Nguyên nhân cơ bản Tai nạn đuối nước xảy ra do những nguyên nhân cơ bản như: nhận thức của trẻ em về tai nạn đuối nước còn thấp, thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn, trẻ emthiếu kỹ n
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2017
Trang 2Pleiku – Tháng 7/2017
2
PHẦN 1:
PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THCS
Nguyễn Văn Dương
Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
Nhằm cung cấp những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, cho gia đình
và cộng đồng về việc phòng, chống, sơ cấp cứu tai nạn đuối nước góp phần
giảm thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra * Mục tiêu:
1 Đối với trẻ em (học sinh)
Giúp các em biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đangrình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hếtsức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thứcbiết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo
vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội
2 Đối với gia đình và cộng đồng
Nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước đối với trẻ em, từ đógia đình và cộng đồng có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ emmột cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn Bên cạnh đó,giúp cha mẹ các em, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác
có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạnđuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân
Trang 3Bài 1 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
Khái niệm đuối nước:
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan, đặc biệt
là não bị thiếu ôxi và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động
1.Thực trạng tai nạn đuối nước ở nước ta
Theo thống kê của Bộ GDĐT năm 2012, có khoảng 1.700 em tử vong vìđuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn thương tích Ngay trong sáutháng đầu năm đã có khoảng 700 em tử vong do đuối nước Thực tiễn ghi nhậnđuối nước là nguyên nhân bao trùm các trường hợp tử vong có liên quan đến tainạn thương tích cho tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt từ lứa tuổi sơ sinh cho đến lứatuổi dậy thì và vượt xa các nguyên nhân khác Tai nạn đuối nước xảy ra khácnhau giữa các vùng miền Tai nạn này thường gây nên khi trẻ em chơi đùa, tắmlội ở các sông, suối, ao, hồ có thủy vực sâu Đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn từ
6 đến 15 tuổi thì tai nạn đuối nước lại thường hay xảy ra vào dịp nghỉ hè
Ở nước ta, 10 tỉnh có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,Thái Bình và Thanh Hóa Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do đuối nước caonhất trong khu vực Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lầncác nước phát triển
Mặc dù Gia Lai chúng ta không nằm trong Top 10 tỉnh có tai nạn đuối nước trẻ
em, nhưng tai nạn đuối nước xảy ra cũng không phải là ít
Trước thực trạng đó, tất cả các cấp, các ngành trên cả nước đã và đang hết sứcchú trọng đến công tác phòng tránh đuối nước cho trẻ em
2 Nguyên nhân cơ bản
Tai nạn đuối nước xảy ra do những nguyên nhân cơ bản như: nhận thức của trẻ
em về tai nạn đuối nước còn thấp, thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn, trẻ emthiếu kỹ năng bơi lội, môi trường sống không an toàn, phương tiện vận tảiđường thủy không bảo đảm yêu cầu, hay do bị chuột rút khi bơi…
2.1 Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ em còn thấp
Phần lớn các em không nhận thức được độ nguy hiểm và thường hay chơiđùa ở gần ao hồ, sông suối hay tắm lội ở các sông suối, ao hồ gần trường hoặcgần nhà Nên đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho nhómtuổi trẻ em và lứa tuổi vị thành niên từ 2 đến 16 tuổi Vì vậy, Gia đình, trườnghọc chính là nơi giúp trẻ em nâng cao nhận thức về tai nạn đuối nước để phòngngừa một cách có hiệu quả nhất
Trang 42.2 Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn
Một trong những yếu tố chính dẫn đến tai nạn đuối nước chiếm tỷ lệ cao ởtrẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ do thiếu sự trông nom, giám sát chặt chẽ, đầy đủcủa người lớn Trẻ nhỏ chỉ cần thiếu sự giám sát của người lớn trong mộtkhoảnh khắc ngắn từ 1 đến 2 phút, tai nạn đuối nước nói riêng và các tai nạnthương tích khác nói chung đã có thể xảy ra một cách thương tâm Đối với nhómhọc sinh lứa tuổi tiểu học, hầu hết các em không có được sự giám sát thườngxuyên của người lớn, đặc biệt trong các kỳ nghỉ hè do phụ huynh, người lớntrong gia đình bận công việc Thời gian cao điểm thường xảy ra tai nạn đuốinước trẻ em là thời gian có khí hậu nóng bức vào mùa nghỉ hè, các em thích đibơi, tắm sông suối, ao hồ, bể bơi vì không tìm được các hoạt động vui chơigiải trí khác phù hợp
2.3 Thiếu kỹ năng bơi lội
Các cuộc điều tra, khảo sát ở nước ta ghi nhận hầu hết trẻ em bị tai nạnđuối nước do không biết bơi Tuy vậy phần lớn các em thường hay chơi đùa, tắmlội ở gần ao hồ, sông suối gần trường hoặc gần nhà Vấn đề này là yếu tố nguy
cơ cao gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em
Khảo sát thực tế cũng cho thấy cha mẹ, phụ huynh của các em đa phầnbiết bơi lội nhưng không có thời gian dạy bảo, hướng dẫn cho con em mình bơi
