1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông anabas testudineus (bloch,1792) thương phẩm tại quảng ninh

51 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN ĐỨC TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Anabas testudineus Bloch, 1792 THƯƠNG P

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN ĐỨC TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG

Anabas testudineus (Bloch, 1792) THƯƠNG PHẨM

TẠI QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN ĐỨC TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG

Anabas testudineus (Bloch, 1792) THƯƠNG PHẨM

TẠI QUẢNG NINH

TS NGUYỄN TẤN SỸ Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả nghiên cứu của đề tài "Ảnh hưởng của mật độ

và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông Anabas testudineus

(Bloch, 1792) thương phẩm tại Quảng Ninh'' là công trình nghiên cứu của riêng cá

nhân tôi tại Trại sản xuất thực nghiệm giống thủy sản Đông Mai thuộc Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Minh Hoàng và Th.S Phạm Thị Khanh Kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai khác công bố trong bất

kỳ công trình khoa học nào khác

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm KHKT & SX giống thủy sản Quảng Ninh cùng với Ban quản lý Trại SXTN giống thủy sản Đông Mai đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần và cơ sở vật chất để tôi thực hiện

hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu những nội dung trong luận văn tốt nghiệp

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Khoa đào tạo sau đại học, Viện nuôi trồng thủy sản và các quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Lê Minh Hoàng và ThS Phạm Thị Khanh đã bỏ công sức ra để định hướng cũng như nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi bằng những việc rất chi tiết và cụ thể từ đó tôi mới có thể hoàn thành tốt đề tài này

Nhân dịp này tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả các bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trường

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc điểm sinh học của cá rô đầu vuông 3

1.1.1 Hệ thống phân loại 3

1.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo 4

1.1.3 Sinh thái và phân bố 4

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 5

1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 5

1.1.6 Đặc điểm sinh sản 6

1.2 Tình hình sản xuất giống sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trên thế giới và Việt Nam 7

1.2.1 Tình hình sản xuất giống sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trên thế giới 7

1.2.2 Tình hình sản xuất giống sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông tại Việt Nam 8

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 14

2.1.1.Thời gian nghiên cứu 14

Trang 6

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 14

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 15

2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 15

2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15

2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 16

2.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm về mật độ và thức ăn 17

2.2.4 Phương pháp chăm sóc, quản lý 18

2.2.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá 19

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

3.1 Ảnh hưởng của mật độ đến kết quả nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm 21

3.1.1 Thông số môi trường 21

3.1.2 Chỉ tiêu tăng trưởng, năng suất, hệ số FCR và tỷ lệ sống 21

3.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm 23

3.2.1 Thông số môi trường 23

3.2.2 Chỉ tiêu tăng trưởng, năng suất, hệ số FCR và tỷ lệ sống 24

3.3 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi cá bằng các loại thức ăn khác nhau 26

3.3.1 Hiệu quả kinh tế khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp CP 26

3.3.2 Hiệu quả kinh tế khi nuôi cá bằng thức ăn chế biến 27

3.3.3 Hiệu quả kinh tế khi nuôi cá bằng thức ăn kết hợp công nghiệp và chế biến 28

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 29

4.1 Kết luận 29

4.2 Ý kiến đề xuất 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AGR: Tốc độ tăng trưởng trung bình

ADGW: Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng ADGL: Tốc độ tăng trưởng theo ngày về chiều dài CD: Chiều dài toàn thân cá

FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô đầu vuông theo 7

Bảng 3.1 Các thông số môi trường trong thí nghiệm mật độ 21

Bảng 3.2 Kết quả thu được trong thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ 22

Bảng 3.3 Các thông số môi trường trong thí nghiệm thức ăn 23

Bảng 3.4 Kết quả thu được trong thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn 24

Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp CP 26

Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế khi nuôi cá bằng thức ăn chế biến 27

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế khi nuôi cá bằng thức ăn chế biến và công nghiệp 28

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình thái cấu tạo ngoài của Cá rô đầu vuông 3

Hình 1.2 Phân bố cá rô đồng trên thế giới 4

Hình 2.1 Hình ảnh cá rô đầu vuông 26

Hình 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện tốt để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt,

lợ và mặn Cá rô đầu vuông là loài biến dị từ cá rô đồng nhưng có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích ứng rất tốt với môi trường, được người tiêu dùng ưa chuộng Mô hình nuôi đối tượng này phát triển mạnh gần đây nhưng hiệu quả chưa được tối ưu do các chỉ tiêu kỹ thuật chưa được nghiên cứu nhiều Do đó, tôi thực hiện nghiên cứu này để xác định mật độ nuôi và thức ăn thích hợp cho nuôi

thương phẩm cá rô đầu vuông với mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

- Hiểu biết sâu hơn về một số đặc tính sinh học và kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông, đồng thời làm đa dạng hóa thêm đối tượng cá nuôi trong nước ngọt tại tỉnh Quảng Ninh

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn sử dụng đến sinh

trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông Anabas testudineus (Bloch, 1792)

Cá thả ban đầu là 2 - 2,2 cm, 0,2 – 0,25 g/con Cá được nuôi thí nghiệm trong

ao 1000 m2, dùng lưới ngăn thành 9 ô, mỗi ô có diện tích 30 m2

(2 x 15 m) Ba loại mật độ được chọn là 20 con/m2, 30 con/m2 và 40 con/m2 Ba loại thức ăn được chọn là thức ăn công nghiệp (TACN), thức ăn chế biến (TACB) và thức ăn kết hợp 50% công nghiệp và 50% chế biến Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, thời gian thí nghiệm là 4 tháng Kết quả nghiên cứu thấy rằng các yếu tố về môi trường là thích hợp cho cá phát triển Nhiệt độ sáng và chiều là 23 và 250

C, pH 6,5 - 8,4, hàm lượng oxy hòa tan 4,9 mg/l, hàm lượng NH3 0,22 mg/l, độ trong 30,2 cm

