1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

câu hỏi ôn tập luật thuế 2018 (lý thuyết)

76 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 83,07 KB

Nội dung

Chủ thể nhận ủy quyền sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế vì trongtrường hợp này chủ thể nhận ủy quyền chính là người nộp thuế theo quy định tại điểm ckhoản 1 Điều 2 Luậ

Trang 1

Câu 1.So sánh thuế với phí và lệ phí ? Tại sao có những khác nhau đó ?

a Giống nhau:

+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.

+Do các cơ quan quản lý tài chính tiến hành

+ Căn cứ để tiến tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

b Phân biệt thuế với phí và lệ phí:

Được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật

có hiệu lực pháp lý cao (Luật, Pháp

lệnh, Nghị quyết), do cơ quan quyền

lực nhà nước cao nhất ban hành là

Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ

Quốc hội trình tự ban hành một luật

thuế phải tuân theo một trình tự chặt

chẽ

Được điều chỉnh bởi những văn bản dướiluật (Nghị định, quyết định), do Uỷ banThường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộtrưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dâncấp tỉnh có thẩm quyền ban hành

Là khoản thu chủ yếu, quan trọng,

chiếm trên 90% các khoản thu cho

Ngân sách nhà nước.=>Nhằm điều

chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh

doanh, quản lý và định hướng phát triển

kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng giữa

những chủ thể kinh doanh và công bằng

xã hội

Như vậy,thuế có tác động lớn đến toàn

bộ qúa trình phát triển kinh tế - xã hội

Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủchi dùng cho các hoạt động phát sinh từphí nguồn thu này không phải dùng đápứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhànước, mà trước hết dùng để bù đắp cácchi phí hoạt động của các cơ quan cungcấp cho xã hội một số dịch vụ công cộngnhư: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng

ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tàisản, dịch vụ hải quan

Trang 2

của một quốc gia, đồng thời thuế là một

Mang tính bắt buộc đối với cả người

nộp thuế và cơ quan thu thuế

Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phíthừa hưởng trực tiếp những dịch vụ doNhà nước cung cấp

Mỗi luật thuế đều có mục đích riêng,tên

gọi các sắc thuế thường phản ánh đối

tượng tính thuế

Mục đích của từng loại phí,lệ phí rất rõràng, tên gọi của loại phí,lệ phí phản ánhđầy đủ mục đích sử dụng của loại phí,lệphí đó

Phạ

m vi

áp

dụng

- Không có giới hạn, không có sự khác

biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh

thổ

- Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân,

tổ chức

- Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng

- Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu

“Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nàođó

Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ

chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiệnnhất định Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộpthuế

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực

hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sáchNhà nước

Trang 3

Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về

xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộpphí Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp

lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:

c.Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.

 Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế màcác đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượngnộp thuế nhận được từ nhà nước

Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được hưởng

lợi ích như nhau

Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế

đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước Công dân phải đóngthuế khi đủ điều kiện và họ không nhận được bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc đóng thuế,tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nước sử dụng thuế cho các nhu cầuchung của xã hội

d.Tại sao các sắc thuế phải do cơ quan quyền lực NN cao nhất (Quốc hội ban hành ? trong khi đó phí và lệ phí có thể do hội đồng nhân dân các cấp ban hành ?)

Dựa vào vai trò của thuế trong hệ thống ngân sách nhà nước và phạm vi áp dụng của thuế(đã phân biệt ở cột trên)

2 So sánh thuế trực thu và thuế gián thu ?

-Giống nhau:

+Đều điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội

+người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều phải trích một phần tài sản đểchuyển cho nhà nước mà khôg thể khước từ hoặc trì hoãn

Trang 4

là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩa

vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

- Nhà nước điều tiết trực tiếp thunhập của người chịu thuế

Bản

chất

- Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế

và người chịu thuế là khác nhau

- Trong thuế trực thu, đối tượngnộp thuế và người chịu thuế làmột

Việc thu

thuế

- Việc thu thuế là tương đối dễ dàng hơn

vì ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế

- Việc thu thuế là tương đối khókhăn vì tâm lý phản ứng với thuếcủa nười tiêu dung

Ưu

điểm

-Dễ thu thuế bởi vì đối tượng nộp thuếkhông phải là người chịu thuế (Thườnghạn chế sự phản ứng thuế từ người gánhchịu thuế do nó cấu thành trong giá cảhàng hoá dịch vụ, làm cho người tiêu

đảm bảo công bằng xã hội hơncho việc điều tiết thu nhập vì nhànước hiểu rõ và cá biệt hóa đượcngười chịu thuế

Trang 5

tiền thuế gián thu trên thu nhập của người

giàu Đây là tính không công bằng của

thuế gián thu.

- Nhà nước không cá biệt hóa đượcngười chịu thuế nên khó khăn trong việc

thực hiện chính sách miễn giảm về thuế

khó thu thuế, người nộp thuế có

xu hướng trốn thuế vì họ cảm thấygánh nặng về thuế khi phải tríchmột phần lợi ích của chính bảnthân mình cho nhà nước

Việc phân loại thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa như thế nào đối với:

Hoạt động lập pháp ?Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các

nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắcthuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó Đểđảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng đểđảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thu Vấn

đề là phải làm sao để cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế Ví dụ thuế

trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tìnhtrạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, vậy cần thiết phải điều chỉnh mứcthuế suất sao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này

Công tác tổ chức hành thu ?Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối

tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế,…từ đó có biện pháp thu thuế phùhợp Qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện phápquản lý thu thuế hiệu quả Ví dụ, đối với thuế trực thu, việc theo dõi, tính toán và thuthuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán Vì

Trang 6

vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụngcủa loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho ngân sách nhà nước.

Nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế: trốn thuế ?

Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình

trạng trốn, lậu thuế, còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng

về thuế, việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng,tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ

Có trường hợp nào một săc thuế vừa là thuế trực thu, vừa là thuế gián thu không ? Tại sao ?

Có thể có Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau.Thông thường, người chịu thuế chính là người tiêu dùng Tuy nhiên, trong một số trường

hợp đặc biệt, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập

khẩu máy lạnh về để trang bị cho hệ thống văn phòng của mình Trong trường hợp này,thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhưng chínhdoanh nghiệp A là người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế (Không bít có đúng ko)

Câu 3 Phân biệt các khái niệm: đối tượng nộp thuế, người nộp thuế, đối tượng chịu thuế và người chịu thuế ?

- Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác

động lên đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước.

