Bản chất Dạy học nhóm còn được gọi là "dạy học hợp tác", "dạy học theo nhómnhỏ", trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trongkhoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực
Trang 23 Một số kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong môn Sinh học 18
Trang 33.6.2 Quy tắc của động não 27
3.16.2 Kĩ thuật đặt câu hỏi theo thang phân loại của Bloom 32
3.17
Trang 43
Trang 53.29 Kỹ thuật "hoàn tất một nhiệm vụ" 42
3.33 Kỹ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm 44
4 Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học một 44 số chủ đề Sinh học THCS
4.1 Chủ đề 1: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH (SINH HỌC 6) 44
4.3 Chủ đề 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (SINH HỌC 8) 49
4.6 Chủ đề 6: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 57
4.7 Chủ đề 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (SINH HỌC 9) 58
Trang 64.8 Chủ đề 8: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI (Sinh học 9) 59
Trang 7Phần 2: NỘI DUNG
1 Phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học
1.1 Phương pháp dạy học
PPDH là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều quan điểm, quan
niệm khác nhau về PPDH Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức,
là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
- Bình diện trung gian nhấn mạnh đến PPDH cụ thể Ví dụ: Phương phápđóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lý tình huống, tròchơi, Ở bình diện này, khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là nhữnghình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mụctiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụthể PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS Trong
mô hình này, thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học.Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội (như dạy học theo nhóm) cũngđược gọi là các PPDH
- Bình diện vi mô nhấn mạnh đến kỹ thuật dạy học Ví dụ: kỹ thuật chianhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹthuật phòng tranh, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật hỏi chuyên gia, kỹ thuậthoàn tất một nhiệm vụ,
Trang 8- Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiềukhi không rõ ràng Ví dụ: động não (brainstorming) có trường hợp được coi
là PPDH, có trường hợp lại được coi là KTDH
- Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDHđặc thù của từng môn học hoặc nhóm môn học Ví dụ: Phương pháp đọc bản
đồ đặc trưng cho môn Địa lý
- Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH Ví dụ:Brainstorming có người dịch thành "động não", có người dịch thành "côngnão" hay "tấn công não",
2 Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng trong môn Sinh học
2.1 Phương pháp dạy học nhóm
2.1.1 Bản chất
Dạy học nhóm còn được gọi là "dạy học hợp tác", "dạy học theo nhómnhỏ", trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trongkhoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tậptrên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm đượctrình bày và đánh giá trước lớp
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tínhtrách nhiệm, phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp củaHS
2.1.2 Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
- Làm việc toàn lớp: Nhập đề và giao nhiệm vụ:
Trang 9+ Thỏa thuận quy tắc làm việc
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả
- Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
- Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
+ Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
+ Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
+ HS đã có đủ kiến thức, điều kiện cho công việc nhóm chưa?
+ Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
+ Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
+ Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế ra sao?
2.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
2.2.1 Bản chất
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câuchuyên có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thườngxảy ra trong cuộc sống hoặc thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một
số vấn đề
Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trênvideo hoặc phương tiện khác mà không phải trên văn bản viết
2.2.2 Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
- HS đọc (xem hoặc nghe) về trường hợp điển hình
- HS suy nghĩ về (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận với HSkhác)
Trang 10- HS thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn củaGV.
2.2.3 Một số lưu ý
- Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng củacuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật vànhững tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản
- Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tùy từng nội dung vấn đềsong phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượngcho phép
- Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu mộttrường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợpkhác nhau
2.3 Phương pháp giải quyết vấn đề
2.3.1 Bản chất
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH đặt ra trước HS các vấn
đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và cónhu cầu mong muôn giải quyết vấn đề
2.3.2 Quy trình thực hiện
- Xác định, nhận dạng vấn đề, tình huống
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, tình huống đặt ra
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (ưu điểm, hạn chế, cảmxúc, giá trị, )
- So sánh kết quả các cách giải quyết
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác
- Vấn đề, tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS
- Vấn đề, tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình hoặc
Trang 11- Vấn đề, tình huống cần có độ dài vừa phải.