Về mật độ, các chỉ tiêu tăng trưởng về chiều dài đạt được ở mật độ nuôi 20 con/m2 và 30 con/m2 cao hơn so với mật độ 40 con/m2 là 20,6 cm, 19,2 cm và 13,2 cm Chỉ tiêu khối lượng cuối của cá nuôi ở 20 con/m2 cao hơn ở 40 con/m2 nhưng không khác biệt với mật độ 30 con/m2

lần lượt đạt 198 g/con, 127 g/con và 172 g/con Hệ số tiêu tốn thức ăn ở mật độ 20 con/m2 thấp hơn so với 40 con/m2 Tỷ lệ sống cá thu hoạch không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm Năng suất đạt được ở mật độ 30 con/m2

cao hơn so với mật độ 20 con/m2 và 40 con/m2, lần lượt là 4,3 kg/m2, 3,5 kg/m2 và 3,8 kg/m2 Từ các kết quả phân tích ở trên, nên nuôi cá rô đầu

Trang 11

vuông với mật độ 30 con/m2 để đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR và năng suất cao nhất

Về thức ăn, tăng trưởng về chiều dài và khối lượng đạt được cao nhất khi nuôi

cá bằng thức ăn công nghiệp (19,8 cm, 183 g/con), tiếp theo là thức ăn công nghiệp kết hợp chế biến (15,0 cm, 139 g/con), thấp nhất ở thức ăn chế biến (10,2 cm, 95 g/con)

Hệ số tiêu tốn thức ăn ở nghiệm thức TACN là thấp nhất đạt 2,0, tiếp theo là thức ăn kết hợp 3,2 và cao nhất ở TACB 4,3 Tỷ lệ sống cá thu hoạch ở nghiệm thức TACN và kết hợp cao hơn TACB lần lượt là 84,4%, 72,5% và 62,8% Năng suất đạt được ở nghiệm thức TACN cao nhất 4,86 kg/m2, tiếp theo là thức ăn kết hợp 3,14 kg/m2, thấp nhất ở TACB 2,41 kg/m2 Nên sử dụng TACN CP cho nuôi cá rô đầu vuông nhằm đạt được những chỉ tiêu tốt nhất về tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR và năng suất Hiệu suất đầu tư khi nuôi cá rô đầu vuông bằng TACN cao nhất, đạt 138%, tiếp theo là thức

ăn kết hợp đạt 108%, trong khi TACB chỉ đạt 55% tức là lỗ tới 45%

Từ khóa: cá rô đầu vuông, Anabas testudineus, mật độ, thức ăn

Trang 12

MỞ ĐẦU

Cá rô đầu vuông Anabas testudineus (Block, 1792) là loài cá được biến dị từ

Cá rô đồng xuất hiện ở Hậu Giang năm 2008 và đặc biệt chỉ xuất hiện ở Việt Nam Đây là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế với nhiều ưu điểm vượt trội như có tốc độ sinh trưởng nhanh gấp 2 – 3 lần so với cá rô đồng, không có sự chênh lệch về kích thước và khối lượng khi nuôi thương phẩm giữa con đực và con cái, khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, dễ nuôi, thời gian nuôi gắn từ 3 - 4 tháng là có thể thu hoạch, hệ số thức ăn thấp, ít mắc bệnh và đặc biệt chúng có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ngoài tự nhiên như pH thấp, thiếu nước, thiếu oxy Cá rô đầu vuông có giá trị thương phẩm cao, cá có thịt thơm ngon có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau được người tiêu dùng ưa thích đón nhận trên thị trường không chỉ ở Quảng Ninh mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước Từ những ưu điểm trên, cá rô đầu vuông đang là đối tượng được nhiều người nuôi rất quan tâm trong phong trào nuôi cá đang có xu hướng phát triển hiện nay [5], [22] Điều này được minh chứng qua diện tích nuôi cá rô đầu vuông tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang từ 30ha năm 2008 tăng lên 225ha vào năm 2010 Cá mới được di giống ra một số tỉnh Miền Bắc để ương nuôi từ đầu những năm 2009 và

đã tiến hành nuôi tại một số tỉnh như Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đem lại hiệu quả kinh tế khá cao [4], [15]

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản cả nước mặn, lợ, ngọt Trong đó, diện tích tiềm năng nuôi nước ngọt là 13.000 ha, đã đưa vào nuôi trồng 3.270 ha mới chiếm 24,5% diện tích tiềm năng, Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt toàn tỉnh đạt khoảng 3.300 – 3.400 ha và đến năm 2020 tổng diện tích đạt khoảng 3.500 – 3.600 ha Nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh phát triển khá mạnh, đối tượng nuôi đa dạng và phong phú, tỉnh có diện tích nội thủy trên

6000 km2, hệ thống sông, suối dầy đặc, có nhiều đồi núi tạo nên những thung lũng, hệ thống hồ chứa nước ngọt lớn bao gồm hàng ngàn ha diện tích chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung chủ yếu ở thị xã Quảng Yên, Đông Triều, Uông Bí [2], [16]

Trang 13

Thực tế trong những năm qua tại Quảng Ninh còn gặp không ít những khó khăn

do còn thiếu các công trình nghiên cứu ứng dụng trong ương nuôi cá rô đầu vuông, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm áp dụng vào nuôi của người dân cũng như cán bộ kỹ thuật còn rất hạn chế, trong quá trình nuôi người dân vẫn có thói quen sử dụng thức ăn

tự chế để nuôi cá rô đầu vuông nhằm tận dụng các sản phẩm phụ từ nông nghiệp sẵn

có Năng suất nuôi thấp, không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường dần đánh mất đi những lợi thế cạnh tranh

Với mục đích nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ nuôi, thức ăn sử dụng đến tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của cá rô đầu vuông từ đó xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nuôi tại Quảng Ninh Trên cơ sở đó người dân có tài liệu kỹ thuật để tìm hiểu, áp dụng vào trong quá trình nuôi Theo Vũ

