Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
Trang 1TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Câu hỏi nhận biết( 6 câu)
Câu 1 Trong Hiến pháp năm 2013: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ
của công dân” được ghi nhận tại
A điều 13 B điều 14 C điều 15 D điều 16
Câu 2 Nội dung được quy định tại điều 27 Hiến pháp 2013 là
A độ tuổi bầu cử, ứng cử
B điều kiện bầu cử, ứng cử
C nguyên tắc bầu cử, ứng cử
D tiến trình bầu cử, ứng cử
Câu 3 Điều 45 Hiến pháp năm 2013 quy định bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ và
quyền của
A mọi người dân B mọi tổ chức
C mọi công dân D mọi cá nhân
Câu 3 Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều có quyền
A sống B học tập C tự do D dân chủ
Câu 4 Theo quy định tại điều 132 Bộ Luật Hình sự năm 2015, hành vi không
cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi
A vi phạm hình sự B vi phạm hành chính
C vi phạm dân sự D vi phạm kỷ luật
Câu 5 Bản hiến pháp hiện hành của nước ta là hiến pháp năm
A 1980 B 1992 C 2011 D 2013
Câu 6 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền bình đẳng trước pháp luật
của
A mọi cá nhân B mọi công dân
Câu hỏi thông hiểu( 6 câu)
Câu 1 Hành vi nào sau đây không đúng với quy định của điều 132 Bộ Luật
Hình sự năm 2015?
A Gặp người bị tai nạn giao thông kịp thời cứu giúp
B Gặp người bị tai nạn giao thông gọi mọi người cùng cứu giúp
C Thấy có người bị tai nạn giao thông, dừng lại xem và bỏ đi
D Gọi xe cứu thương cấp cứu người bị tai nạn giao thông
Câu 2 Nội dung nào dưới đây đúng với quy định tại điều 15 Hiến pháp năm
2013?
Trang 2A Bảo vệ tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.
B Học sinh THPT không có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
C Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của công an
D Bảo vệ tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của mọi người
Câu 3 Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
như thế nào theo quy định điều 12 Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017?
A tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
B tội giết người, tội cố ý gây thương tích
C tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
D mọi tộ phạm do cố ý và vô ý gây ra
Câu 4 Nhận định nào sau đây đúng với quy định tại điều 15 Hiến pháp 2013?
A Anh K tham gia kinh doanh vật liệu xây dựng và nộp thuế đầy đủ
B Anh H là con chủ tịch xã nên mở của hàng tạp hóa không phải nộp thuế
C Chị M là chủ tịch Hội phụ nữ xã mở đại lý sữa không phải nộp thuế
D Bạn Y là con thầy hiệu trưởng nên đi học không phải nộp học phí
Câu 5 Nhận định nào sau đây không đúng với quy định tại Điều 25 Hiến pháp
năm 2013?
A Mọi công dân Việt nam đều có quyền viết bài gửi đăng báo
B Em H là học sinh lớp 12 có quyền góp ý xây dựng nội quy nhà trường
B Em K là học sinh cá biệt nên không có quyền góp ý kiến xây dựng nội quy nhà trường
D Chị N bị tàn phế nhưng vẫn tham gia sáng tác thơ gửi đăng báo
Câu 6 Theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 nhận định nào sau đây là sai?
A Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
B Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử
C Công dân đủ mười bảy tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi tuổi trở lên có quyền ứng cử
D Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
Câu hỏi vận dụng( 5 câu)
Câu 1
Hành vi nào sau đây thực hiện đúng quy định tại điều 132 của Bộ Luật Hình sự năm 2015?
A Gặp người bị tai nạn giao thông đứng lại xem rồi bỏ đi
B Gặp người bị tai nạn nguy kịch kịp thời đưa đi cấp cứu
C Gặp người bị tai nạn đi xe thật nhanh
D Thấy có người bị tai nạn vội đi báo công an
Trang 3Câu 2 Đến bữa ăn cơm anh Y dân tộc Dao ở xã X không cho vợ và 3 cô con gái
ngồi ăn cơm cùng cả nhà Việc làm của anh Y đã vi phạm quyền nào của công dân quy định tại điều 26 Hiến pháp năm 2013?
A Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B Quyền bình đẳng giữa các công dân
C Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
D Quyền bình đẳng nam nữ
Câu 3 T và H yêu nhau nhưng bố H không cho T lấy H vì lý do gia đình T theo
đạo Thiên Chúa Giáo Việc làm của bố H đã vi phạm quyền nào của công dân theo quy định tại điều 24 Hiến pháp năm 2013?
A Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B Quyền bình đẳng giữa các công dân
C Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
D Quyền bình đẳng nam nữ
Câu 4 Thấy cô bưu tá đưa thư cho con gái – H- đang là học sinh lớp 11, mẹ H
giấu ngay thư đi vì nghĩ H còn đi học không thư từ gì hết ảnh hưởng đến học tập Việc làm của mẹ H đã xâm phạm đến quyền nào của công dân được quy định tại điều 21 Hiến pháp năm 2013?
A Quyền tự do ngôn luận
B Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
C Quyền bảo đảm an toàn về thư tín
D Quyền tự do ngôn luận
Câu 5 Anh T 21 tuổi nhưng bị tàn tật, đến ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp, anh T không được nhận thẻ cử tri nên đến tổ bầu cử để hỏi Anh K thành viên của tổ bầu cử trả lời anh T không đủ điều kiện tham gia bầu cử vì bị tàn tật Anh K đã vi phạm quyền nào của công dân theo quy định tại điều 27 Hiến pháp 2013?
A Quyền tự do ngôn luận
B Quyền bầu cử, ứng cử
C Quyền tham gia quản lí nhà nước
D Quyền tự do ngôn luận
Câu hỏi vận dụng cao(3 câu)
Câu 1 Do có mâu thuẫn với nhau nên A đã thuê B và V chặn đường đánh K làm
cho K bị thương nặng phải nằm viện, theo giám định thương tật của bệnh viện,
K tổn hại sức khỏe 14% Theo quy định tại điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 những ai phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A A, B và K B A, B và V
C B, V và K D A, B, V và K
Câu 2 H và G là học sinh lớp 11 chơi với nhau rất thân, nhưng thấy G được
người mọi yêu quý thì H sinh lòng ghen tị với G và tìm mọi cách để ‘‘hạ thấp ,,
G H đã rủ Q bạn cùng lớp vốn không thích G để bàn kế hoạch Giờ thể dục giữa
Trang 4giờ H, Q giả vờ bị đau bụng xin ở trong lớp, lục cặp sách và xem trộm điện thoại của G Khi cả lớp vào H và Q đọc tin nhắn của bạn trai G cho cả lớp nghe, G bỏ
về và xấu hổ không dám đến lớp nữa Theo quy định tại điều 159 Bộ Luật Hình
sự năm 2015, việc làm của ai đã vi phạm pháp luật ?
A Chỉ có H B H, G và Q
C H và Q D H và G
Câu 3 Trên đường đi học về T, H và N là học sinh lớp 12 trường THPT A gặp
một bác bị ô tô đâm và bị thương rất nặng, lái xe ô tô bỏ chạy, T dừng lại xem
và bỏ đi, H xem một lúc rồi cũng bỏ đi, chỉ có N nhận ra bác K hàng xóm vội gọi mọi người giúp đưa bác đi bệnh viện và về báo cho người nhà bác K Nhưng
do bị thương quá nặng, không kịp thời được cứu chữa, đến bệnh viện bác K chết Việc làm của ai đã vi phạm quy định tại điều 132 Bộ Luật Hình sự năm 2015?
