1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn thi môn Công pháp quốc tế trường đại học thương mại

42 288 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 54,16 KB

Nội dung

Đây là tài liệu ôn tập mà mình và nhóm bạn cùng tổng hợp khi ôn thi môn Công pháp quốc tế Trường đại học thương mại, đề cương được làm ngắn gọn đầy đủ và sát với đề thi. Đề cương ôn tập gồm 2 phần là tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể và toàn diện về nội dung thi của học phần này. Chúc bạn ôn tập tốt

Trang 1

A CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành QUỐC GIA?

Quốc gia là một phần tạo nên cộng đồng quốc tế, hiện nay trong khoahọc pháp lý quốc tế chưa có một định nghĩa thống nhất được chấp nhậnchung về thuật ngữ “quốc gia” Tuy nhiên, tại điều 1 Tuyên bố Montevideo

về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tếcác nước châu Mỹ ngày 27/12/1933 thì một thực thể được coi là quốc giatheo pháp luật quóc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau:

- Thứ nhất, có lãnh thổ xác định

Đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia Không tồn tại lãnhthổ thì không thể có quốc gia

Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của Trái đất và được coi

là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia Lãnh thổ quốc gia

là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình Vấn đềkích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không

có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia

- Thứ hai, có cộng đồng dân cư thường xuyên

Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinhsống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhànước đó Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả những người có quốctịch của quốc gia đó

Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cưcủa quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch

- Thứ ba, có chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế

Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có hiệu quả quyềnlực nhà nước trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập,không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác

- Thứ tư, có năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác

Trang 2

Năng lực tham gia vào quan hệ với các chủ thể quốc tế khác nghĩa là

có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế “Khả năng”này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đốingoại của mình

Chủ thể của Luật Quốc tế có những đặc điểm: năng lực pháp luật,năng lực hành vi pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý Năng lực phápluật là khả năng của chủ thể luật quốc tế có những quyền và nghĩa vụ pháp

lý nhất định Năng lực hành vi pháp luật thể hiện qua sự thực hiện có ý thứccác quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế Chủ thể của luật quốc tế cónăng lực trách nhiệm pháp lý đối với những vi phạm pháp luật quốc tế củamình

Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tếthường dựa vào các tiêu chí nêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại trongthực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy đủ tiêu chí củaquốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc giahay không lại không do những tiêu chí này quyết định Nói cách khác, mộtthực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể bắt buộc cácquốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong mộtquan hệ song phương Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa cácquốc gia với nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quancủa các quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia

Ví dụ:

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng Vaticăng là quốc gia nhỏnhất thế giới Tuy nhiên, trên thực tế Vaticăng không phải là một quốc giađộc lập theo đúng nghĩa Nhìn dưới góc độ các yếu tố cấu thành ta thấy: Tòathánh Vaticăng có lãnh thổ xác dịnh với diện tích rất nhỏ khoảng 0,4 và nằmtrọn trong lãnh thổ của Italia, có dân cư sinh sống khoảng 1000 người, có bộmáy điều hành, có khả năng tham gia một cách độc lập vào các quan hệ phápluật quốc tế nhất định (Tòa thánh Vaticăng đã tham gia một số công ướcquốc tế như: Công ước Viên 1961 về thiết lập quan hệ ngoại giao, tòa thánhcòn tham gia với tư cách quan sát viên của một số tổ chức quốc tế như Liênhợp quốc…) Nhìn vào hình thức bên ngoài, Tòa thánh giống như một quốcgia tồn tại độc lập, nhưng nếu xem xét sâu xa các yếu tố này, Vaticăng lạikhông phải một quốc gia, vì:

Trang 3

+ Về lãnh thổ mà Vaticăng đặt trụ sở thực chất thuộc về Italia,Vaticăng có được lãnh thổ này là do một điều ước quốc tế được ký kết giữaItalia và Vaticăng.