Hà và Anh Nguyên (2013) cá rô đầu vuông nuôi hiệu quả ở mật độ 20 – 30 con/m2 Vì vậy việc di giống cá rô đầu vuông ra Quảng Ninh thử nghiệm nuôi thương phẩm là rất cần thiết và có tính khả thi rất cao tương tự cá rô phi Trên cơ sở khoa học đó chúng tôi tiến hành nuôi thử nghiệm cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh với ba mật độ 20, 30 và 40 con/m2 và sử dụng 3 loại thức ăn 100% thức ăn công nghiệp, 100% thức ăn tự chế và kết hợp 50% mỗi loại thức ăn trên nhằm xác định mật độ và loại thức ăn thích hợp

hoàn thiện đề tài "Ảnh hưởng của mật độ nuôi và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ

sống của cá rô đầu vuông Anabas testudineus (Bloch, 1792) thương phẩm tại

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn sử dụng đến sinh

trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792)

Trang 14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm sinh học của cá rô đầu vuông

1.1.1 Hệ thống phân loại

Nghiên cứu về hình thái cho thấy cá rô đầu vuông giống với cá rô tự nhiên về khoảng biến động của các chỉ tiêu đếm như số lượng đốt sống, số lượng các gai và tia mềm của các vi, số lượng vảy bên trên và bên dưới đường bên, vảy quanh cuống đuôi [31] Tuy nhiên, chúng rất khác nhau về tỉ lệ các số đo, đặc biệt là các số đo về hình dạng đầu, độ rộng miệng và tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài chuẩn Từ kết quả trên, nhóm tác giả đề xuất giả thiết rằng sự khác biệt về hình thái giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên có thể là sự đa dạng trong cùng một loài So sánh trình tự các gene trong ti thể (COI và Cyt b) và trong nhân (Rho) giữa các dòng cá rô đều cho kết quả giống nhau: Mức độ tương đồng giữa các dòng cá rô đạt 99 – 100% và giữa cá rô trong nghiên cứu với mẫu cá rô ở các nước Malaysia, Campuchia, Nhật,… đạt ≥ 99% Kết quả thống

nhất từ 3 gene mã vạch khẳng định cá rô đầu vuông cùng loài với cá rô đồng (Anabas

testudineus Bloch, 1792) [18], [32] Kết quả này phù hợp với kết quả so sánh các chỉ

tiêu hình thái đếm giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên thu ở các vùng khác nhau, chúng có cùng khoảng biến động về các chỉ tiêu đếm [14], [26], [27]

Hệ thống phân loại của Cá rô đầu vuông: Theo tài liệu phân loại trong và

ngoài nước, giống cá rô Anabas ở Việt Nam chỉ có một loài [8], [10]

Hình 1.1: Hình thái cấu tạo ngoài của Cá rô đầu vuông

Tên Tiếng Anh: Square-head anabas

Trang 15

1.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo

Lúc nhỏ hình dáng cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi dài, vây dưới dày thân cá dài và hơi cong có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá, đuôi xòe có màu hơi đỏ, mõm ngắn và nhọn [17], [22] Miệng cận trên, chẻ sau, mõm ngắn, đầu mõm tròn Mắt lớn, miệng có răng chắc, sắc, nhọn, xếp thành dãy trên hai hàm, mỗi bên đầu có 2 lỗ mũi, nắp mang cứng, rìa nắp mang có răng cưa giúp cho cá di chuyển trên cạn dễ dàng Toàn thân phủ vẩy lược Vây lưng có 17 - 18 tia vây cứng, vây hậu môn có 8 - 9 tia vây cứng Vây bụng và vây hậu môn dài, vây đuôi hơi tròn [44]

Cá rô con có các sọc sẫm màu nằm vắt ngang thân và đuôi, đầu cũng có các sọc chạy dài từ mắt đến nắp mang Cá nhỏ luôn có một đốm rộng sậm ở phần đuôi và một đốm nhỏ hơn ở phần thân và xương nắp mang Ở cá lớn, các vây có màu nâu Cá rô đầu vuông có cơ quan hô hấp phụ nằm trên cung mang thứ nhất, gọi là cơ quan hô hấp trên mang, chính cơ quan này giúp cho cá rô đồng sống được trong môi trường thiếu oxy trong một thời gian dài nhờ hô hấp khí trời [21]

1.1.3 Sinh thái và phân bố

Cá được phát hiện và nhân giống đầu tiên vào năm 2008 từ ao nuôi của một hộ dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Ở Việt Nam, cá rô đầu vuông phân bố khắp nơi và khắp các địa hình thủy vực nước ngọt ao, hồ, kênh, mương, ruộng lúa, đầm lầy đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đặc điểm loài cá này có cơ quan hô hấp phụ ở trên mang nên cá có thể sống ở mật độ cao và việc vận chuyển cá được dễ dàng

Hình 1.2: Phân bố cá rô đồng trên thế giới

(nguồn http://www.discoverlife.org)

Trang 16

Mặt khác cá có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường như: Nước

dơ bẩn giàu vật chất hữu cơ, diện tích nhỏ, thiếu oxy, pH thấp, đặc biệt cá còn sống được ở cả những vùng nhiễm phèn Do đó chúng có thể nuôi trong bể xi măng, ao hồ nhỏ… và nuôi với mật độ cao [5], [15] Loài cá này được biết đến với khả năng di cư từ

ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách vượt cạn, nhất là trong mùa mưa, vào ban đêm [8]

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Cá rô đầu vuông có tốc độ sinh trưởng nhanh So với cá rô đồng, cá rô đầu vuông

có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rất nhiều, con đực và con cái có tốc độ sinh trưởng

tương đương nhau trong khi ở cá rô đồng con cái thường lớn gấp 2 - 3 lần con đực

Khối lượng cá bố mẹ càng lớn, sinh trưởng của các con càng nhanh [4], [22]