- Vấn đề, tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết khác nhau
- Khi tổ chức cho HS giải quyết, xử lý vấn đề, tình huống cần chú ý:+ Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề, tình huống hoặc các vấn đề, tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của hoạt động
+ HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề
+ Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết
cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc "diễn" không phải
là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sauphần "diễn" ấy
2.4.2 Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai chotừng nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vaicho từng nhóm
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
Trang 12- Tình huống cần "mở" để giúp HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp, không cho trước "kịch bản", lời thoại.
- Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
- Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
- Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp HS khi cần thiết
- Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia
- Nên có hóa trang, đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai
2.5 Phương pháp trò chơi
2.5.1 Bản chất
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn
đề hay thực nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thôngqua một trò chơi nào đó
2.5.2 Quy trình thực hiện
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử (nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
2.5.3 Một số lưu ý
- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học,với trình độ và đặc điểm HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực
tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS
- HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi
- Phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điềukiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: chuẩn bị, tiến hànhtrò chơi và đánh giá sau khi chơi
- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lý để không gây nhàm chán cho HS
Trang 13- Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục củatrò chơi.
2.6 Phương pháp dạy học dự án
2.6.1 Bản chất
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thựchiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết vớithực hành
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập
kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án Hình thứclàm việc chủ yếu là theo nhóm Kết quả dự án là những sản phẩm hành động
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
- Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS
- HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng
và hứng thú cá nhân
Trang 14- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
- Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu
2.7 Phương pháp bàn tay nặn bột
2.7.1 Bản chất
- Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thínghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn khoa học tự nhiên.Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thínghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đềđược đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiêncứu tài liệu hoặc điều tra Với một vấn đề khoa học, HS có thể đặt ra câu hỏi,giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng,
so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp Phương pháp nàykích thích sự tò mò, ham mê khám phá của HS
- Cũng như các PPDH tích cực khác, phương pháp "Bàn tay nặn bột"luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm
ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV
- GV nêu vấn đề để HS tự đi tìm tình huống cần giải quyết thông quahoạt động thực hành, thí nghiệm do chính các em tự làm, hoạt động thảo luậnnhóm để đưa ra những giả thiết
- GV giúp HS chứng minh những giả thiết của các em và cùng các em tìm ra câu trả lời đúng
- Mục tiêu của phương pháp "Bàn tay nặn bột" là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS
- Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp "Bàn taynặn bột" còn chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữnói và viết cho HS
- Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là phương pháp giảng dạy khoa học dựa trên tìm tòi, khám phá
Trang 15- GV là người trung gian:
+ Là mắt xích trung gian giữa "thế giới" khoa học và HS
+ Là người đàm phán với HS về những thay đổi nhận thức liênquan với những câu hỏi được xử lý, với các thiết bị thực nghiệm thích đáng,với mô hình giải thích hợp lý
+ Đảm bảo sự đoán trước và giải quyết các xung đột nhận thức.+ Hành động bên cạnh với mỗi HS cũng như với mỗi nhóm HS và
cả lớp
* Vai trò của HS trong giờ học sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột"
- HS quan sát một hiện tượng của thế giới thực tại và gần gũi với chúng
Tóm lại, trong phương pháp "Bàn tay nặn bột", HS đã biết lắng nghe, ghi nhận, tôn trọng ý kiến của thành viên khác, đồng thời biết bảo vệ ý kiến của mình
Trang 162.8 Phương pháp dạy học góc
2.8.1 Bản chất
PPDH góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập Theo đó, ngườihọc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớphọc, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau Học theo góc, người họcđược lựa chọn hoạt động, phong cách học, được tiếp nhận nhiều cơ hội như:
- Cơ hội khám phá, thực hành, mở rộng, phát triển sáng tạo
- Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của ngườidạy
- Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm các vấn đề nghiên cứu
Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động
để mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảohọc sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy vàtrò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi
Ví dụ: Khi dạy chủ đề về môi trường có thể tổ chức các góc: viết; đọc;
vẽ trang; xem băng hình; thảo luận về các nội dung nhỏ của chủ đề
Góc 2: Quan sát, nhận xét các bước vẽ - Trải nghiệm
Góc 3: Quan sát, nhận xét mẫu - Phân tích
Góc 4: Thực hành - Áp dụng
Việc phân chia các góc theo các phong cách và nội dung học tập khôngnhất thiết phải đủ tất cả 4 góc như trên mà có thể linh hoạt tổ chức 2 hoặc 3góc tùy theo điều kiện và nội dung học tập, nhằm đảm bảo học sâu, thoải mái
và thành viên trong nhóm
Mỗi góc phải được chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dunghọc tập và nhiệm vụ các góc cùng hướng tới mục tiêu bài học
Trang 173 Một số kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong môn Sinh học
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáoviên và học sinh trong các tình huống hoặc hành động nhỏ nhằm thực hiện vàđiều khiển quá trình dạy học Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhấtcủa phương pháp dạy học
Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệttrong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học,kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh
Trong quá trình dạy học Sinh học ở Trung học cơ sở, có thể vận dụngnhiều kỹ thuật dạy học khác nhau Sau đây giới thiệu một số kỹ thuật dạy họctích cực được áp dụng trong dạy học môn Sinh học theo định hướng pháttriển năng lực người học
3.1 Kỹ thuật khăn trải bàn
3.1.1 Khái niệm
Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tínhhợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích,thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cánhân HS, phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
3.1.2 Cách tiến hành
- Bước 1: Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0
- Bước 2: Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các
phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm.Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh
- Bước 3: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung
suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cách hiểu riêng và viết vào phần giấy của mìnhtrên giấy A0
Trang 18- Bước 4: Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm,
thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của giấy A0
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thànhviên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nộidung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác
VÕNG 2: Nhóm mảnh ghép
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, mỗi HS từ các nhóm chuyênsâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép” Lúc
Trang 19này, mỗi HS chuyên sâu trở thành những mảnh ghép trong nhóm mảnh ghép.Các HS phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một bức tranh tổng thể.
- Từng HS từ các nhóm chuyên sâu trong nhóm mảnh ghép lần lượttrình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình Đảm bảo tất cả các thành viêntrong nhóm mảnh ghép nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhómchuyên sâu giống như nhìn thấy một bức tranh tổng thể
- Sau đó, một nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm mảnh ghép.Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìmhiểu từ các nhóm chuyên sâu
Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mìnhtrong việc học, đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học,
từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả
3.3.2 Cách tiến hành
Bước 1: Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu bài học, giáo viên phát
phiếu học tập “SƠ ĐỒ KWL” Kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhânhoặc nhóm học sinh theo mẫu sau:
Trang 20PHIẾU HỌC TẬP
Tên bài học (hoặc chủ đề): ………
Tên học sinh (hoặc nhóm): … ………Lớp:.…………
Trường: ……….……… ………
SƠ ĐỒ KWL
(Những điều đã biết) (Những điều muốn (Những điều đã học
Bước 2: Hướng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu
- Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề
- Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài họchoặc chủ đề
- Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột L của phiếunhững gì vừa học được Qua đó đánh giá được kết quả học tập, sự tiến bộ củamình qua giờ học
3.4 Sơ đồ tư duy
3.4.1 Khái niệm
Sơ đồ tư duy (bản đồ tư duy) là một công cụ tổ chức tư duy, là conđường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài
bộ não Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả
Sơ đồ có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ýtưởng Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhaukhiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâurộng Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh…gây ra những kích thích rất mạnhlên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra nhữngđiều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng
mô hình về đối tượng cần nghiên cứu
Trang 21Trong quá trình dạy học, sử dụng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao,phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớlâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng.