vì quá bận rộn và sợ con em mình có thể bị tai nạn đuối nước khi được dạy bơi
Trang 5rồi tự ý đi tắm ở các ao hồ, sông suối Suy nghỉ đó là sai lầm, vì không biết bơi
các em vẩn tắm, chơi đua với nước
2.4 Môi trường sống không an toàn
Nước ta có bờ biển khá dài(3.260 km), hệ thống ao hồ, sông suối, kênh rạchnhiều và chằng chịt(Nội thuỷ: hơn 4.200 km²) Trên thực tế, nhìn quanh môitrường sống, có rất nhiều ngôi nhà ở gần sông suối, ao hồ và bờ biển nguy hiểmkhông có rào chắn; phần lớn các giếng và bể nước không có nắp đậy Ở nhiềutỉnh Nam Bộ có rất nhiều ngôi nhà được xây nổi trên sông Cách xây dựng nhàkhông bảo đảm an toàn này có thể tạo nên các nguy cơ tai nạn đuối nước, đặcbiệt là đối với nhóm trẻ nhỏ rất dễ bị ngã và rơi xuống nước
2.5 Phương tiện vận tải đường thủy không bảo đảm yêu cầu
Phương tiện giao thông đường thủy là một trong những phương tiện giaothông quan trọng ở nước ta, nhất là ở những khu vực, vùng miền có đường thủykhá phong phú Người dân thường sử dụng thuyền, bè trong những hoạt độnghàng ngày như: đi làm, đưa trẻ em đi học, đi chợ, buôn bán nhưng rất nhiềuphương tiện không bảo đảm an toàn, không trang bị đầy đủ áo phao cứu hộ, …nên thỉnh thoảng tai nạn thương tâm vẫn xảy ra
2.6 Chuột rút khi bơi lội
Có hai nguyên nhân chính gây "Chuột rút" hay "Vọp bẻ" là thiếu ôxy cho
cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn Nên các rối loạn điện giải có thể gây
ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu(thiếu canxi) hoặc hạ kali máu(thiếu kali)hay khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp
Trang 6Chuột rút rất nguy hiểm khi bơi lội Cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khảnăng bơi lội Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối
3 Một số khó khăn trong công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em
Công tác phòng chống tai nạn đuối nước gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi lênlà:
- Nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em còn chưa cao.Công tác tuyên truyền cho cộng đồng về các kiến thức phòng, chống đuối nước
ở trẻ em, tuyên truyền quy định của luật pháp về an toàn giao thông đườngthủy cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đườngthủy, cán bộ làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn trận tự đường thủy vẩn còn hạnchế Thiếu các tài liệu hướng dẫn bơi cho các em, hướng dẫn các kỹ năng antoàn khi tiếp xúc với môi trường nước
- Vẩn còn nhiều nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em chưa được loại bỏ tại giađình, cộng đồng
- Việc dạy bơi cho trẻ em chưa được triển khai rộng rãi tại các địa phương Cáccán bộ , giáo viên Thể dục trong trường học được tập huấn các kỹ năng dạy bơicho các em còn ít, chương trình đào tạo chưa cụ thể
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phổ cập môn bơi chưa được đầu tư
- Nhiều địa phương trong tỉnh chưa có bể bơi, nếu có còn rất ít không đủ đápứng yêu cầu cho trẻ
Bài 2 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM
1 Truyền thông giáo dục sức khỏe
Các cơ quan truyền thông đại chúng phải có trách nhiệm xây dựng, pháttriển những thông điệp tuyên truyền về nguy cơ tai nạn đuối nước và phổ biếnbiện pháp phòng tránh để chuyển tải nội dung trên các phương tiện truyền thôngcùng với các tài liệu tuyên truyền khác Cần lồng ghép hoạt động phòng tránhđuối nước vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, đặc biệt trước khi họcsinh nghỉ hè để nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng ngừa cho các em
Trang 72 Phát triển kỹ năng bơi lội, tập huấn sơ cấp cứu đuối nước
Cần phát triển kỹ năng bơi lội và dạy bơi cho học sinh nói riêng, trẻ em ởcác nhóm tuổi nói chung; chú ý ở những địa bàn thường hay bị ngập lụt, cónhiều sông suối, ao hồ, mặt nước Tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, nhất làphương pháp hô hấp nhân tạo cho thanh niên, giáo viên … thậm chí cộng đồngngười dân cũng cần phải biết phương pháp này để ứng cứu khi cần thiết
3 Tăng cường ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia đình, của cộng đồng và của nhà trường
Để đảm bảo an toàn nhất có thể cho trẻ, bên cạnh việc dạy trẻ bơi, điều cấpthiết là phải giám sát và hướng dẫn trẻ những biện pháp an toàn khi tiếp xúc vớinước Biết bơi thôi cũng chưa hẳn đã an toàn, rất nhiều người có cơ bắp khỏe,bơi thành thạo cũng bị đuối nước dẫn đến tử vong nếu chủ quan, lơ là
Trang 84 Thay đổi môi trường sống cho an toàn hơn
Để thay đổi môi trường sống nhằm bảo đảm sự an toàn, nên tuyên truyền,vận động cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp đơn giản như: đậy nắpbảo vệ ở giếng nước, bể nước, hồ thoát nước ; làm rào chắn ở xung quanhnhững ngôi nhà ở bên sông suối, ao cá, hố xây dựng ở công trình… có thể chứanước
5 Những điều các em nên làm
• Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn báo nguy hiểm
• Chỉ bơi khi có người lớn biết bơi và cứu đuối đi kèm
• Phải khởi động kỹ trước khi xuống nước
• Lên bờ ngay khi trời tối, mưa, sấm chớp
• Làm hàng rào quanh ao, hố nước, rãnh nước quanh nhà, làm cổng cửachắn (đặc biệt khi nhà ở gần sông hồ…)
• Luôn đậy giếng, bể, lu chứa nước…bằng các nấp đậy an toàn (cứng, trẻdẫm lên không vở)