Ở Miền Nam, cá nuôi 4 tháng có thể đạt 150–200g, nuôi 7 tháng có thể đạt 400g–500g/con Nếu thời gian nuôi cá càng kéo dài, kích thước và khối lượng cá càng lớn

chứ không giảm như cá rô đồng, chất lượng thịt cá cũng càng tăng theo khối lượng cá

[17], [37] Theo Phạm Hữu Tráng và Hồ Oanh (2011) cho rằng cá rô đầu vuông có hệ

số thức ăn (FCR) là 1,4 kết quả này khá tương đồng với kết quả của Dương Thúy Yên

và ctv (2014) đã nghiên cứu thực tế nuôi cá rô đầu vuông thâm canh trong ao của các

hộ dân ở tỉnh Hậu Giang (FCR = 1,4 ± 0,2) còn FCR của cá rô đồng nuôi trong ao dao động từ 2,82 – 3,08 Theo như kinh nghiệm thực tế nuôi cá rô đầu vuông có tốc lớn hơn cá rô đồng từ 3 đến 4 lần Sinh trưởng của cá rô còn phụ thuộc vào kích cỡ cá ban đầu, cá có kích cỡ lớn sinh trưởng nhanh hơn so với cá ban đầu cỡ nhỏ [26]

1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sống của động vật nói chung và cá nói riêng, ở cá rô đầu vuông mặc dù là loài cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn rất phong phú và đa dạng, cá rất tích cực bắt mồi và phàm

ăn Giai đoạn còn nhỏ cá ăn chủ yếu động thực vật phù du và mùn bã hữu cơ [11]

Theo Đặng Khánh Hồng (2006) [7] ở giai đoạn cá giống nếu trong điều kiện thiếu thức

ăn thì sẽ có hiện ăn lẫn nhau Đó là những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ hoặc trong đàn có

cá con chết sẽ bị ăn thịt bởi các con cá còn lại Vì vậy, trong quá trình ương nuôi phân

cỡ cá là việc làm rất quan trọng

Sau khi cá nở 2 - 3 ngày, cá dinh dưỡng bằng khối noãn hoàng Khi hết noãn hoàng cá sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifer), ấu trùng của động vật phù du và một ít thực vật Khi cá lớn, cá có thể ăn

Trang 17

các loại tôm, tép, cá con, côn trùng… và các loại thực vật như: lúa, gạo, hạt cỏ…kể cả phân động vật và mùn bã hữu cơ Khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn lẫn nhau Tính ăn động vật của cá thể hiện ở 8 - 10 ngày tuổi trở đi [21], [41] Trong nuôi thâm canh, cá

sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp (30 - 35% protein) [14]

Qua một số nghiên cứu cho thấy ống tiêu hóa ngắn, tỷ lệ chiều dài của ống tiêu hóa so với chiều dài của thân cá là (0,76 - 1,06) cm Cá có răng sắc, chắc xếp thành dãy trên 2 hàm [21] Công trình nghiên cứu của một số tác giả cho kết quả cá rô đầu vuông có đặc điểm dinh dưỡng khá tương đồng với cá rô đồng, khi phân tích trong dạ dày của cá rô đồng thấy có 19% giáp xác, 3,5% côn trùng, 6% nhuyễn thể, 9% cá con, 47% thực vật, 16% vật chất tiêu hóa [40], pH trong dạ dày là 5,9 – 6,5 [42]

1.1.6 Đặc điểm sinh sản

Cá rô đầu vuông là loài nhỏ nhưng dễ thành thục, cá thường tập trung thành đàn theo nhau ngược dòng nước tìm bãi sinh sản và bắt cặp đẻ Bãi đẻ của cá rô đồng thường là những nơi mới ngập nước có độ sâu từ 30 - 40 cm [8], [21]

Tuổi thành thục của cá được tính từ lúc cá nở tới khi cá thành thục lần đầu tiên tham gia sinh sản trong vòng đời của chúng Mỗi loài cá có tuổi thành thục khác nhau

và thay đổi theo từng điều kiện cụ thể: Môi trường sống, chế độ dinh dưỡng v.v…Ở Miền Nam, cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6 -7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm [3], [25] Cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái Cá đực phát dục

có tinh dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn,

ta sẽ thấy tinh dịch chảy ra Đây là lúc chín muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng cho việc sinh sản Cá cái khi mang trứng thì bụng sẽ phình to Nếu dùng tay vuốt nhẹ, trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh sản [8]

Trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng hơi vàng Trứng cá rô thuộc loại trứng nổi, khi cá càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng tăng, đường kính trứng từ (0,71 - 0,78 mm) thay đổi không đáng kể Sức sinh sản thực tế (trung bình từ 335 - 398 trứng/g), tỉ lệ thụ tinh (77,4 - 92,8%) và tỉ lệ nở (81,6 - 94,2%) không khác biệt giữa các nhóm cá bố mẹ có kích cỡ khác nhau [30] Ở cá rô đực thành thục, khối lượng cơ thể không ảnh hưởng đến mức độ thành thục, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá con Ở cá rô cái, khi cá có khối lượng càng lớn, sức sinh sản tuyệt đối càng tăng nhưng sức sinh sản tương đối giảm với số lượng không đáng kể

Trang 18

(1380 trứng/kg) [30] Sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở không phụ thuộc vào khối lượng cá cái Trong sản xuất giống, người sản xuất nên chọn cá có kích cỡ

lớn và thành thục tốt nhằm đảm bảo chất lượng của đàn con [20], [25] Tuổi cá bố mẹ

2 năm không ảnh hưởng đến sinh trưởng của đàn con so với cá bố mẹ 1 năm tuổi [28]

Trứng sau khi thụ tinh 15 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 - 27ºC phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau 24h Nhiệt

độ từ 28 – 30ºC trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 - 22 giờ Nhiệt độ > 30ºC, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong thủy vực Cá bố mẹ sau khi sinh sản khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp tục sinh sản [8]

