1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chim trắng pampus argenteus (euphrasen, 1788) tại kiên giang

58 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÕ VĂN BÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN C CHIM TRẮNG Pampus argenteus Euphrasen, 1788 TẠI KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ VĂN BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN

C CHIM TRẮNG Pampus argenteus (Euphrasen, 1788)

TẠI KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ VĂN BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN

C CHIM TRẮNG Pampus argenteus (Euphrasen, 1788)

TẠI KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chim trắng tại Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa

từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho đến thời điểm này

Khánh Hòa, ngày 25 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Võ Văn Bình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên tác giả xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy: PGS TS Nguyễn Đình Mão đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Bên cạnh đó tác giả xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô ở Viện Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trước khi dứt lời, một lần nữa tác giả gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô và chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe công tác tốt, xin chân thành cảm ơn

Tác giả

Võ Văn Bình

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan iii

Lời cảm ơn iv

Mục lục v

Danh mục ký hiệu vii

Danh mục bảng viii

Danh mục hình ix

Danh mục đồ thị x

Trích yếu luận văn xi

Mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

1.1 Đặc điểm sinh học cá chim trắng 3

1.1.1 Hệ thống phân loại 3

1.1.2 Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố 3

1.1.2.1 Đặc điểm hình thái phân loại 3

1.1.2.2 Đặc điểm hình thái phân bố 4

1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chim trắng 4

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng của cá chim trắng 5

1.1.5 Đặc điểm sinh sản của cá chim trắng 5

1.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá 5

1.2.1 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá biển 5

1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá biển trên thế giới 5

1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá biển ở Việt Nam 6

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển 8

1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển trên thế giới 8

1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở Việt Nam 8

Chương 2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 12

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 12

2.2 Nội dung nghiên cứu 13

2.3 Phương pháp nghiên cứu 13

2.3.1 Phương pháp thu mẫu 12

2.3.2 Đặc điểm hình thái phân loại 13

Trang 6

2.3.3 Đặc điểm hình thái phân bố 13

2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng 13

2.3.5 Đặc điểm sinh trưỡng 14

2.3.6 Đặc điểm sinh sản 14

2.4 Xử lý số liệu 16

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 17

3.1 Đặc điểm hình thái phân loại 17

3.2 Đặc điểm hình thái phân bố 19

3.3 Đặc điểm dinh dưỡng cá chim trắng 20

3.3.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa 20

3.3.2 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa 21

3.3.3 Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân 22

3.4 Đặc điểm sinh trưởng cá chim trắng 23

3.4.1 Biến động kích thước, khối lượng quần đàn theo mùa và theo giới tính 23

3.4.2 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo nhóm tuổi 24

3.4.3 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo giới tính 25

3.5 Đặc điểm sinh sản 27

3.5.1 Giới tính 27

3.5.2 Hệ số thành thục sinh dục 29

3.5.3 Sức sinh sản 32

3.5.4 Đặc điểm tổ chức học tuyến sinh dục cá chim trắng 33

3.5.4.1 Cấu tạo buồng trứng 33

3.5.4.2 Cấu tạo tinh sào 36

3.5.5 Kích thước thành thục sinh dục lần đầu 38

3.5.6 Mùa vụ sinh sản 39

Chương 4: Kết luận và đề xuất ý kiến 42

4.1 Kết luận 42

4.2 Đề xuất ý kiến 42

Tài liệu tham khảo 43

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU

W : Khối lượng cá 14

L : Chiều dài cá 14

a,b : Hệ số tương quan 14

K : Hệ số thành thục 14

Wtsd : Khối lượng tuyến sinh dục 14

W0 : Khối lượng thân cá bỏ nội quan 14

s : Sức sinh sản tương đối 15

S : Sức sinh sản tuyệt đối 15

X : Giá trị trung bình 16

n : Tổng số mẫu 16

 : Độ lệch chuẩn 16

g : gam 16

n : Số mẫu thu thập 16

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu đo và tỷ lệ giữa chúng 18

Bảng 3.2 Chiều dài và khối lượng theo nhóm tuổi của cá chim trắng 21

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu đo giữa trọng lượng và chiều dài theo giới tính 22

Bảng 3.4 Thành phần và tần số xuất hiện thức ăn 25

Bảng 3.5 Tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân của một số loài cá biển 27

Bảng 3.6 Tỷ lệ đực cái trong quần đàn cá chim trắng qua các tháng thu mẫu 28

Bảng 3.7 Tỷ lệ giới tính theo nhóm tuổi 29

Bảng 3.8 Hệ số thành thục của cá chim trắng 30

Bảng 3.9 Hệ số thành thục của cá chim trắng qua các tháng 31

Bảng 3.10 Sức sinh sản tuyệt đối và tượng đối của cá chim trắng giai đoạn IV 32

Bảng 3.11 Tuổi và kính thước tham gia sinh sản lần đầu tiên cá chim trắng 39

Bảng 3.12 Các giai đoạn tuyến sinh dục cá chim trắng theo tháng 40

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 12

Hình 3.1 Hình thái bên ngoài cá chim trắng Pampus argenteus 17

Hình 3.2 Ảnh vây lưng, vây bụng và vây đuôi cá chim trắng 19

Hình 3.3 Cấu tạo ống tiêu hóa 20

Hình 3.4 Miệng và mắt cá chim trắng 20

Hình 3.5 Mang cá chim trắng 20

Hình 3.6 Thực quản cá chim trắng 21

Hình 3.7 Chiều dài ruột so với thân 23

Hình 3.13 Cá chim trắng đực và cái 28

Hình 3.14 Tuyến sinh dục cá chim trắng đực giai đoạn IV 30

Hình 3.16 Buồng trứng cá chim trắng giai đoạn IV 33

Hình 3.17 Tiêu bản buồng trứng giai đoạn II 34

Hình 3.18 Tiêu bản buồng trứng giai đoạn III 35

Hình 3.19 Tiêu bản buồng trứng giai đoạn IV 36

Hình 3.20 Ảnh tinh sào giai đoạn IV 37

Hình 3.21 Tiêu bản tinh sào giai đoạn II 37

Hình 3.22 Tiêu bản tinh sào giai đoạn III 38

Hình 3.23 Tiêu bản tinh sào giai đoạn IV 38

Trang 10

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Hình 3.8 Đồ thị biến động về kích thước của cá chim trắng qua các tháng 24