A T, H và N B N và H
C T và N D T và H
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ LUẬT BIỂN ĐẢO, LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Người biên soạn: ĐINH ĐỨC THUẬN
SĐT: 0979955490
Trường thẩm định: THPT Hàm Yên
A PHẦN LÝ THUYẾT
I Luật biển và chủ quyền biển đảo Việt Nam
1.Giới thiệu Luật biển việt Nam:
Luật biển Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2013
Luật biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều
Chương I: Những quy định chung từ điều 1 đến điều 7
Chương II: Vùng biển Việt Nam từ điều 8 – 21
Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam Tư điều 22- điều 41
Chương IV: Phát triển kinh tế biển Từ điều 42- điều 46
Chương V: Tuần tra kiểm soát biển Từ điều 47- điều 49
Chương VI: Xử lí vi phạm Từ điều 50 – 53
Chương VII: Điều khoản thi hành từ điều 54- 55
Chương II: Vùng biển Việt Nam
Điều 8 Xác định đường cơ sở
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn
Điều 9 Nội thuỷ
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Trang 5Điều 10 Chế độ pháp lý của nội thuỷ
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền
Điều 11 Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam
Điều 12 Chế độ pháp lý của lãnh hải
1 Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
2 Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
3 Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên
cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
4 Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
5 Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam
Điều 13 Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,
có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải
Điều 14 Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
1 Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải
2 Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa
và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam
Điều 15 Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Điều 16 Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
Trang 61 Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế
2 Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
3 Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam
4 Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này
Điều 17 Thềm lục địa
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lýtính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m)
Điều 18 Chế độ pháp lý của thềm lục địa
1 Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên
2 Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài
nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3 Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4 Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy
Trang 7định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
5 Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam
Điều 19 Đảo, quần đảo
Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau
Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam
Điều 20 Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của đảo, quần đảo
1 Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
2 Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh
tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
3 Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13,
15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố
Điều 21 Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo
1 Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam
2 Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật này
II Luật phòng chống tham nhũng
Luật phòng chống tham nhũng được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/ 11/2012, hiệu lưc 1/2/2013
Luật phòng chống tham nhũng gồm X chương,118 điều
Chương I: Những quy định chung từ điều 1- điều 11
Chương II: Phòng ngừa tham nhũng Từ điều 12 – điều 38
Chương III: Minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập từ điều 39- điều 74
Trang 8Chương IV: Phát hiện và xử lí tham nhũng từ điều 75 – điều 91
Chương V: Cơ quan, tổ chức phòng, chống tham nhũng từ điều 92- 98
Chương VI: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị trong phòng, chống tham nhũng từ điều 99 – 103
Chương VII: Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng
từ điều 104- 109
Chương VIII: Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng trong doanh nghiệp từ điều 110- 113
Chương IX: Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng từ 114 – 116
Chương X: Điều khoản thi hành Từ điều 115- 118
B CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Phần nhận biết:
Câu 1: Luật phòng chống tham nhũng gồm mấy chương và bao nhiêu điều?
A Chín chương, 115 điều B Mười chương, 116 điều
C Mười chương, 117 điều D Mười chương, 118 điều.
Câu 2: Luật biển Việt Nam Có hiệu lực ngày, tháng, năm nào?
A Ngày 1/1/2012 B Ngày 1/1/2013.
C Ngày 1/1/2014 D Ngày 1/1/2015
Câu 3: Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa mấy thông qua?
A Quốc hội khóa X B Quốc hội khóa XI
C Quốc hội khóa XII D Quốc hội khóa XIII.
Câu 4: Luật biển Việt Nam gồm mấy chương?
A Bảy chương, 54 điều B Bảy chương, 55 điều.
C Bảy chương, 56 điều D Bảy chương, 57 điều
Câu 5: Vùng biển Việt Nam bao gồm các vùng
A nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa của đảo, quần
đảo
B nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần
đảo
C nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của đảo, quần đảo
D nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa
Câu 6: Đảng và Nhà nước ta coi tham nhũng là
A nghiêm trọng B nóng bỏng
C đặc biệt nghiêm trọng D nguy cơ.
Phần thông hiểu:
Câu 7: Trưởng Ban phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay là
A Tổng Bí thư.
B Chủ tịch nước
C Tổng thanh tra Chính phủ
D Thủ tướng Chính phủ
Câu 8: Ban nội chính tỉnh ủy có chức năng gì?
A Phòng, chống tham nhũng
Trang 9B Tham mưu phòng, chống tham nhũng.
C Tham mưu quy hoạch nhân sự
D Xử lí cán bộ tham nhũng
Câu 9: Lãnh thổ Việt Nam gồm
A vùng đất liền, biển ,đảo
B vùng đất liền, vùng trời, biển
C vùng đất liền, vùng trời, đảo
D vùng đất liền, vùng trời, biển,đảo.