+ Về dân cư, thực chất những người dân sống tại Vaticăng đều là côngdân của rất nhiều quốc gia khác nhau: Thụy Sỹ, Italia…họ chỉ được coi làdân cư của Vaticăng khi họ phục vụ cho Giáo hoàng Yếu tố dân cư khôngmang tính ổn định, họ xuất hiện chủ yếu mang tính thực hiện công vụ vớiVaticăng

+ Về Chính phủ: Giáo hoàng của Vaticăng không phải là một thiết chếquyền lực và Vaticăng không có các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước

Do đó, khi cần để duy trì quyền lực nhà nước Vaticăng cần phải có sự trợgiúp của Italia Chính phủ này không giống trật tự của các Chính phủ kháctrên thế giới

Từ những phân tích trên đây có thể thấy, Vaticăng chỉ là một thiết chếmang tính tôn giáo Sở dĩ nó đựợc cho là chủ thể của Luật quốc tế vì trongcác giai đoạn lịch sử phát triển của Luật quốc tế, Vaticăng đóng vai trò quantrọng khi trở thành trung gian hòa giải một số tranh chấp, bất hoà trong quan

hệ quốc tế Do đó, họ được phép tham gia vào một số điều ước quốc tế nhấtđịnh

Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân và thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong thời kì hội nhập?

*Khái niệm bảo hộ công dân

- Theo nghĩa hẹp, bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nướcngoài khi các quyền và lợi ích này bị xâm phạm ở nước ngoài đó

- Theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân còn bao gồm cả các hoạt độnggiúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ởnước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi nào xâm hại tới cáccông dân của nước này

* Quy định của pháp luật Quốc tế về bảo hộ công dân:

Về thẩm quyền bảo hộ, có hai cơ quan có thẩm quyền bảo hộ côngdân là cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước

Trang 4

• Hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở nướcngoài Thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các

cơ quan đại diện ngoại giao lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đạidiện

Theo Công ước viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 quy định

“Điều 5 Chức năng lãnh sự

Chức năng lãnh sự gồm có:

a Bảo vệ tại nước tiếp nhận lãnh sự các quyền của nước lãnh sự và người dân nước đó, cá nhân cũng như pháp nhân trong phạm vi quóc tế cho phép;

b Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho người dân nước cử lãnh sự, cũng như cấp thị thực và các tài liệu thích ứng cho những người muốn đến nước cử lãnh sự;

c Bảo vệ lợi ích của người dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước

cử lãnh sự trong trường hợp có thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận

lãnh sự, theo đúng luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự;

d Với điều kiện phải tôn trọng tập quán và thủ tục hiện hành ở nước tiếpnhận lãnh sự làm đại diện hoặc bố trí việc đại diện thích ứng cho người dâncủa nước cử lãnh sự trước Tòa án và cơ quan khác của nước tiếp nhận lãnh

sự, nhằm mục đích làm cho những biện pháp tạm thời để bảo vệ quyền lợicủa người dân được áp dụng theo đúng luật lệ của nứơc tiếp nhận lãnh sự,trong trường hợp vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác những người dân

đó không thể kịp thời đảm nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của họ;

Trang 5

e thực hiện quyền giám sát và kiểm tra đã được quy định trong luật lệ củanước cử lãnh sự, và các máy bay đăng lý ở nước này, cùng như đối với cácnhân viên công tác trên tàu thủy máy bay đó.

g Giúp đỡ các tàu thủy và máy bay nêu ở đoạn (k) của điều này và giúp cácnhân viên công tác trên các tàu thủy, máy bay đó, tiếp nhận các lời khai vềchuyến đi của tàu thủy, xem xét đóng dấu giấy tờ của tàu và, với điều kiện làkhông ảnh hưởng gì đến quyền hạn của nhà đương cục nước tiếp nhận lãnh

sự, tiến hành điều tra về bất cứ việc nào xảy ra trong chuyến đi, và giải quyếtcác việc tranh chấp thuộc bất cứ loại gì giữa thuyền trưởng, nhân viên vàthủy thủ trong chừng mực luật lệ nước cử lãnh sự cho phép;”

Công ước viên về quan hệ ngoại giao 1961 quy định tại điểm a khoản 1Điều 3

“1 Những chức năng chính của một cơ quan đại diện ngoại giao là:

• Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện, trong phạm vi được pháp luật quốc tế thừa nhận;”

Như vậy, nhìn chung hoạt động bảo hộ công dân ở nước ngoài chủ yếu

do cơ quan đại diện của nhà nước trong quan hệ đối ngoại ở nước ngoài thựchiện Nếu xét về công việc cụ thể thì cán bộ, nhân viên lãnh sự là người trựctiếp thi hành các hoạt động bảo hộ, từ những công việc không gây ảnhhưởng đến nước khác như cấp giấy tờ hành chính cho đến công việc phứctạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia khác như bảo hộ và giúp đỡcông dân nước mình trước hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của nước sởtại, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trước hành vi xâm hại của nướcngoài khác

Trong các biện pháp bảo hộ công dân, biện pháp ngoại giao thường đượccoi là biện pháp đầu tiên được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý là nguyên tắchòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Bên cạnh biện pháp ngoại giao,các quốc gia còn sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với nước vi phạm.Giới hạn quan trọng nhất trong việc sử dụng biện pháp bảo hộ là không được

sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại giao Mục đích bảo hộ công dân khôngthể dùng làm nguyên cớ phục vụ cho ý đồ và mục đích chính trị của quốc giabảo hộ, làm ảnh hưởng tới quan hệ của các bên liên quan và hình ảnh củaquốc gia trên chính trường quốc tế

Trang 6

* Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ công dân:

Vấn đề bảo hộ công dân của Việt Nam được quy định cụ thể trongLuật cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nướcngoài và được ghi nhận tại Hiến pháp 2013

Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp 2013 ghi nhận:

“Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”

Cụ thể, trong chương II Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đại diệnquy định:

“Điều 8 Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

1 Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sựđược quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, phápluật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật

và thông lệ quốc tế

2 Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân ViệtNam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấphành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận

3 Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc giatiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đạidiện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhậncho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ đượcquyền và lợi ích của mình

4 Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ các loại hộchiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ViệtNam phù hợp với quy định của pháp luật

5 Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, hủy bỏ thị thực và giấy miễnthị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 7

6 Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp vớiquy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc giatiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàquốc gia tiếp nhận là thành viên.

7 Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy địnhcủa pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ,tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu

và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận

8 Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được cơ quanhoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận công chứng, chứng thực

để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; chứng nhậnlãnh sự giấy tờ, tài liệu được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của ViệtNam công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sửdụng tại quốc gia tiếp nhận

9 Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếpnhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyếtnhững vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kếđược mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam

10 Tiếp nhận đơn và chứng cứ liên quan của công dân, pháp nhânViệt Nam để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giảiquyết

11 Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy địnhcủa pháp luật

12 Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch ViệtNam cư trú tại quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật ViệtNam , pháp luật và thông lệ quốc tế

Điều 9 Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

1 Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên

Trang 8

quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.

2 Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng

và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

3 Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thíchhợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoàivới quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài giữgìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội củađất nước

4 Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn địnhcuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện phápcần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngănngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam ở quốcgia tiếp nhận.”

5 Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài

6 Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thíchhợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tíchxuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đấtnước

* Thực tiễn việc bảo hộ công dân của Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có công dân di cư quốc tế cao vớihơn 500.000 người đang lao động và học tập tại nước ngoài Công tác bảo

hộ công dân của Chính phủ Việt Nam đang ở diễn ra rất tích cực:

Năm 2011, xung đột nội chiến xảy ra ở Libya khiến 10.000 lao độngViệt Nam tại nước này phải trở về Do đó từ tháng 6 năm 2014, Chính phủViệt Nam hết sức nỗ lực để đưa người lao động Việt Nam về nước

Trong lực lượng công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài, những đốitượng dễ bị tổn thương nhất là người dân xuất khẩu lao động và phụ nữ lấychồng nước ngoài (thương nhân, du học sinh là đối tượng thường có hiểubiết nhất định về pháp luật nước ngoài) Chính vì thế nên trong thời gian tớiChính phủ nên có những biện pháp bảo hộ công dân ở nước ngoài tốt hơn,

Trang 9

nhất là những đối tượng dễ bị tổn thương.

Câu 3: Anh (chị) hãy so sánh quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của viên chức ngoại giao với quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự của viên chức lãnh sự?

*Giống nhau:

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Nước tiếp nhận phải đối xử một cách trọng thị và thực hiện nhữngbiện pháp thích hợp để ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm thân thể, tự do,

phẩm giá và danh dự của họ (điều 29 công ước viên 1961 và điều 40 công ước viên 1963).

Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hànhchính

Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được hưởng quyềnmiễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính Nhưngtrong trường hợp khi họ tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp

có liên quan đến dân sự thì họ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử vềdân sự Họ có quyền từ chối làm chứng và cung cấp bằng chứng tại cơ quanhành pháp và tư pháp của nước nhận đại diện

Nước cử đi có thể từ bỏ các quyền ưu đãi miễn trừ của viên chứcngoại giao và viên chức lãnh sự và việc từ bỏ này phải rõ rang bằng văn bản

(Theo khoản 1, 2 điều 32 Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao và khoản 1, 2 điều 45 Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự).

- Quyền được miễn thuế và lệ phí

Đối với những dịch vụ cụ thể (Theo điều 34 công ước viên 1961 và điều 49 công ước viên 1963).

- Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan

Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đượcmiễn kiểm tra hải quan khi mang vào nước tiếp nhận, trừ trường hợp có cơ

Trang 10

sở xác định trong hành lý có chứa đồ vật không thuộc đồ dùng cá nhân của

họ và gia đình, cũng như đồ vật mà nước tiếp nhận cấm xuất và cấm nhập

(Theo điều 36 công ước viên 1961 và điều 50 công ước viên 1963).

- Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được miễn bảo hiểm

xã hội (theo điều 33 Công ước viên 1961 và điều 48 Công ước viên 1963).

- Miễn tạp dịch, các nghĩa vụ lao động, các nghĩa vụ quân sự như

trưng dụng, đóng góp về quân sự và cho đóng quân trong nhà mình(Theo

điều 35 công ước viên 1961 và điều 52 công ước viên 1963).

*Khác nhau:

Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự Quyền bất khả xâm

phạm về nơi ở, tài

liệu, thư tín, tài sản

và phương tiện đi

lại.

Viên chức ngoại giaođược hưởng quyền bấtkhả xâm phạm về thânthể một cách tuyệt đối

Họ không thể bị bắthoặc bị giam giữ dướibất kỳ hình thức nào

Nước nhận đại diện phảiđối xử một cách trọngthị và thực hiện nhữngbiện pháp thích hợp đểngăn chặn hành vi xâmphạm thân thể, tự do vàphẩm giá của viên chứcngoại giao

Viên chức lãnh sự không bị bắthay bị tạm giam chờ xét xử.Trừ hai trường hợp :

-Thứ nhất, phạm tội nghiêm

trọng theo quy định của phápluật nước tiếp nhận lãnh sự và

bị bắt, bị tạm giữ, tạm giamtheo quyết định của cơ quan tưpháp có thẩm quyền của nướcnày

-Thứ hai, phải thi hành một

bản án hoặc quyết định của tòa

án đã có hiệu lực pháp luật vềhình phạt thù hoặc hình phạthạn chế quyền tự do thân thể

về hình sự ở nước nhậnđại diện Chỉ có Chính

(Điều 43 Công ước viên 1963) 1.Viên chức lãnh sự và nhân

viên lãnh sự không chịu sự xét

xử của nhà chức trách tư pháphoặc hành chính của Nước tiếpnhận về các hành vi thực hiện

Trang 11

phủ nước cử đại diện

mới có quyền khước từ

quyền này đối với nhà

ngoại giao Tuy nhiên,

việc khước từ này cần

nhà ngoại giao tiến hành

ở nước nhân đại diện,

ngoài chức năng chính

thức của mình

- Hành chính: Viên

chức ngoại giao được

hưởng quyền miễn trừ

về xử phạt hành chính

Trong mọi trường hợp,

họ không bị xử phạt về

vi phạm hành chính

khi thi hành chức năng lãnh sự

2 Tuy nhiên, những quy định ở

khoản 1 Điều này không ápdụng đối với một vụ kiện dânsự:

a) Xảy ra vì một hợp đồng do

một viên chức lãnh sự hoặc mộtnhân viên lãnh sự ký kết màkhông phải là rõ ràng hoặc hàm

ý đứng trên danh nghĩa mộtngười được uỷ quyền của Nước

cử để ký kết; hoặc

b) Do một bên thứ ba tiến hành

về thiệt hại do một tai nạn xe

cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ratại Nước tiếp nhận

Trang 12

Viên chức ngoại giaokhông bắt buộc phảilàm chứng tại cơ quanhành pháp và tư phápcủa nước nhận đại diện;

chính quyền nước sở tại,

về nguyên tắc, khôngđược áp dụng bất kỳbiện pháp hành chínhnào đối với họ

Quyền ưu đãi và

miễn trừ hải quan.