Hình 3.9 Đồ thị biến động về kích thước của cá chim trắng qua các tháng 24

Hình 3.10 Đồ thị biễu diễn sự tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá cái 26

Hình 3.11 Đồ thị biễu diễn sự tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá đực 26

Hình 3.12 Đồ thị sự tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá cái và cá đực 27

Hình 3.15 Đồ thị sự biến động hệ số thành thục của cá chim trắng 31

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Cá chim trắng Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) là loài cá sống ở Ấn Độ

Dương, Indonexia, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy nơi có đáy bùn và bùn cát, chúng sống thành đàn Cá thành thục ở tuổi 1+

Nhu cầu trên thị trường rất cao, ngày càng tăng dẫn đến khai thác quá mức cùng với những phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt, đã làm cho nguồn lợi cá này ngày càng cạn kiệt

Vì vậy nhu cầu đặt ra chính là khai thác có quy hoạch vùng và nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này Để chủ động tạo nguồn giống trong nuôi thương phẩm, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi và khôi phục nguồn lợi cá chim trắng nói riêng Đó

là hướng giải quyết hiệu quả nhất nhằm bảo tồn nguồn lợi các đối tượng nuôi thủy sản

ở Việt Nam Từ đó, luận văn “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chim trắng

Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) tại Kiên Giang” được thực hiện với mục tiêu xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá chim trắng Pampus argenteus ở Kiên

Giang làm cơ sở cho việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo Nghiên cứu này được thực hiện với nội dung chính là nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại, hình thái phân bố,

đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá chim trắng Pampus argenteus

Mẫu cá chim trắng thu trực tiếp tại các cảng cá và các tàu khai thác cá ở tỉnh Kiên Giang Trời gian thu mẫu nghiên cứu từ ngày 5/2015 đến 4/2016 Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm Trại thực nghiệm và sản xuất giống thuỷ sản Ba Hòn Tiến hành

đo kích thước, chiều dài và khối lượng cá Giải phẩu đo chiều dày ruột, chiều dài dạ dày và phân tích thành phần thức ăn trong dạ day Quan sát buồng trứng, buồng sẹ để xác định cá giai đoạn phát triển tuyến sinh dục Xác định các chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá

Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chim trắng là loài cá có tính ăn tạp thiên về động vật và có kích thước từ 19 – 35 cm và khối lượng dao động từ 150 – 550 g Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá chim trắng được thể hiện qua phương trình hồi quy W = 0.1812L2.2766

với R2 = 0.8517

Tỷ lệ cá đực và cá cái trong tự nhiên ở vùng biển Kiên Giang là 1:8 Hệ số thành thục cáo nhất vào tháng 2 đến tháng 4 (dao động từ 6,00 – 7,82 %) Mùa vụ sinh

Trang 12

sản của cá chim trắng ở vùng biển Kiên Giang là từ tháng 1 đến tháng 5 nhưng tập trung nhất là tháng 2 đến tháng 4 Tuổi thành thục lần đầu của cá chim trắng là tuổi 1+, với kích thước trung bình đạt 30,80 ± 2,04 cm và khối lượng dao động từ 400 – 550 g, trung bình là 448,66 ± 33,72 g Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 102.669 – 112.063 trứng/cá cái Sức sinh sản tương đối từ 195,47 - 281,72 trứng/g cá cái

Cần tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá chim trắng

để đa dạng đối tượng nuôi Không khai thác quá mức cá chim trắng trong mùa vụ sinh sản và cá thể chưa đạt kích thước thành thục là 30,80 ± 2,04 cm

Từ khóa: Cá chim trắng, Pampus argenteus, đặc điểm sinh học sinh sản

Trang 13

MỞ ĐẦU Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long Kiên Giang

tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển Kiên Giang có tiềm năng rất phát triển về kinh tế biển, nguồn lợi thủy sản rất đa dạng và phong phú Trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế như: cá giò,

cá mú, cá chẽm, cá chim trắng, cá chim đen, cá chét và nhiều loài cá khác [30] Nhưng

đặc biệt là cá chim trắng Pampus argenteus (Euphrasen,1788) là loài có gía trị kinh tế

cao hơn so với các loài cá khác, bởi thịt rất thơm ngon và bổ dưỡng của chúng [29]

Trong những năm gầy đây cá chim trắng khu vực này bị khai thác quá mức bởi các ghe cào lưới đôi một cách tận diệt Đối với cá chim trắng thì sản lượng khai thác hàng năm giảm do bị khai thác quá mức

Để góp phần bảo tồn và phát triển nguồi lợi cá chim trắng tại Kiên Giang cần có những chiến lược bảo vệ nguồn lợi cá biển nói chung và cá chim trắng nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết Muốn vậy, điều đầu tiên phải nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Đây là những hiểu biết cơ bản để làm cơ sở cho việc sinh sản nhân tạo tiếp theo Như vậy mới có thể chủ động con giống trong nuôi thương phẩm và bổ sung nguồn lợi tự nhiên đang bị giảm trầm trọng

Theo định hướng phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm tới của quốc gia, thì lĩnh vực kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng

có gía trị kinh tế là rất quan trọng

Được sự chấp thuận của Viện Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Nha Trang và thầy hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá

chim trắng Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) tại Kiên Giang

Mục tiêu của đề tài

Nhằm xác định các dữ liệu ban đầu về đặc điểm sinh học sinh sản cá chim trắng, làm cơ sở nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, nhằm bảo vệ nguồn lợi cá chim trắng, góp phần đa dạng đối tượng nuôi cho ngành nuôi trồng thủy sản

Các nội dung chính của đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại và phân loại

- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng

Trang 14

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng

- Nghiên cứu đặc điểm sinh sản

+ Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần làm phong phú số liệu về một số đặc điểm sinh học sinh sản tương đối đầy đủ cá chim trắng và là cơ sở dữ liệu ban đầu tiến đến sản xuất giống nhân tạo, bảo vệ nguồn lợi cá chim trắng, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

+ Ý nghĩa thực tiễn

Mở ra triển vọng hướng đến sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm loài cá này góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm sinh học cá chim trắng