-Người nộp thuế là người trực tiếp nộp thuế Theo Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 thì

Người nộp thuế là:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sauđây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộpthuế

=> Như vậy, không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế

đều là đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định

Trang 7

-đối tượng chịu thuế: là những hàng hoá,dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi

điều chỉnh của sắc thuế đó (là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiềnthuế nhất định) Đối tượng chịu thuế chính là mục đích của sắc thuế nhằm tác động lên đểđiều tiết một phần thu nhập từ các hoạt động này vào ngân sách nhà nước

-người chịu thuế Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng không phải lúc nào cũng nộpthuế trực tiếp cho cơ quan thuế

-Được qui định cụ thể trong đạo luật - Không được xác định trong đạo luật

- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành việc

nộp thuế cho cơ quan thuế

- Là người thực sự phải trả tiền thuếnhưng không phải lúc nào cũng nộpthuế trực tiếp cho cơ quan thuế

- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loạithuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sảnphẩm, sử dụng dịch vụ

Câu 4.Trường hợp chủ thể được đối tượng nộp thuế ủy quyền (thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc ủy quyền dân sự) để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhưng chủ thể đó thực hiện không đúng pháp luật thuế thì ai là chủ thể chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế (chủ thể nhận ủy quyền hay đối tượng nộp thuế) ?

Chủ thể nhận ủy quyền sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế vì trongtrường hợp này chủ thể nhận ủy quyền chính là người nộp thuế theo quy định tại điểm ckhoản 1 Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 “c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cánhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.”

TRƯỜNG HỢP VỀ THUẾ TNCN (TT92)

Câu hỏi 1:

Công ty thuê nhà của cá nhân mà có thu nhập từ 100 triệu /năm trở xuống trong 1 nămdương lịch thì cá nhân cho thuê nhà có nộp thuế TNCN và GTGT hay không?

Trang 8

Và cá nhân cho thuê nhà có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì như thế nào về vấn đềnộp thuế?

– Nếu Cá nhân cho thuê nhà trên 100 triệu đồng /năm trong 1 năm dương lịch mà tronghợp đồng không nói là bên đi thuê có nghĩa vụ nộp thay thuế thì lúc này ai sẽ là người

– Nếu Cá nhân cho thuê nhà trên 100 triệu đồng /năm trong 1 năm dương lịch mà tronghợp đồng có đề cập là bên đi thuê nhà có nghĩa vụ nộp thuế thay cho bên cho thuê thì nhưthế nào?

Trả lời :

Ý 1: Công ty thuê nhà của cá nhân mà có thu nhập từ 100 triệu /năm trong 1 năm dương

lịch trở xuống thì cá nhân có nộp thuế TNCN và GTGT hay không?

Trả lời ý 1:

+ Theo như Điểm 2 Điều 1 của TT92 VỀ NGƯỜI NỘP THUẾ

2 Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

=> Vậy thu nhập từ 100 triệu/năm không phải nộp thuế GTGT và TNCN

+ Theo như Điểm b Điều 4 của TT92

b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống đểxác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cánhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản

Ví dụ 5: Bà C ký hợp đồng cho thuê nhà trong 02 năm – tính theo 12 tháng liên tục – với

thời gian cho thuê là từ tháng 10 năm 2015 đến hết tháng 9 năm 2017, tiền thuê là 10 triệuđồng/tháng Như vậy, doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà của Bà C xác định như sau:

 Năm 2015, Bà C cho thuê nhà 03 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanhthu cho thuê là: 03 tháng x 10 triệu đồng = 30 triệu đồng (< 100 triệu đồng) Nhưvậy, năm 2015 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thunhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà

 Năm 2016, Bà C cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 12), với doanhthu cho thuê là: 12 tháng x 10 triệu đồng = 120 triệu đồng (> 100 triệu đồng) Như

Trang 9

vậy, năm 2016 Bà C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhânđối với hoạt động cho thuê nhà.

 Năm 2017, Bà C cho thuê nhà 09 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 9), với doanhthu từ hoạt động cho thuê là: 09 tháng x 10 triệu đồng = 90 triệu đồng (< 100 triệuđồng) Như vậy, năm 2017 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phảinộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà

Ý 2: Và cá nhân cho thuê nhà có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm trong 1 năm dương lịch thì như thế nào về vấn đề nộp thuế?

Trả lời ý 2 :

+ Nếu Cá nhân cho thuê nhà trên 100 triệu đồng /năm trong 1 năm dương lịch mà tronghợp đồng không nói là bên đi thuê có nghĩa vụ nộp thay thuế thì lúc này ai sẽ là ngườinộp thuế?

Trả lời: Theo như quy định tại Điểm 1 Điều 8 của TT92 về Cá nhân trực tiếp khai thuế

với Cơ quan thuế

1 Đối với trường hợp cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế Cá nhân cho thuê tàisản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế là cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với cánhân; cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với tổ chức không phải là tổ chức kinh tế (cơquan Nhà nước, tổ chức Đoàn thể, Hiệp hội, tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán,

…); cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà trong hợpđồng không có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế thay

=>Vậy nếu mà hợp đồng không có quy định là bên thuê nộp thuế thay thì Bên cho thuê phải có nghĩa vụ đi nộp thuế (GTGT và TNCN).

+ Nếu Cá nhân cho thuê nhà trên 100 triệu đồng /năm trong 1 năm dương lịch mà tronghợp đồng có đề cập là bên đi thuê nhà có nghĩa vụ nộp thuế thay cho bên cho thuê thì nhưthế nào?

Trả lời: Theo như Điểm 2 Điều 8 của TT92 về khấu trừ thuế đối với cá nhân cho thuê nhà

2 Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản

Trang 10

Cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà trong hợpđồng thuê có thoả thuận bên đi thuê nộp thuế thay thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cótrách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân bao gồm cả thuế giá trịgia tăng và thuế thu nhập cá nhân

=>Vậy nếu mà hợp đồng có quy định là bên thuê nộp thuế thay thì Bên thuế có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN và GTGT nộp thuế thay cho bên cho thuế

Ví dụ: Hợp đồng cho thuê nhà của cá nhân cho cty từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015

với mức cho thuế là 10 triệu/tháng=> Năm 2015 là 120 triệu (10*12)

Trong hợp đồng quy định là bên thuế có nghĩa vụ nộp thuế thay và được thanh toán làcuối mỗi quý thì trước khi trả tiền cho cá nhân cho thuê hàng quý thì Cty khấu trừ lại 10%(gồm thuế GTGT và TNCN để nộp cho nhà nước là 30*10%=3 triệu)

Câu hỏi 2: Cách kê khai thuế trong trường hợp cá nhân cho thuê nhà như thế nào của

trường hợp là doanh thu cho thuê trên 100 triệu/năm trong năm dương lịch? Cũng nhưthời gian kê khai và nộp thuế tờ khai cũng như nơi nộp tiền và biểu mẫu kê khai?