Viên chức ngoại giaođược miễn thuế và lệphí hải quan ( trừ phílưu kho, cước vậnchuyển và cước phí vềnhững dịch vụ tương

tự ) đối với đồ dùng cánhân của họ và thànhviên của gia đình họ

Hành lý cá nhân củaviên chức ngoại giaođược miễn kiểm tra hảiquan, trừ khi có cơ sởkhẳng định rằng tronghành lý chứa đựngnhững đồ vật khôngdùng vào công việc của

cơ quan đại diện ngoạigiao và đồ vật khôngdùng cho nhu cầu của cánhân cũng như nhu cầucủa thành viên gia đìnhviên chức ngoại giao

Viên chức lãnh sự và các thànhviên gia đình của họ đượchưởng quyền ưu miễn trừ và ưuđãi hải quan đối với đồ dùng cánhân mang vào nước tiếp nhận.Hành lý riêng của viên chứclãnh sự và thành viên của giađình họ không bị kiểm tra hảiquan, trừ trường hợp có sơ sởxác định rằng trong hành lý cóchứa đồ vật không thuộc đồdùng cá nhân của viên chứclãnh sự và thành viên gia đìnhcủa họ, cũng như đồ vật mànước tiếp nhận lãnh sự cấmxuất và cấm nhập

Trang 13

hoặc đồ vật mà nướcnhận đại diện cấm nhập

và cấm xuất

PRODUCT COMPANY CAREERS SUPPORT

Câu 4: Anh (chị) hãy chứng minh, việc cho một công dân nước ngoài cư trú chính trị là quyền của Quốc gia sở tại.

a Khái niệm cư trú chính trị

Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nướcngoai đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động

và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo… được quyền nhập cảnh và

cư trú trên lãnh thổ của nước sở tại

Quyền lợi cơ bản của người cư trú chính trị là:

- Người cư trú chính trị không bị buộc phải nhập quốc tịch của nước

b Chứng minh việc cho một công dân nước ngoài cư trú chính trị là quyền của Quốc gia sở tại

- Trong quan hệ quốc tế, chấp nhận và cho phép một người nướcngoài được cư trú trên lãnh thổ nước mình là thẩm quyền riêng biệt của mỗiquốc gia, chủ yếu xuất phát từ lý do nhân đạo

Các quy định cụ thể về quyền cư trú được ghi nhận trong Tuyên ngôntoàn thế giới về quyền con người năm 1948 và Tuyên ngôn về cư trú lãnh

Trang 14

thổ năm 1967 Quyền cư trú đã được công nhận rộng rãi là quyền phát sinhtrên cơ sở chủ quyền quốc gia và có tính chất chính trị tuyệt đối Ngoài ra,đương sự phải có đơn xin cư trú đến cơ quan có thẩm quyền của quốc giahữu quan, theo trình tự và thủ tục được quy định trong pháp luật nước này.

- Lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốcgia được hiểu là quyền tối cao trong quan hệ đối nội và quyền độc lập trongquan hệ đối ngoại Nói một cách ngắn gọn, quốc gia có quyền quyết địnhmọi vấn đề trong lãnh thổ của mình và quyền này được ghi nhận bởi nguyêntắc không can thiệp vào công việc nội bộ trong luật quốc tế Tuy nhiên, cũng

có những trường hợp mà quốc gia không có quyền quyết định cho cư trúchính trị bao gồm:

+ Những cá nhân phạm tội ác quốc tế;

+ Những cá nhân tội phạm hình sự quốc tế, thực hiện các hành vi tộiphạm có tính chất quốc tế;

+ Những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong cácđiều ước quốc tế;

+ Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiếnchương Liên hợp quốc

Trừ những trường hợp ngoại lệ trên, quốc gia có quyền tối cao trongviệc quyết định cho công dân nước khác vào cư trú chính trị trên lãnh thổnước mình

Câu 5: Anh (chị) hãy bình luận vai trò của WTO trong giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

a Về tổ chức WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế duy nhấtđiều hành hệ thống thương mại toàn cầu bằng các luật lệ do các nước vàlãnh thổ thành viên đàm phán và thỏa thuận, sau đó được quốc hội các nướcphê chuẩn, nhằm bảo đảm các dòng thương mại ngày càng trôi chảy, dễ dựđoán, tự do và công bằng, góp phần xây dựng một thế giới thịnh vượng hơn,hòa bình hơn và có trách nhiệm hơn

b Thương mại quốc tế và tranh chấp thương mại quốc tế

Trang 15

- Thương mại quốc tế là việc con người trao đổi hàng hóa, trao đổi

dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ nhằm kiếm lợi nhuận, mà giao dịch này lại mởrộng ra ngoài đường biên giới của một quốc gia như quốc tịch của nhữngngười tham gia giao dịch là khác nhau, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng

di chuyển qua biên giới, hợp đồng được thực hiện ở những nước khác nhau,căn cứ phát sinh, thay đổi chấm dứt xảy ra ở nước ngoài, nói tóm lại làthương mại quốc tế là trao đổi thương mại có yéu tố nước ngoài

- Tranh chấp thương mại quốc tế là những tranh chấp phát sinh bắt

nguồn từ các giao dịch thương mại quốc tế cho dù nó có hay không có hợpđồng tranh chấp thương mại quốc tế là tranh chấp có tính chất quốc tế phátsinh khi có mâu thuẫn trong lĩnh vực thương mại của các chủ thể của luậtquốc tế

c Bình luận về vai trò của WTO trong giải quyết tranh chấp quốc

tế nói chung và đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, khi mà nền kinh tế giữa cácquốc gia và vùng lãnh thổ ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diệnhơn.Chính vì vậy thì các tranh chấp phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưngchúng ta có thể hạn chế nó một cách tối thiểu WTO là một chế định thươngmại lớn nhất toàn cầu, có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại,giải quyết các tranh chấp, hướng tới một thế giới hòa bình ổn định và pháttriển

*Vai trò của WTO trong giải quyết tranh chấp quốc tế:

Sự ra đời của WTO đã góp phần tăng trưởng thương mại hàng hoá vàdịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệmôi trường Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bấtđồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổcủa hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản củaLuật quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nướckém phát triển nhất có những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thươngmại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này vàkhuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tếthế giới Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nướcthành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn

Trang 16

trọng

Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO cònhoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thànhviên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO Không giống như các tổchức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyếtđịnh của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đốivới thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO Một nước thànhviên có thể kiện lên 6113115171Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTOnếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định củaWTO

Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là

nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những

“giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các

Hiệp định liên quan” Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấpcác thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơnphương của các thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ vàxáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế

* Bình luận vai trò của WTO trong giải quyết các tranh chấp thươngmại quốc tế:

- Mặt tích cực của WTO trong giải quyết các tranh chấp thương mạiquốc tế

+ Một là, giải quyết nhanh tranh chấp nhanh chóng và hòa bình

Do thương mại tăng lên về khối lượng, số lượng sản phẩm được traođổi, và số lượng các nước và công ty tham gia thương mại, nên có thêmnhiều cơ hội để những tranh chấp thương mại nảy sinh WTO giúp giảiquyết các tranh chấp này một cách hoà bình và mang tính xây dựng Nếu đểmặc chúng thì những tranh chấp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêmtrọng Nguyên tắc của WTO là các thành viên có nghĩa vụ phải đưa nhữngtranh chấp của mình tới WTO và không được đơn phương giải quyết Mộtkhi nguyên tắc được thiết lập, các nước phải tuân thủ nguyên tắc, và có lẽsau đó tái thương lượng về các nguyên tắc – chứ không phải là tuyên chiếnvới nhau.WTO không thể tuyên bố sẽ làm cho tất cả các nước đều bìnhđẳng.Nhưng WTO thực sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp cácnước nhỏ hơn có nhiều tiếng nói hơn Đồng thời cũng giải thoát cho các

