệ thống bể lắng lọc xử lý nối tiếp vớitổng thể tích 7,6 m3 Trong bể lọc có 3 lớp vật liệu lọc là than củi, cát vàng và đá

Hình 3.1 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Ngăn 2Lắng, Phân hủy sinh học

Ngăn 1Điều hòa, LắngPhân hủy sinh học

Nước thải sinh hoạt

khu văn phòng,

nhà khách, nhà ăn

Ngăn 3Gạn lắng, Phân hủy sinh học

Hệ thống bể

lắng lọc 2

Hệ thống bểlắng lọc 1 Hố ga

tách mỡ Nước thải nhà ăn Sông Đào

Ngày đăng: 22/02/2018, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 06 năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015)
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2015
8. Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2010), Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2010)
Tác giả: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào
Năm: 2010
9. Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2010), Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2010)
Tác giả: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào
Năm: 2010
10. Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2015), Báo cáo quản lý chất thải nguy hại 6 tháng đầu năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2015)
Tác giả: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào
Năm: 2015
11. Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2015), Báo cáo kết quả quan trắc định kỳ năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2015)
Tác giả: Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào
Năm: 2015
2. Chính Phủ (2013), Nghị định 201/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước Khác
3. Chính Phủ (2015), Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Nghị định của Chính Phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Khác
4. Chính Phủ (2015), Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu Khác
5. Chính Phủ (2015), Thông tư 27/2015/TT-BTNMT thông tư của Bộ tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Khác
6. Chính Phủ (2016), Nghị định 154/2016/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2016 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Khác
7. Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy sông Đào (2010), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư nâng cấp cơ sở Khác
12. PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung (2008), Giáo trình quản lý Tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng Khác
13. Quốc Hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014 Khác
14. Quốc Hội (2012), Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w