1.1.1 Hệ thống phân loại

Theo Fishbase Trên thế giới hệ thống phân loại cá chim gồm có 9 loài: cá chim

đen (Parastromateus niger Bloch, 1795), cá chim dang (Pampus chinesis Euphrasen, 1788), cá chim bà (Chaetodon strigangulus Forskal, 1775), cá chim gai (Psenopisi anomal Temminck et Schlegel, 1944), cá chim hai vây (Nomeus albula Meuschen, 1781), cá chim mắt to (Psettus aegenteus Linne, 1758), cá chim càng cỏ (Chaetodon auriga Forskal, 1775), cá chim vây vàng (Trachinotus falcalus Linnaeus, 1758) và cá chim trắng (Pampus argenteus Euphrasen, 1788) [29]

Cá chim trắng được danh như sau:

Loài: Pampus argenteus (Euphrasen, 1788)

Tên tiếng anh: Silver pomfret

Tên tiếng việt: cá chim trắng

1.1.2 Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố

1.1.2.1 Đặc điểm hình thái phân loại

Theo Nguyễn Nhật Thi, chiều dài thân cá chim bằng 1,3 – 1,4 chiều cao thân, bằng 3,6 – 4,0 lần chiều dài đầu Chiều dài đầu bằng 4,0 – 5,1 lần chiều dài mõm, bằng 3,1 – 3,4 lần đường kính mắt Thân hình thoi ngắn, gằn như hình tròn rất dẹp bên Bắp đuôi ngắn cao Đầu nhỏ, dẹp bên Chiều dài nhỏ hơn chiều cao và nhỏ hơn 1/2 chiều cao thân Các xương nắp mang mềm yếu, mép sau trơn Mõm rất ngắn, tù tròn, chiều dài nhỏ hơn đường kính mắt Mắt tương đối lớn, tròn, cá càng lớn mắt phát triển càng chậm so với các phần khác, màng mở chỉ có ở viễn mắt Lỗ mũi nhỏ, ở mút mõm, lỗ mũi trước tròn, lỗ mũi sau hình khe Miệng rất bé, gần như thẳng đứng, hàm dưới

Trang 16

mỏng và ngắn hơn hàm trên Xương hàm trên nhỏ và mềm yếu, kéo dài đến dưới viễn sau đồng tử Răng rất nhỏ, hơi dẹt, trên mỗi hàm chỉ có 1 hàng xếp xít nhau Xương lá mía và xương khẩu cái không có răng Lược mang tròn, dài nhọn, thưa Khe mang nhỏ, chiều rộng ngắn hơn chiều dài đầu

Vây lưng dài, phần gai lưng cứng không có màng vây và chỉ thấy rõ ở cá nhỏ, ở

cá trưởng thành chúng ẩn dưới da, phần tia vây trước hình lưỡi liềm, chiều cao vây thường chỉ bằng 45 – 65% chiều cao thân Vây hậu môn đồng dạng với vây lưng như chiều cao thường lớn hơn vây lưng Vây đuôi chia thành 2 thùy, thùy dưới dài hơn thùy trên Không có vây bụng Toàn thân phủ vẩy tròn nhỏ (trừ mõm) Đường bên hoàn toàn, rất cong theo lưng Toàn thân màu trắng, không có màu sắc đặc biệt

Vây lưng: D: V-VII (37-43)

Vây hậu môn: A: V-VII (35-38)

Vây ngực: P 25-28

Lược mang hàng ngoài trên cung mang thứ nhất: 4+10-11 [13]

1.1.2.2 Đặc điểm hình thái phân bố

Theo Fishbase, cá chim trắng phân bố vùng ở Ấn Độ Dương, Indonexia, Đài

Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam [29]

Theo Nguyễn Nhật Thi, cá chim trắng phân bố ở Vịnh Pecxich, Ấn Độ Dương, Indonexia, Malaysia, Đài Loan, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản Ở Việt Nam vịnh Bắc bộ như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ Tỉnh [13]

Cá chim trắng được khai thác quanh năm, sống và di chuyển thành đàn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bắt mồi

Theo Mai Đình Yên và cộng sự, cá chim trắng sống ở tầng giữa và tầng đáy, nơi có đáy rạn đá và bãi cát, có độ sâu từ 10 – 20 m [16]

1.1.3 Đặc điểm dinh dƣỡng của cá chim trắng

Cá chim trắng là loài cá dữ ăn thịt, thích bắt mồi sống, thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ, giáp xác và các loài động vật không xương sống [13]

Theo James và Almatar (2008), giai đoạn đầu của ấu trùng cá chim trắng sử

dụng tảo Chlorella, Isochrysis và Nannochloropsis mà không sử dụng luân trùng tỷ lệ

sống dưới 1% sau 6 ngày khi nở Những nỗ lực trong nghiên cứu đã được cải thiện tỷ lệ

sống của ấu trùng từ dưới 1% lên 4% bằng việc sử dụng vi tảo Nannochloropsis kết hợp

Trang 17

với luân trùng Sau 50 ngày ương ấu trùng cho sử dụng thức ăn là nauplius của Artemia

[18, 23]

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng của cá chim trắng

Theo James và Almatar (2007), cá chim trắng nuôi trong hệ thống bể có thể tích khác nhau từ 4 m3 đến 125 m3, cho thấy sự tăng trưởng nhanhtrong giai đoạn đầu tốc

độ tăng trưởng lên đến 1,5 g/cá/ngày khối lượng cơ thể trong vòng ba tháng nuôi trung bình tăng từ 3,7 g đến 81,9 g, tốc độ khối lượng tăng chậm về sau Sau 14 tháng nuôi thương phẩm cá kích thước dao động từ 74-315 g, trung bình: 182,7 ± 50,5 Nuôi ở nhiệt độ nước dao động từ 26°C đến 30°C Tốc độ tăng trưởng của cá chim trắng còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường nuôi Nhiệt độ môi trường nước càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh, rút ngắn lại thời gian nuôi [17, 22]

1.1.5 Đặc điểm về sinh sản của cá chim trắng

Theo Almatar và James (2007), cá chim trắng đã được nghiên cứu từ tháng 3 năm 1996 đến tháng 2 năm 1998 ở Kuwait Cá chim trắng khi giai đoạn cá con sống nơi có nền đáy bùn và sau đó hậu ấu trùng được tìm thấy trong các vùng nước ven biển cạn Cá thành thục di chuyển từ Kuwait và Iran vùng biển đến phía bắc vịnh trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 để đẻ trứng Chúng di chuyển xuống từ phía nam đến vùng nước sâu hơn trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, và đến giai đoạn trưởng trở lại để đẻ trứng trong vùng nước của Kuwait từ tháng 3 đến tháng 5 [22] Theo Mai Đình Yên và cộng sự, cá chim trắng sức sinh sản khá cao trung bình