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô đầu vuông [28]

Nhóm

cá Số cặp KL cá đực

(g)

KL cá cái (g)

Sức sinh sản thực tế (trứng/g)

Tỷ lệ thụ tinh (%)

Tỷ lệ nở (%)

nó, có giá trị lưu giữ, độ tươi được kéo dài khi không có nước và là một món ăn có giá

trị cho người bệnh và đang dưỡng bệnh Gần đây, cá rô đầu vuông được xem là một

trong những đối tượng mới có tiềm năng đối với nghề nuôi trồng thủy sản và sinh sản nhân tạo [43], [38] Vì vậy việc nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm trên đối tượng này đã và đang được các quốc gia trong khu vực như Philippines, Thái Land, Singapore, Indonesia hết sức quan tâm

Trang 19

1.2.2 Tình hình sản xuất giống sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông tại Việt Nam

Tình hình sản xuất giống cá rô đầu vuông:

Dẫn liệu ban đầu cho thấy ở Đồng bằng sông cửu Long nói riêng và Việt Nam

nói chung giống Anabas chỉ có một loài duy nhất là Anabas testudineus Block, 1792

Mai Đình Yên và ctv (1978, 1979) [34], [35] đã mô tả một số đặc điểm sinh học, sinh sản và hình thái phân loại của đối tượng này Trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh kế cao, cá rô đầu vuông được nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong nững năm gần đây Đặc biệt cá rô đầu vuông là một dòng cá rô đồng mới được hình thành trong điều kiện nuôi, được ưa chuộng nhờ ưu điểm là tăng trưởng nhanh và kích thước lớn, dòng cá rô đầu vuông hiện đang được nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và nhiều nơi khác tại Việt Nam Sự phát triển nhanh của nghề nuôi cá rô một phần còn do người dân có thể kích thích sinh sản nhân tạo cá một cách dễ dàng [28], [30] Cá rô đầu vuông phân bố rộng trong các loại hình thủy vực nước ngọt vùng nhiệt đới như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam [9] Nguyễn Thành Trung, (1999) [23] đã nghiên cứu cho đẻ thành công loài cá rô đầu vuông và có thể cung cấp khá chủ động nguồn cá giống cho nhu cầu nuôi thương phẩm ở nước ta Hormone sử dụng kích thích

cá sinh sản gồm: LHRHa+Dom với các liều lượng tùy thuộc vào mức độ thành thục sinh dục của cá bố mẹ nuôi vỗ dao động từ 60 - 80 µg/kg cá cái và liều lượng hormone kích thích sinh sản dùng cho cá đực thường bằng 1/3 liều dùng cho cá cái Kết quả nghiên cứu sử dụng các loại hormone khác nhau để kích thích và ương nuôi cá của Nguyễn Văn Triều và Dương Nhật Long (2001) [24] đã kết luận “cá rô đầu vuông có thể thành thục tốt sau từ 50 - 60 ngày nuôi vỗ, liều lượng chất kích thích sinh sản như não thùy thể cá chép (8 mg/kg cá cái); HCG (3.000 UI/kg cá cái) và LHRHa (50µg/kg

cá cái) dùng kích thích cá sinh sản, cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất” Đàm Bá Long (2005) [13] nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm cho đẻ nhân tạo loài cá rô đồng tại Khánh Hòa đã kết luận: Cá thành thục ngoài tự nhiên có khối lượng trung bình 26,89 g/con ở cá cái và 16,16 g ở cá đực Mùa sinh sản của cá ngoài

tự nhiên kéo dài quanh năm, hệ số thành thục sinh dục của cá cái đạt (6,27±2,34%) và

ở cá đực là (1,09±0,24%), sức sinh sản tuyệt đối là (16.016 ± 3.767) trứng/cá cái Cá nuôi vỗ trong giai với mật độ 0,5-1 kg/m3 thành thục sau 20-25 ngày nuôi, thời gian nuôi tái phát là từ 12-15 ngày, tỷ lệ thành thục đạt 95,24% ở cá đực và 76,50% ở cá

Trang 20

cái Với liều lượng 50 µg LHRHa+5mg Dom/kg cá cái, những cá cái đẻ trong bể xi măng có thời gian hiệu ứng kích dục tố dao động từ 7h-7h30’ Sức sinh sản thực tế của

cá rô đầu vuông thành thục ngoài tự nhiên là 935 trứng/g cá cái Trong khi đó sức sinh sản thực tế của cá thành thục trong điều kiện nhân tạo đạt 807 trứng/g cá cái

Theo Dương Thúy Yên và Phạm Thanh Liêm (2014) [30] cho rằng mối quan hệ giữa kích cỡ và các chỉ tiêu sinh sản của cá rô đầu vuông Ở cá rô đực thành thục, khối lượng cơ thể không ảnh hưởng đến mức độ thành thục, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá con Ở cá rô cái, khi cá có khối lượng càng lớn, sức sinh sản tuyệt đối càng tăng nhưng sức sinh sản tương đối giảm với số lượng không đáng kể (1380 trứng/kg) Sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở không phụ thuộc vào khối lượng cá cái Trong sản xuất giống, người sản xuất nên chọn cá có kích cỡ lớn và thành thục tốt nhằm đảm bảo chất lượng của đàn con Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa kích cỡ và một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô đầu vuông Cá rô đầu vuông 8 tháng tuổi từ một ao nuôi thịt được thu ngẫu nhiên, sau đó phân thành 3 nhóm khối lượng (247±60 g; 157±22 g; và 99±27 g) và được nuôi vỗ trong 6 giai (2×3×2,5m) Sau 2 tháng, 60 cá thể (thu ngẫu nhiên 10 cá thể/giai) được kiểm tra hệ số thành thục, sức sinh sản và đường kính trứng Đồng thời 13 cặp cá bố mẹ từ 3 nhóm kích cỡ được cho sinh sản nhân tạo để xác định sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở Kết quả ở cá đực, GSI (0,5 - 1,5% khi tuyến sinh dục ở giai đoạn IV) không thay đổi theo khối lượng.Tuy nhiên, ở