• Chỉ tập bơi hoặc bơi ở những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ ,tuân thủ các quy định của bể bơi
• Khi tham gia giao thông đường thuỷ, cần ngồi đúng vị trí quy định của
mình
6 Những điều các em không nên làm
• Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thôngđường thuỷ
• Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ,dông bão
• Các phương tiện giao thông đường thuỷ không được chở quá quy định
• Không bơi ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nước chảy xiết, nước sâu
• Không nhảy cấm đầu hoặc bơi thi ở những nơi không có chỉ dẫn
Trang 9• Không nhảy xuống nước khi vừa đi ngoài nắng về hoặc khi có nhiều mồ hôi
• Không ăn uống khi đang bơi, hay bơi khi mới ăn xong
Trang 10Bài 3 CÁC BIỆN PHÁP CỨU, CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI THOÁT KHI BỊ
ÔM, TÚM VÀ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC
1 Những nguyên tắc và biện pháp khi cứu người bị đuối nước
Dấu hiệu nhận biết
- Nạn nhân đang chới với dưới nước hoặc sắp cónguy cơ bị chìm
- Có dấu hiệu bị sặc nước : ho dữ dội, sặc sụa, mặt phoặc tím, khó thở, hoặc ngừng thở
- Bất tỉnh do tắc thở
- - Bị rơi hoặc ngã xuống chỗ nước sâu,nước xoáy nguy hiểm
- Không biết bơi
Bị chuột rút khi đang bơi, đang ở dưới nước
- Ngừng thở, ngừng tim dẫn đến tử vong
- Lưu ý khi nạn nhân bị đuối nước:
o Phút thứ 1 nạn nhân mấtthở o Phút thứ 2 – 3 nạnnhân thở dưới nước o Phút
Nguyên nhân
-
Úp mặt vào nước không tự thoát ra được
Trang 11thứ 4 nạn nhân mất cảm giác và ngừng tim (não nguyhiểm)
o Phút thứ 5 – 8 nạn nhân chết nhưng còn hy vọng cứusống o Phút thứ 9 trở đi : hết hy vọng
- Yêu cầu đối với người cấp cứu:
Bình tĩnh
Đánh giá nhanh hiện trường
Đánh giá tổn thương của nạn nhân
Sơ cấp cứu - Gọi hỗ trợ
Xử trí ban đầu các tổn thương theo thứ tự ưu tiên
Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
- Khi phát hiện có người bị đuối nước, cần hô hoán để nhiều người
có thể nghe được chạy đến trợ giúp
- Người không biết bơi tuyệt đối không bao giờ được nhảy xuốngbiển, ao, hồ, sông sâu để cứu người bị tai nạn đuối nước
- Khi cứu người bị đuối nước, cần phải có thuyền, cây, dây, phaohoặc can nhựa để làm phao
Ví dụ: Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, không phải lúc nào cũng cósẵn phao cứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào hoặc
xa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lênđược trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn đều có thể dùng cứu họ được Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thâncây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạnnhân nắm lấy và lôi vào bờ
- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạnnhân vào bờ
- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyềncho nạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhânnắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người vànhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền
Trang 12- Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗkhông sâu lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nạn nhân bámlấy
- Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắcchắn trên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút ghế đơn (nhớchừa một đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạnnhân, đưa họ nắm và kéo vào bờ, hoặc nếu nạn nhân còn tỉnh táo thì gọicho họ biết và ném dây cho họ Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vữngtâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn
an của người cứu hộ rất quan trọng Lời nói kịp thời của chúng ta có thểcứu được nạn nhân 50%, vì họ ổn định được tâm lý sẽ bớt uống nước
- Người có khả năng bơi lội tốt có thể xuống nước để cứu người,đây là giải pháp cuối cùng khi không còn giải pháp nào khác, bởi vì thực tế
đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phươngpháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng chết chìm
* Khi nhảy xuống nước bơi để cứu nạn, cần tiến hành theo một trong những biện pháp sau:
Trang 13+ Biện pháp một: Để nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau
nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua náchbên kia Bơi kiểu nhái đưa họ vào bờ Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt,nhưng làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối
Điều kiện: Người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút
+ Biện pháp hai: Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên cho mũi
của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước Phương pháp này dùng cho nhữngnạn nhân có cơ thể hơi mập Người cứu hộ có thể dùng tay còn lại để bơi vào bờ cho nhanh
+ Biện pháp ba: Tiếp cận người bị nạn từ phía sau, người cứu hộ dùng tay
nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau Phươngpháp này dùng để cứu các bạn nữ rất có lợi
+ Biện pháp bốn: Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta
lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước
Trang 14+ Biện pháp năm: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay ta
nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ
+ Biện pháp sáu: Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh.