18 vạn trứng/1con cái và đẻ trứng nổi [16]

1.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá biển trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá biển

1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá biển trên thế giới

Theo Cho; Kim và Choe (1989), cá chim trắng (Pampus argenteus) là loài cá có

giá trị cao ở Kuwait và Iran Sản lượng đánh bắt của nó chiếm từ 30 đến 40% tổng giá trị đánh bắt cá của Kuwait, nhưng sản lượng khai thác của Kuwait đã giảm đáng kể từ

1142 tấn năm 1996 đến chỉ còn 114 tấn vào năm 2000 Viện Nghiên cứu Khoa học Kuwait và Tổ chức Nghiên cứu Thủy sản Iran đề xuất hợp tác nghiên cứu loài cá này Mục tiêu chính của đề án là xác định sản lượng, độ phong phú theo mùa, hình

thức di cư và các thông số sinh học cơ bản khác cần thiết cho sinh sản [20]

Trang 18

Theo Olgam và ctv (2007), cá hồng đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của

2 loài cá hồng Lutjanus campechanus và L monostigma tại vịnh Iligan, Mindanao

Phillipines Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2004, tác giả thu thập được 5 cá thể Lutjanus campechanus (3 cái và 2 đực), 2 cá thể L Monostigma (1 đực và 1 cái) Chiều dài trung bình của các cá thể từ 16,9cm - 54,9cm, tương ứng với khối lượng giao động từ

172 g – 2.100 g Khối lượng tuyến sinh dục đực 3,0 – 4,3 g (GSI: Gonadosomatic index (hệ số thành thục) cao nhất đạt (0,71%), khối lượng tuyến sinh dục cái 6,0 – 67,7

g (GSI cao nhất đạt 3,22%) Mô gan con đực có khối lượng 6,2- 8,4 g (với HSI: Hepatosomatic index (chỉ số khối lượng gan) = 1,25%), mô gan con cái có khối lượng 3,4 – 29,3 g (HSI = 1,6%) Quan sát buồng trứng dưới kính hiển vi, đã tìm ra những điểm nổi bật trong đặc điểm sinh học sinh sản như hình thái trứng, kích thước trứng, đồng thời dựa trên chỉ số GSI và HSI cũng như mối quan hệ giữa kích thước trứng (n

= 100) và hình thái trứng cho thấy 2 loài này khó có thể sinh sản nhân tạo [24]

Theo Pati (1939), cá chim trắng Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) đã được

nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015 Khai thác trung bình hàng năm là khoảng 68.273 tấn Đóng góp 2,04% cho hàng năm ở Irac Tổng lượng khai thác đã giảm từ 37.816 tấn năm 2012 xuống còn 27 tấn vào năm 2015 Nhóm kích thước khai thác nhiều nhất là (138- 208 mm) là cỡ cá lớn nhất chiếm (59%) Loài cá này thích nền đáy bùn cát, ấu trùng đã được tìm thấy ở vùng biển ven bờ Kuwait và Iran Cá trưởng thành di cư từ vùng biển Kuwait và Iran đến Vịnh Bắc trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 để sinh sản [25]

1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá biển ở Việt Nam

Nguyễn Đình Mão, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng

bạc (Lutjanus argentimaculatus) Tuổi và kích thước tham gia sinh sản lần đầu của cá

hồng bạc bước đầu được xác định là 4+, chiều dài trung bình: 54,75 ± 2,30 cm, khối lượng trung bình: 3,10 ± 0,21 kg/con Hệ số thành thục giá trị cao nhất tương ứng là 1,53%, trung bình: 0,95 ±0,05% Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 278.460 (tuổi 4+) đến 4.146.350 (tuổi 6+) trứng/cá cái Sức sinh sản tương đối từ 84,38 trứng/g đến 600,3 trứng/g khối lượng thân cá Sức sinh sản càng cao khi hệ số thành thục càng lớn [6],[7]

Võ Ngọc Thám, đã tiến hành điều tra một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá

chẽm (Lates calcarifer) ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa Theo thông tin điều tra, cá chẽm

có sức sinh sản tuyệt đối là 2.857.400 (trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối là

Trang 19

438.288 (trứng/kg cá cái) Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá chẽm mõm nhọn đã được nghiên cứu bởi Phạm Quốc Hùng Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chẽm mõm nhọn thuộc loài đẻ nhiều lần trong năm, chúng có mùa sinh sản chính kéo dài từ tháng

3 đến tháng 10 Trong mùa sinh sản, tinh sào và buồng trứng có sự tồn tại nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Chỉ số GSI có sự biến động giữa các giai đoạn phát triển của buồng trứng cũng như trong kỳ sinh sản Đồng thời theo thông tin của giả, sức sinh sản tuyệt đối của cá chẽm mõm nhọn dao động từ 140.000 đến 3327.600 (trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối của chúng dao động từ 636 đến 819 (trứng/g cá cái) GSI của cá đực và cá cái lần lượt dao động từ 1 đến 4,3% và 0,6 đến 6,3% [11]

Nguyễn Văn Thành, nghiên cứu đặc điểm sinh học cá thiều (Arius thalassinus)

Cá thiều có hệ số thành thục dao động 0,45 - 12,60 %, trung bình: 3,49 ± 3,35 % Chiều dài toàn thân nhỏ nhất và tuổi thành thục lần đầu tiên của cá thiều cái lần lượt là

Lt = 779 mm và Lmass = 1,89 năm tuổi Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá thiều lần lượt là 85 – 153 trứng/cá thể trung bình 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể và 0,0115 – 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình: 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái Mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7, chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 5 [12]

Mai Viết Văn, đã nghiên cứu đặc điểm sinh học cá chim đen (Parastromateus niger) Cá chim đen có hệ số thành thục (GSI) cao nhất vào tháng 08 (cá cái 4,68 %;

cá đực 1,29%), GSI thấp nhất vào tháng 04 (cá cái: 1,52 %, cá đực: 0,59 %) Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cá cái và cá đực tăng từ tháng 06 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 08 (cá cái: 64 %; cá đực: 82 %) Sức sinh sản tuyệt đối của cá chim đen dao động từ 21.756 đến 1.784.151 trứng/cá thể Sức sinh sản tương đối của cá 629 trứng/g cá cái với khối lượng thân dao động từ 237,52 đến 1.491,00 g/cá thể [15]