Trong hoạt động học, sơ đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày mộtcách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cánhân hay nhóm về một chủ đề Sơ đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trênbản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính
3.4.2 Cách tiến hành
- Bước 1: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh
chủ đề
- Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh
chính viết một từ khóa hay một tiểu chủ đề hay một hình ảnh, phản ánh mộtnội dung lớn của chủ đề Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trêncác nhánh
- Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp
những nội dung thuộc nhánh chính đó.
- Bước 4: Tiếp tục như vậy ở các nhánh phụ tiếp theo Hoàn thiện sơ
đồ tư duy
Trang 22Ví dụ: Sơ đồ tư duy tìm hiểu ô nhiễm môi trường biển
3.4.3 Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong dạy học
Trong dạy và học, sơ đồ tư duy có thể được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề
Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một hoặc vài nhiệm vụnhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rènluyện một thao tác tư duy hay thăm dò thái độ trước một vấn đề Điều quantrọng là qua công tác độc lập với phiếu học tập, học sinh được phát triển các
kỹ năng tư duy, làm tăng hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực
Trang 23Dựa vào tiêu chí sử dụng phiếu học tập để rèn luyện kĩ năng cho học sinh, có thể chia phiếu học tập thành các dạng chủ yếu sau:
· PHT Phát triển kĩ năng quan sát
· PHT Phát triển kĩ năng phân tích
· PHT Phát triển kĩ năng so sánh
· PHT Phát triển kĩ năng quy nạp, khái quát hoá
· PHT Phát triển kĩ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
· PHT Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức đã học
3.5.3.Vai trò của phiếu học tập
- Phiếu học tập là phương tiện định hướng hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy học
- Trên cơ sở phiếu học tập, học sinh độc lập tiếp thu kiến thức mới hoặccủng cố kiến thức đã học
- Phiếu học tập còn là phương tiện để rèn luyện cho học sinh các kĩnăng nhận thức như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượnghoá
- Phiếu học tập đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi, khám phá, trên cơ
sở đó rèn luyện tư duy, sáng tạo cho học sinh
- Thông qua tính chất các hoạt động bằng phiếu học tâp, giáo viên cóthể thu nhận được thông tin ngược về kiến thức và kĩ năng của học sinh để cóbiện pháp điều chỉnh kịp thời
+ Hệ thống làm việc của học sinh: Giáo viên nêu ra các yêu cầu cụ thể
mà học sinh phải thực hiện (phân tích ví dụ, quan sát tranh ảnh, điền vào bảngbiểu, trả lời câu hỏi… )
Có khoảng trống để học sinh điền kết quả công việc đã làm
3.5.5 Sử dụng phiếu học tập
* Sử dụng phiếu học tập để hình thành kiến thức mới
Trang 24Ví dụ:
PHIẾU HỌC TẬP Tên bài học: ………Bài 26 Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên………
Tên học sinh (hoặc nhóm): … ………Lớp:.…6……
Trường: ……….……… ………
Quan sát các hình trang 87, điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Mọc từ phần Phần đó thuộc Trong điềunào của cây loại cơ quan nào kiện nào
Tên bài học: ………Bài 38 Thằn lằn bóng đuôi dài………
Tên học sinh (hoặc nhóm): … ………Lớp:.…7……
Trường: ……….……… ………
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Bảng: So sánh cấu tạo ngoài của ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài
Đặc điểm cấu tạo Ếch đồng Thằn lằn bóng đuôi
Trang 25* Sử dụng phiếu học tập để củng cố, hoàn thiện kiến thức.
Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường
có độ ẩm khác nhau và điền vào bảng sau:
Bảng: Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường
Tên bài học: Ôn tập nguyên phân, giảm phân
Tên học sinh (hoặc nhóm): … ………Lớp:.……9……
Trường: ……….……… ………
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Bảng: Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân và giảm phân
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Trang 263.6 Kỹ thuật Động não
3.6.1 Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học nhằm huy động những tưtưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận Cácthành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ýtưởng
3.6.2 Quy tắc của động não
- Không đánh giá hay phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình Trong khi thu
thập ý kiến, không đánh giá hay nhận xét Mục đích là huy động nhiều ý kiếntiếp nối nhau
Bước 3: Kết thúc việc đưa ra ý kiến
Bước 4: Đánh giá Lựa chọn sơ bộ các ý kiến, đánh giá những ý kiến
đã lựa chọn, rút ra kết luận hành động
3.6.4 Ứng dụng
Kỹ thuật động não có thể sử dụng trong:
- Giai đoạn nhập đề vào một chủ đề
- Tìm các phương án giải quyết vấn đề
- Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau
3.7 Động não viết
3.7.1 Khái niệm
Động não viết là một hình thức biến đổi của động não Trong động nãoviết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viêntham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề
Trang 27- Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ
- Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm Hình thành sản phẩm của nhóm
3.8 Kỹ thuật động não không công khai
Động não không công khai là một hình thức của động não viết Mỗi mộtthành viên viết một ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưacông khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục pháttriển
* Ưu điểm: Mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến khác
* Nhược điểm: Không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác rong việc viết ý kiến riêng
3.9 Kỹ thuật tia chớp
3.9.1 Khái niệm
Kỹ thuật tia chớp (kỹ thuật phỏng vấn nhanh) là một kỹ thuật huy động
sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, nhằm thu thôngtin phản hồi hoặc nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tậptrong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanhchóng (như chớp) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề
Kỹ thuật tia chớp thường được sử dụng khi mở đầu bài giảng hay mởđầu một tiêu đề
3.9.2 Cách thực hiện
- Bước 1: Sắp xếp lớp theo hình thức phù hợp
- Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, hỏi nhanh từng người Câu hỏi phải
hấp dẫn, ngắn gọn, gây được sự chú ý
- Bước 3: Người học trả lời nhanh và ngắn gọn.
- Bước 4: Tổng kết nhanh, kết nối thông tin và định hướng vào bài học.
3.9.3 Lưu ý khi sử dụng
- Không thảo luận, bình luận hay giải thích câu trả lời
- Cần tiến hành nhanh mọi thao tác
- Kỹ thuật này có thể áp dụng ở mọi loại hình lớp học và mọi thời điểmtrong bài giảng
3.10 Kỹ thuật công đoạn
3.10.1 Khái niệm
Trang 28Kỹ thuật công đoạn là kỹ thuật dạy học thường được áp dụng trong cáctrường hợp giáo viên phải truyền đạt một khối lượng nội dung lớn, trong mộtthời gian có hạn nhưng vẫn phát huy được tính độc lập, tích cực, sáng tạo củangười học.
3.10.2.Cách tiến hành
- Bước 1: Chia nhỏ nội dung bài Bài giảng dài sẽ được chia nhỏ thành
nhiều phần, số phần tương ứng với số nhóm trong lớp Nội dung các phần ítphụ thuộc vào nhau, có độ dài, độ khó tương đương nhau
- Bước 2: Chia nhóm, hướng dẫn người học cách học theo công đoạn.
HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụkhác nhau Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3-thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
- Bước 3: Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ của mình Sau khi
thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào giấy A0, đặt câu hỏi cần tìm hiểu thêm (đểnhóm khác hoặc GV trả lời)
- Bước 4: Các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho
nhau Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3,Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
Các nhóm đọc nội dung tìm hiểu, trả lời câu hỏi (nếu có thể) của nhómbạn, ghi ra những thắc mắc (nếu có) Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quảcho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để đọc
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 củanhóm mình cùng với các thắc mắc của các nhóm khác
- Bước 5: Giáo viên hệ thống nội dung bài giảng, trả lời các câu hỏi của các nhóm đưa ra.