Ta có thể bơi ngửa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách chonạn nhân nằm sải với tư thế thoải mái Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào
bờ
2 Các phương pháp giải thoát khi bị ôm, túm
Người cứu đuối phải biết giải thoát trong những tình huống bất ngờ
2.1 Phương pháp giải thoát khi bị túm tay
Do tâm lý hoảng sợ, họ thường dãy dụa, hoảng loạn tìm chỗ để bám và bám rất
chặt Vì vậy nếu người cứu đuối bị bám, ôm chặt thì phải bình tĩnh cách giảithoát bằng biện pháp lợi dụng nguyên lý đòn bẩy hoạt động trái khớp…
Nếu người bị đuối túm hai tay từ dưới hoặc phía trên, người cứu đuối phải nắmchặt hai nắm tay để xoay vào trong hoặc ngoài về phía ngón cái của người bịđuối để giải thoát (Hình 222)
Trang 15Nếu bị túm chặt một tay người cứu đuối, thì người cứu đuối nắm chặt nắm đấmcủa tay bị túm, tay kia cài vào giữa hai tay của người bị đuối, nắm lấy nắm đấmcủa tay bị túm kéo xuống để giải thoát
2.2 Phương pháp giải thoát khi bị ôm ghì phía sau gáy
Cầm chặt cổ tay người bị đuối nước, tay kia đưa xuống dưới đẩy khuỷu từ dưới
lên làm cho người bị đuối phải quay người Sau đó cúi đầu luồn qua nách vàquay người lại để kéo cổ tay của họ ra sau đó rồi dìu vào bờ (Hình 221)
2.3 Phương pháp giải thoát khi bị ôm cổ từ phía trước
Dùng tay trái (phải) đẩy khuỷu tay bên phải (trái) Tay phải (trái) nắm chặt lấy
cổ tay của người bị đuối kéo xuống dưới rồi đột ngột chui qua vòng tay củangười bị đuối Cầm cổ tay của người bị đuối xoay về phía dưới ra sau để tiếnhành dìu họ vào bờ (hình 221)
2.4 Phương pháp giải thoát khi bị ôm ngang lưng ở phía trước
Một tay giữ chặt phía sau đầu người bị đuối, một tay đỡ cằm xoay đầu họ ra ngoài
làm cho lưng người bị đuối xoay lưng vào mình rồi dìu vào bờ (Hình
223)
2.5 Phương pháp giải thoát khi bị ôm ngang từ phía sau
Dùng hai tay túm lấy một ngón tay ở cả hai bàn tay của người bị đuối, sau
đó kéo dần sang hai bên buông một tay người bị đuối ra rồi quay người ra saulưng người bị đuối nước và dìu họ vào bờ (hình 223)
Trang 162.6 Phương pháp giải thoát khi bị ôm cả thân và hai tay từ phía sau lưng
Hai chân dùng sức đạp mạnh xuống dưới làm cho cả hai đều nổi lên cao Khi
nhô đầu lên khỏi mặt nước, hít vào một hơi thật sâu, đồng thời hai tay dùng sứckhuỳnh ra trước đột ngột chìm xuống và thoát ra hai tay của người bị đuối Tiếp
đó quay lưng người bị đuối về phía mặt mình để dìu họ lên bờ
Trong những trường hợp khi người bị đuối ôm chặt cổ, chân mà sức lại khỏehơn người cứu đuối thì phải kêu cứu hoặc dùng những thế võ để tự giải thoát vàtìm cách cứu người bị đuối
3 Cấp cứu người bị bất tỉnh
Dấu hiệu nhận biết
• Gọi hỏikhông đáp ứng
• Ngườimềm nhũn Các biểu hiệntoàn thân: datím tái, xanhnhợt, ngườilạnh, vã mồhôi,
Trang 17- Tai nạn giao thông
- Mất máu quá nhiều
Trang 18Áp dụng nguyên tắc DRABC:
1) Quan sát đánh giá hiệntrường để phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn
Nguy hiểm tiềm ẩn tại hiện trường(D)
- Nguồn điện cao thế
- Nước sâu
- Nguy cơ cháy, nổ - Khí độc, hoá chất
- Vật rơi từ trên cao
- Sạt lở,…
2)Đánh giá sự đáp ứng của nạn nhân (R)
Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh bằng
cách:
- Lay, gọi, hỏi nạn nhân
Yêu cầu nạn nhân thực hiện những động tác đơn giản Đáp ứng của nạn nhân giúp bạn nhận biết được nạn nhân còn tỉnh hay không: *Trường hợp nạn nhân có đáp ứng thì tiếp tục kiểm tra các tổn thương khác để tiếnhành sơ cứu, sau đó đưa nạn nhân về tư thế hồi phục an toàn (nếu không có tổnthương xương) và sau đó gọi điện thoại huy động hỗ trợ
* Một nạn nhân không có đáp ứng gì được xem là bất tỉnh và phải nhanhchóng kiểm tra và làm thông thoáng đường thở
3)Kiểm tra và làm thông đường thở (A)
• Để đầu nạn nhân ngửa tối đa tránh lưỡi tụt về phía sau
• Kiểm tra dị vật và làm thông đường thở (Ví dụ: máu, dịch,
Trang 19Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở : Cần nhanh chóng đưa nạn nhân về tư
thế nằm nghiêng an toàn và tiếp tục theo dõi
Kỹ thuật đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn
B
Trang 20Kiểm tra mạch của nạn nhân bằng cách bắt mạch tại
vị trí cổ, cổ tay hoặc bẹn Nếu nạn nhân không thở,
không có mạch thì tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực
Nếu nạn nhân đuối nước bị bất tỉnh cần phải được cấp cứu nhanh, kịp thời
và kiên trì Khi đưa lên bờ, hãy dốc ngược nạn nhân hoặc đặt nạn nhân nằm đầuthấp, kiểm tra dị vật đường thở rồi ép mạnh vào phần bụng dưới ngực để đẩynước ra Cần thực hiện như vậy xen kẽ với hà hơi thổi ngạt
Nếu tim không đập thì phải kết hợp thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồngngực Phải thực hiện cho đến khi nạn nhân thở trở lại hoặc đã chết thực sự Chú
