Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến tranhchấp dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án, mục đích của bài khóa luận là tìmhiểu quy định các pháp lu
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Kết cấu của khóa luận 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ 8
1.1 Khái quát chung về tranh chấp dân sự 8
1.2 Khái quát về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp dân sự 11
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ 18
2.1 Những quy định về thẩm quyền theo vụ việc 18
2.2 Những quy định về thẩm quyền theo cấp Tòa án 34
2.3 Những quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ 39
2.4 Những quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn 41
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ 43
3.1 Thực trạng áp dụng quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp dân sự hiện nay 43
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp dân sự 53
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô Khoa pháp luật dân sự và kiểm sátdân sự lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc Với sựquan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay tôi đã có thể
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đề tài: “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án nhân dân”.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – Ths TrầnĐức Thành đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốtnghiệp này trong thời gian qua
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Kiểm sát HàNội, các Khoa, Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Với điều kiện và thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mộtsinh viên, khóa luận này không thể tránh được những thiếu sót Tôi rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bố,nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi
tự tìm hiểu một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Các kếtquả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển và trong cuộc sống thường ngày, con ngườitham gia vào rất nhiều các hoạt động dân sự Vì vậy, các mối quan hệ dân sựhình thành rất tự nhiên, đa dạng và phong phú Một con người luôn tham giavào rất nhiều quan hệ dân sự Có thể nói, một người không thể không thamgia vào quan hệ dân sự, khi tham gia vào các hoạt động dân sự như vậy đãgiúp tạo ra của cải, vật chất trong xã hội
Việc các mối quan hệ xã hội hình thành đa dạng như vậy cũng kéo theocác tranh chấp dân sự hình thành với số lượng và tính phức tạp tương ứng.Đây là vấn đề gắn liền với cuộc sống thường nhật của mỗi người, nên nó thuhút được sự quan tâm của tất cả mọi người Xã hội ngày càng hiện đại, nhữngvấn đề tranh chấp dân sự cũng nảy sinh thêm nhiều, mới mẻ, pháp luật về dân
sự cũng đòi hỏi cần phải được các nhà làm luật chú trọng hơn nữa mới có thểbắt kịp xu hướng của xã hội, điều chỉnh quan hệ dân sự, góp phần đảm bảotrật tự xã hội
Nước ta đang trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ kéo theo cơ chế, phápluật cũng phải dần thay đổi để đáp ứng nhu cầu hội nhập đó Chính vì vậy,Đảng, nhà nước đã và đang ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhằm thúc đẩycuộc cải cách tư pháp mạnh mẽ Trong cuộc cải cách này, vẫn xác địnhphương hướng tòa án là cơ quan có vị trí trung tâm trong cơ quan nền tư phápnước nhà Kết hợp với việc quan hệ dân sự là tất yếu kéo theo các tranh chấp
sự, thì thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các tranh chấp dân sự là mộtvấn đề không chỉ được các nhà làm luật chú trọng mà còn được cả xã hộiquan tâm Sự hiệu quả của tòa án trong giải quyết tranh chấp dân sự cũngđóng góp không nhỏ và việc ổn định các mối quan hệ dân sự Trong bộ luật tốtụng dân sự đã cụ thể hóa rất rõ ràng tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giảiquyết của tòa án nhân dân Việc quy định cụ thể như vậy, đảm bào sự minh
Trang 6bạch cho các đương sự và cả tòa án trong việc áp dụng các quy định để giảiquyết các tranh chấp dân sự Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,
trogn đề tài khóa luận, em lựa chọn đề tài “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án nhân dân”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến tranhchấp dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án, mục đích của bài khóa luận là tìmhiểu quy định các pháp luật về vấn đề này, sau có thể đưa ra những đóng gópnhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp dân sựcủa tòa án nói riêng và hoàn thiện pháp luật nói chung, nhằm đảm bảo nền tưpháp nước nhà vững mạnh, tiên tiến
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài khóa luận của em tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật vềtranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân theo quy định của bộluật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là BLTTDS) năm 2015 và các văn bảnpháp luật có liên quan khác
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận nghiên cứu pháp luật thực địnhquy định về tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân và sosánh các quy định về tranh chấp dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự cũ Mặc
dù, tranh chấp dân sự không được hiểu gồm các tranh chấp dân sự,tranh chấp
về hôn nhân và gia đình,tranh chấp kinh doanh thương mại và tranh chấp laođộng, nhưng trong bài em nghiên cứu toàn bộ các tranh chấp nêu trên
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa triếthọc Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối, chính sách
Trang 7của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiệnpháp luật trong qua trình cải cách nên tư pháp nước nhà
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm cácphương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứukhoa học pháp lí nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, sosánh, hệ thống pháp luật…
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa khóa luận có bố cục gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấpdân sự
Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền củatòa án trong giải quyết tranh chấp dân sự
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảviệc thực hiện quy định về thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấpdân sự
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
1.1 Khái quát chung v tranh ch p dân s ề ấ ự
1.1.1 Khái niệm về tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự hiện nay đã trở nên phổ biến trong cuộc sống Phổbiến bởi trong xã hội, ai cũng phải tham gia vào các quan hệ dân sự, và khi
đó, việc xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích là điều khôngthể tránh khỏi Tuy không xa lạ nhưng để đưa ra được khái niệm thuật ngữnày một cách rõ ràng thì hiện nay vẫn chưa có được khái niệm nào cụ thể, kể
cả các nhà làm luật vẫn có những quan niệm khác nhau về khái niệm củathuật ngữ này Việc xác định được rõ khái niệm của thuật ngữ này có ý nghĩaquan trọng trong cả lý luận cũng như thực tiễn
Khi nghiên cứu khái niệm này, trước hết phải chú ý đến khái niệm vụ
án dân sự theo nghĩa hẹp và theo nghĩa truyền thống Nếu theo nghĩa truyềnthống, vụ án dân sự gồm những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân
sự và quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình Đây là những tranh chấp đượcquy định thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án từ trước khi cóBLTTDS Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp nhất của khái niệm vụ án dân sự thì nóchỉ bao gồm những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự
Các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đượcquy định tại các Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32 BLTTDS, gồm:
- Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án(Điều 26);
- Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án (Điều 28);
- Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án (Điều 30);
Trang 9- Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
là khái niệm vụ án dân sự theo nghĩa rộng nhất và mới nhất của BLTTDS
Theo từ điển tiếng Việt thì tranh chấp là “giành nhau một cách giằng cocái không rõ thuộc về bên nào”[13] Tranh chấp cũng có nghĩa là đấu tranhgiằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi ích giữa haibên
Từ những phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa sau: tranh chấp dân
sự là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích giữa các chủ thể tham gia hoặc các chủ thể có liên quan đến quan hệ pháp luật dân sự
Những tranh chấp dân sự sẽ trở thành vụ án dân sự, nếu có yêu cầu giảiquyết tại tòa án sẽ được giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự Tranhchấp dân sự và giải quyết tranh chấp dân sự là những vấn đề xuất hiện trongthực hiện chức năng của tòa án Tuy nhiên, không phải tất cả tranh chấp dân
sự sẽ dẫn đến việc giải quyết tranh chấp dân sự Thực tế có tranh chấp dân sựnhưng không có yêu cầu giải quyết Nhưng đã nói đến tranh chấp dân sựthuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tranh chấp dân sự và giải quyếttranh chấp dân sự là những khái niệm luôn luôn tồn tại cùng nhau Về nộihàm đây là những khái niệm khác nhau, chỉ những vấn đề khác nhau Nếutranh chấp dân sự chỉ sự việc cụ thể, thì giải quyết tranh chấp dân sự lại liênquan đến thủ tục giải quyết những sự việc đó
Theo quy định của pháp luật tố tụng, tòa án có trách nhiệm giải quyết
Trang 10các tranh chấp dân sự phát sinh theo luật định Đây là những việc liên quan đếthụ lý vụ án như thủ tục nhận đơn khởi kiện, việc trả lại đơn khởi kiện, việcthụ lý vụ án, phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, thông báo việc thụ lý…Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải tiến hành những công việc chuẩn bị xét xửnhư yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, tiến hành một số các biệnpháp để thu thập chứng cứ, ra các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết
vụ án nếu có căn cứ được quy định trong BLTTDS Tòa án cũng có tráchnhiệm tiến hành hòa giải đối với những vụ án phải hòa giải theo quy định củapháp luật, nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau vềviệc giải quyết vụ án Nếu hòa giải thành, Tòa án ra quyết định công nhận sựthỏa thuận của đương sự và vụ án được kết thúc Nếu hòa giải không thành,Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm Bản án, quyết định sơthẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Trường hợp nếu
có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phải giải quyết vụ án đó theo thủ tục phúcthẩm Sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực, nếu phát hiện ra sailầm hoặc tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án, nếu có kháng nghị củangười có thẩm quyền, vụ án sẽ bị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, thủ tụctái thẩm Giải quyết tranh chấp dân sự sẽ không chỉ là những công việc màTòa án phải thực hiện theo thủ tục sơ thẩm, mà còn bao gồm những công việc
mà Tòa án phải thực hiện theo thủ tục phúc thẩm và các thủ tục đặc biệt kháctheo quy định của pháp luật tố tụng Đây chính là nội dung của khái niệm giảiquyết tranh chấp dân sự tại Tòa án
1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp dân sự
Thứ nhất, tranh chấp dân sự là những mẫu thuẫn, bất đồng về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ phát sinh từ hoạt động dân sự
Con người tham gia vào rất nhiều hoạt động trong xã hội, và hoạt độngdân sự là một trong số đó Khi tham gia mới nảy sinh sự tương tác, dẫn đếntạo ra lợi ích nhưng cũng kéo theo đó là mâu thuẫn bất đồng giữa các bên
Trang 11vụ), dẫn đến tranh chấp Và tranh chấp đó được gọi là tranh chấp dân sự Cóthể nói, đây là đặc trưng cơ bản nhất của tranh chấp dân sự
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp dân sự có thể do hai bên tự thỏa
thuận hoặc do tòa án giải quyết
Trong dân sự, luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên nên khi cótranh chấp dân sự xảy các bên trước nhất có quyền tự thỏa thuận với nhau.Đây cũng có thể xem là đặc trưng nổi bật của tranh chấp dân sự, bởi khác vớidân sự, có thể lấy ví dụ trong hình sự, đó là mối quan hệ giữa nhà nước vàngười phạm tội và hành vi phạm tội, không thể thỏa thuận như trong dân sự,nên đây được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của tranh chấp dân sự.Nếu như không thỏa thuận được các bên có thể nhờ tòa án giải quyết, để đảmbảo quyền và lợi ích của các bên
1.2 Khái quát về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp dân sự
1.2.1 Khái niệm về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp dân sự
Thẩm quyền của tòa án bao gồm quyền hạn cụ thể của tòa án trong việcthụ lý và giải quyết tranh chấp dân sự, do đó, khái niệm về thẩm quyền giảiquyết tranh chấp dân sự của tòa án có tầm ảnh hưởng quan trọng Có thể nóikhái niệm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự chưa được thực sựnghiên cứu một cách kĩ càng và sâu sắc, nếu có chỉ là căn cứ vào khái niệm vềthẩm quyền của tòa án trong tố tụng hình sự và hành chính và sau đó đưa rakhái niệm về tranh chấp dân sự và được sử dụng luôn Chính vậy, khái niệm
về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án không cụ thể
Để hiểu được khái niệm thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự củatòa án thì ngoài việc phải nắm rõ được khái niệm thuật ngữ tranh chấp dân sựnhư đã trình bày ở trên, thì cũng phải làm rõ được khái niệm về thẩm quyềncủa tòa án
Theo từ điển luật học Việt Nam: “Thẩm quyền là tổng hợp các quyền
và nghĩa vụ và hành động quyết định của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ
Trang 12máy nhà nước do pháp luật quy định”[10], theo đó, thẩm quyền bao gồm hainội dung: quyền hành động – là quyền được làm công việc nhất định, quyềnquyết định – là quyền hạn giải quyết công việc đó trong phạm vi pháp luậtcho phép Như vậy, thẩm quyền của tòa án là thẩm quyền về hình thức vàthẩm quyền về nội dung Thẩm quyền về hình thức thể hiện ở quyền hạn xemxét và phạm vi xem xét của tòa án, còn thẩm quyền về nội dung thể hiện ởquyền hạn giải quyết quyết định của tòa án đối với những vấn đề đã được xemxét
Từ những phân tích nêu trên, đồng thời căn cứ vào cơ cấu tổ chức củatòa được quy định tại Luật tổ chức tòa án năm 2014 cũng như quy định vềthẩm quyền của tòa án trong BLTTDS năm 2015, tôi có thể rút ta khái niệm
sau: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án nhân dân là quyền của một tòa án hoặc các tòa án trong hệ thống tòa án nhân dân được tiến hành theo thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
1.2.2 Căn cứ phân định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp dân sự
a Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động
tư pháp
Vai trò của Đảng Cộng sản đã được khẳng định qua hai cuộc khángchiến trường kì của dân tộc ta và bây giờ trong thời bình vai trò lãnh đạo củaĐảng vẫn không thể thiếu Đảng được sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân mà tồntại, tất cả đường lối chính sách của Đảng luôn vì lợi ích của nhân dân ĐảngCộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo trên thực tế, pháp luật luôn thể chếhóa đường lối của Đảng, cũng chính là nguyện vọng của nhân dân, thànhnhững quy định chung thống nhất trong toàn xã hội Trong lĩnh vực giải quyếttranh chấp dân sự, đường lối của Đảng luôn là những căn cứ cho nhà làm luậtxây dựng các văn bản pháp luật Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra
Trang 13trung, bao cấp chuyển hẳn sang nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Với đường lối đó, Đảng đã đặt ra nhiệm vụ phải hoàn thiện bộ máy bảo vệpháp luật bằng công cuộc cải cách tư pháp Trước yêu cầu đó, ngày18/12/1993, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thôngqua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân, quyếtđịnh thành lập Tòa Kinh tế thuộc hệ thống tòa án nhân dân để giải quyết các
vụ án hành chính Tuy nhiên, trước sự đổi thay của tình hình kinh tế - xã hội
và thực tiễn xét xử, những quy định của pháp luật về thẩm quyền của tòa án
đã không còn phù hợp Để khắc phục sự bất cập này, Đảng đã có nhiều Nghịquyết về công tác tư pháp trong đó nhấn mạnh yêu cầu phân định hợp lí thẩmquyền của tòa án các cấp như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/02/2002 của
Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới lại khẳng định cần khẩn trương chuẩn bị tốt điều kiện để thực hiện việc
tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp huyện, đổi mới tổ chức của tòa ánnhân dân tối cao để tập trung làm tốt nghiên cứu giám đốc thẩm, tổng kết thựctiễn xét xử, hướng dẫn các tòa án áp dụng pháp luật thống nhất Tiếp đến là
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tiếp tục từng bước hoàn thiện một cách căn
bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung và BLTTDS nói riêng; bảođảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân trong tố tụng dân sự đồng thời tạo điều kiện để tòa án thực hiện tốt hơncông tác xét xử Việc tuân theo đường lối, chính sách của Đảng là một trongnhững yêu cầu cơ bản không thể thiếu khi sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cácquy định về thẩm quyền của tòa án các cấp Sự ra đời của Luật tổ chức nhândân 2014, BLTTDS và BLDS 2015 đã khẳng định chủ trương đúng đắn đó
b Căn cứ vào các nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của hệ thốngTòa án
Nhà nước Việt Nam được tổ chức và vận hành trên cơ sở và thống nhất
và phân công giữa ba hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Trên
Trang 14cơ sở phân công, mỗi cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ riêng, tránh sựchồng chéo trong qua trình các cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến, mỗi
cơ quan đều mang những đặc thù riêng Nằm trong mối quan hệ chung đó, tòa
án Việt Nam có những đặc thù về nguyên tắc hoạt động cũng như về cơ cấu tổchức, điều này tác động không nhỏ đến sự phân định thẩm quyền giải quyếttranh chấp dân sự của tòa án Những đặc thù đó:
Trước hết, một vụ án có thề bị xét xử theo hai cấp sơ thẩm và phúcthẩm và có thể có thêm một thủ tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thẩm hoặc táithẩm Thực tế giải quyết một vụ án như vậy, bởi tòa án được tổ chức hoạt độngtheo nguyên tắc hai cấp xét xử, điều này ảnh hưởng quan trọng đến việc giảiquyết tranh chấp của tòa án Nguyên tắc này bảo đảm việc xét xử của tòa ánđúng đắn, khách quan, toàn diện hơn và đồng thời bảo vệ tốt hơn lợi ích hợppháp của đương sự Tuy nhiên, theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014,các Điều 20, Điều 29, Điều 37, Điều 44 lần lượt quy định về nhiệm vụ quyềnhạn của tòa án nhân dân tối cao, tòa án cấp cao, tòa án cấp tỉnh, tòa án cấphuyện thì mỗi cấp xét xử không được tổ chức tương ứng với mỗi cấp tòa án
Vì vậy, pháp luật tố tụng lại phải có nhiệm vụ phân định thẩm quyền cho phùhợp
Thứ hai, hệ thống tòa án của Việt Nam được tổ chức theo địa giới hànhchính lãnh thổ, theo đó, thì ở mỗi tỉnh, huyện đều có tòa án nhân dân Cách tổchức đó dẫn đến nhu cầu phân định thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc theo sựlựa chọn của nguyên đơn để xác định tòa án của địa phương nào có thẩmquyền giải quyết tranh chấp
Thứ ba, hệ thống tòa án Việt Nam được tổ chức ở bốn cấp: tòa án nhândân tối cao, tòa án cấp cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là tòa án nhân dân cấp tỉnh), tòa án huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là tòa án nhân dân cấp huyện),quy đinh định này đặt cho pháp luật tố tụng nhiệm vụ là phải quy định những
vụ án nào thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện,
Trang 15vụ nào do tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết, vụ nào thuộc tòa án cấp caohoặc tòa án tối cao giải quyết
Thứ tư, theo luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 tổ chức tòa chuyên tráchtại tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh và cấp huyện (có thể có) Việc tổ chứcnhư vậy, đòi hỏi phải có sự phân định thẩm quyền giữa các tòa án chuyêntrách trong cùng một tòa án Vì vậy, pháp luật tố tụng phải quy định thẩmquyền theo vụ việc nhằm phân định những tranh chấp nào thuộc thẩm quyềngiải quyết cuat Tòa dân sự, những tranh chấp nào thuộc Tòa kinh tế hay Tòalao động giải quyết…
c Căn cứ vào những đòi hỏi khách quan của thực tiễn giải quyết tranhchấp dân sự
Sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, kinh tế nước nhà khókhăn, đứng trước nhiệm vụ phát triền kinh tế, Đảng đã chèo lái con thuyềncách mạng, đưa đất nước phát triển, đánh dấu sự thay đổi đó, đưa nước ta theonền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kết quả là trong nhữngnăm qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ dẫn đến sựgia tăng các lĩnh vực trong đời sống xã hội và sự tham gia của nhân tố nướcngoài trong các quan hệ dân sự, xuất hiện của một số lĩnh vực mới nhưthương mại điện tử, môi trường, chứng khoán…
Đứng trước sụ thay đổi mạnh mẽ như vậy, pháp luật nói chung và phápluật dân sự nói riêng đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn để bắt kịp được xu thế xãhội hiện tại BLTTDS năm 2015 mới ra đời, đã đáp ứng được những yêu cầucủa thực tiễn bằng việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của tòa án trong việcgiải quyết tranh chấp dân sự cũng như có cách tiếp cận mới về phân địnhthẩm quyền giải quyết giữa các cấp tòa án Như vậy, đòi hỏi của thực tiễn,cũng là một căn cứ quan trọng mà các nhà làm luật phải lưu ý khi xây dựngquy định về thẩm quyền giải quyết của tòa án
d Căn cứ vào năng lực giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án
Căn cứ vào Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, mỗi cấp tòa ánkhác nhau, đòi hỏi những quy định không giống nhau về tiêu chuẩn của thẩm
Trang 16phán Đây là một căn cứ quan trọng để phân định thẩm quyền hợp lý, tránhtình trạng quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp vượt quá khả năng giảiquyết của tòa án tòa án.
Sau một thời gian hoạt động, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ,Thẩm phán được nâng cao, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tăng thẩmquyền cho tòa án nhân dân cấp huyện, đáp ứng yêu cầu đó BLTTDS đã quyđịnh phạm vi thẩm quyền khá rộng cho tòa án nhân dân cấp huyện
Mặc dù một số ý kiến cho rằng không nên quan niệm cứ nào khó hơn làthuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Thẩm pháncủa tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giỏi hơn Thẩm phán tòa án nhân dân cấphuyện Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà pháp luật vẫn quy định nhữngtiêu chuẩn khác nhau đối với thẩm phán của tòa án nhân dân các cấp thì nănglực và trình độ giải quyết tranh chấp giải quyết tranh chấp dân sự vẫn luôn làmột căn cứ quan trọng để phân định thẩm quyền cho tòa án các cấp
e Căn cứ vào tính chất xét xử
Để giải quyết một tranh chấp, pháp luật quy định nhiều thủ tục xét xử,mỗi thủ tục xét xử lại có những yêu cầu khác nhau nên tính chất xét xử cũngkhác nhau
Đối với thủ tục xét xử sơ thẩm, với tính chất là xét xử lần đầu tiên nêntòa án sơ thẩm được giải quyết toàn bộ mọi vấn đề của vụ án theo yêu cầu củađương sự Đối với xét xử phúc thẩm, với tính chất là tòa án cấp trên trực tiếpxét lại toàn bộ hoặc từng phần cảu vụ án mà các bản án, quyết định sơ thẩmchưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật địnhnên tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề trong kháng cáo, khángnghị và những vấn đề có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị Đối với giámđốc thẩm, tái thẩm với tính chất là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệulực pháp luật nhưng có vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án hoặc cótình tiết mới được phát sinh làm thay đổi nội dung cơ bản của vụ án nên Hộiđồng giám đốc thẩm và tái thẩm chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật, việc giảiquyết vụ án của tòa án cấp dưới có đúng hay không, có tình tiết mới được
Trang 17phát hiện hay không để khắc phục các sai lầm của cấp dưới mà không xét xửlại về nội dung vụ án
Như vậy, tính chất của các thủ tục xét xử do pháp luật quy định thể hiệnbản chất của các thủ tục xét xử đó, đây chính là cơ sở để xác định nhiệm vụ,quyền hạn của một cấp xét xử Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của một cấpxét xử không được trái với tính chất của cấp xét xử đó mà phải bao gồm cácnội dung xác định rõ tòa án cấp đó đã xét xử vụ án nào, giới hạn xét xử vàquyền hạn giải quyết đến đâu và chính xác quyền năng này lại là nội dungthẩm quyền của tòa án
1.2.3 Phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
a Phân định thẩm quyền theo vụ việc
Thẩm quyền theo vụ việc xác định những vụ việc nào thuộc thẩmquyền giải quyết của tòa án, vụ việc nào không thuộc thẩm quyền của tòa án.Tòa án chỉ giải quyết các vụ việc tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền đượcquy định trong bộ luật tố tụng dân sự Theo quy định của BLTTDS, các vụviệc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án nhândân được quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32
b Phân định thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án
Một vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, ngay sau đó phảixác định được vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp nào, bởitrong các nguyên tắc của hoạt động của tòa án đó có nguyên tắc hai cấp xétxử.Cụ thể, đây là sự phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa toà án cấphuyện và toà án cấp tỉnh Việc phân định này xác định tòa án cấp nào có thẩmquyền giải quyết sơ thẩm, từ đó tòa án đó có nhiệm vụ tiến hành các thủ tục tốtụng như thụ lý, chuẩn bị xét xử và xét xử theo thủ tục sơ thẩm Do đó, thẩmquyền theo cấp xét xử của tòa án là việc quyền của tòa án cấp huyện hoặc tỉnhthực hiện các thủ tục giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm
c Phân định thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án
Hệ thống tòa án được tổ chức tương ứng theo đơn vị hành chính, nhằmđảm bảo không chồng chéo, tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp
Trang 18dân sự trên một địa bàn Sau khi xác định được tòa án cấp nào có thẩm quềngiải quyết, phải cụ thể được tòa án ở địa giới hành nào trong cấp tòa án đó cóthẩm quyền giải quyết Như vậy, việc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ củatòa án thực chất là sự phân định thẩmm quyền giữa các tòa án cùng cấp, nhằmlựa chọn được tòa án có điều kiện tốt nhất giải quyết tranh chấp dân sự Thẩmquyền giải quyết tranh chấp dân sự theo lãnh thổ của tòa án là quyền của mộttòa án cụ thể thực hiện thủ tục giải quyết một tranh chấp cụ thể theo quy địnhcủa pháp luật.
d Phân định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Pháp luật về dân sự luôn đề cao quyền tự định đoạt của các bên, và quyđịnh này cũng đã thể hiện chủ trương đó Tuy nhiên việc lựa chọn của nguyênđơn cũng không được trái các quy định của pháp luật dân sự về thẩm quyềntheo lãnh thổ, và các quy định khác, và quy định về thẩm quyền theo sự lựachọn của nguyên đơn được quy định cụ thể tại Điều 40 BLTTDS Nên, thẩmquyền giải quyết theo sự lựa chon của nguyên đơn là quyền của một tòa án cụthể thực hiện các thủ tục giải quyết một tranh chấp dân sự theo thủ tục sơthẩm dựa trên sự lựa chọn của nguyên đơn
Tóm lại, nếu thẩm quyền theo vụ việc xác định vụ việc nào thuộc thẩmquyền của tòa án, thì thẩm quyền theo cấp xác định tòa án huyện hay tỉnh cóthẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ việc cụ thể, thẩm quyền theolãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn xác định cụ thể tòa
án nào có thẩm quyền giải quyết Việc phân định như vậy đảm bảo khôngchông chéo về thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ việc của các tòa
án và đảm bảo tính kịp thời nhanh chóng trong giải quyết tranh chấp dân sự
Trang 19CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
2.1 Những quy định về thẩm quyền theo vụ việc
Thực tế, có rất nhiều vụ việc xảy ra trong cuộc sống, nhưng khôngphải vụ việc nào cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Xác định thẩmquyền theo vụ việc là xác định loại việc nào thuộc thẩm quyền giải quyết củatòa án Khi xảy ra một vụ việc, có rất nhiều cơ quan, tổ chức kể cả tòa án cóthẩm quyền giải quyết vụ việc đó Cần căn cứ vào tính chất vấn đề cần giảiquyết đó xuất phát từ quan hệ pháp luật nào thì sẽ xác định cơ quan, tổ chứcnào có thẩm quyền giải quyết Và cụ thể trong thẩm quyền giải quyết tranhchấp dân sự của tòa án được quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS,bao gồm:
2.1.1 Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án
Về nguyên tắc, tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tốtụng dân sự đối với những vụ án dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luậtdân sự do pháp luật dân sự điều chỉnh Theo Điều 26 BLTTDS thì vụ án phátsinh từ những quan hệ pháp luật dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án gồm:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam
Đây là lọai tranh chấp mới của BLTTDS năm 2015, có thể đưa ra ví dụnhư sau: A (quốc tịch Nga) kết hôn với B (quốc tịch Việt Nam) và sinh ra C
Ở đây, xảy trường hợp A và B muốn con mang quốc tịch của mình, việc đó sẽthuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
Các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thuộc thẩm quyền của tòa ángồm các tranh chấp về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản Các tranhchấp về các quyền khác đối với tài sản đó là quyền đối với bất động sản liền
kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của
Trang 20tòa án.Trường hợp đối tượng tranh chấp là các vật khác nhau của thế giới vậtchất nhưng không phải là tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì tòa ánkhông có thẩm quyền thụ lý, giải quyết
- Tranh chấp về hợp đồng dân sự
Tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền thụ lý và giải quyếtcùa tòa án bao gồm những tranh chấp phát sinh từ việc giao kết, thực hiện,sửa đổi và chấm dứt hợp đồng Ngoài ra, những tranh chấp về các biện phápbảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kýquỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm cũng thuộc thẩm quyền thụ lý và giải quyết củatòa án Hiện nay, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dân sự, hợp đồngthương mại, hợp đồng lao động đều thuộc thẩm quyền cùa tòa án theo tố tụngdân sự Tuy nhiên, cũng cần phân biệt tranh chấp giữa các hợp đồng đó, giúpcho việc xác định luật nội dung được áp dụng để giải quyết tranh chấp, ápdụng thời hiệu khởi kiện cũng như tính án phí mà các bên phải chịu
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trườnghợp quy định tại Khoản 2 Điều 30 của BLTTDS
Căn cứ khoản 2 Điều 30 BTTDS quy định: “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận” đây được quy định là tranh chấp kinh doanh thương mại.
Như vậy, ở đây, có thể hiểu tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giaocông nghệ này là những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao côngnghệ, giữa các cá nhân, tổ chức với nhau mà chỉ một bên có mục đích lợinhuận hoặc các bên đều không có mục đích lợi nhuận Khác với tranh chấp vềquyền sở hữu tài sản là động sản và bất động sản, các tranh chấp về quyền sởhữu trí tuệ thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án gồm: tranh chấp về quyền tácgiả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyềnđối với giống cây trồng Ngoài ra, các tranh chấp về hợp đồng chuyển giaocông nghệ cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Khi giải quyết các
Trang 21tranh chấp này, tòa án có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành
vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện các cam kết trong hợp đồng chuyểngiao công nghệ, hủy bỏ hợp đồng hoặc buộc bồi thường thiệt hại xảy ra
- Tranh chấp về thừa kế tài sản
Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về thừa kế nhưyêu cầu tòa án buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản hoặc yêu cầu chia di sản thừa kếtheo pháp luật hoặc di chúc, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏquyền thừa kế của người khác
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Đây là tranh chấp về thiệt hại xảy ra mà trước đó, người bị thiệt hại vàngười gây thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồngnhưng thiệt hại xảy ra không có liên quan tới hợp đồng giữa các bên
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặnhành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trườnghợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính
Theo quy định của pháp luật cạnh tranh, trường hợp áp dụng biện phápngăn chặn hành chính theo đề nghị của bên khiếu nại thì bên khiếu nại cótrách nhiệm nộp một khoản tiền bảo đảm theo quy định của Chính phủ.Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng gây thiệthại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại phải bồi thường Mức bồi thường dobên khiếu nại và bên bị điều tra tự thỏa thuận; nếu các bên không tự thỏathuận được thì có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hạitheo quy định của pháp luật về dân sự Trường hợp áp dụng biện pháp ngănchặn hành chính không đúng theo đề nghị của điều tra viên, Chủ tọa phiênđiều trần mà gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì cơ quan quản lý cạnh tranh,Hội đồng cạnh tranh phải bồi thường Mức bồi thường do bên bị điều tra và
cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh tự thỏa thuận; nếu không tự
Trang 22thỏa thuận được thì bên bị điều tra có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầubồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự Trong trường hợpphải bồi thường, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải xácđịnh trách nhiệm kể cả trách nhiệm vật chất của người đề nghị và nhữngngười có liên quan để có hình thức kỷ luật thoả đáng và bồi hoàn khoản tiền
mà cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh đã bồi thường cho bên bịđiều tra
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồnnước theo quy định của Luật tài nguyên nước
Theo quy định tại điều 76 Luật tài nguyên nước thì Ủy ban nhân dâncấp huyện và Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm giải quyết tranhchấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước; trườnghợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp
có quyền khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa ánnhân dân theo quy định của pháp luật
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp
về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và pháttriển rừng
Quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt, do vậy, các tranh chấp vềquyền sử dụng đất thực chất cũng là một dạng của tranh chấp về tài sản.Quyền sử dụng đất được coi là tài sản và được pháp luật bảo hộ nếu nhưngười sừ dụng đất có đủ giấy tờ cần thiết chứng minh quyền sử dụng hợppháp của mình Theo quy định cùa Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai
mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy địnhtại Điều 100 của Luật đất đai 2013, và tranh chấp về tài sản gắn liền với đấtthì do Tòa án nhân dân giải quyết Ngoài ra, nếu không có Giấy chứng nhậnhoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai
Trang 232013, tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết nếu như đương sự lựa chọ khởikiện tại tòa đúng thẩm quyền.
Đối với tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng, căn cứ vàoĐiều 84 Luật bảo vệ và phát triển rừng, thuộc thẩm quyền giải quyền giảiquyết của tòa án nhân dân, và khi giải quyết các tranh chấp này tòa án ápdụng quy định theo quy định pháp luật về đất đai
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy địnhcủa pháp luật về báo chí
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật báo chí, khi cơ quan, tổ chức,
cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầmlàm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ýkiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí,
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vôhiệu Theo Điều 52 của Luật Công chứng, “ Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng
có vi phạm pháp luật ", việc công chứng bị coi là có vi phạm pháp luật khi có
vi phạrn về thẩm quyền, thủ tục công chứng Đối với trường hợp công chứngkhông vi phạm pháp luật nhưng người yêu cầu công chứng có hành vi giảmạo giấy tờ, hợp đồng giả mạo mà Công chứng viên không biết được thì theoquy định của Bộ luật dân sự, văn bản công chứng này vẫn bị coi là vô hiệu.Như vậy, có thể thấy BLTTDS đã quy định mở rộng cả đối với việc xem xéttrường hợp công chứng không vi phạm pháp luật nhưng người yêu cầu côngchứng làm giấy tờ giả, hợp đồng giả mạo (văn bản công chứng vô hiệu) thuộcthẩm quyền giải quyết của tòa án Thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp
Trang 24các bên yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền để che giấu giao dịch bấtđộng sản với nhiều mục đích khác nhau Vì vậy, quy định này nhằm đáp ứngyêu cầu của thực tiễn.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quyđịnh của pháp luật về thi hành án dân sự
Thực chất, đây là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản Song đây làtrường hợp đặc thù, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự Theo đó, chủthể khởi kiện và thời hạn khởi kiện có những đặc thù khác so với các trườnghợp tranh chấp quyền sở hữu thông thường Theo Điều 74, Điều 75 Luật Thihành án dân sự, chủ sở hữu chung, các bên tranh chấp, Chấp hành viên cóquyền khởi kiện, yêu cầu tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành
án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án Quy định này nhằm tạođiều kiện cho Chấp hành viên xác định được tài sản của người phải thi hành
án trong khối tài sản chung với người khác hoặc tổ chức thi hành án trongtrường hợp tài sản của người phải thi hành án là tài sản thuộc sở hữu chungvới người khác nhưng các chủ sở hữu chung không khởi kiện
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng kýmua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, tài sản kê biên sẽ được xử
lý bằng một trong ba phương thức: Giao tài sản kê biên cho người được thihành án; bán đấu gíá và bán không qua thủ tục đấu giá Trong trường hợp, tàisản kê biên được xử lý bằng phương thức bán đấu giá thì trước khi mở cuộcbán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tàisản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phi thực tế, hợp lý đãphát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá Người phải thihành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng kýmua tài sản Mức phí tổn do các bên thoà thuận; nếu không thỏa thuận đượcthì yêu cầu Toà án giải quyết (Khoản 5 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự)
Trang 25Trong trường hợp không đồng ý vói kết quả bán đấu giá, đương sự, Chấphành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về kết quảbán đấu giá tài sản (Khoản 2 Điều 102 Luật Thi hành án dân sự)
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giảiquyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật
2.1.2 Tranh chấp hôn nhân, gia đình thuộc thẩm quyền của tòa án
Theo Điều 28, BLTTDS, các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộcthẩm quyền giải quyết của tòa án:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sảnsau khi ly hôn
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắcchia tài sản khi ly hôn, theo đó, việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏathuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết Tài sảnchung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàncảnh của của gia đình vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việctạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng tronggia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng củamỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiệntiếp tục lao động tạo thu nhập; Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữucủa người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quyđịnh của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêngvới tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toánphần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợchồng có thỏa thuận khác; Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiệnvật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớnhơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênhlệch ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
Trang 26không có tài sản để tự nuôi mình Quy định này sẽ giúp không chỉ cho tòa ánthụ lý đúng thẩm quyền mà còn có căn cứ đề phân chia tài sản sau ly hôn phùhợp và đúng pháp luật.
- Tranh chấp về chia tài sản chung cùa vợ chồng trong thời kỳ hônnhân;
Vợ, chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thìtài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hônnhân chấm dứt (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đãchết) Nhưng thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng mâu thuẫn trong quản lý, sử dụngtài sản chung hoặc bởi vợ chồng mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn
ly hôn nhưng muốn độc lập về tài sản Từ thực tế dó, Luật Hôn nhân và Giađình năm 2000 và mới nhất Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy địnhchế định chia tài sản chung cùa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Trongtrường hợp có tranh chấp thì vợ hoặc chồng có quyền đề nghị tòa án giảiquyết tranh chấp theo quy định của BLTTDS
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Căn cứ Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Trongtrường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tạikhoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôicon
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiệntrong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọimặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 07 tuồi trởlên Vì vậy, quy định tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi
ly hôn thuộc thẩm quyền của tòa án là phù hợp và đảm bào quyền lợi của consau khi cha mẹ ly hôn
Trang 27- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho chamẹ
Hiện nay, tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về xác địnhcha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ Tuy nhiên, đối với các yêucầu về việc xác định cha, mẹ, con tự nguyện, không có tranh chấp, khôngthuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Trong trường hợp này, đương sự cóthể yêu cầu cơ quan hộ tịch giải quyết theo thủ tục đăng ký kinh hộ tịch
- Tranh chấp về cấp dưỡng
Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về nghĩa vụcấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nộingoại và cháu, giữa vợ và chồng khi ly hôn mà các bên không thỏa thuậnđược;
- Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vìmục đích nhân đạo
Tranh chấp về mang thai hộ, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sảnđược hiểu là những tranh chấp về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mìnhtheo quy định tại Điều 97, 98 Luật hôn nhân và gia đình 2014, như bên nhờmang thai hộ không thực hiện nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảmviệc chăm sóc sức khỏe sinh sản,… Theo khoản 1 điều 99 Luật hôn nhân vàgia đình năm 2014, thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
về mang thai hộ, về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cụ thể Tòa Án cóthẩm quyền giải quyết ở đây sẽ là tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án nhândân cấp tỉnh nếu có yếu tố nước ngoài theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự2015
- Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống vớinhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái phápluật
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc
Trang 28thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật
2.1.3 Tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án
Việc xác định tranh chấp kinh doanh thương mại dựa vào quy định củaBLTTDS và Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồngThẩm phán tòa án nhân dân tối cao Cụ thể là: tại Điều 30 BLTTDS và Điều 6Nghị quyết 03/2012, tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyềngiải quyết của tòa án bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cánhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
Khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 03/2012 cũng đưa ra khái niệm hoạt độngkinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác quy định tại khoán 1 Điều 3 Luật Thương mại Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại, quyđịnh này đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Toà án rộng hơn so với quyđịnh tại Nghị quyết 01 /2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 cùa Hội đồng Thẩmphán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn những quy định trong Phần thứ nhất:
“Những quy định chung của BLTTDS năm 2004"; đồng thời tránh được sựnhầm lẫn giữa tranh chấp kinh doanh, thương mại với tranh chấp dân sự (theonghĩa truyền thống)
Tuy nhiên để áp dụng quy dịnh tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS thì cáctranh chấp kinh doanh, thương mại được liệt kê phải có hai điều kiện sau:
Một là, về chủ thể của tranh chấp, chủ thể của tranh chấp phải là các cánhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau, theo đó, cá nhân, tổ chức cóđăng ký kinh doanh là cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền
Trang 29đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật
Hai là, về mục đích, BLTTDS quy định rõ các bên đều phải có mụcđích lợi nhuận Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinhdoanh, thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận
mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh, thương mại đó
Quy định này đã loại bỏ hoàn toàn loại chủ thể là các đơn vị sự nghiệphành chính có tư cách pháp nhân như bệnh viện, trường học Mặc dù Nghịquyết 03/2012 đã hướng dẫn là những tranh chấp mà một trong các bên không
có đăng ký kinh doanh nhưng cả hai bên cùng có mục đích lợi đều là nhữngtranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết cùa tòa án thìvấn đề cũng chưa được giải quyết triệt để vì những chủ thể nói trên không cómục đích lợi nhuận khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, thương mại
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấpgiữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thànhviên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữacác thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động,giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyểnđổi hình thức tổ chức của công ty:
Một là, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranhchấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phầnvốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằnggiá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu pháthành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công
ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuậnhoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu
Trang 30công ty đối các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lýtài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; vềcác vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
Hai là, tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty:
So với BLTTDS cũ, BLTTDS 2015 bổ sung thêm tranh chấp giữa công
ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội
đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần Các tranh chấp
giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thànhviên của công ty về trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên củacông ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thànhviên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty củathành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty;
về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; vềmệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu cùa công ty cổ phầnhoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên côngty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ củacông ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công tytrong trường họp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viêncủa công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợpnhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
Hiện nay, theo quy định của Khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm
2014 thì các doanh nghiệp kể cả công ty Nhà nước được quyền thuê giám đốc
để điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là quy định xuất
Trang 31phát từ nhu cầu của thực tiễn vì thực tế các doanh nghiệp đã, đang và sẽ ápdụng quy định này như là một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho hoạt độngkinh doanh của mình Như vậy, với những quy định về thuê giám đốc nói trên
và thực tế này đã dẫn tới hệ quả là khi có tranh chấp xảy ra giữa công ty hoặcthành viên của công ty với người được thuê làm giám đốc công ty có phải làtranh chấp kinh doanh, thương mại không? Hoặc nếu công ty kiện giám đốc làngười được thuê mà không phải là thành viên công ty, yêu cầu đòi vị giámđốc đó bồi thường thiệt hại do việc quản lý, điều hành yếu kém thì đây là vụkiện gì: tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh trong nội bộ công ty,tranh chấp hợp đồng lao động hay tranh chấp dân sự? Để giải quyết vấn đềnày cũng như một số trường hợp nhầm lẫn khác trên thực tế, Nghị quyết03/2012 hướng dẫn: nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặcgiữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đókhông liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến cácquan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảohiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợpđồng vay, mượn tài sản ) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinhdoanh, thương mại quy định tại BLTTDS Tùy từng trường hợp cụ thể để xácđịnh đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
BLTTDS đã mở rộng các tranh chấp về kinh doanh, thương mại sang cảnhững tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giữa các
tổ chức và cá nhân với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là một loại tranhchấp kinh doanh, thương mại
Ở Việt Nam với thực trạng Toà Dân sự đang bị quá tải vì số lượng vụviệc dân sự, trong khi chúng ta đang có một hệ thống Toà kinh tế từ Toà ánnhân dân tối cao đến Toà kinh tế cấp tỉnh Cùng với vai trò quan trọng của
Trang 32quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việcBLTTDS quy định tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao côngnghệ là một loại tranh chấp kinh doanh, thương mại là phù hợp và cần thiết.
Tuy nhiên, Khoản 4 Điều 26 BLTTDS cũng quy định tranh chấp dân sựbao gồm cả tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ Vậy đâu là ranh giới để phânđịnh giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh, thương mại về loạiviệc này? Theo BLTTDS thì đó là tiêu chí mục đích lợi nhuận của tranh chấp,song quy định của BLTTDS chưa cụ thể, vì vậy, Khoản 4 Điều 6 Nghị quyết03/2012 đã hướng dẫn, đối với loại tranh chấp này căn cứ vào những quy địnhtrên, có thể xác định được ranh giới giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp kinhdoanh, thương mại, tranh chấp các bên sẽ thuộc Khoản 2 điều 30 nếu như cảhai bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận, ngoài ra, tranh chấp sẽ thuộckhoản 4 Điều 26 BLTTDS Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn củaviệc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ hiện nay
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giaodịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
Đây là tranh chấp mới quy định trong BLTTDS 2015 so với BLTTDS
cũ Theo quy định này, thì chưa phải thành viên công ty nhưng có giao dịch vềchuyển nhượng phần vốn góp với công ty, với thành viên công ty thì được xếpvào tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòaán
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật quyđịnh
2.1.4 Tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền cùa tòa án
Tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quyđịnh tại Điều 32 BLTTDS Theo đó, tranh chấp lao động thuộc thẩm quyềngiải quyết của Toà án bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng
Trang 33lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòagiải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòagiải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định,trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc vềtrường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sửdụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng laođộng;
+ Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảohiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế,
về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểmtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệsinh lao động
+ Tranh chấp bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanhnghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng
Nghĩa là những tranh chấp lao động cá nhân nói trên tòa án có thẩmquyền có thể thụ lý giải quyết ngay mà không nhất thiết phải qua hòa giải
- Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sửdụng
lao động
Khoản 2 Điều 32 BLTTDS năm 2015 quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết: "Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn
Trang 34mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết”.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật lao động năm 2012, tranh chấplao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người
sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động vớingười sử dụng lao động Trong đó, tranh chấp lao động tập thể về quyền làtranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việcgiải thích và thực hiện khác nhau theo quy định của pháp luật về lao động,thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp phápkhác (khoản 8 Điều 3 Luật lao động năm 2012) Cũng theo khoản 9 Điều 3luật này, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phátsinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới sovới quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy laođộng hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thươnglượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động
Mặt khác, theo các Điều 204, 205, 206 Bộ luật Lao động năm 2012quy định đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, sau hoà giải khôngthành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bảnhòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều
201 Bộ luật Lao động năm 2012 mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặchoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp cóquyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết Sau khi Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấphoặc hết thời hạn giải quyết quy định mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giảiquyết Đối với tranh chấp lao động về lợi ích thì trong trường hợp hoà giảikhông thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà Hội đồng hoà giải lao không tiếnhành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài laođộng giải quyết Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hoà giải không