Trang 17

nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mạivới các đối tác của mình.Trên thực tế, có riêng một hệ thống nguyên tắc ápdụng với tất cả các nước thành viên, điều đó đã đơn giản hoá rất nhiều toàn

bộ cơ chế thương mại

+ Hai là, mang lại sự ổn định và thúc đấy tự do hóa thương mại

Kể từ khi WTO được thành lập đã giảm bớt các hàng rào mậu dịchthông qua thương lượng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử.Không có bảo hộ sản xuất nội địa, bán phá giá Nếu như các thành viên củaWTO vi phạm các quy định trong các hiệp định, thỏa thuận đã tham gia và

kí kết, WTO có trách nhiệm bảo đảm cho các hiệp định, thỏa thuận này đượcthực thi một cách nghiêm chỉnh Các hàng rào mậu dịch tiếp tục được giảm ,

và khi đó các tranh chấp sẽ được giảm bớt Vì phán quyết của WTO là quyếtđịnh cuối cùng về tranh chấp, cho nên các bên tranh chấp sẽ phải nghiêmchỉnh thực thi các cam kết.Như vậy, các tranh chấp sẽ ít xảy ra hơn

+ Ba là, giúp thúc đẩy thương mại, tăng trưởng nhanh

Khi các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, các bên tham giavào tranh chấp sẽ giảm bớt chi phí khi tham gia kiện tụng.Mộ loại rào cảnthương mại mà WTO cố gắng giải quyết là hạn ngạch Do hạn ngạch hạnchế cung nên đẩy giá cả tăng lên, đồng thời tạo ra một số lợi nhuận lớn khácthường Lợi nhuận này có thể được dùng để gây ảnh hưởng đối với cácchính sách, vì cũng có nhiều tiền hơn để thực hiện các cuộc vận động ngoàihành lang Nói cách khác, hạn ngạch là một biện pháp hạn chế thương mạiđặc biệt tồi tê Thông qua WTO các chính phủ đã nhất trí rằng họ khôngkhuyến khích sử dụng hạn ngạch, qua đó sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại

- Hạn chế của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốctế

+ Thứ nhất theo cơ chế giải quyết của WTO , mặc dù các nước được

áp dụng biện pháp trả đũa với những nước không tuân thủ quyết định phápquyết cuối cùng, nhưng việc thực hiện biện pháp trả đũa này cũng khônghiệu quả nếu nước thực hiện nó là các nước nhỏ đang phát triển Trongnhiều trường hợp, do sức ép chính trị hoặc văn hoá - xã hội mà nước viphạm có xu hướng không thực hiện phán quyết cuối cùng của Ban giải quyếttranh chấp Thậm chí, những nước vi phạm còn sẵn sàng chịu các biện pháptrả đũa của nước thắng kiện nếu những nước này là nước nhỏ và không phải

Trang 18

là đối tác quan trọng Do đó, có khi việc thực hiện các biện pháp trả đũa lại

có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với các nước nhỏ nếu họ áp dụng nóchống lại các nước lớn hơn

+ Thứ hai, một nhược điểm khác của cơ chế giải quyết tranh chấp củaWTO liên quan đến vai trò của Ban giải quyết mâu thuẫn thương mại đối vớicác trường hợp chống phá giá Ðây là những trường hợp các nước đang pháttriển thường gặp trong thương mại với các nước phát triển Trong nhữngtrường hợp như vậy, Ban giải quyết không ra quyết định liệu những biệnpháp chống phá giá có phù hợp với các quy định của WTO hay không màchỉ xem xét liệu quá trình thu thập và đánh giá số liệu có hợp lý hay không

+ Thứ ba, nhiều quy định được xem là “ưu tiên” cho các nước đangphát triển trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có ý nghĩa rất mờnhạt trên thực tế: có qui định chỉ mang tính tuyên bố hơn là qui định thực tế(ví dụ quy định về nghĩa vụ của các Bên tranh chấp “đặc biệt lưu ý” đếnquyền lợi của các nước đang phát triển: nội hàm của khái niệm “đặc biệt lưuý” không được qui định rõ cũng không được xác định rõ trong các báo cáocủa các ban hội thẩm hay của cơ quan phúc thẩm); có qui định trên thực tếrất ít hiệu quả (ví dụ trách nhiệm trợ giúp pháp lý của Ban Thư ký WTO trênthực tế do một số ít cá nhân thực hiện, không thể đáp ứng đủ nhu cầu to lớn

về trợ giúp pháp lý của các nước đang phát triển là thành viên WTO)