ý cởi bỏ quần áo ướt, lau khô người, xoa dầu nóng toàn thân và ủ ấm cho nạnnhân
* Các bước cụ thể như sau:
3.1 Xóc nước
Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ muốn xóc nước thì ta làm nhưsau : Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc nhữngvật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp
Nếu nạn nhân không có dấu hiệu của hô hấp sẽ chuyển sang C
5)Kiểm tra mạch của nạn nhân (tuần hoàn)
C
Trang 213.2 Hô hấp nhân tạo
3.2.1 Phương pháp thổi ngạt qua miệng
Cách xử lý: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, càvạt … Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế,giường … ,để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác Nếu trong miệng và cổhọng nạn nhân có vướng vật gì, hãy quấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra,sau đó lau miệng nạn nhân cho sạch
Thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới đểcho miệng nạn nhân mở ra Sau đó dùng bàn tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịtmũi họ lại Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra Sau
đó cần hít vào đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạnnhân
Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên,mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra.Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong/phút đối với người lớn và 20lần/phút đối với trẻ em
3.1.2 Phương pháp xoa bóp tim
- Phương pháp 1:
Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lênlồng ngực nơi xương ức nạn nhân Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từbuông ra, làm theo chu kỳ: khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực
Trang 22nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần Sau mỗi chu kỳ chúng ta kiểm tramạch và hơi thở của nạn nhân một lần
- Phương pháp 2:
- Nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng
- Nâng cao bụng nạn nhân (bằng gối hay mền cuộn tròn)
- Đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, cằm hướng lên trên
- Chân người bị đuối hơi cong, tay duỗi thẳng trước đầu, dùng khăn quấnnửa người cho ấm
- Kéo lưỡi làm cho đầu lưỡi thò ra ngoài miệng hoặc dùng miếng gỗ đặtgiữa hai hàm răng cho miệng được há rộng
- Cấp cứu viên quỳ gối phía trước đầu nạn nhân, hai tay cầm tay nạn nhânđưa từ từ xuống khép vào ngực, rồi dùng sức ấn xuống theo nhịp thở sau
đó từ từ đưa về tư thế ban đầu
- Chèn giữa hai hàm răng một miếng nút chai hay một miếng gỗ nhỏ cóbuộc dây, cốt để giữ thông đường thở trong suốt quá trình cấp cứu Dây
là để đề phòng lúc nạn nhân tỉnh lại, có thể nuốt vật chèn răng này;
Trang 23- Cấp cứu viên quỳ phía sau nạn nhân, hai đầu gối tì xuống đất, hoặc ngồinhẹ lên bắp chân nạn nhân (trong trường hợp nạn nhân nằm trên ghế) vàđặt 2 bàn tay xòe trên lưng nạn nhân, phía trên khung xương chậu, haingón tay cái có thể giáp nhau, các ngón tay khác áp chặt vào hai bênsườn của nạn nhân, phía dưới các xương sườn cụt một chút, đừng để tay
tì lên gan;
- Nhô người lên, hai tay tì mạnh lên lưng nạn nhân, với sức nặng của thânmình và đếm nhẩm trong 2 giây Cử động này có mục đích ép bụng nạnnhân, làm cho hoành cách mô bị đẩy mạnh lên cao, ép buồng phổi lại,tống khí độc ra ngoài Đếm xong lại từ từ trở lại tư thế đầu Khi buông
ra, hoành cách mô hạ xuống, phổi nới rộng, khí trong lành tràn vào Cứtiếp tục như trên (từ 15 đến 20 lần trong một phút) cho phù hợp với nhịpthở bình thường của mình (THỞ RA ấn xuống, HÍT VÀO ngã người rasau);
- Khi nạn nhân đã dần dần hồi tỉnh, đã thoi thóp thở, vẫn phải tiếp tục cấpcứu Phải để ý, khi nạn nhân hít vào, phải nhấc hẳn tay ra để nạn nhânthở dễ dàng
Kiểm tra lại :
- Nếu có mạch, có thở thì đặt nạn nhân tư thế nằm nghiêng an toàn, theodõi tiếp và chuyển đến cơ sở y tế
* Thực hiện theo từng lứa tuổi:
A Đối với trẻ dưới 1 tuổi :
Thổi ngạt 5 lần :
Cách thổi ngạt :
- Nâng ngửa đầu trẻ,
- Áp miệng trùm kín miệng và mũi trẻ và thổi vừa phải đồng thời quan sát lồng ngực trẻ
Trang 24- Nếu không thở, không có mạch thì tiến hành thổi ngạt kết hợp với ép
tim ngoài lồng ngực Cách làm
- Đặt trẻ nằm ngửa trên nền phẳng, cứng - Éptim ngoài lồng ngực tại vị trí dưới điểm giaonhau giữa xương ức và đường ngang qua 2núm vú (đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắtđầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút
bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau) với tần số
30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt (một chu kỳ)
- Thực hiện 5 chu kỳ liên tục, dừng lại kiểm tra mạch, nhịp thở của nạnnhân
- Làm liên tục cho đến khi nạn nhân có đáp ứng
B Đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi :
Trình tự sơ cứu tương tự như trẻ trên 1 tuổi
B Đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn :
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng,cứng - Dùng gốc 2 bàn tay và lực của 2 cánhtay ép vuông góc lên vị trí 1/2 dưới của đoạngiữa hõm ức trên và hõm ức dưới với tần số
30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt (một chu kỳ)
- Ép sâu 1/3 đến ½ độ dày lồng ngực đối vớitrẻ và 4 – 5 cm đối với người lớn
- Thực hiện 5 chu kỳ liên tục, sau đó dừng lạikiểm tra mạch, nhịp thở của nạn nhân Làmliên tục cho đến khi nạn nhân có đáp ứng
Trang 25
Các điểm cần ghi nhớ:
1 Thực hiện đúng nguyên tắc DRABC
2 Nghi ngờ tổn thương cột sống không đưa về tư thế hồi phục
3 Chỉ thay người sơ cứu sau khi thực hiện 5 chu kỳ
4 Thường xuyên theo dõi hơi thở và mạch của nạn nhân, cả khi nạn nhân
Có sự trợ giúp của nhân viên y tế
Hiện trường sơ cứu trở nên không an toàn
Nạn nhân không có đáp ứng: toàn thân lạnh, mềm nhũn, không thở,không có mạch, da tím tái, đồng tử giãn không đáp ứng với ánh sang
Trang 26Bài 4 HỌC PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC - HÌNH THÀNH KỸ
NĂNG BƠI LỘI CƠ BẢN
Ở dưới nước nếu chưa biết bơi hãy tập lấy tay bịt mũi, nín thở trong 5 – 7giây để không bị sặc nước, đồng thời thả lỏng cơ bắp để nước đẩy đầu nổi lập lờsát mặt nước Tiếp đó là dùng tay hoặc chân để quạt/đạp nước nhô đầu lên thởphì nhanh ra rồi há to miệng thở vào Khi người rơi trở lại xuống nước, lại nínthở đợi nước đẩy nổi lên, rồi lại quạt tay/đạp chân thở ra thở vào… Với cáchnày, người không biết bơi có thể tồn tại lâu dưới nước chờ người đến cứu
Bài học thứ hai là giúp trẻ không hoảng loạn Để giúp trẻ không hoảngloạn khi rơi xuống nước, ở nhà cha mẹ có thể luyện kỹ năng thoát hiểm ngaytrên cạn cho trẻ với các động tác sau: Hãy xả nước lên đầu, lên mặt, để trẻ biếtcảm giác nước bắn vào mắt, vào tai, vào miệng Sau đó thả mình vào bồn tắmđầy nước để cảm nhận sự bập bềnh của cơ thể trong nước Hãy nín thở, nhúngđầu chìm vào chậu nước để biết cảm giác đầu, mặt, mũi chìm trong nước khôngđáng sợ Sau đó tập thở ra bằng mũi khi đầu chìm vào chậu nước, hít vào bằngmiệng khi nghiêng đầu nhô khỏi chậu nước… Tất cả những bước trên đều có thểluyện tập dần dần trên cạn, và có thể giáo dục cho trẻ từ khi còn ở trường mầmnon
2 Hình thành kỹ năng bơi lội cơ bản
2.1 Lợi ích thực dụng của tập luyện bơi lội - Tập luyện bơi lội có lợi cho việc
rèn luyện ý chí con người phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khănban đầu như: Sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối
- Tập luyện bơi lội có lợi cho việc củng cố, nâng cao sức khỏe và hìnhthành nhân cách của con người
- Tập luyện bơi lội có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh trung ương, cảithiện chức năng tuần hoàn, hô hấp…
Trang 27Tóm lại: Bơi lội có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống con người.
Do nhu cầu chiến đấu và lao động sản xuất trong môi trường nước Vì vậy mỗingười dân chúng ta cần phải có kĩ năng bơi lội Thường xuyên luyện tập bơi lộithì các tố chất như: sức mạnh, nhanh, bền dẻo, khéo léo được phát triển, khảnăng vận động thể lực tốt
2.2 Học kỹ thuật bơi ếch
2.2.1 Tư thế thân người
Khi bơi ếch thân người nằm ngang bằng trong nước và giữ ở tư thế lướt nướctốt nhất để giảm bớt lực cản và phát huy đầy đủ lực đẩy của tay và chân Ở giaiđoạn lướt nước góc độ thân người với mặt nước nhỏ nhất (từ 5-100) Góc độ cơthể với mặt nước lớn nhất khi hít vào là 150. (hình 75)
Tư thế trong bơi ếch luôn giao động lên xuống theo động tác của chân và tay
Để thân người có dáng lướt nước tốt nhất có thể được trong các động tác của taythì ngực cần ở tư thế ưỡn, bụng hơi hóp, rướn lưng, hai chân khép lại, hai tayduỗi thẳng về trước, đầu hơi ngẩng, mắt nhìn về phía trước chếch xuống dưới
2.2.2 Kỹ thuật động tác chân
Động tác chân tạo ra lực tiến chủ yếu cho cơ thể khi bơi, để tiện phân tích kỹthuật có thể chia động tác chân thành các giai đoạn sau: Co chân, xoay bàn chân,đạp chân (đạp khép), nâng chân và lướt nước, 5 giai đoạn là một chuỗi các độngtác liên hoàn có quan hệ mật thiết với nhau
Yêu cầu: Khi thực hiện động tác, hai chân cùng một lúc song song, đối xứng
với nhau trong tất cả các giai đoạn a Co chân (thu chân)
Co chân là động tác đưa cẳng chân từ thư thế duỗi thẳng đến tư thế co gối dưagót chân về sát mông, ở vị trí thuận lợi cho bẻ chân trước khi đạp khép
Khi bắt đầu co chân cùng với động tác hít vào, đầu và vai còn nổi trên mặtnước, hai chân để chìm tự nhiên, hai gối tách dần ra, cẳng chân đưa về phíatrước bằng cách gập khớp gối , khi co cẳng chân, bàn chân thả lỏng, gót chânđưa sát vào mông Động tác co chân nhẹ, cẳng chân nấp sau hình chiếu của đùi