cá cái, GSI giảm 1,7-2% (tương ứng với tuyến sinh dục ở giai đoạn IV và III) khi khối lượng cá tăng 100 g Khi cá cái càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng tăng nhưng sức sinh sản tương đối càng giảm và đường kính trứng (0,71-0,78 mm) thay đổi không đáng kể Sức sinh sản thực tế (trung bình từ 335 - 398 trứng/g), tỉ

lệ thụ tinh (77,4-92,8%) và tỉ lệ nở (81,6-94,2%) không khác biệt giữa các nhóm

cá bố mẹ có kích cỡ khác nhau

Theo Dương Thúy Yên (2015) [32] ước lượng hệ số di truyền về sinh trưởng của cá rô giai đoạn nhỏ theo phương pháp hồi qui bố mẹ-đàn con Sinh trưởng của cá rô ở giai đoạn nhỏ có sự khác biệt giữa các gia đình có khối lượng

cá bố mẹ khác nhau Khối lượng cá bố mẹ càng lớn, sinh trưởng của các con càng nhanh Hệ số di truyền ước tính dựa trên phương pháp hồi qui bố mẹ - đàn con là 7,2% – 19,4% và tăng dần theo thời gian ương từ giai đoạn hương lên cá giống

Trang 21

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của kích cỡ cá rô bố mẹ đến tăng trưởng của đàn con và ước lượng hệ số di truyền về tăng trưởng ở giai đoạn nhỏ bằng phương pháp hồi qui bố mẹ - đàn con

Tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt dự án “Sinh sản nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông” Thời gian thực hiện dự án từ năm 2011 đến hết năm 2012, do Trung tâm giống thủy sản cấp 1 Bắc Giang là đơn vị chủ trì thực hiện dự án Kết quả của dự án đã sản xuất được 300 nghìn con giống khỏe mạnh, quy cỡ từ 800 – 1000 con/kg, đã cung cấp trên 80 vạn con giống cho các hộ gia đình tham gia thực hiện dự án nuôi cá trên địa bàn

Tại tỉnh Hải Dương đã xây dựng trang trại sản xuất giống cá rô đầu vuông trên diện từ 1 – 1,5 ha để nuôi cá sinh sản với số lượng 1.500 cặp Thời gian thích hợp nhất để sản xuất cá giống là từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, khi thời tiết không quá lạnh Cá rô đầu vuông có thời gian sinh sản mỗi đợt là 15 ngày, thời gian ương nuôi từ cá bột lên cá hương là 20 ngày Do thời gian sinh sản và ương nuôi ngắn nên mỗi năm, trại sản xuất giống đã cung cấp cho thị trường 30 triệu con cá hương và 150 triệu con cá bột cá rô đầu vuông Đầu vụ nuôi thả cá hàng năm, giá bán cá giống là 1.800.000 đồng/1 vạn con; vào cuối vụ, giá bán còn 600.000 đồng/1 vạn con

Tình hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông:

Ở nước ta, loài cá này phân bố ở hầu hết trong các loại hình thủy vực nước ngọt, từ Bắc vào Nam và khu vực Tây Nguyên [6], [33] Đối với nghề nuôi trồng thủy sản, cá rô đầu vuông là một đối tượng khá mới mẻ nhưng là một đối tượng có giá trị kinh tế và nhu cầu về loài cá này đang ngày càng tăng và đến nay loài cá này được nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh Nam bộ, một số tỉnh Nam Trung Bộ, Trung Bộ và khu vực phía bắc Hiện nay cá rô đồng được nuôi dưới nhiều hình thức khác nhau như: nuôi đơn, nuôi trong lồng, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng, và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi Diện tích nuôi cá rô đầu vuông đang tăng lên một cách nhanh tróng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như ở tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long điển hình là ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang tăng từ 30 ha năm 2008, đến năm 2010 đạt 225 ha Hiệu quả kinh tế đem lại lợi nhuận từ việc nuôi cá rô đầu vuông đem lại tại một số tỉnh như Phú Yên, Hậu Giang từ 95 triệu đồng đến 154 triệu đồng/ha

Trang 22

Năm 2011 cá rô đầu vuông đã được Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa nuôi thử nghiệm tại 4 huyện: Thiệu Hoá, Hà Trung, Nông Cống và Quảng Xương, hình thức nuôi thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp, thả nuôi với mật độ từ 20-30 con/m2,khối lượng cá trung bình đạt 125g/con, năng suất 20-30 tấn/ha, với điều kiện

ao nuôi rộng 3000m2, hệ số thức ăn thấp (FCR = 2), lợi nhuận thu được 30 triệu đồng/ha Trong quá trình nuôi cá rô đầu vuông tại Thanh Hóa đã gặp phải một số hạn chế như cá dễ bị nhiễm bệnh, chi phí giá thành sản phẩm cao hơn các loài cá nuôi

truyền thống như cá rô phi, thị trường tiêu thụ còn chưa rộng [5]

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Hà – Hải Dương xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá rô đầu vuông tại xã Tân Việt với mật độ 30 con/m2

Trong những năm qua nuôi cá rô đầu vuông tại Hải Phòng cho kết quả năng suất và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tại ao nuôi mật độ 25 con/m2 là cao nhất (30 tấn/ha) khối lượng trung bình cá đạt 140g/con, mật độ để nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông tại Hải Phòng tốt nhất là 25 con/m2

, tại Hậu Giang là 80-100 con/m2, nuôi thương phẩm Cá rô đầu vuông tại Hải Phòng chỉ thực hiện 1 vụ/năm, tại Hậu Giang là

2 vụ/năm

Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình mặt nước: nước ngọt, lợ, mặn Cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh được nuôi chủ yếu ở trong các thủy vực nước ngọt Nuôi cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh bắt đầu phát triển từ những năm 2010 Hình thức nuôi tại thời điểm này còn thô sơ, thiếu trình