Theo như Điểm 2 Điều 4 của TT92 về phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tàisản

Công thức tính thuế GTGT và TNCN của cho thuê nhà

 Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%

– Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%

 Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế

a.2) Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trả tiền một lần

Theo như Điều 8 của TT92 về Khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân cho thuêtài sản

1 Đối với trường hợp cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế

Trang 11

+ Nguyên tắc khai thuế

– Cá nhân lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm

+ Hồ sơ khai thuế:gồm

– Tờ khai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản chụp Hợp đồng thuê tài sản, Phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng)

+ Nơi nộp hồ sơ khai thuế

Nơi nộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi có tài sản cho thuê

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toán chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê

Ví dụ : Ông X có phát sinh hợp đồng cho thuê nhà với thời hạn thuê là 02 năm – tính theo

12 tháng liên tục – kể từ ngày 10/04/2015 đến ngày 09/04/2017 có kỳ hạn thanh toán theoquý

+ Ông X lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán thì:

Thời hạn khai thuế của kỳ đầu tiên chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2015 (ngày 30 củatháng đầu quý III);

Thời hạn khai thuế của kỳ thứ hai chậm nhất là ngày 30 tháng 10 năm 2015

Các kỳ khai thuế tiếp theo thực hiện tương tự, chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quýsau quý bắt đầu thời hạn cho thuê;

Trường hợp hợp đồng cho thuê nhà của Ông X có kỳ hạn thanh toán là 6 tháng/lần

+ Ông X lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán thì:

Thời hạn khai thuế của kỳ đầu tiên chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2015 (ngày 30 củatháng đầu quý III);

Thời hạn khai thuế của kỳ thứ hai chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm 2016

Các kỳ khai thuế tiếp theo thực hiện tương tự, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê

Trang 12

+Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

+ Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

2 Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản

+ Khấu trừ thuế

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khấu trừ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân trước khi trả tiền thuê tài sản cho cá nhân nếu trong năm dương lịch cá nhân có doanh thu cho thuê tài sản tại đơn vị trên 100 triệu đồng

Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh doanh thu từ nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặcxác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể uỷ quyền theo quy địnhcủa pháp luật để doanh nghiệp, tổ chức khai thay, nộp thay đối với hợp đồng cho thuê từ

100 triệu/năm trở xuống tại đơn vị

+ Nguyên tắc khai thuế

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thay thuế cho cá nhân cho thuê tài sản thì trên tờ khai ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức theo quy định Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân cho thuê tài sản

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thay sử dụng tờ khai mẫu số 01/TTS của cá nhân đểkhai theo từng hợp đồng hoặc khai cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tài sản thuêtại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý

+ Hồ sơ khai thuế: Hồ sơ khai thuế gồm:

– Tờ khai theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này (TT92)

– Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này (TT92);

– Bản chụp Hợp đồng thuê tài sản, Phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng)

Trang 13

– Bản chụp Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật (trường hợp cá nhân cho thuê tài sản uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục khai, nộp thuế).

+ Nơi nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế

Nơi nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế đối với trườnghợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân được thực hiệnnhư đối với cá nhân trực tiếp khai thuế hướng

Câu hỏi 3: Trường hợp doanh nghiệp không trả thu nhập cho bất kỳ nhân viên nào, tức là

không hạch toán bên có 334 thì có phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN?

Trả lời:

Điểm 1 Điều 21 của TT92

1 Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16

“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

=>Vậy nếu ko có trả thu nhập thì ko phải quyết toán thuế

Câu hỏi 4: Cá nhân trong năm có thu nhập của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đã

tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần Ngoài ra trong năm còn có thu nhập (hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động ) thuộc dạng bị khấu trừ 10% nhưng trung bình không quá 10 triệu/tháng Thì thuộc trường hợp tự quyết toán thuế hay

có thể ủy quyền trong 2 trường hợp

– Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và đã bị công ty khấu trừ 10%– Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và chưa bị công ty khấu trừ 10%

Trả lời:Theo như Điểm a.3 Khoản 3 Điều 21 của TT92

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này

=> Vậy kết luận

Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và đã bị công ty khấu trừ 10%=> Được quyền ủyquyền cho Cty quyết toán phần thu nhập mà có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Trang 14

(Nếu mà lớn hơn 10 triệu/tháng thì bắt buộc cá nhân nay phải lấy 2 nguồn thu nhập và tựquyết toán)

Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và chưa bị công ty khấu trừ 10%, thì chắc chắn là

Cá nhân này ko được ủy quyền tại Cty có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên để quyếttoán mà phải tự quyết toán bằng 2 nguồn thu nhập Nhớ là yêu cầu 2 cty cung cấp chứng

từ khấu trừ thuế TNCN

Câu hỏi 5: Cá nhân có hợp đồng lao động 2 nơi trong 1 năm song song và nơi nào cũng

ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên? Vậy vấn đề này tính thuế TNCN như thế nào tại

2 nơi cũng như quyết toán thuế làm sao?

Trả lời

1 Khấu trừ thuế TNCN như thế nào?

Điều 25 Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế (111/2013/TT-BTC)

1 Khấu trừ thuế

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cánhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trườnghợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làmtrước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấutrừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần

2 Giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Điều 9 Các khoản giảm trừ (111/2013/TT-BTC)

1 Giảm trừ gia cảnh

c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thìtại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh chobản thân tại một nơi

c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộpthuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế

Trang 15

c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trongnăm tính thuế Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôidưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộpthuế.

3 Quyết toán thuế TNCN như thế nào?

Điều 26 Khai thuế, quyết toán thuế (111/2013/TT-BTC)

2 Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanhc) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khaiquyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuếhoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:

c.1) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoànthuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau

4 Khai thuế, nộp thuế TNCN như thế nào?

Điều 16 Khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân (156/2013/TT-BTC)

2 Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ kinh doanh

c.2) Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế

c.2.1) Đối với cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện tự quyết toán thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:

+ Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó

+ Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc trong năm và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơquan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng

+ Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc trong năm và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).=> Rất ít xảy ra+ Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi

Trang 16

đăng ký thường trú hoặc tạm trú).=> Rất ít xảy ra

+Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú)

Câu hỏi 6: Cá nhân trong năm làm việc chưa đủ 12 tháng mà có thu nhập 1 nơi tại 1 cty

với hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì có được ủy quyền quyết toán thay ? và đượcgiảm trừ gia cảnh là 12 tháng hay giảm trừ số tháng làm việc khi quyết toán thuế TNCN?

Trả lời:

+ Khoản a.4 Điểm 3 Của Điều 21 TT92

a.4) Uỷ quyền quyết toán thuế

a.4.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm

uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm

=> Vậy được quyền quyết toán thay cho dù trong năm ko làm việc đủ 12 tháng, nhưng chỉ có thu nhập 1 nơi duy nhất đến thời điểm 31/12 hàng năm.

+ Ngày 2 tháng 3 năm 2015, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành công văn số7850/CTTNCN về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2014

Tại điểm 3.1 Phần II của CV 7850/CT-TNCN ngày 2/3/2015

3.1 Về việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân

Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định

+Và vẫn được giảm trừ gia cảnh bản thân là 12 tháng, cho dù trong năm không làm đủ 12tháng

Câu hỏi 7: Cá nhân kinh doanh thì có phải làm quyết toán thuế TNCN vào cuối năm? Trả lời

Căn cứ vào điểm 5 Điều 25 của TT92/2015 thì

5 Bãi bỏ các nội dung liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với cá

Trang 17

nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 16 và Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (Trước đây thông tư 156 có hướng dẫn vấn đề có quyết toánthuế TNCN của kinh doanh, nhưng TT92 đã bỏ).