3.11 Kỹ thuật “bể cá”
3.11.1 Khái niệm
Kỹ thuật “bể cá” là một kỹ thuật dạy học dùng cho thảo luận nhóm,trong đó một nhóm người học ngồi giữa và thảo luận với nhau, còn nhữngngười học khác ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận và saukhi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về thảo luận của nhữngngười học ở vòng trong
3.11.2 Cách thực hiện
* Bước 1: Nêu chủ đề thảo luận
- GV Nêu chủ đề hoặc tình huống thảo luận cụ thể
- Đưa ra các câu hỏi thảo luận và những yêu cầu cần đạt được, sau đó viết lên bảng để cả lớp tiện theo dõi
* Bước 2: Hình thành Bể cá
Trang 29Lựa chọn hình thức “bể cá” cho phù hợp với loại hình lớp và sĩ số củalớp:
- Đối với lớp ít HS, có thể hình thành “bể cá” theo hình chữ U hoặc hình tròn để tạo được vòng trong và vòng ngoài
- Đối với lớp đông người, có thể bố trí “bể cá” ở trên bục giảng, ngườihọc vẫn ngồi tại vị trí để theo dõi và tham gia vào quá trình thảo luận
* Bước 3: Mời đại diện vào vòng trong thảo luận
Mời đại diện của các nhóm (hoặc đại diện lớp) vào vòng trong thảoluận Số lượng người tham gia ở vòng trong khoảng từ 6 – 8 người Vòngtrong có thể tổ chức theo hai hình thức:
- Vòng kín: chỉ có các đại diện được mời vào vòng trong thảo luận (cácthành viên vòng ngoài ngồi nghe và ghi chép)
- Vòng mở: bố trí một chiếc ghế trống để mời các thành viên vòng ngoài cùng tham gia thảo luận
* Bước 4: Thảo luận
- Vòng trong thảo luận
- Vòng ngoài quan sát, lắng nghe, ghi chép Nếu muốn bày tỏ quanđiểm cá nhân thì tiến vào ghế trống ở vòng trong phát biểu, sau đó trở về vị trí
để người khác tiếp tục
- GV dẫn dắt cuộc thảo luận đi đúng hướng, tránh lan man
* Bước 5: Giáo viên tổng hợp, đánh giá và kết luận.
- Tổng hợp ý kiến người học
- Đánh giá kết quả cuộc thảo luận
- Đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề thảo
luận - Định hướng vào nội dung tiếp theo
Một số câu hỏi gợi ý cho những người quan sát
• Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ?
• Họ có nói một cách dễ hiểu không ?
• Họ có để những người khác nói hay không ?
• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ?
• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ?
• Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không ?
• Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ?
Trang 303.12 Kỹ thuật phân tích phim Video
Phim video là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bàihọc Phim nên tương đối ngắn gọn (5-20 phút)
Trước khi cho học sinh xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luậnhoặc liệt kê các ý cần tập trung
Sau khi xem phim video, yêu cầu học sinh làm việc một mình hoặctheo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dungphim đã xem
Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung
3.13 Kỹ thuật phòng tranh
Kỹ thuật phòng tranh có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạtđộng nhóm Các bước tiến hành như sau:
* Bước 1: GV nêu câu hỏi hoặc chủ đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
* Bước 2: Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt
động nhóm) phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờbìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh
* Bước 3: HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận
hoặc bổ sung
* Bước 4: Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại
và tìm phương án tối ưu nhất
3.14 Kỹ thuật “neo kiến thức bằng câu đố”
3.14.1.Khái niệm
Kỹ thuật “neo kiến thức bằng câu đố” là một kỹ thuật dạy học, được sửdụng để chốt lại kiến thức cho người học sau khi học xong một bài, mộtchương, một môn học Neo kiến thức bằng câu đố được tiến hành như một
trò chơi: trò chơi Ô chữ, trò chơi Chiếc nón kỳ diệu, trò chơi Rung chuông vàng…; có thắng bại, thưởng phạt khá kịch tính nên tạo được nhiều hứng thú
cho người học
3.14.2 Cách tiến hành
* Bước 1: Chuẩn bị câu hỏi
* Bước 2: Phổ biến luật chơi
* Bước 3: Chia đội chơi
* Bước 4: Hỏi và trả lời
* Bước 5: Tổng kết
3.15 Kỹ thuật “Đóng vai”