Câu 10: Khung hình phạt cao nhất của Bộ luật hình sự nước ta áp dụng với tội
tham nhũng là
A tù có thời hạn B tù chung thân
C tử hình D tịch thu tài sản.
Câu 11: Năm 2015, Trung Quốc hạ đặt dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng
biển nào cuả nước ta?
A Vùng thềm lục địa B Vùng đặc quyền kinh tế.
C Vùng lãnh hải D Vùng tiếp giáp lãnh hải
Câu 12: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người tố cáo hành vi tham
nhũng có trách nhiệm nào sau đây?
A Phải gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, khai báo trung thực
B Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu
mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
tố cáo.
C Phải nộp lệ phí cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thụ lý đơn tố cáo;
D Phải nộp đơn, ghi rõ danh tính người tố cáo, khai báo trung thực, nộp lệ phí
tố cáo
Vận dụng:
Câu 13: Theo điều 15 Luật biển Việt Nam năm 2013 quy định vùng đặc quyền
kinh tế rộng bao nhiêu hải lý?
A Rộng 200 B Rộng 300 C Rộng 400 D Rộng 500.
Câu 14: Theo điều 15 Luật biển Việt Nam năm 2013 quy định vùng đặc quyền
kinh tế tiếp giáp với đường, vùng biển nào?
A Đường cơ sở, vùng lãnh hải.
B Đường cơ sở, vùng thềm lục địa
C Đường cơ sở, vùng đặc quyền kinh tế
D Đường cơ sở, vùng đảo
Câu 15: Theo quy định của pháp luật bảo vệ biển, đảo là trách nhiệm của
A các cấp lãnh đạo nhà nước
B lực lượng quân đội, cảnh sát biển
C công dân đủ mười tám tuổi
D toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Câu 16: Ông H xem thời sự và biết Trung quốc hạ đặt dàn khoan Hải Dương
981vào vùng biển nước ta Hôm sau ông H sang nhà hàng xóm chơi và kể lại sự
Trang 10việc nhưng ông lại quên vùng biển mà dàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép Vùng biển đó là
A lãnh hải B đặc quyền kinh tế C thềm lục địa D hàng hải quốc
tế
Câu 17: Công ti nào dưới đây gây ô nhiễm dòng sông Thụy Vải?
A Formosa B Nicotex C Vedan D Vina milk
Câu 18: Ông T là giám đốc công ty Z đã cho nhân viên đổ chất thải chưa qua xử
lí Nhân viên H không làm vì cho rằng việc đó là hủy hoại môi trường sống, do ghen ghét với H nên K đã nói xấu H với giám đốc T rồi nhận lời đi thay Khi đi
K đã gọi điện cho bạn là Q để hỏi chỗ nào có bãi đất chống thì Q đã chỉ cho K Trong trường hợp này ai sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật?
A T,K,Q B T,K,H C T, Q D T,K
Câu 19: Ông P là giám đốc tập đoàn kinh tế Z đã chỉ đạo nhân viên kế toán N
làm chứng từ giả để chiếm đoạt tài sản của công ti N không làm theo và bị dọa
sẽ đuổi việc Vì sợ bị đuổi việc nên N đã làm theo yêu cầu của Giám đốc Sau
đó, N đã hỏi ý kiến của M một nhân viên thủ quỹ của công ty và M cũng khuyên
N nên làm theo ý ”sếp” để không bị đuổi việc Với hành vi này đã làm thâm hụt ngân sách công ti lên tới hàng trăm tỉ đồng Trong trường hợp này Ông P sẽ bị
A truy cứu trách nhiệm hình sự, tịch thu tài sản.
B tịch thu tài sản, khiển trách trước công ti
C tịch thu tài sản, cách chức giám đốc
D tịch thu tài sản, cho nghỉ hưu trước tuổi
Câu 20: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, trong công tác tổ chức
- cán bộ phải công khai, minh bạch nội dung nào sau đây?
A Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị
B Hồ sơ cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và người lao động
C Thu nhập của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị và người lao động
D Bản kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị và người lao động