Ngoài ra thì theo TT92 thì cách tính thuế của cá nhân kinh doanh là bằng theo 1 tỷ lệ

=doanh thu *Tỷ lệ (Mà ko còn giảm trừ gia cảnh hay giảm trừ bản thân gì cả)Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 07 năm 2015 và áp dụng cho kỳtính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi

=>Vậy thu nhập của cá nhân kinh doanh ko phải quyết toán thuế TNCN (trước đây thì có)

Câu hỏi 8: Những khoản tiền mà Cty chi cho người lao động nhận được như đám hiếu,

đảm hỷ (tức là đám cưới, đám giỗ …)cho bản thân cũng như cho người lao động phù hợp mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp” thì đây có phải là 1 khoản thu nhập chịu thuế TNCN?

Trả lời:

Theo như Điểm 5 Điều 11 của TT92

5 Bổ sung tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 của TT92 cho TT111 (về các khoản ko tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)

“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”

=>Vậy phù hợp theo quy định của thuế TNDN tức là ko quá 1 tháng lương bình quân củanăm thì ko phải chịu thuế TNCN

Không quá 1 tháng lương bình quân của năm được hiểu như thế nào?

Theo như điểm 2.30 Điều 40 của TT96 (về thuế TNDN)

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanhnghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng Trườnghợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bìnhquân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện

Trang 18

trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đóđến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền tríchlập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Câu hỏi 9: Tiền nhà ở, điện nước mà người lao động ở tại các nhà ở mà do DN xây dựng

để cung cấp miễn phí cho người lao động tại Khu công nghiệp; Khu kinh tế, địa bàn xãhội khó khăn thì có phải chịu thuế TNCN?

Trả lời:Theo như Điểm 2 Điều 11 của TT92 sửa đổi Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ

khoản 2 Điều 2 của TT111 về các khoản thu nhập tính vào thu nhập chịu thuế TNCN?

“đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợiích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụnglao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu côngnghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiệnkinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấpmiễn phí cho người lao động

=>Vậy nếu mà tiền nhà do DN xây dựng cho nhân viên ở mà DN trong khu công nghiệp,tại khi tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiệnkinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.SẼ KO TÍNHVÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN

+ Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhàhoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cánhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc

=> NẾU MÀ CÁ NHÂN Ở TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC THÌ TÍNH THEO TỶ LỆ NHƯNG TRONG THỰC TẾ NẾU CÓ Ở CŨNG KO AI KHAI BÁO LÀM GÌ

+ Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn

vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng khôngvượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vịkhông phân biệt nơi trả thu nhập.”

=>Tức ko tính quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà.Tức giữa 2 so sánh giữa số 15%*thu nhập chịu thuế và số tiền thuê nhà trả hộ, số nào nhỏthì lấy) NẾU MÀ CTY TRẢ HỘ TIỀN THUÊ NHÀ

Trang 19

Ví dụ: Thu nhập lương 1 tháng chưa bao gồm tiền thuê nhà lá 10 triệu/tháng thì 15% của

10 triệu là 1,5 triệu Cty thuê nhà và trả hộ tiền thuê nhà là 3 triệu/tháng thì tính tiền thuênhà vào thu nhập chịu thuế TNCN là 1,5 triệu

Câu hỏi 10: Khoản lợi nhuận được chia của Công ty TNHH MTV do 1 cá nhân làm chủ

hay của DNTN, sau khi đóng thuế TNDN rồi thì có phải nộp thuế TNCN??

Trả lời: Như khoản c điểm 6 Điều 11 của TT92

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.”

Câu hỏi 11: Trường hợp Cty giải thể mà không có nhân viên nào phải nộp thuế thì có

phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN:

Trả lời: Điểm 1 Điều 22 của TT92

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thunhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thunhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuếdanh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu số 05/DS-TNCN banhành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm)

kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động

=> Vậy ko phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN mà chỉ cần làm mẫu 05/DS-TNCNnộp là được nếu cty ko có phát sinh khấu trừ thuế Hiện tại HTKK chưa update theo TT92

Câu hỏi 12: Việc sở hữu đồng tài sản cho thuê mà doanh thu trên 100 triệu/năm thì có

phải chia đôi doanh thu cho từng thành viên hay chỉ tính cho 1 người làm đại diện

Trả lời: Điểm c khoản 1 Điều 4 của TT92

c) Trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệuđồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phảinộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho 01 người đại diện duy nhất trong năm tínhthuế

Ví dụ 13: Hai cá nhân A và B là đồng sở hữu một tài sản, năm 2015 hai cá nhân cùng

thống nhất cho thuê tài sản đồng sở hữu với giá cho thuê là 180 triệu đồng năm – tínhtheo năm dương lịch (>100 triệu đồng) và cá nhân A là người đại diện thực hiện các nghĩa

vụ về thuế Như vậy, cá nhân A thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập

Trang 20

cá nhân đối với doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản nêu trên với doanh thu tính thuế

Nếu hợp đồng có quy định là Cty đi thuê nộp thay thuế thì bộ chứng từ như thế nào cókhác với trường hợp là hợp đồng thuê nhà không quy định Cty thuê nhà phải nộp thaythuế hay không?

Trả lời: Điểm 2.5 Điều 4 của TT96

2.5 Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí đượctrừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản

=> Vậy chỉ cần HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN CỦA CÁ NHÂN KHÔNG CẦN CÔNGCHỨNG VÀ CHỨNG TỪ TRẢ TIỀN THUÊ NHÀ (PHIẾU CHI HOẶC UNC) nếu hợpđồng ko đề cập gì vấn đề về thuế hoặc nói là thuế do bên cho thuê chịu Trong trường hợpnày là thuê tài sản (thuê nhà, thuê xe…) có giá trị là trên 100 triệu trở lên/năm dương lịch

=> Vậy là ko cần HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH MUA CỦA CƠ QUAN THUẾ NỮA CHO DÙTHUÊ TRÊN 100 TRIỆU /NĂM HAY TỪ 100 TRIỆU/NAM TRỞ XUỐNG– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoảthuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ làhợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cánhân

=> Vậy là nếu mà nói là tiền thuê tài sản đã bao gồm thuế và doanh nghiệp nộp thay thì chứng từ để thuế chấp thuận là

+Hợp đồng không cần công chứng

+Phiếu chi hoặc UNC

+Và chứng từ nộp tiền thuế về nộp thay

Trang 21

Ví dụ: Hợp đồng thuê tài sản là ký 12 triệu /tháng đã bao gồm VAT và Thuế TNCN thì

trước khi trả tiền thuế bên Cty thuê sẽ khấu trừ là 12*10%=1,2 triệu để kê khai nộp thuế

và phần còn lại là 12-1,2=10,8 triệu sẽ trả cho chủ nhà cho thuế Và lúc này chi phí đượcthuế chấp nhận là 12 triệu

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏathuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) vàdoanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừtổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân

=> Ý là trong trường hợp này thì giá thuê chưa bao gồm thuế tức là người cho thuê sẽnhận phần Net và trách nhiệm nộp thuế thay là trách nhiệm của người đi thuê (vì tronghợp đồng có nói đến vấn đề là nộp thay) thì trong trường hợp này chứng từ để thuế chấpnhận là chi phí được trừ như sau:

+ Hợp đồng không cần công chứng

+ Phiếu chi hoặc UNC

+ Và chứng từ nộp tiền thuế về nộp thay, nhưng lưu ý khi tính thuế phải nộp số tiền thuê nhà chưa VAT và thuế TNCN thì gross giá chưa thuế thành giá đã có thuế

Ví dụ: hợp đồng thuê tài sản là với giá chưa thuế (chưa gồm VAT và chưa gồm thuế

TNCN) là 10 triệu/tháng Tức là bên thuê ko cần biết cứ 1 tháng thì bên đi thuế trả chobên cho thuê là 10 triệu thì trong trường hợp này để tính thuế TNCN và GTGT thì phảiGross giá chưa có thuế lên thành giá đã có thuế là 10/0.9=11.11 triệu và từ đây tính thuế(TNCN và GTGT) là 10%*11.11=1.11 triệu Và lúc này doanh nghiệp được tính vào chiphí là 11.11 triệu

Câu hỏi 2: Chứng từ của chi tài trợ làm nhà cho hộ nghèo thì chứng từ như thế nào để

thuế chấp thuận

• Tài trợ trực tiếp cho hộ nghèo?

• Tài trợ hộ nghèo thông qua 1 cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ?

Trả lời: Theo như khoản a, b điểm 2.25 của Điều 4 TT96

a) Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ Hình thức tài trợ:

Trang 22

– Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp– Hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định củapháp luật

• Tài trợ trực tiếp cho hộ nghèo?

a) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đạiđoàn kết gồm:

– Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC);

– Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo);

– Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếutài trợ bằng tiền)

Tài trợ hộ nghèo thông qua 1 cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ?

– Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm:

– Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ;

– Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật)

– Hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền)

(Trường hợp này không cần Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đốivới tài trợ làm nhà cho người nghèo);

Câu hỏi 3: Chứng từ đi công tác thì cần chứng từ gì? Có còn giới hạn khoản phụ cấp tiền

ăn khi đi công tác

Trả lời

+ Theo như Điểm 2.8 Điều 6 của TT78 trước đây

2.1 Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động;Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chứcNhà nước.=> Trước đây ko được vượt quá 2 lần mức công tác của cán bộ viên chức nhànước

Trang 23

+ Theo như CV 2512/TCT-CS ngày 24/06/2015 hướng dẫn TT96 như sau:

4.7 Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác

– Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanhnghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định

=> Vậy bây giờ đã bỏ mức khống chế tiền phụ cấp tiền ăn miễn sao là có quy chế nội bộnói rõ vấn đề tiền ăn mỗi ngày đi công tác là bao nhiêu tiền mà thực chất có chi là ok

Bộ chứng từ để thuế chấp thuận là chi phí công tác như sau:

+ Chứng từ 1: Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao

+ Chứng từ 2: Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công

tác.=> Có quyết định cư đi công tác là được rồi mà ko cần phải có xác nhận của nơi đến

Vì đâu phải lúc nào cũng xác nhận được nơi đến, nếu có xác nhận nơi đến thì hay quá.+Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ (Quy chế công tác) quy định vấn đề chi phí tiềncông tác

Câu hỏi 4: Trường hợp DN có khoán chi tiền công tác phí (tức là 1 ngày bao nhiêu tiền

mà không phải phân loại ra là tiền ăn mới khoán chi còn tiền khách sạn và tiền đi lại phải

có hóa đơn tài chính TỨC LÀ KHOÁN CHI 100% gồm tiền ăn, tiền ở và tiền đi lại) trongQuy chế tài chính hoặc Quy chế nội bộ của Cty thì thuế có chấp nhận không

Trả lời

+ TT 96: Theo như Điểm 2.9 Điều 4 của TT96

Trang 24

Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi côngtác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thìđược tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

+ TT78: Theo như Điểm 2.8 Điều 6 của TT78

:Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tínhvào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chínhđối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước

=> 2 TT giống nhau, chỉ khác nhau là TT96 thì bỏ đi là theo quy định của Bộ tài chính mà theo thực tế quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp (ĐÃ THOÁNG HƠN)

=>VẬY BẠN KO MUỐN CÓ HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH VỀ TIỀN (KHÁCH SẠN, TIỀN

ĐI LẠI) MÀ KHOÁN THEO NGÀY 1 NGÀY BAO NHIÊU TIỀN LÀ ĐƯỢC, nhưngphải quy định rõ ràng trong Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ (Quy chế công tác phí)rất chi tiết và rõ ràng tại điểm này NHƯNG TRONG THỰC TẾ ÍT AI LẠI LÀMKHOÁN CHI NHƯ THẾ NÀY CẢ

Mà thường làm là Chi phí khách sạn và chi phí đi lại bắt buộc là có hóa đơn tài chínhmang về theo quy định vể quy chế công tác phí Chỉ duy nhất là phụ cấp tiền ăn thì ko cầnhóa đơn tài chính vì đã quy định trong quy chế công tác phí là 1 ngày bao nhiêu tiền rồi.VẬY NẾU THỰC HIỆN KHOÁN CHI ĐỂ KO CẦN CÓ HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH THÌLÀM KHOÁN CHI GIỐNG Y HỆT PHỤ CẤP TIỀN ĂN

Câu hỏi 5: Cá nhân đi công tác nước ngoài hoặc trong nước có thanh toán bằng thẻ tín

dụng cá nhân của chi phí (bao gồm tất cả những khoản chi phí phát sinh khi đi công tác

mà có quy định trong quy chế công tác phí hoặc quy chế nội bộ của công ty hoặc quy chếtài chính… ) vượt 20 triệu đồng trở lên có được xem là thanh toán không dùng tiền mặtkhông?Chứng từ bên nước ngoài khi đi công tác làm sao để thuế chấp nhận

Trả lời:

Theo như Điểm 2.9 Điều 4 của TT96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 như sau:Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước vàcông tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máybay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều

Trang 25

kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đápứng đủ các điều kiện sau (3 điều kiện):

=>Ý chỗ này, Là Cty KHÔNG CÓ LÀ KHOÁN CHI MÀ TÁCH BẠCH RA CHỈ CÓTIỀN PHỤ CẤP TIỀN ĂN LÀ KHOÁN CHI, Còn tiền đi lại, khách sạn THÌ PHẢI CÓHÓA ĐƠN TÀI CHÍNH

Chứng từ 1: Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao

xuất.=> ĐÂY LÀ NÓI HÓA ĐƠN RỒI PHẢY CHỨNG TỪ VÌ VẬY, VẬY KO NHẤTTHIẾT LÀ PHẢI CÓ HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH Tùy từng trường hợp mà xử lý

Chứng từ 2: Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.=>

Có quyết định cư đi công tác là được rồi mà ko cần phải có xác nhận của nơi đến Vì đâuphải lúc nào cũng xác nhận được nơi đến, nếu có xác nhận nơi đến thì hay quá

Chứng từ 3: Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao

động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do

cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho ngườilao động

=> KẾT LUẬN: VẬY CÁC KHOẢN CHI PHÍ CÔNG TÁC (Ví dụ như tiền ăn uống, tiền

đi lại…) MÀ TỪ 20 TRIỆU TRỞ LÊN THANH TOÁN BẰNG THẺ TÍN DỤNG CỦA

CÁ NHÂN THÌ VẪN ĐƯỢC XEM LÀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶTNẾU QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG QUY CHẾ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HOẶCQUY CHẾ NỘI BỘ (Ví dụ như quy chế công tác phí hoặc ban hành 1 quy chế với tên gọi

Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất;Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử cán bộ đi công tác;

Trang 26

Ngoài ra, để thuận tiện trong công tác quản lý, đảm bảo tính minh bạch, doanh nghiệp cần xây dựng, ban hành quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ quy định/hoặc cho phép: cán bộ được phép thanh toán khoản công tác phí bằng thẻ do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được Doanh nghiệp thanh toán lại cho cán bộ.