để giảm lực cản
b Xoay bàn chân:
Trang 28Co chân, xoay bàn chân, đạp chân là một quá trình liên tục Động tác xoay bànchân chính xác phải được bắt đầu trước khi co chân kết thúc và kết thúc khi bắtđầu động tác đạp chân Nếu sau khi xoay bàn chân mà có một khoảnh khắc dừnglại sẽ lập tức phá vỡ tính liên tục và nhịp điệu động tác, đồng thời làm tăng thêmlực cản
Động tác này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đạp nướccủa chân bởi xoay bàn chân hướng mũi chân ra ngoài tạo ra diện tích đạp nước
có lợi Xoay bàn chân hướng ra ngoài phụ thuộc vào độ mềm dẻo, linh hoạt củakhớp cổ chân, khớp gối, khớp hông, động tác bẻ bàn chân ra ngoài không phải làđộng tác tạo ra lực đẩy mà mục đích là đặt bàn chân vào vị trí tỳ nước tạo hiệulực của pha đạp nước
Khi co chân kết thúc, bàn chân tiếp tục đưa sát vào mông, hai đầu gối hơi épvào trong đồng thời xoay hai mũi chân ra ngoài, làm cho phía trong bàn chân vàcẳng chân đối thẳng với hướng đạp nước, tạo ra diện đạp nước lớn, đường đạpnước dài hơn, phát huy tối đa sức mạnh cơ đùi
c Đạp chân
Hiệu quả đạp nước tốt hay xấu quyết định bởi kỹ thuật đạp chân Để tăng hiệuquả động tác đạp nước của chân cần dùng sức mạnh từ đùi để đạp hết về sau(động tác đạp chân gồm 2 hoạt động, đạp nước ra sau và khép ép nước vàotrong), động tác khép chân trong quá trình đạp làm cho cơ thể nổi lên có lợi cholướt nước về trước Đạp chân bắt đầu từ duỗi khớp hông, khớp gối Hướng đạpchân về sau, xuống dưới chếch ra ngoài, sau đó vào trong và lên trên, tốc độ đạpkhép tăng dần tới tối đa Hiệu lực giai đoạn đạp chân phụ thuộc vào ba yếu tốsau:
Thứ nhất: Đường và phương hướng chuyển động của khớp cổ chân, khớp gối,
khớp hông
Thư hai: Diện tích đạp nước
Diện tích đạp nước càng lớn, càng dài trên đường đạp nước thì hiệu quả càngcao Diện tích đạp nước lớn hay nhỏ do độ dẻo của khớp cổ chân xoay bàn chân
ra ngoài, độ dẻo khớp gối tách cẳng chân ra ngoài hình chiếu của đùi, cẳng chân
và bàn chân có thẳng góc so với mặt nước hay không Thứ ba: Tốc độ đạp khépcủa hai chân
Khi đạp nước phải phát huy đầy đủ sức mạnh của cơ đùi, cẳng chân đồngthời tăng gia tốc vút nước làm cho lực đạp mạnh hơn tạo ra lực tiến lớn hơn Khiđường đạp nước được 2/3, vận động viên chủ động vừa đạp, vừa khép hai chânlại để tống nước ra sau tạo ra lực đẩy duy trì tốc độ tiến về trước Kết thúc đạpnước hai chân sát nhau duỗi thẳng tự nhiên
Trang 29- Nâng chân: Sau khi đạp nước, hai bàn chân ở vị trí hơi sâu dưới mặt nước,
trong khi đó phần thân trên đang nhô cao, tiếp đó phần thân trên và đầu hạxuống thấp, lúc này diễn ra pha nâng chân lên sát mặt nước tạo ra hình dángthon thẳng của cơ thể để giảm lực cản và chuẩn bị cho hai tay thực hiện giaiđoạn quạt nước
e Lướt nước: Lướt nước của chân diễn ra khi hai tay thực hiện động tác quạt
nước, vì vậy hai chân phải giữ thẳng và thả lỏng, các ngón chân hướng xuốngdưới
2.2.3 Kỹ thuật động tác tay
Động tác quạt tay bơi ếch nhằm tạo ra lực tiến cho cơ thể Đặc biệt kỹ thuật bơiếch hiện đại người ta chú trọng việc phát huy đầy đủ sức mạnh quạt nước củahai tay Vì vậy, nắm vững kỹ thuật quạt tay và sự phối hợp nhịp nhàng tay chân
và thở sẽ nâng cao hiệu quả trình độ kỹ thuật bơi ếch Động tác tay trong bơi ếchhoạt động song song đối xứng cùng lúc của hai tay Quạt tay trong bơi ếchthường gồm 2 loại:
+ Một loại là quạt tay với đường quạt tay hẹp, co khuỷu nhiều, khuỷu tay cao,bàn tay sâu Trong thi đấu quốc tế, phần lớn các vận động viên sử dụng kỹ thuậtnày
+ Một loại khác là đường quạt nước tương đối rộng, tay tương đối thẳng (cokhuỷu ít), khuỷu tay hơi cao (ngang bằng hơn), bàn tay nông hơn
Kỹ thuật tay bơi ếch có thể chia làm 5 giai đoạn sau: Tư thế tay ban đầu, tỳnước, quạt nước, thu tay, duỗi tay Đông tác tay bơi ếch là quá trình liên hoànkhông tách rời nhau giữa các giai đoạn phân chia trên Nếu một trong các giai
đoạn đó bị dừng lại thì kỹ thuật động tác sẽ bị phá vỡ a Tư thế ban đầu
Từ kết thúc động tác đạp chân hai tay duổi thẳng hoàn toàn, sát nhau và vươn
về trước với độ căng cơ nhất định, lòng bàn tay hướng xuống dưới, các ngón taykhép tự nhiên Lúc này toàn bộ thân người thăng bằng có hình thoi lướt nước
b Tỳ nước: Từ tư thế ban đầu, hai tay duỗi thẳng vươn về trước, vai hơi thu lại ,
cử động đầu tiên của động tác tỳ nước là tách hai tay sang hai bên và ép xuốngnước Bàn tay chuyển động chếch xuống dưới và ra ngoài, cổ tay hơi gập, bàntay tiếp tục chìm sâu, cánh tay cũng dần cong lại do co khớp khuỷu Động tác tỳ
ôm nước không phải tạo ra lực tiến mà chủ yếu tìm được điểm tựa của bàn taytrong nước để quạt nước có hiệu quả Tuy nhiên động tác ôm tỳ nước sẽ tạo ralực nổi, giảm lực cản tạo điều kiện cho cơ thể tiến về phía trước Kết thúc độngtác tỳ nước, khuỷu tay co lại còn 140-1500, khoảng cách của hai tay rộng hơnvai, hai cánh tay tạo một góc 45-500, bàn tay hướng ra ngoài và ra sau (ra sau làchính)
Trang 30Tốc độ chuyển động của bàn tay khi tỳ nước chậm, nhẹ nhàng và tăng dần lên.Khi tách tay tỳ nước hai tay rộng mới tạo ra áp lực nước vào lòng bàn tay mới
kết thúc tỳ nước c Quạt nước
Đây là giai đoạn tạo lực đẩy chủ yếu trong động tác tay bơi ếch Khi kết thúcgiai đoạn tỳ nước, đã tạo thành áp lực của nước vào lòng bàn tay, vận động viênthực hiện quạt nước hình bán nguyệt rộng bằng cánh tay Quỹ đạo đường đi củabàn tay thành một đường xuống dưới, vào trong và sau đó lên trên về trước đểchuẩn bị động tác thu khép và duỗi tay
Động tác quạt nước được thực hiện như sau: Kết thúc tỳ nước chuyển sang giaiđoạn quạt nước lúc này tốc độ chuyển động của tay nhanh dần đều, bàn taychuyển động nhanh nhất, sau đó là cẳng tay, tiếp theo là khuỷu tay và cánh taychuyển động nhưng chậm hơn Bàn tay và cẳng tay lấy khuỷu tay làm điểm tựa
để quạt nước Cánh tay lấy vai làm trụ để quạt nước Hướng quạt nước của bàntay sang hai bên, xuống dưới và ra sau vào trong và lên trên về trước
Quạt nước khi hai tay hợp với nhau một góc khoảng 1200 toàn bộ hai tay quạtnước nằm trên mặt phẳng của vai là kết thúc quạt nước chuyển sang giai đoạnthu khép tay Quạt nước dùng lực lớn, tốc độ cao, hiệu quả quạt nước tốt thì tốc
độ tiến về trước tương đối đều làm cho thân người nổi cao trên mặt nước Muốnhiệu quả quạt nước tốt thì cánh tay, bàn tay phải đồng thời quạt nước
d Thu tay
Đây là giai đoạn chuyển tiếp của quạt tay, từ chuyển động của tay theo hướngvào trong đồng thời cẳng tay và bàn tay chuyển động lên trên và về trước (hình91) Hai tay thu bàn tay đến trước đầu, hai lòng bàn tay từ hướng ra sau xoaychuyển hướng vào trong, lúc này cánh tay không được vượt quá trục vai về sau.Quá trình thu tay phải nhanh, gọn Kết thúc thu tay, khuỷu tay thấp hơn bàn tay
và hẹp hơn vai, góc ở khớp khuỷu tay là góc nhọn, hai bàn tay hướng vào nhau ở
phía trước trán e Duỗi tay
Duỗi tay là động tác duỗi thẳng khớp khuỷu và khớp vai, lòng bàn tay từ hướnglên trên xoay dần úp xuống và duỗi ra trước Động tác duỗi tay được thực hiện
từ gần cuối giai đoạn thu khép tay, động tác duỗi phải về trước kết hợp với độngtác cúi đầu và đạp chân để tạo ra sóng thân tự nhiên đưa cơ thể về dáng thonlướt nước
Tóm lại quỹ đạo quạt nước theo thứ tự: từ trong ra phía hai bên, xuốngdưới, ra sau, vào trong, ra trước Sức mạnh quạt nước bắt đầu nhỏ sau lớn dầnđến giai đoạn chủ yếu thì đạt mức độ lớn nhất
Trang 312.2.4 Kỹ thuật động tác thở và phối hợp tay với thở Thở trong bơi ếch được
thực hiện theo chu kỳ động tác của tay, kỹ thuật thở tương đối phức tạp vì thởtheo nhịp điệu của động tác, nếu thực hiện thở nhịp nhàng sẽ tạo điều kiện tốtcho việc tiến về trước
Trong bơi ếch thở bằng miệng khi hít vào, thở ra bằng miệng hoặc cả mũi vàphải kết hợp chặt chẽ với động tác của tay
Hiện nay có hai loại ngẩng đầu lên để thở:
+ Thở sớm: Là khi tay bắt đầu quạt nước, vươn cổ và cằm ra trước, đưamiệng lên mặt nước và hít vào trong suốt quá trình quạt nước, thở ra khi tay duỗi vềtrước
+ Thở muộn: Các vận động viên ưu tú thế giới sử dụng cách thở này Khitay thực hiện tỳ nước tạo ra lực nổi đưa mặt lên sát mặt nước, giai đoạn quạtnước hiệu lực tạo ra lực tiến về trước, đầu vai được nhô lên khỏi mặt nước đồngthời thở ra hết, khi thu tay cuối giai đoạn thu tay nhanh chóng hít vào, kết thúchít vào khi tay duỗi về trước
2.2.5 Phối hợp toàn bộ kỹ thuật (chân-tay-thở)
Phối hợp trong bơi ếch là khâu khó Một chu kỳ phối hợp trong bơi ếch gồmmột chu kỳ đạp chân, thực hiện một chu kỳ quạt tay và một chu kỳ thở
Khi sử dụng kỹ thuật bơi ếch cần chú ý tới đặc điểm của cá nhân từng ngườinhằm phát huy ưu điểm tối đa của mình sao cho phù hợp với kỹ thuật để nângcao được tốc độ bơi
2.3 Các phương pháp dạy bơi cơ bản
Trong dạy bơi, việc sử dụng phương pháp giảng dạy nào, cơ bản phải phụthuộc vào mục đích, nhiệm vụ, nội dunggiangr dạy củng như quy luật nhận thứccủa học sinh
Hiện nay trong dạy kĩ thuật bơi, người ta thường sử dụng 3 phương pháp sau:
- Phương pháp dạy bơi hoàn chỉnh
- Phương pháp phân chia - Phương pháp tổng hợp
a Các phương pháp cụ thể
- Bài tập đi lại, hụp đầu vào trong nước( tập thể và cá nhân)
- Bài tập thở: Nín thở ngụp trong nước, hít vào – ngụp – thở ra ( tăng dần
số lần và thời gian trong một lần)