Đoàn Thị Huyền Trang, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá bắp

nẻ xanh Cá có kích thước nhỏ với chiều dài 108 – 252 mm và khối lượng dao động từ 25,32 g đến 254,26 g Hệ số thành thục GSI của cá bắp nẻ xanh cá đạt giá trị cao nhất vào tháng 3 (0,65 ± 0,24), thấp nhất vào tháng 10 (0,22 ± 0,08) và trung bình là 0,49 ± 0,24 Qua sự biến động của chỉ số GSI, chỉ số này kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm

Kích thước thành thục lần đầu của cá bắp nè xanh ở vùng biển Khánh Hòa là 149,2 mm Sức sinh sản tuyệt đối của cá bắp nẻ xanh tăng dần theo kích thước và khối lượng buồng trứng, nhỏ nhất là 1.527 (trứng/cá cái) ở kích thước 147 mm và khối lượng 52 g, lớn nhất là 20.618 (trứng/cá cái) ở kích thước 252 và khối lượng 236 g,

Trang 20

trung bình là 9.983 ± 6.026 (trứng/cá cái) Sức sinh sản tương đối trung bình của cá bắp nẻ xanh ở vùng biển Khánh Hòa là 67 ± 19 (trứng/g cá cái), dao động từ 28 – 29 trứng/g cá cái [14]

Trần Xuân Quang, nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gai Cá thành thục vào năm thứ 2 có chiều dài 154 mm, cá đẻ vào mùa đông vào tháng 12 đến tháng

3 năm sau Sức sinh sản cá không cao, cá dài 390 mm, nặng 575 g tuyến sinh dục giai đoạn IV, nặng 34 g, đường kính trứng 1,15 mm chiếm 22,4% Cá đẻ ở các bãi sỏi cát trong các sông ngòi, suối nước chảy xiết Trứng bám vào đáy đá [10]

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển

1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển trên thế giới

Almatar và cộng sự, nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống bằng cách sử dụng vi tảo trong hệ thống nuôi cho ăn ban đầu của ấu trùng cá chim trắng cho thấy rằng

Chlorella, Isochrysis và Nannochloropsis mà không luân trùng tỷ lệ sống không cao

Lúc 6 ngày sau khi nở, tỷ lệ sống còn tối đa 3 % (1,8 ± 1,69 %) đã được nuôi với

Isochrysis, đối với Nannochloropsis (0,35 ± 0,21 %) và Chlorella (0,25 ± 0,21 %)

Nghiên cứu thêm bằng cách sử dụng vi tảo với luân trùng và một hỗn hợp của các giống vi tảo với luân trùng cho thấy, tỷ lệ sống cao hơn có thể đạt được trong hỗn hợp của vi tảo với luân trùng trong hệ thống nuôi Tỷ lệ sống của ấu trùng là 9,73 ±

1,39 % trong hỗn loài tảo so với của Isochrysis (6,93 ± 1,86 %), Nannochloropsis (6,83 ± 0,61 %), Chlorella (5,93 ± 2,76 %) Các thành phần acid béo của luân trùng

được sử dụng trong quá trình ương nuôi cho thấy HUFA đã có mặt trong luân trùng được làm giàu Super SELCO và DHA Protein SELCO Nuôi ấu trùng cá chim trắng đến giai đoạn con giống sử dụng hỗn hợp loài vi tảo trong trại giống đã được thảo luận Trong suốt 38 ngày của thời kỳ nuôi ấu trùng, nó đã có thể đạt 3,6-4,2 % tỷ lệ sống ấu trùng cao hơn đáng kể so với nghiên cứu trước đó chỉ sống 1,5 % [18]

1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở Việt Nam

Viện Nghiên cứu Hải Sản – Hải Phòng, đã nghiên cứu sản xuất thành công

giống cá mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá mú đen (Epinephelus malabaricus) tại Vịnh

Hạ Long Cá bố mẹ tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ phải khỏe mạnh, không bị xây sát, bơi lội linh hoạt Cá đực lớn hơn 5kg/con, cá cái trên 3,5 kg/con Tuổi cá phải lớn hơn 3+

Có thể nuôi cá bằng lồng lưới hoặc nuôi trong ao, mật độ 1 – 2 con/m3 Cho ăn cá tạp tươi như: cá nục, cá lầm, thỉnh thoảng cho ăn thêm mực, cho ăn với khẩu phần 3 – 5%

Trang 21

khối lượng thân, 1 lần/ngày, có bổ sung vitamin (B, C, E…) liều lượng 100 – 150 mg,

4 – 5 ngày/lần Khi cá thành thục, trứng tròn đều, đường kính trứng 0,55 - 0,7 mm và vuốt chảy sẹ, đặc, màu trắng sữa, dễ tan trong nước - đối với cá đực - thì tiến hành tiêm hormone cho đẻ Tiêm LRHa với liều lượng 20 µg/kg cá cái, 10 µg/kg cá đực hoặc HCG: 500 – 1000 UI/kg cá cái, 200UI/kg cá đực Cả hai loại đều chia làm 2 lần tiêm cách nhau 24 h Cá mú thường đẻ vào ban đêm khoảng 20 – 24 g Ương nuôi ấu trùng cá mú cho ăn luân trùng, sau 20 ngày cho ăn N-Artemia có làm giàu bằng selco và thức ăn tổng hợp Love Larva của Nhật Bản Từ ngày thứ 9 trở đi bắt đầu thay nước, 20% lượng nước trong bể Lượng nước thay tăng dần tùy theo chất lượng nuớc và diễn biến môi trường Sau 40 ngày ương cá đạt cỡ 2 - 2,5 cm [3]

Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản (2004) Trường Đại học Thủy sản đã nghiên cứu sinh

sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành công hai loài cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) và cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1882) Cá chẽm (Lates calcarifer) thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật,

thích bắt mồi sống, chủ yếu là các loài cá, giáp xác nhỏ…Tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, có thể đạt đến chiều dài 200 cm, khối lượng 50 kg/con Mùa vụ sinh sản chính của cá chẽm từ tháng 4 - tháng 8, tuổi thành thục từ 3+