Câu hỏi 6: Thời điểm ghi nhận doanh thu của dịch vụ theo thuế có khớp với thời điểm

ghi nhận doanh thu dịch vụ theo kế toán? Khi đã xuất hóa đơn dịch vụ mà dịch vụ chưahòa thành thì có ghi nhận doanh thu khi tính thuế TNDN

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 của TT96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015+Sửa đổi quy định về thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuếđối với hoạt động cung ứng dịch vụ, cụ thể:

Thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cungứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phầnviệc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể),Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đốivới hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi)

+Trước đây TT78:

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch

vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoáđơn cung ứng dịch vụ Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trướcthời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theothời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ

=>Như vậy nếu việc DN cung ứng dịch vụ có thu tiền trước nhưng chưa hoàn thành dịch

vụ NHƯNG đã xuất hóa đơn tài chính thì cũng KHÔNG TÍNH VÀO DOANH THU khitính thuế TNDN Dẫn đến việc ghi nhận doanh thu theo kế toán và doanh thu theo thuế làgiống nhau tại điểm này Vây không có xảy ra chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toánnhư trước đây

Câu hỏi 7: Lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản có đươc phép chuyển vào thu

nhập chịu thuế của hoạt động SXKD Và Lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sảnthì được chuyển lỗ trong vòng bao nhiêu năm

Trang 27

Trả lời:

Theo như điểm 2 của CV2512/TCT-CS ngày 24/06/2015

2 Về xác định thu nhập tính thuế tại Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 Thông tư

=>Tức là nếu có lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì sẽ được bù trư với vớithu nhập hoạt động SXKD, sau đó nếu còn lỗ nữa thì sẽ được chuyển lỗ theo thời gianquy định là không qua 5 năm, kể từ sau năm phát sinh lỗ

Câu hỏi 8: Giá trị tổn thất do thiên tai , hoặc hàng hóa bị hư hỏng thì CẦN HỒ SƠ GÌ

ĐỂ THUẾ CHẤP THUẬN LÀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ? Có cần những chứng từ như Vănbản gửi Chi cục thuế; Văn bản gửi Ủy ban nhân dân nữa hay không?

Trả lời: theo như điểm 4 của CV 2512/TCT-CS ngày 24/06/2015

a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hànghóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất;chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuấtnhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký vàchịu trách nhiệm trước pháp luật

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)

b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sửdụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập

Trang 28

chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hếthạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng,nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có)kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp phápcủa doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)

Hồ sơ xác định giá trị tổn thất được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuếkhi cơ quan thuế yêu cầu

=> Như vậy đối với hàng hóa hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, Hàng hóa bị hư hỏng dothay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thìkhông cần phải có Văn bản gửi Chi cục thuế; Văn bản gửi Ủy ban nhân dân nữa

Câu hỏi 9: Khoản tiền điện, tiền nước khi thuê nhà của cá nhân để làm văn phòng mà hóa

đơn tiền điện, tiền nước vẫn đứng tên chủ nhà thì CTY CẦN BỘ CHỨNG TỪ GÌ ĐỄTHUẾ CHẤP NHẬN LÀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ, Có cần phải làm mẫu 02/TNDN nữahay không?

Trả lời: Theo Điểm 2.15 Điều 4 của TT 96 về chi phí được trừ và ko được trừ khi xác

định thuế TNCN

2.15 Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộgia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấpđiện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiềnđiện, nước cho nhà cung cấp điện, nước

+Không có các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và

+Không Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh

+Không có Phiếu chi hoặc UNC

Trang 29

=> Vậy nếu có hóa đơn thanh toán tiền điện và Hợp đồng là ok mà KHÔNG CẦN PHẢILÀM MẪU 02/TNDN (Trước đây TT78 phải có mẫu 02/TNDN và không được khấu trừVAT vì hóa đơn mang tên cá nhân cho thuê)

b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nướcvới chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có

+Chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinhdoanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ (Phiếu chi hoặc UNC kèm theophiếu tính tiền điện tiêu thụ mà có chữ ký 2 bên về số điện tiêu thụ)

+Và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh

=> Vậy nếu bên thuê mà thanh toán tiền điện nước thông qua bên cho thuê thì phải có+Chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinhdoanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ (Phiếu chi hoặc UNC kèm theophiếu tính tiền điện tiêu thụ mà có chữ ký 2 bên về số điện tiêu thụ)

+Và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh mà KHÔNG CẦN PHẢI LÀM MẪU02/TNDN (Trước đây TT78 phải có mẫu 02/TNDN và không được khấu trừ VAT vì hóađơn mang tên cá nhân cho thuê)

Câu hỏi 10: Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu có cần phải

thông báo cho thuế không? Hay chỉ lập và lưu tại đơn vị

Trả lời: Ko cần thông báo mà tự quản lý và xuất cho thuế khi thuế hỏi

Theo TT78: về chi phí ko được trừ

2.3 Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.

+Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh Định mức này được xây dựng từđầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phấrn và lưu tại doanh nghiệp

+Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hànhđịnh mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành

Theo TT96: về chi phí ko được trừ

Trang 30

2.3 Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hànghoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhànước ban hành định mức.

=> Giữa 2 thông tư là giống nhau ko có gì khác nhau cả, vẫn phải xây dưng định mức vàlưu tại đơn vị để quản lý và xuất trình khi thuế hỏi Vì có định mức mới kiểm soát được

sự tiêu hao nguyên vật liệu

Câu hỏi 11: Mức chi trang phục cho người lao động nếu chi bằng tiền thì có bị không chế

không và nếu chi bằng hiện vật có bị không chế không? Nếu chi cả bằng tiền và hiện vậtthì sao? Và Cty cần phải chuẩn bị chứng từ gì để thuế chấp nhận đây là 1 khoản chi phíđược thuế chấp nhận

Trả lời: Theo quy định điểm 2.7 Điều 4 của TT96

2.7 Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệuđồng/người/năm

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động

để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá

05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theoquy định cụ thể của Bộ Tài chính

Kết luận:

Trang phục bằng tiền thi khống chế 5 triệu/người/năm?