độ kỹ thuật, cá được nuôi ghép với các loài cá truyền thống khác (chẳng hạn như cá rô phi, cá chép, cá trắm cỏ…) trong ao nuôi nước ngọt, vì vậy năng suất nuôi rất thấp

Trang 23

không đáp ứng được nhu cầu của người dân trên thị trường tiêu thụ Trước tình hình trên, năm 2011 Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến Nông kết hợp với Trung tâm KHKT & SX giống thủy sản Quảng Ninh thực hiện một số mô hình nuôi đơn cá rô đầu vuông nuôi tại một số huyện thị như thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên, thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà với diện tích ao nuôi từ 500 – 1000m2, mật độ thả từ 10 – 20 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, năng suất đạt trung bình 27,12 – 33,16 tấn/ha, khối lượng giao động từ 122 – 128g/con Lợi nhuận đem lại trên 100 triệu đồng/ha

Nghiên cứu của Dương thúy Yên và ctv (2014) [28] báo cáo rằng ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông giai đoạn từ

cá bột lên cá giống Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá

bố mẹ chọn lọc theo khối lượng cm) Theo tác giả này cho rằng ảnh hưởng của mức độ chọn lọc và tuổi cá bố mẹ lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông giai đoạn nuôi thương phẩm, với mức chọn lọc 5% quần thể, cá rô đầu vuông có hệ số di truyền về khối lượng sau 6 tháng nuôi là 0,31 Sinh trưởng của cá chọn lọc được cải thiện 43,6%, cá sinh trưởng đồng đều hơn và sử dụng thức ăn hiệu quả hơn so với cá không chọn lọc Sinh trưởng của cá rô còn phụ thuộc vào kích cỡ cá ban đầu, cá có kích cỡ lớn sinh trưởng nhanh hơn so với cá ban đầu cỡ nhỏ

Dương Thúy Yên và Trương Ngọc Trinh (2013) [31] báo cáo so sánh đặc điểm hình thái của cá rô đầu vuông và cá rô đồng tự nhiên Kết quả cho thấy sự khác biệt về hình thái giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên có thể là sự đa dạng trong cùng một loài Kết quả tìm thấy 3 dạng trình tự của gene COI (trong 15 mẫu), 3 dạng của gene Cyt b (21 mẫu) và 1 dạng gene Rho (7 mẫu) trong các mẫu nghiên cứu So sánh trình

tự các gene cho thấy mức độ tương đồng của các mẫu cá rô đạt rất cao, 99 -100% Trình tự gene COI và Cty b của cá rô trong nghiên cứu này tương đồng trên 99% với

cá rô có sẵn ở cơ sở dữ liệu của ngân hàng gen (Genbank) và hệ thống BOLD (www.boldsystem.org) Kết quả này chứng tỏ cá rô đầu vuông cùng loài với cá rô đồng thường

Như vậy qua một số nghiên cứu trước đây về nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông còn chưa phù hợp với tiềm năng về phát triển thủy sản nuôi nước ngọt tại tỉnh Quảng Ninh, cá mới nuôi ở mật độ từ 10 đến 30 con/m2, chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp, chưa có sự đối chứng về những loại thức ăn khác nhau sử dụng cho cá nuôi ở

Trang 24

những mật độ khác nhau để đánh giá sự ảnh hưởng của hai yếu tố trên đên sự sinh trưởng và phát triển của cá rô đầu vuông Từ đó chưa có đầy đủ các luận cứ khoa học

để đưa ra sự lụa chọn tốt hơn cho người nuôi về loại thức ăn sử dụng, mật độ nuôi phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Hiện nay, cá rô đầu vuông đang được người dân rất ưa chuộng nuôi cũng như tiêu thụ trên thị trường ở nhiều tỉnh thành trên cả nước vì những ưu điểm vượt trội như thịt cá thơm ngon, chế biến thành nhiều món ẩm thực có hương vị phù hợp với người việt, giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, khả năng chống chịu tốt vơi điều kiện môi trường, ít

bị dịch bệnh, nguồn thức ăn dễ tìm kiếm và tận dụng, chi phi đầu tư vào nuôi cá không cao Chính vì vậy trong tương lai cá rô đầu vuông sẽ dần khảng định được sự phát triển về sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại Việt Nam Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của mật độ nuôi và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống

của cá rô đầu vuông Anabas testudineus (Bloch, 1792) thương phẩm tại Quảng Ninh

Trang 25

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

2.1.1.Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02 – 08/2016

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Tại Trại SXTN giống thủy sản nước ngọt Đông Mai thuộc Trung tâm KHKT &

SX giống thuỷ sản Quảng Ninh - Km11 - phường Đông Mai - thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh

Vị trí địa lý: Thị xã Quảng Yên nằm ven biển thuộc phía tây nam của tỉnh

Quảng Ninh, có tọa độ địa lý 20o

45'06 - 21o02'09 vĩ độ Bắc và 106o

45'30 - 106o0'59 độ kinh Đông Phía đông giáp với thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long, phía tây và nam giáp huyện Thủy Nguyên, huyện Cát Hải của thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ

Điều kiện tự nhiên: Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của

một đồng bằng cửa sông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Đất đai và chế độ thủy văn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

Nhiệt độ không khí: Quảng Yên có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển miền

Bắc Việt Nam Mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều, tháng 5 - 10, mùa đông lạnh và khô, từ tháng 11 - 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 đến 24oC Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000 mm, tập trung vào mùa hè

Cơ sở vật chất tại Trại SXTN giống thủy sản nước ngọt Đông Mai:

+ Hệ thống sản xuất giống: Bể lọc thô 4 m3, bể lọc tinh 20m3, bể ương nuôi cá bột 8 cái x 16 m3/cái, bể xi măng để giữ cá giống 6 bể x 3 m3/cái, khu bể cho cá đẻ, hệ thống cấp thoát nước, nước ngọt, máy bơm nước các loại, hệ thống điện, máy phát điện