- 4+, kích thước thành thục 3 – 4 kg/con Cá chẽm thuộc loại chuyển đổi giới tính, giai đoạn cá còn nhỏ thường là cá đực, sau khi tham gia sinh sản một vài năm chúng sẽ chuyển thành con cái Sức sinh sản của cá chẽm tương đối lớn, trung bình từ 2 - 4 triệu trứng/cá cái Trứng cá trôi nổi, có màu vàng rơm, đường kính: 0,6 - 0,8 mm Cá bột mới nở có chiều dài: 1,2 - 1,6 mm

Cá chẽm mõm nhọn cũng là loài cá dữ, có tốc độ tăng trưởng không lớn lắm, chậm hơn cá chẽm, khối lượng tối đa khoảng 2 kg/con nhưng có giá trị thương mại cao hơn Mùa vụ sinh sản từ tháng 3 – tháng 7 Tuổi thành thục 1+

- 2+, kích thước thành thục

300 – 500 g/con Sức sinh sản từ 0,3 – 1 triệu trứng/cá cái [7]

Trường Đại học Thủy sản, cá chẽm bắt đầu nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo

Cá bố mẹ được tuyển chọn từ nguồn cá đánh bắt tự nhiên ở đầm Nha Phu và vùng biển Nha Trang - Khánh Hoà, sau đó nuôi thuần dưỡng bằng lồng trên biển trước khi đưa vào nuôi vỗ thành thục Trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, thường xuyên bổ sung nguồn cá bố mẹ từ cá nuôi thương phẩm Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ được tiến hành bằng hai hình thức: Nuôi lồng trên biển và nuôi trong bể xi măng Mật độ nuôi 1 –

Trang 22

2kg/m3 lồng và 1 – 2kg/3m3 bể Thức ăn cho cá bố mẹ là cá mối, cá đối, cá nục, tôm, mực, đảm bảo chất lượng tươi Cho ăn với khẩu phần 3 – 5% khối lượng thân, cho ăn

1 lần/ngày Để cá thành thục tốt, nâng cao chất lượng trứng và cá bột, thường xuyên

bổ sung vitamin B, C, đặc biệt là vitamin E Nếu nuôi trong bể xi măng, thường xuyên thay nước tạo môi trường trong sạch và kích thích dòng chảy cho cá thành thục nhanh Điều kiện môi trường đảm bảo độ mặn cao 30 – 32 ‰, nhiệt độ nước 26 – 28o

C, pH 7,5 – 8,5 Thời gian nuôi vỗ tích cực từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, vào tháng 3, tháng 4 tiến hành kiểm tra độ thành thục và cho đẻ, sau đó khoảng 1 tháng/1 lần cho cá đẻ lại

Cho cá chẽm đẻ bằng cách tiêm kích dục tố LRHa (Lutinizing releasing hormone analogue) và Domperidone Liều lượng tiêm: 30 – 50 µg LRHa cộng với 3 –

5 mg Dom/kg cá cái Cá đực tiêm với liều lượng bằng 1/2 so với cá cái, 36 – 40 g sau khi tiêm cá sẽ đẻ trứng

Sau khi cá đẻ, trứng được vớt ra xô nhựa 50 lít, siphon loại bỏ trứng hư, các chất bẩn và cho vào bể ấp Trứng cá được ấp bằng bể nhựa composite, thể tích 200 l/bể, mật độ trứng ấp 500 – 1000 trứng/lít, nguồn nước biển ấp trứng được lọc sạch có

độ mặn cao ổn định 30 – 32 ‰, nhiệt độ nước 27 – 30oC, sục khí nhẹ Sau 17 – 18 g trứng nở và cá bột được chuyển sang bể ương Tỷ lệ nở trung bình đạt từ 90 – 97%

Cá được ương trong bể xi măng hoặc bể nhựa composite thể tích 2 – 10m3/bể, nguồn nước biển được lọc sạch, độ mặn 20 – 30 ‰ Có hệ thống sục khí mạnh Mật độ

cá ương 50 – 100 con/lít Từ ngày tuổi thứ 2 đến ngày thứ 12 cho ăn luân trùng

(Brachionus plicatilis) mật độ 10 – 20 ct/ml, cho ăn 2 – 3 lần/ngày Cùng với việc cho

ăn luân trùng, thường xuyên cấp tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata) mật độ 1 – 2

x 103 tb/ml để ổn định môi trường Từ ngày thứ 10 – 25 cho ăn nauplius của Artermia,

từ ngày thứ 20 trở đi tập cho cá ăn thức ăn tổng hợp Để đảm bảo sức khoẻ cho cá,

thức ăn luân trùng và Artermia được làm giàu bằng Selco trước khi cho ăn

Định kỳ 7 – 10 ngày/lần phân lọc cá, san thưa mật độ Cá cùng cỡ đưa vào ương trong cùng bể để hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau, hao hụt lớn, tỷ lệ sống thấp

Sau 5 – 7 ngày tuổi bắt đầu thay nước, nếu có điều kiện, thường xuyên thay nước đảm bảo môi trường trong sạch cho cá, 3 – 5 ngày/lần siphon đáy bể loại bỏ thức

ăn thừa, các chất dơ bẩn

Sau 30 – 40 ngày ương cá đạt cỡ 1,5 – 2 cm chiều dài, có thể vận chuyển sang ương giống trong ao đất hoặc chuyển sang ao, lồng nuôi thương phẩm Tỷ lệ sống đạt

Trang 23

được từ lúc cá mới nở đến cỡ 2 cm là 20 – 40% So với một số nước trong khu vực là khá cao Hiện nay, hàng năm cơ sở nghiên cứu của Trường Đại học Nha Trang, sản xuất được 80 vạn – 01 triệu cá giống cỡ 2 – 3 cm cung cấp cho các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, các tỉnh Trung và Nam Trung bộ Chuyển giao công nghệ, cho đẻ và cung cấp trứng cá cho các cơ sở sản xuất giống tư nhân ở Khánh Hoà, Ninh Thuận [2]

Trang 24

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là cá chim trắng (Pampus argenteus Euphrasen, 1788)

- Địa điểm nghiên cứu vùng biển tỉnh Kiên Giang

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2015 đến 4/2016

2.2 Nội dung nghiên cứu

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu mẫu

Tiến hành thu mẫu cá chim trắng khai thác trong vùng biển Kiên Giang Đề tài

sẽ tiến hành thu cá 1 thang 1 lần, mỗi lần 20 mẫu Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm Trại thực nghiệm sản xuất giống Ba Hòn để phân tích

Số liệu thu được chủ yếu dựa trên kết quả quan sát, cân đo, đếm, giải phẩu và phân tích được 195 mẫu cá:

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chim trắng

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố,

dinh dưỡng và sinh trưởng

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản

Đặc điểm dinh dưỡng

Xác định

hệ số thành thục

Xác định sức sinh sản

Xác định giới

và tuổi

Xác định mùa

vụ sinh sản

Kích thước thành thục lần đầu

Kết luận và đề xuất ý kiến

Trang 25

- Số mẫu cân đo khối lượng và kích thước: 195

- Số mẫu quan sát và đếm các chỉ tiêu hình thái: 195

- Số mẫu phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày: 35

- Số mẫu xác định các giai đoạn chín muồi TSD: 57 mẫu

2.3.2 Đặc điểm hình thái phân loại

Mẫu được thu mua từ các tàu khai thác các cảng cá ở Kiên Giang, sau đó tiến hành kiểm tra, đối chiếu phân loại thông qua các chỉ tiêu về hình thái phân loại

Thu mẫu đại diện cho 4 nhóm kích thước: Lt ≤ 19 cm; 19 cm < Lt ≤ 25 cm; 25

cm < Lt ≤ 30 cm; 30 cm <Lt ≤ 35

Quan sát mô tả các hình thái bên ngoài và bên trong của cá

Xác định các chỉ số theo hướng dẫn nghiên cứu cá của P.I Pravdin, 1963

Các chỉ tiêu đo:

- Lt: Chiều dài toàn thân, từ mút mõm đến tận cùng của vây đuôi

- SL: Chiều dài kinh tế, từ mút mõm đến hết phần phủ vảy của thùy đuôi cá

- BD: Chiều cao lớn nhất thân cá

- HL: Chiều dài đầu, từ mút mõm đến cuối xương nắp mang

- Ao: Chiều dài mõm, từ đầu mút mõm đến cạnh trước của mắt

- O: Đường kính mắt

- W: Khối lượng thân cá

Các chỉ số đếm:

+ Đếm số lượng gai và tia vây

- D (Dorsalis): Vây lưng

- A (Analis): Vây hậu môn

- C (Caudalis): Vây đuôi

- P (Pectoralis): Vây ngực

- V (Ventralis): Vây bụng

2.3.3 Đặc điểm hình thái phân bố

Thu thập các thông tin có liên quan đến phân bố của cá chim trắng thông qua điều tra, khảo sát nắm thông tin từ ngư dân vùng biển nghiên cứu

2.3.4 Đặc điểm dinh dƣỡng

- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa gồm miệng, lược mang, răng, thực quản, dạ dày và ruột

- Xác định mối tương quan giữa chiều dài ruột (Li) với chiều dài thân (Lt) [8]

Trang 26

- Xác định thành phần thức ăn trong dạ dày cá:

Theo phương pháp tần số của Scheffere and Robinson đánh giá tần số bắt gặp của loại thức ăn nào đó là tỉ lệ % có chứa loại thức ăn đó trên tổng số dạ dày quan sát

Việc xác định tính ăn của cá chim trắng dựa vào kết quả phân tích kết hợp quan sát cấu tạo cơ quan tiêu hóa [26]

2.3.5 Đặc điểm sinh trưởng

- Xác định khối lượng cá bằng cách cân có độ chính xác đến gam

- Xác định kích thước bằng cách đo có độ chính xác đến milimet

- Xác định tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo phương trình của R.J.H.Beverton – S.L.Holt (1956)

Có công thức:

W = a.Lb (1)

Trong đó: W: khối lượng cá (g)

L: chiều dài cá (cm)

a,b: hệ số tương quan

Dựa trên số liệu cân đo mẫu cá và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

2.3.6 Đặc điểm sinh sản

2.3.6.1 Xác định giới tính

Giải phẩu quan sát và mô tả tuyến sinh dục, kiểm tra mức độ chín muồi tuyến

sinh dục của cá bằng tổ chức học Dùng phương pháp nhuộm màu theo Sheehan và Hrapchak (1980) và đọc tiêu bản để xác định giai đoạn chín của tuyến sinh dục [27]

Xác định mức độ thành thục tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của Nikoski [8]

2.3.6.2 Xác định hệ số thành thục theo công thức

K(%) = 100

0

x W

Wtsd

(2) Trong đó: K - hệ số thành thục

Wtsd - khối lượng tuyến sinh dục (g)

W0 - khối lượng thân cá không nội quan (g)

2.3.6.3 Xác định sức sinh sản của cá chim trắng

- Sức sinh sản tuyệt đối (S):

Là toàn bộ số trứng ở giai đoạn thành thục trong buồng trứng, được xác định ở giai đoạn IV Để xác định số lượng trứng trong buồng trứng, bằng cách đếm số lượng

Trang 27

trứng có trong 1 gam ở ba phần khác nhau gần đầu, giữa và cuối của buồng trứng, sau

đó lấy giá trị trung bình rồi nhân cho khối lượng buồng trứng Theo phương pháp của

S - là sức sinh sản tuyệt đối

W - khối lượng thân cá (g)

+ Xác định kích thước trứng bằng cách đo trứng cá đã thành thục giai đoạn VI

2.3.6.4 Phân tích tổ chức học tuyến sinh dục

Để đánh giá giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ở các giai đoạn khác nhau

Cồn 96% trong 1h Cồn 99% trong 1h30p Chloroform trong 1,5h

Parafin trong 8-10h (parafin:sáp ong với tỷ lệ là 3:1)

2.3.6.5 Xác định tuổi và kích thước thành thục sinh dục lần đầu

- Xác định tuổi bằng cách đếm các vòng sinh trưởng biểu hiện trên vảy theo

hướng dẫn của Pravdin, 1963 Lấy từ mỗi con cá 5-10 vảy ở hai bên sườn phía trên và

Trang 28

dưới đường bên, vảy phải to, nguyên vẹn, tâm vẩy rõ ràng, cho vào phong bì có ghi số thứ tự mẫu Xử lý vảy sạch bằng nước thường và dùng bàn chải mềm chải thật sạch chất nhờn trên vảy Dùng kính hiểm vi có độ phóng đại lớn để quan sát [9].

- Kích thước thành thục: Thu mẫu cá trưởng thành ở kích thước và khối lượng khác nhau Giải phẩu quan sát tuyến sinh dục để xác định mức độ thành thục của tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của Nikolxki [8]

xi - là chiều dài hay khối lượng cá thứ i

1

) ( 2 (5) Trong đó:  - là độ lệch chuẩn

n - là số mẫu

xi - là chiều dài hay khối lượng cá thứ i

x - là chiều dài hay khối lượng trung bình của cá

Trang 29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố

3.1.1 Đặc điểm hình thái phân loại

Hình 3.1 Hình thái bên ngoài cá chim trắng (Pampus argenteus)

Đặc điểm hình thái cá chim trắng (Pampus argenteus) đã được các tác giả trên

thế giới và trong nước mô tả Tuy nhiên sự sai khác về hình thể có thể xảy ra do môi trường sống và khác nhau về vị trí địa lý

Kết quả quan sát hình thái 195 mẫu cá thu tại vùng biển Kiên Giang được mô tả như sau:

Cá chim trắng thuộc nhóm có kích thước nhỏ, thân hình thoi ngắn, đầu nhỏ, gần như tròn rất dẹp bên Chiều dài thân bằng 0,83 – 1,51 chiều cao thân, bằng 2,5 – 5,98 lần chiều dài đầu Chiều dài đầu bằng 3,84 – 4,01 lần chiều dài mõm, bằng 3,39 – 4,00 lần đường kính mắt Các xương nắp mang mềm yếu, mép sau trơn Mõm rất ngắn, tù tròn, chiều dài bằng đường kính mắt Mắt tương đối lớn, tròn, cá càng lớn mắt phát triển càng chậm so với các phần khác Lỗ mũi nhỏ có 4 lỗ, ở mút mõm, 2 lỗ mũi trước tròn, 2 lỗ mũi sau hình khe Miệng nhỏ, nằm ngang hơi hướng lên trên, hàm dưới mỏng và ngắn hơn hàm trên, hàm trên không cử động Răng rất nhỏ, hơi dẹt, trên mỗi hàm chỉ có 1 hàng xép xít nhau Xương lá mía và xương khẩu cái không có răng Lược mang tròn, dài nhọn, thưa Khe mang nhỏ, chiều rộng ngắn hơn chiều dài đầu sau mắt Vây lưng dài, có từ 6 – 7 gai lưng cứng rất nhỏ nhú ra khổi da và có từ 39 – 41 tia mềm, phần tia vây trước hình lưỡi liềm, chiều cao vây thường chỉ bằng 43 – 45% chiều cao thân Vây hậu môn đồng dạng với vây lưng như chiều cao thường lớn hơn vây lưng, có 6 – 7 gai cứng và 38 – 40 tia mềm Vây đuôi chia thành 2 thùy, thùy dưới

Ngày đăng: 22/02/2018, 00:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Duy Hoan và Võ Ngọc Thám. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) tại Khánh Hòa. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.Trường Đại học Thủy sản, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lates calcarifer
6. Nguyễn Đình Mão, Nguyễn Địch Thanh. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775), tại Nha Trang, Khánh hòa. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài cấp Bộ Giáo Dục – Đào Tạo. Trường Đại học Nha Trang, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lutjanus argentimaculatus
7. Nguyễn Trọng Nho. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier, 1828). Báo cáo khoa học đề tài SUMA. Trường Đại học Thủy sản, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psammoperca waigiensis
10. Trần Xuân Quang. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá sỉnh gai (Onychostoma laticeps Gunther, 1868) tại lưu vực sông Giăng Nghệ An. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Onychostoma laticeps
11. Võ Ngọc Thám. Điều tra một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá chẽm (Latescalcarifer Bloch, 1790) tại đầm Nha Phu, khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ. Trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Latescalcarifer
12. Nguyễn Văn Thành. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá thiều (Ariusthalassinus). Báo cáo khoa học đề tài cơ sở. Phân hiệu Kiên Giang, Trường Đại học Nha Trang, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ariusthalassinus
15. Mai Viết Văn. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá chim đen (Parastromateus niger), báo cáo khoa học. Tập chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Parastromateus niger
17. Almatar S.M. and C.M. James. Performance of different types of commercial feeds on growth of juvenile silver pomfret, Pampus argenteus, under tank culture conditions.World Aquacult, 2007, pp: 550-556 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pampus argenteus
18. Almatar và cộng sự. Potential of silver pomfret (Pampus argenteus) as a new candidate species for aquaculture. Aquacult. Asia Mag, 2008, pp: 49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pampus argenteus
20. Cho, K. D.; J. C. Kim and Y. K. Choe. Studies on the biology of pomfrets, Pampus spp. in the Korean waters. Distribution and fishing condition. Bulletin of Korean Fisheries Society, 1989, pp: 294-305 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pampus
23. James C.M. and S. Almatar. Potential of silver pomfret (Pampus argenteus) as a new candidate species for aquaculture. Aquacult. Asia Mag, 2008, pp:49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pampus argenteus
25. Pati. Growth changes in relation to food habits of silver pomfret, Pampus argenteus (Euphrasen, 1788). Indian Journal of Animal Science, 1983, pp: 53-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pampus argenteus" (Euphrasen, 1788). "Indian Journal of Animal Science
1. Nguyễn Tường Anh. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. NXB Nông nghiệp, 1999, 238 trang Khác
3. Đỗ Văn Khương. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước. Viện nghiên cứu Hải sản – Hải Phòng, Bộ Thủy sản, 2001 Khác
4. Chung Lân. Đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi (Dương Tuấn dịch). NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1969 Khác
5. Nguyễn Đình Mão. Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm phá ven biển Nam Trung Bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Luận án tiến sĩ sinh học, 1998 Khác
8. Nikolxki. Sinh thái học (bản dịch của Mai Đình Yên). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1963 Khác
9. Pravdin. Hướng dẫn Nghiên cứu cá. Phạm Thị Minh Giang dịch. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1963 Khác
13. Nguyễn Nhật Thi. Cá biển Việt Nam, cá xương vịnh Bắc bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1991 Khác
14. Đoàn Thị Huỳnh Trang. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bắp nẻ xanh tại đầm Nha Phu, Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang, 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w