Nếu trang phục bằng hiện vật là ko không chế (tức là phải có hóa đơn tài chính)Nêu vừa hiện vật, vừa tiền=> Hiện vật không khống chế và tiền khống chế 5 triệu/nămĐối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theoquy định cụ thể của Bộ Tài chính

Câu hỏi 12: Chi phí lãi vay của công ty đã góp đủ vốn điều lệ nhưng có đi vay để đầu tư

vào doanh nghiệp khác trong năm 2015 như sau:

+Mua chứng khoán

+Mua cổ phần

Trang 31

+Để đầu tư vào Công ty (Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết, đầu tư vào công tykhác).

+Mua công ty để sở hữu (Đầu tư vào công ty khác)

Vậy cho hỏi, khoản chi phi lãi vay có được chấp thuận là chi phí được trừ khi quyết toánthuế TNDN trong năm 2015?

Trả lời: Theo như điểm 2.18 Điều 4 của TT96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 hướng dẫn

thuế TNDN cho nghị định 12/2015/NĐ-CP như sau:

– Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoảnchi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chiphí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.=> Vậy là từ 2015 trở đi nếu công ty đã góp

đủ vốn điều lệ mà có đi vay ngân hàng để đầu tư và đơn vị khác (như mua chứng khoán,mua cổ phần, mua công ty, góp vốn vào các đơn vị khác ) thì khoản chi phí lãi vay nàyđược tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN

Câu hỏi 13: Những chi phí (tiếp khách, biếu tặng, khánh tiết …) có còn bị khống chế

15% hay không? Và cách thuế kiểm soát vấn đề này như thế nào

Trả lời:

Không bị khống chế

Câu hỏi 14: Chi phí mang tính chất phúc lợi cho người lao động như (Chi đám hiếu, hỷ

của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổsung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởngbởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thànhtích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảohiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động.và nhữngkhoản chi có tính chất phúc lợi khác thì được thuế CHẤP NHẬN NHƯ THẾ NÀO?

Trả lời: Điểm 2.30 của Điều 4 TT96

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷcủa bản thân và gia đình người lao động;

Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

Trang 32

Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí

đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm

tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người laođộng hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫntại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác Tổng số chi cótính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trongnăm tính thuế của doanh nghiệp

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanhnghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lươngbình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thựchiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đóđến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền tríchlập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)

Trang 33

Câu 2: Phân biệt các trường hợp miễn thuế, hưởng thuế suất 0% và không thuộc diện chịu thuế (đối với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất - nhập khẩu)? Tại sao hệ quả cuối cùng là số tiền thuế phải nộp bằng 0 đồng nhưng lại qui định thành 3 nhóm khác nhau như vậy?

diện chịu thuế

Miễn thuế Thuế suất 0%

Bản chất Là những trường

hợp đạo luật thuế

dự liệu trước, khicác tổ chức, cánhân tác động vàohàng hoá, dịch vụtrong trường hợpnày sẽ không phảinộp thuế Họkhông được coi làđối tượng nộpthuế

Là những trườnghợp đạo luật dựliệu trước, các tổchức, cá nhân khithoả mãn các điềukiện đặt ra sẽđược miễn thuế

Họ vẫn là đốitượng nộp thuếtheo quy định củapháp luật

Là những trường hợpđạo luật qui định trongnhững trường hợp đặcbiệt trong đó tổ chức,

cá nhân khi tác độngvào đối tượng chịuthuế này sẽ đượchưởng mức thuế suất là0% và họ vẫn là đốitượng nộp thuế của loạithuế đó

Căn cứ áp dụng Không thuộc

phạm vi điềuchỉnh của một đạoluật thuế

Thuộc phạm viđiều chỉnh củamột đạo luật thuế

Thuộc phạm vi điềuchỉnh của một đạo luậtthuế

Qui định về

hoàn thuế

Không được khấutrừ và hoàn thuếđối với thuế đầuvào đã nộp

Không được khấutrừ và hoàn thuếđối với thuế đầuvào đã nộp

Được hoàn lại thuế khi

số thuế đầu vào lớnhơn 0

Hệ quả pháp lí Hệ quả của việc

không phải nộp

Hệ quả đượcmiễn thuế là hệ

Hệ quả số tiền thuếphải nộp là 0 đồng là

Trang 34

thuế là hệ quảđương nhiên

quả có điều kiện hệ quả đương nhiên

Trình tự, thủ

tục

Không phải thựchiện thủ tục pháp

Mặc dù hệ quả là khác nhau nhưng pháp luật qui định thành 3 trường hợp như vậy là domục đích điều chỉnh, điều tiết của Nhà nước

+ Các chế độ trên thể hiện sự ưu đãi, khuyến khích của nhà nước đối với các đối tượngnhưng ở những mức độ khác nhau:

- Đối với trường hợp được miễn thuế: về bản chất các đối tượng này vẫn thuộc diệnphải chịu thuế nhưng do có những đặc điểm, rơi vào những trường hợp nhất định

mà được miễn cho phần thuế đáng ra phải đóng Do đó có sự ưu đãi hơn so vớinhững trường hợp nộp thuế thông thường

- Đối với trường hợp nộp thuế với thuế suất 0%: về bản chất các đối tượng này vẫnthuộc diện phải chịu thuế và đóng thuế bình thường nhưng thuế suất phải đóng là0% Do đó có sự ưu đãi đặc biệt so với những trường hợp nôp thuế thông thường

và trường hợp miễn thuế Nhà nước áp dụng thuế suất này là để khuyến khích cáchoạt động sản xuất và kinh doanh nhất định VD: xuất khẩu các hàng hóa chịu thuếtiêu thụ đặc biệt

- Đối với trường hợp không thuộc diện chịu thuế: về bản chất các đối tượng nàykhông thuộc diện điều chỉnh của luật thuế Tức là nhà nước không có sự điều chỉnh

về thuế đối với những đối tượng này

+ Việc qui định có thể bắt nguồn từ những cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế,

từ thông lệ quốc tế, hay từ bản chất, đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ đó…

Ví dụ đối với hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường quả cửa khẩu, biêngiới Việt Nam là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc

Trang 35

biệt, giá trị gia tăng vì về thực chất những hàng hóa đó không phải làm thủ tục xuất khẩu,nhập khẩu nên không phải chịu loại thuế này Trường hợp này luật phải qui định là khôngthuộc diện chịu thuế mới chính xác chứ không thể áp dụng những chế độ khác.

Câu 1: Mức độ điều tiết được thể hiện thông qua yếu tố nào của đạo luật thuế?

Một đạo luật thuế về cơ bản gồm những yếu tố chính sau: tên đạo luật thuế; đối tượngchịu thuế; đối tượng nộp thuế; đối tượng không thuộc diện chịu thuế, không thuộc diệnnộp thuế; căn cứ tính thuế; giá tính thuế, thuế suất; những trường hợp miễn giảm thuế; quiđịnh về trình tự , thủ tục kê khai nộp thuế…

Về cơ bản một đạo luật thuế nói chung và tất cả các yếu tố của nó đều thể hiện sựđiều tiết của nhà nước Tuy nhiên, khi nói đến mức độ điều tiết là nói tới sự điều tiết khácnhau của nhà nước đối với các chủ thể, đối tượng giống nhau hoặc có cùng điều kiện nhấtđịnh, thể hiện thái độ ưu đãi, khuyến khích hay thắt chặt hơn của nhà nước Trong mộtđạo luật thuế thì yếu tố thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước là:

Thuế suất: là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượngnộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định Có 2 loạithuế suất: là thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỉ lệ

Cùng là đối tượng chịu thuế nhưng mỗi loại hàng hóa, dịch vụ hay tài sản khác nhaulại có thể bị áp dụng mức thuế suất khác nhau Xét về mức độ điều tiết thì có 3 loại thuếsuất: thuế suất bình thường, thuế suất ưu đãi và đặc biệt ưu đãi

Ví dụ đối với thuế giá trị gia tăng, có các mức thuế là 10%, 5%, 0% Trong đó thuếsuất 0% là mức thuế suất đặc biệt ưu đãi đối với những hàng hóa, dịch vụ được khuyếnkhích sản xuất, xuất khẩu Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế suất dao động từ 10 –70%, mức thuế 70% được áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ nhà nước muốn đặcbiệt hạn chế tiêu dùng

Ngoài ra trong một đạo luật thuế, một số yếu tố khác cũng gián tiếp thể hiện mức độđiều tiết của nhà nước như: đối tượng chịu thuế (có đối tượng không chịu thuế, miễn thuế,chịu thuế suất 0%, mặc dù có hệ quả số học là như nhau nhưng nó thể hiện mức khuyến

Trang 36

khích ưu đãi khác nhau của nhà nước đối với các đối tượng Ngoài ra, việc xác định đốitượng chịu thuế giúp xác định được phạm vi tác động của đạo luật thuế đó hay phạm viđiều tiết rộng hay hẹp của nhà nước); các trường hợp miễn, giảm thuế

Câu 4: Khi nào xảy ra truy thu thuế? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều phải xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao? Xác định thẩm quyền truy thu thuế?

Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượngnộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước

Truy thu thuế xảy ra khi những đối tượng nộp thuế chưa nộp hoặc đã nộp nhưngcòn thiếu vào ngân sách nhà nước Nguyên nhân có thể là xuất phát từ hành vi vi phạmpháp luật của đối tượng nộp thuế; nhầm lẫn trong quá trình đăng kí, kê khai nộp thuế; có

sự thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế…

Như vậy, truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm phápluật của đối tượng nộp thuế mà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Về bảnchất thì truy thu thuế là một quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa nộp đủ thuế thựchiện đầy đủ nghĩa vụ của mình chứ không phải là một quyết định xử phạt vi phạm hànhchính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể là do khách quan, chủ quan, cố ýhoặc vô tình vi phạm nếu xác định được việc chậm nộp thuế là do hành vi cố ý vi phạmpháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra cả quyết định xử phạt vi phạm hành chínhthậm chí là trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm

Truy thu thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lí thuế và cơ quan hải quan:Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hảiquan (đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu)

ĐẠT

Trang 37

Câu 1 Vai trò cơ bản của thuế TTĐB ? Việc áp dụng thuế TTĐB có vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lưu thông hàng hóa của nền kinh tế thị trường không ? Vì sao ?

1.1 Vai trò của thuế TTĐB.

a Thuế TTĐB là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sáchquản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Việc thu thuế TTĐB ở khâu sản xuất giúp cho Nhà nước có thể nắm bắt được mộtcách tương đối chính xác số lượng thực tế các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐBtrong nền kinh tế, cũng như năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất từng loại mặt hàngchịu thuế TTĐB Khả năng này giúp Nhà nước sắp xếp có hiệu quả các hoạt động sảnxuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế TTĐB và có chính sách điều chỉnh thích hợp đốivới các hoạt động này

Việc thu thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu cũng giúp Nhà nước quản lý được hoạtđộng nhập khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng.Thuế TTĐB thu vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở khâu nhập khẩu còn nhằm hạn chếviệc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, qua đó, khuyến khích việc tiêudùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại sản xuất trong nước Đây là việc làm có ýnghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước mà hầu hếtcác quốc gia theo đuổi

b Thuế TTĐB là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhậpcủa các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý

Nói đến điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư người ta thường nghĩ tới vai tròhàng đầu của thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân Tuy nhiên, thuế gián thu,điển hình là thuế TTĐB cũng phần nào đảm đương được vai trò này

Thuế TTĐB không đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà chỉ đánh vào một

số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng Mức độđộng viên của Nhà nước thông qua thuế TTĐB, vì vậy thường cao hơn so với mức độđộng viên thông qua các sắc thuế gian thu khác Bản thân thuế TTĐB cũng là thuế giánthu, do đó thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tăng lên Hệ quả

là đối tượng tiêu dùng các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế TTĐB không thể là quảng đạiquần chúng lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội

Trang 38

Như vậy, thông qua việc thu thuế TTĐB Nhà nước một mặt có thể định hướng tiêudùng xã hội; mặt khác, có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng cókhả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, không khuyến khích tiêu dùng vàongân sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo côngbằng xã hội.

c Thuế TTĐB là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cườngnguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế TTĐB mặc dù có diện thu hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn thuế suất củacác loại thuế gián thu khác, vì vậy, số tiền thu được từ thuế TTĐB chiếm một tỷ trọngđáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước

1.2 Việc áp dụng thuế TTĐB không vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lưu thông hàng hóa của nền kinh tế thị trường không, Vì:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội,được nhiều nước trên thế giới áp dụng Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnhvào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi chosức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo địnhhướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhànước

Qua hơn 10 năm thực hiện, thuế TTĐB đã góp phần quan trọng trong việc hướngdẫn phát triển sản xuất và tiêu dùng xã hội; cùng với các loại thuế khác như thuế GTGT,thuế TNDN và thuế xuất nhập khẩu, bước đầu hình thành nên một hệ thống chính sáchthuế mới tương đối đồng bộ trong điều kiện hiện nay ở nước ta, góp phần động viênnguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, khoản thu từ thuế TTĐB hàng năm chiếm từ15% đến 18% trong tổng số thuế gián thu và chiếm từ 7% đến 10% tổng thu ngân sáchnhà nước về thuế và phí Với những kết quả đạt được trên, có thể thấy việc ban hành và

áp dụng thuế TTĐB ở nước ta trong thời gian qua là hợp lý, đúng đắn

Ngoaì ra, Luật thuế TTĐB ban hành nhằm tạo một sân chơi bình đẳng thực sự chocác loại hình doanh nghiệp và đảm bảo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.Theo cam kết gia nhập WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả các loạirượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính

theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm Do vậy, việc áp dụng thuế TTDDB không vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lưu thông hàng hóa.

Ngày đăng: 18/02/2018, 12:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w