15 kw; máy sục khí, kho chứa hóa chất, dụng cụ, nhà ở và sinh hoạt, công trình phụ

+ Hệ thống ao ương nuôi thương phẩm: Ao chứa nước 4.000 m3, khu ao ương nuôi cá giống 20 cái x 1000 m2/cái, khu ao nuôi thử nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học 10 cái x 400 m2

/cái, khu ao nuôi cá bố mẹ 10 cái x 2500 m2/cái, khu ao nuôi cá thịt 6 cái x 2000 m2/cái, khu ao chứa nước thải 4 cái x 3000 m2/cái, hệ thống mương cấp thoát nước, khu chòi bảo vệ

Ngày đăng: 22/02/2018, 00:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị An (1999), “Đăch điểm sinh sản của 3 dòng cá rô phi Oreochromis ninoticus (dòng Gift, dòng Thái Lan, dòng Việt Nam)”, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đăch điểm sinh sản của 3 dòng cá rô phi "Oreochromis ninoticus "(dòng Gift, dòng Thái Lan, dòng Việt Nam)
Tác giả: Nguyễn Thị An
Năm: 1999
2. Nguyễn Thị Thu Cẩm (2011), “Ngành thủy sản ở Quảng Ninh: Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành thủy sản ở Quảng Ninh: Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển đến năm 2020
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Cẩm
Năm: 2011
5. Vũ Hà (2011), “Một số vấn đề cần lưu ý khi nuôi cá rô đầu vuông tại Thanh Hóa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cần lưu ý khi nuôi cá rô đầu vuông tại Thanh Hóa
Tác giả: Vũ Hà
Năm: 2011
8. Nguyễn Tuấn Hiệp (2014), “Nghiên cứu ảnh hưởng của loại, hàm lượng kích dục tố lên khả năng sinh sản của Cá rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1972), Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại, hàm lượng kích dục tố lên khả năng sinh sản của Cá rô đồng "Anabas testudineus
Tác giả: Nguyễn Tuấn Hiệp
Năm: 2014
9. Phạm Văn Khánh, Nguyễn Tuần, Trần Thị Vinh và Huỳnh Hữu Ngãi (1999). Một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá rô đồng Anabas testudineus. Báo cáo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anabas testudineus
Tác giả: Phạm Văn Khánh, Nguyễn Tuần, Trần Thị Vinh và Huỳnh Hữu Ngãi
Năm: 1999
10. Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương (1993), “Định loại cá nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định loại cá nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả: Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương
Năm: 1993
11. Nguyễn Văn Khánh (2013), “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông”, Trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ. Đại Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông
Tác giả: Nguyễn Văn Khánh
Năm: 2013
12. Dương Nhựt Long (2003), “Giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt”, khoa thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt
Tác giả: Dương Nhựt Long
Năm: 2003
14. Dương Tấn Lộc (2001), “Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt
Tác giả: Dương Tấn Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
15. Anh Nguyên (2011), “Nuôi thâm canh cá rô đầu vuông tại xã Tân Việt, Thanh Hà, Hải Dương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi thâm canh cá rô đầu vuông tại xã Tân Việt, Thanh Hà, Hải Dương
Tác giả: Anh Nguyên
Năm: 2011
16. Vương Văn Oanh (2011), “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi Cá rô phi tại Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi Cá rô phi tại Quảng Ninh
Tác giả: Vương Văn Oanh
Năm: 2011
19. Trịnh Thu Phương và ctv (2014), “Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông Anabas testudineus giai đoạn từ cá bột lên cá giống” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số (2014)(1): 92 - 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông "Anabas testudineus" giai đoạn từ cá bột lên cá giống
Tác giả: Trịnh Thu Phương và ctv (2014), “Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông Anabas testudineus giai đoạn từ cá bột lên cá giống” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số
Năm: 2014
20. Lê Hoàng Quý (2011), “Thực nghiệm kích thích sinh sản cá rô đầu vuông Anabas testudineus Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hoàng Quý (2011), “Thực nghiệm kích thích sinh sản cá rô đầu vuông
Tác giả: Lê Hoàng Quý
Năm: 2011
21. Tô Minh Thảo (2011), “Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng Anaba testudineus (Bloch, 1972) bằng phương pháp ngâm và cho ăn hormone Diethyl stilbestrol tại Trại thực nghiệm Ninh Phụng”, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng "Anaba testudineus" (Bloch, 1972) bằng phương pháp ngâm và cho ăn hormone Diethyl stilbestrol tại Trại thực nghiệm Ninh Phụng
Tác giả: Tô Minh Thảo
Năm: 2011
23. Nguyễn Thành Trung (1999). Một số đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá rô đồng Anabas testudineus . Luận văn cao học, Đại học Thủy sản Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anabas testudineus
Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Năm: 1999
25. Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long (2004), “Nghiên cứu sử dụng các loại hormone khác nhau kích thích sinh sản và ƣơng cá rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792)”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng các loại hormone khác nhau kích thích sinh sản và ƣơng cá rô đồng "Anabas testudineus "(Bloch, 1792)
Tác giả: Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long
Năm: 2004
26. Hà Huy Tùng (2012), “Ảnh hưởng của chọn lọc đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông giai đoạn từ hương lên giống”, Khoa thủy sản, Trưởng Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chọn lọc đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông giai đoạn từ hương lên giống
Tác giả: Hà Huy Tùng
Năm: 2012
27. Ngô Tuấn Tính (2011), “Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông”, Tạp chí thủy sản 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông
Tác giả: Ngô Tuấn Tính
Năm: 2011
28. Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, & Dương Nhựt Long, 2014. Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông Anabas testudineus giai đoạn từ cá bột lên cá giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30, 92-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anabas testudineus
29. Dương Thúy Yên, 2014. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số chỉ số đa dạng di truyền của các dòng cá rô đồng Anabas testudineus ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anabas testudineus

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w