Câu 6: Trước những động thái của Trung Quốc và các nước khu vực Đông nam Á trong những năm gần đây liên quan tới chủ quyền ở Biển Đông, anh (chị) hãy tìm ra làm sáng tỏ vai trò và sự vận dụng một số nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trong việc giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông

Cuộc tranh chấp biển Đông vẫn đang là một “nguy cơ” gây bất ổntrong khu vực Tranh chấp biển Đông đã trở thành một trong những cuộctranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới Sự phức tạp của tranh chấp biểnĐông đến từ các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối vớicác khu vực chồng lấn, vả lại, nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặtluật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó cònđược đan xen với những lợi ích về địa – chính trị, về kiểm soát con đườngvận tải biển chiến lược, và về khai thác các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt

là dầu mỏ

Trang 19

Thực tế cho thấy tranh chấp các đảo trong biển Đông đã trở thành mộttrong những vấn đề an ninh quan trọng nhất trong khu vực do Trung Quốcyêu sách gần 80% biển Đông là vùng nước lịch sử của họ sẽ có tác động rấtlớn đến việc phân định các đường biên giới biển của khu vực này trongtương lai, và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnhthổ cũng như quyền lợi trên biển của Việt Nam.

*Cơ sở để giải quyết tranh chấp về biển, đảo

- Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS): Côngước về Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn

đề biển và đại dương; khi liên quan đến các tranh chấp có thể nảy sinh giữacác thành viên, đòi hỏi các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấpbằng các biện pháp hòa bình theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợpquốc

- Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nướcASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC):

+ Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyêntắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ướcThân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòabình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc

cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia Các bên liên quan cam kết giảiquyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòabình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực

+ Ngoài ra các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sựtin cậy và lòng tin trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giải quyếttranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình; tự kiềmchế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranhchấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định; trên cơ sở Công ước Liên Hợpquốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên

ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 Các nướcliên quan khẳng định tiếp tục đàm phán để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ởbiển Đông (COC) nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khuvực

- Điều ước quốc tế về hoạch định ranh giới các vùng biển với cácnước liên quan

Trang 20

*Trước động thái không mấy tích cực từ phía Trung Quốc Việt Nam

và các nước ASEAN đã vận dụng một cách hài hòa và sáng tạo một sốnguyên tắc cơ bản của luật quốc tế để giải quyết tình hình căng thẳng tạibiển Đông

a Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia

Khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng Biển Đông củaViệt Nam, Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động trên của Trung Quốc,bởi lẽ Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của cácquốc gia của luật quốc tế

Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốcgia, bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm

vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia thực hiện quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài,thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộinhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân

Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của một quốc gia thể hiện quaquyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự ápđặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng mọi chủ quyền của quốc gia trongcộng đồng quốc tế Như vậy quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, cótiềm lực kinh tế mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủquyền Sự thực hiện chủ quyền quốc gia chỉ có thể trọn vẹn khi quốc gia vừađạt được lợi ích kinh tế mà không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủthể quốc tế khác, tức là việc thực hiện chủ quyền phải gắn với những giớihạn cần thiết Sự giới hạn chủ quyền đó có thể do quốc gia tự xác định hoặcđược xác định bằng những thỏa thuận quốc tế của quốc gia với chủ thể kháccủa luật quốc tế

Đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển đông, gần quần đảo Hoàng

Sa, Trung Quốc cho rằng hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoạtđộng dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phíanam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủquyền của Trung Quốc Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam làquấy nhiễu, khiến "Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ anninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy

Trang 21

trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hànghải.

Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểmnày của phía Trung Quốc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao PhạmBình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HảiDương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động

ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, viphạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủquyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địacủa Việt Nam

Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tẳng của quan hệquốc tế hiện đại Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bìnhđẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo Bìnhđẳng chủ quyền của các quốc gia bao gồm các nội dung chính sau:

- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý

- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốcgia khác

- Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch

- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị,

xã hội, kinh tế, văn hóa của mình

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụquốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác

Theo nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, mỗi quốc gia đều có cácquyền chủ quyền bình đẳng sau:

- Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế

độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội

- Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích củamình

- Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu

có giá trị ngang nhau

Ngày đăng: 09/02/2018, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w