Ý nghĩa xây dựng chủ đề - Giúp học sinh có những kiến thức mở rộng về nghệ thuật trào phúng nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình thi chọn học sinh giỏi.. Chút thoáng tự trào về sự bất l
Trang 1CHỦ ĐỀ NGHỆ THUẬT THƠ TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN
KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG
A Thông tin chung:
I Đơn vị:
II Lĩnh vực: Ngữ văn
III Người viết: Trương Thị Cẩm Xuân
B Nội dung:
NGHỆ THUẬT THƠ TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG
A Thông tin chung:
I Giới thiệu chung
1 Nội dung chương trình các môn được tích hợp trong chủ đề
a Các bài được tích hợp: SGK Nâng cao
- Tiến sĩ giấy, Ngữ văn 11, 1tiết
- Vịnh khoa thi Hương, đọc thêm Ngữ văn 11, 1tiết
b Phương án dạy học chủ đề
- Thời điểm thực hiện: Phân phối chương trình
- Số tiết thực hiện: 1 đến 1,5 tiết
- Đối tượng dạy học: Lớp 11
c Ý nghĩa xây dựng chủ đề
- Giúp học sinh có những kiến thức mở rộng về nghệ thuật trào phúng nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình thi chọn học sinh giỏi
- Giúp học sinh có những kỹ năng làm việc nhóm một cách tích cực, hợp tác đạt hiệu quả và có những kỹ năng sống trong môi trường học tập nhóm
2 Mục tiêu của chủ đề tích hợp:
a Kiến thức:
- Tiến sĩ giấy: Tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm thúy châm biếm hạng người chỉ có hư
danh mà không có thực học Chút thoáng tự trào về sự bất lực trước thời cuộc của bản thân
- Vịnh khoa thi hương : Cảm nhận được thái độ phản đối, tấm lòng yêu nước của nhà
thơ
- Có những kiến thức khái quát như khái niệm và biểu hiện của nghệ thuật trào phúng thể hiện trong tác phẩm văn chương
Kỹ năng:
- Làm việc nhóm
- Trình bày một vấn đề và bảo vệ quan điểm cá nhân
- Cảm nhận và phân tích một vấn đề từ tác phẩm văn học
- Liên hệ so sánh một vấn đề giữa các tác phẩm
- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết tình huống thực tiễn
b Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh:
- Giúp HS phát triển những phẩm chất sau:
Trang 2+ Năng lực phê phán, đấu tranh với những biểu hiện xấu xa
+ Hình thành ý thức học thật, kiến thức thật để góp phần dựng xây đất nước
- Giúp HS rèn luyện và phát triển năng lực:
+ Tự học: phát hiện nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm nêu trên.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ra và phân tích cụ thể các biểu hiện nghệ thuật
trào phúng tác phẩm trên, thấy được cảm hứng yêu nước nhà văn gửi gắm
+ Năng lực thẩm mĩ: bồi dưỡng năng lực phê phán cái xấu
+ Năng lực hợp tác: giúp HS tăng cường đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
3 Sản phẩm cuối cùng: (?)
4 Phương pháp dạy học
- Phát vấn, diễn giảng
- Thảo luận, trình bày một vấn đề
II Kế hoạch dạy học
1 Khởi động:
- Đặt câu hỏi về tính trào phúng trong văn học, những biểu hiện của tính trào phúng ở một
số tác phẩm văn học dân gian Sau đó dẫn đến tính trào phúng trong một số tác phẩm văn xuôi trung đại
2 Hình thành kiến thức:
Nội dung Định hướng của giáo
viên Hoạt động của học sinh Kết quả học tập
I Khái quát
về nghệ thuật
trào phúng
Phát vấn:
1 Thế nào là trào phúng?
2 Biểu hiện của nghệ thuật trào phúng
3 Giới thiệu một số tác phẩm mà các em biết mang tính trào phúng
- Học sinh chuẩn bị bài trước theo yêu cầu của GV
- Học sinh làm việc
cá nhân
- Nhân xét, bổ sung
ý kiến của bạn
Học sinh hình thành kiến thức về nghệ thuật trào phúng: Đó là những sáng tác viết ra để chế giễu, đả kích những thói hư, tật xấu, những con người và
sự việc tiêu cực bằng cách gây cho người đọc cái cười mang tính chất chê bai, phê phán, răn bảo
II Nghệ thuật
trào phúng trong
bài Tiến sĩ giấy
(Nguyễn Khuyến)
và Vịnh khoa thi
Hương(Trần Tế
Xương)
1 Trào phúng để
chê bai những
hiện tượng xấu xa
- Giáo viên chuẩn bị vấn
đề cần thảo luận theo nhóm để học sinh tự chuẩn
bị ở nhà
- Tại lớp, GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Câu hỏi thảo luận
Phân tích và minh chứng biểu hiện tính trào phúng
về nội dung trong tác phẩm
- Nhóm 1: Tiến sĩ giấy
(Nguyễn Khuyến)
- Nhóm 2: Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)
Bước 1: HS tổ chức
nhóm, thảo luận theo yêu cầu của GV (Trong nhóm có nhóm trưởng, thư ký)
Bước 2: Đại diện
nhóm trình bày kết quả học tập của nhóm
Bước 3: Các nhóm
khác nhận xét, góp
ý, bổ sung (nếu có)
Bước 4: Các nhóm
đặt câu hỏi phản biện cho vấn đề của nhóm bạn Nhóm bạn phản hồi
1 Trào phúng để chê bai
những hiện tượng xấu
xa, giả dối
- Tiến sĩ giấy (Nguyễn
Khuyến:
+ Về hình dạng bề ngoài:
Cờ, đai là những thứ quí giá vua ban để vinh qui bái tổ
+ Về chức danh bên ngoài: Cùng gọi ông nghè
→ Tất cả được tạo dựng
từ những điều hết sức đơn giản không tương xứng với danh vọng cao quí: Mảnh giấy màu nhỏ bé, vài nét son cũng làm nên thân giáp bảng
Trang 3- Vịnh khoa thi hương:
Kì thi với tất cả sự ô hợp,
nhộn nhạo, lôi thôi của thi
cử và cái nhố nhăng của
xã hội Việt Nam trong
buổi đầu giao thời (sĩ tử lôi thôi, quan trường ậm
ọe thét loa, hình ảnh quan
sứ và bà đầm)
2 Tính trào
giọng điệu, thái
độ tác giả
+ Nhóm 3 Tác giả bộc lộ tính trào phúng trong giọng điệu, thái độ qua từ ngữ, hình ảnh thơ nào?
2 Tính trào phúng trong giọng điệu, thái độ tác giả
- Tiến sĩ giấy (Nguyễn
Khuyến:
+ Sự châm biếm những kẻ mua quan bán tước trong
xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng đương thời
+ Ông coi chúng là tiến sĩ giấy, không có thực tài, chỉ có hư danh, bề ngoài hào nhoáng nhưng bên trong lại rỗng tuếch + Tự trào bản thân: tuy danh vị của ông do thực tài mà có nhưng trước thực tại đất nước phải lui
về ở ẩn thì chẳng khác gì với bọn hư danh
- Vịnh khoa thi hương:
+Chuyển đổi giọng từ mỉa mai châm biếm sang trữ tình để kêu gọi, đánh thức lương tri trí thức
+Câu hỏi phiếm chỉ không chỉ hướng đến các
sĩ tử thi năm đó mà còn là những người được xem là nhân tài đất Bắc hãy
“ngoảnh cổ mà…nước nhà” để nhận thấy nỗi
nhục của người dân bị mất nước, căm ghét bọn tay
Trang 43 Nghệ thuật
biểu hiện tính tào
phúng
+ Nhóm 4: Tính trào
phúng trong nghệ thuật biểu hiện của hai bài thơ
3 Nghệ thuật biểu hiện tính trào phúng
- Tiến sĩ giấy (Nguyễn
Khuyến: cách nói mỉa mai, đặc biệt câu thơ đậm chất triết lí ở cuối bài
- Vịnh khoa thi hương:
+ Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, âm thanh đảo trật tự
cú pháp
+Nhân vật tữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước, châm biếm
4 So sánh nghệ
thuật trào phúng
Khuyến và Trần
Tế Xương
4 So sánh nghệ thuật trào phúng thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương
- Tiếng cười của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thanh thoát đầy lòng bao dung của một người thành đạt, nhưng chính vì làm quan thấy hết những sự bất như
ý trong quan trường, không cách gì hóa giải được đành phải cáo lui về
ở ẩn
- Tiếng cười của Trần Tế Xương thì mỉa mai , châm biếm chua cay pha một chút hậm hực của một người không thành đạt, thi mãi ông chỉ đổ được Tú Tài Tiếng cười của ông hướng nhiều đến xã hội vùi dập người tài
3 Củng cố kiến thức:
Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Thỏa hiệp hay lên tiếng với cái xấu, cái ác trong xã hội hiện tại?
4 Vận dụng kiến thức:
Chọn một tác phẩm của Nguyễn Khuyến hoặc Trần Tế Xương để nhận ra đối tượng đả kích bằng nghệ thuật trào phúng
5 Tìm tòi mở rộng:
Trang 5Liên hệ với các tác phẩm văn học văn học hiện đại để so sánh cách thể hiện và cách nhìn của nhà văn và nhận ra sự xuyên suốt của tính trào phúng ấy
III Thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ
1 Thiết bị dạy học
- Máy tính
- Hình ảnh minh họa
2 Tài liệu bổ trợ
- Tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương