SKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạySKKN Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạy
Trang 1TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
LĨNH VỰC: TIN HỌC TÁC GIẢ: VŨ ĐẠT TÔN GIÁO VIÊN MÔN: LÝ – TIN
Năm học: 2015 -2016
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sử dụng
chức
năng
Present
er View
của
Power
Point
trong
Trang 2I Giao diện Trang 6
II Hiển thị thanh Taskbar Trang 9 III Tự động chuyển chế độ trình chiếu nhiều màn hình Trang 10
IV Kết thúc trình chiếu Trang 11
V Đồng hồ Trang 11
VI Các chức năng “bút dạ”, đèn Laser Trang 12 VII Liệt kê các Slide trình chiếu trong bài Trang 13 VIII Phóng to 1 phần màn hình Trang 14
IX Tắt tạm thời màn chiếu Trang 15
X Một vài nút lệnh khác Trang 15
XI Hiệu ứng hoặc slide sẽ xuất hiện Trang 16 XII Hiển thị các ghi chú Trang 16
C KẾT LUẬN Trang 18
I Ý nghĩa của đề tài Trang 18
II Đề xuất, kiến nghị Trang 18
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
Đã là người GV thì không ai lại chưa từng từng sử dụng Power Point để giảng dạy, tuy bài giảng Power Point không phải là bài giảng điện tử đạt chuẩn e-Learning nhưng lại được sử dụng rất nhiều vì có tính linh hoạt cao, sử dụng dễ dàng, dễ soạn và đặc biệt là được chia sẻ nhiều lẫn nhau
Nhưng không phải GV nào cũng biết đến một chức năng mới mà hãng MicroSoft phát triển dành riêng cho các diễn giả nói chung và các GV nói riêng Vậy chức năng đó là gì? GV có thể ứng dụng nó như thế nào vào trong giảng dạy? Đó chính là đề tài mà tôi muốn giới thiệu sau đây
I Đặt vấn đề
Trong quá trình đổi mới PPDH thì việc ứng dụng CNTT trong tiết dạy là một nhu cầu mang tính nhất thiết, GV sử dụng CNTT trong giảng dạy để trình chiếu các đoạn phim, hình ảnh, các câu hỏi mang tính tương tác cao, các phần mềm thí nghiệm ảo, vẽ hình không gian…
Tuy nhiên, phần lớn thời gian thì người GV vẫn sử dụng chủ yếu Power Point trong phần lớn thời gian lên lớp Vì vậy, người giáo viên phải làm chủ được phần mềm Power Point, tận dụng tất cả các công cụ có sẵn, và một công cụ
mà hãng MicroSoft phát triển nhằm hỗ trợ tối đa cho các diễn giả là công cụ Presenter View mà tôi muốn giới thiệu sau đây
Power Point là một phần mềm mà hầu như tất cả các GV đều sử dụng máy chiếu khi lên lớp, việc sử dụng Power Point khi lên lớp càng phổ biến hơn khi các bài giảng được chia sẻ cho nhau, khi mà cơ sở vật chất ở các trường được đầu tư nhiều hơn
Để tiết dạy ngày càng hay hơn thì người GV phải giảm bớt việc trình chiếu tất cả các câu chữ trên màn chiếu, cần có nhiều phần mở rộng, các đáp án cũng không được quá máy móc… và điều này lại khiến cho GV dễ sót khiến thức hoặc quên mất vài phần mở rộng Để khắc phục tình trạng này thì nhiều GV
Trang 4Ngoài tính năng hiển thị các ghi chú cho GV thì chức năng Presenter View còn giúp hỗ trợ thêm các chức năng như báo giờ hệ thống, đếm thời gian trình bày bài giảng, phóng to 1 phần màn hình, hiển thị Slide hoặc hiệu ứng tiếp theo… Tất cả những chức năng này sẽ được trình bày trong đề tài “Sử dụng chức năng Presenter View của Power Point trong tiết dạy”
II Mục đích
Qua đề tài này, tôi muồn giới thiệu đến tất cả các đồng nghiệp chức năng Presenter View hỗ trợ các công việc sau đây:
- Khả năng chia màn hình (Laptop + Projector)
- Đồng hồ
- Liệt kê các slide
- Zoom to
- Biết trước các hiệu ứng, các slide sắp xuất hiện
- Hiển thị các các ghi chú về tiến trình trong tiết dạy
III Phạm vi áp dụng:
Tất cả các máy tính được cài đặt Power Point có phiên bản từ 2010 trở lên Riêng Power Point 2010 thì phải kích hoạt thêm nút Show Presenter View như hình dưới đây:
Trang 5Trong các bản office 2013, office 365, office 2016 thì chức năng này hỗ trợ đầy đủ khi vừa cài đặt xong:
Trong đề tài mà tôi trình bày sau đây, tôi xin được giới thiệu các hình ảnh minh hoạ từ bài giảng Vật lý 8: Sự cân bằng lực-Quán tính với phần mềm MS Power Point 2013
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG
I Giao diện
Giao diện của các phiên bản office 2013, office 365, office 2016 cũng tương tự như trong giao diện của office 2007, 2010 cho nên các GV cũng không cần phải e ngại về việc sử dụng chúng khi nâng cấp lên các phiên bản cao hơn
Trong thẻ SLIDE SHOW, nếu chúng ta check sẵn nút “Use Presenter View” thì khi phần mềm sẽ kích hoạt chức năng này
Trang 7Khi trình chiếu bài Power Point, nếu chức năng này không tự động chạy thì
ta click phải lên màn hình, chọn lệnh “Presenter View”
Ta sẽ được giao diện như sau:
Show Presenter View
Trang 8Có thể người GV sẽ thấy “màn hình rối” hơn, nhưng đây lại là những công
cụ rất hữu ích vì:
HS chỉ nhìn thấy trên màn chiếu một phần của màn hình mà GV đang quan sát, còn tất cả các nhắc nhở, ghi chú, đồng hồ, hiệu ứng, nút lệnh… thì chỉ có
GV mới quan sát được
Sau đây là một số chức năng mà GV có thể sử dụng:
Trên màn chiếu xuất hiện
Trang 9Thanh TASKBAR hiện lên Chuyển sang cửa sổ khác
SHOW TASKBAR
II Hiển thị thanh Taskbar (SHOW TASKBAR)
Ví dụ như trong bài, ở đây tôi đang muốn chuyển qua trang web: Classtools.net để quay tên HS ngẫu nhiên khi kiểm tra bài cũ
Trang 10III Tự động chuyển chế độ trình chiếu nhiều màn hình
Ta có thể chọn nút “Duplicate Slide Show” để máy laptop chuyển sang chế
độ 2 màn hình mà không cần quan tâm ta đang sử dụng laptop hiệu gì, không cần phải nhấn tổ hợp phím Fn + F…… Chức năng này sẽ giúp rất nhiều cho các thầy cô lớn tuồi, không quen sử dụng laptop
Trang 11IV Kết thúc trình chiếu (END SLIDE SHOW)
Dùng để thoát khỏi chế độ trình diễn trong Power Point
V Đồng hồ
Gồm có 2 đồng hồ:
Đồng hồ bên tay trái cho phép người GV có thể biết được mình đã giảng dạy hết bao nhiêu phút, còn bao nhiêu thời gian của tiết dạy nữa, canh giờ của các hoạt động nhóm… Thay vì trước đây GV phải chuẩn bị đồng hồ đeo tay hoặc phải đặt đồng hồ trên bàn
Còn nút ngừng và nút Reset canh đồng hồ để giúp cho GV ngừng tính
Trang 12giờ-VI Các chức năng “bút dạ”, đèn Laser, vẽ các đường tự do nhằm nhấn mạnh một phần nhỏ trên màn chiếu:
Highlighter
Đèn laser
Trang 13VII Liệt kê các Slide trình chiếu trong bài:
Chức năng này được dùng khi GV muốn đi đến 1 slide bất kì nào đó, điều đặc biệt ở đây là khi GV đang ở màn hình liệt kê các slides như sau:
thì trên màn chiếu vẫn đang hiển thị Slide mà GV đang trình chiếu trước đó Có nghĩa là HS không hề biết được việc GV đang liệt kê này mà vẫn nghĩ là đây là một bài dạy xuyên suốt
Trước đây, nếu GV muốn đến 1 silde bất kì mà chưa có liên kết thì phải thoát khỏi chế độ trình chiếu, chọn silde cần đến Khi đó tiết học sẽ gián đoạn,
Trang 14VIII Phóng to 1 phần màn hình
Click vào biểu tượng hình kính lúp, ta có thể kích hoạt công cụ phóng to màn hình
Công cụ này nhằm mục đích tập trung HS quan sát một vấn đề, một phần trên màn chiếu mà vẫn không cần tạo ra 1 slide khác
Muốn trở về như cũ, ta chỉ cần click
thêm 1 lần nữa
Phóng to phần này
Trang 15IX Tắt tạm thời màn chiếu
Công cụ này dùng để tắt tạm thời màn chiếu (Màn chiếu màu đen), công
cụ này thường dùng khi GV muốn HS tập trung làm việc trong một khoảng thời gian tương đối dài, không muốn HS phân tâm vào màn chiếu
Một số Remote máy chiếu cũng có chức năng này nhưng không phải máy chiếu nào của trường cũng có sẵn Remote…
X Một vài nút lệnh khác
Trang 16Trong các lệnh này, có lệnh “Hide Presenter View” dùng để thoát khỏi chế
độ Presenter View, trở lại chế độ trình chiếu bình thường như đối với Office
2003 hoặc 2007
XI Hiệu ứng hoặc slide sẽ xuất hiện (Next animation)
Đây là một công cụ rất hữu ích, GV biết trước những gì sẽ xuất hiện tiếp theo, điều này giúp cho GV nắm chắc nội dung, trình tự của bài dạy và luôn có
sự chuẩn bị tốt cho phần tiếp theo
Thay đổi Font Size
của ghi chú
Các ghi chú
(notes)
Hiệu ứng/Slide
sắp xuất hiện
Trang 17giáo án, có thể là những nhắc nhở về các bước lên lớp, có thể là một phần mở rộng…
Tóm lại, GV có thể không cần học thuộc lòng giáo án mà vẫn không bị sai sót khi lên lớp dạy vì đã có “Notes” nhắc nhở GV không cần phải đặt giáo án trên bàn, không cần ghi các nhắc nhở để sẵn trên bàn
Các ghi chú này không phải là xa lạ đối với những ai sử dụng Power Point, nhưng hầu hết lại không biết chúng dùng để làm gì, sử dụng ra sao Qua
đề tài này, tôi mong rằng mọi GV sẽ biết sử dụng công cụ Notes này để giảng dạy tốt hơn
Đối với những GV đang sử dụng office 2003 thì vẫn có thể gõ phần ghi chú vào bài Power Point, khi sử dụng office 2013 để trình chiếu thì vẫn sử dụng
Ghi chú (Notes)
Trang 18C KẾT LUẬN
I Ý nghĩa của đề tài
Mặc dù trên Internet hiện nay cũng đã có một số bài viết giới thiệu về chức năng này, tuy nhiên các bài viết này rất đơn điệu, chủ yếu là giới thiệu nhanh về các tính năng mới trong các phiên bản Power Point từ 2013 trở lên.trong các bài viết đó, họ cũng không ứng dụng cụ thể từng chức năng, công cụ vào từng công việc cụ thể của GV trên lớp Tôi mong rằng, đề tài của tôi sẽ giúp cho các đồng nghiệp những kiến thức bổ ích, giúp chi việc giảng dạy ngày càng nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn
Chức năng tuyệt với này sẽ giúp cho người GV có thể trình bày tất cả những ý tưởng đã được chuẩn bị trước, giới thiệu cho HS các phần mở rộng kiến thức, phần liên hệ thực tế mà không sợ bị thiếu sót
Nhược điểm:
• Chức năng này không có đối với Office với phiên bản từ 2007 trở xuống
• Đối với Office 2010, chức năng này đã có Tuy nhiên, phải kích hoạt
và cài đặt thêm vì chức năng này không được cài đặt mặc định
Qua nhiều tiết sử dụng chức năng này trong giảng dạy, tôi thấy rằng đây là một chức năng tuyệt vời để hỗ trợ GV trong lúc giảng dạy Tôi cũng đã tổ chức tập huấn cho tất cả các GV trong trường và rất nhiều GV đã hứng thú, sử dụng chức năng này trong các tiết dạy khác
II Đề xuất, kiến nghị:
Tôi cũng xin đề xuất các cấp Phòng Giáo Dục, Sở Giáo Dục sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho các GV chức năng này, để các GV nâng cao trình độ CNTT, tăng hiệu quả giảng dạy