Đã có một số nghiên cứu trước ở nước ngoài về hành vi tuân thủ thuếTTT như: i Parka & Hyunb 2003 thực hiện tại Hàn Quốc nhằm nghiêncứu các yếu tố như: Thu nhập thực tế, Thuế suất, Mức ph
Trang 1NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ KINH TẾ
Trang 3NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG
Trang 4ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đóng góp của nghiên cứu 3
6 Cấu trúc của luận văn 3
7 Các công trình nghiên cứu liên quan 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ 9
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ THUẾ TNDN VÀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ 9
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò thuế TNDN 9
1.1.2 Khái niệm, thước đo hành vi tuân thủ thuế 13
1.2 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ 16
1.2.1 Lý thuyết về hành vi 16
1.2.2 Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế 18
1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 27
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Tp Đà Nẵng 27
2.1.2 Tình hình quản lý thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 29
2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 32
2.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 33
Trang 62.5.2 Xử lý số liệu 54
2.6 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA 62
3.2 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S ANPHA 65
3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 72
3.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY 75
3.5 PHÂN TÍCH ANOVA 81
3.5.1 Kiểm định Anova giới tính 81
3.5.2 Kiểm định Anova trình độ 82
3.5.3 Kiểm định Anova kinh nghiệm 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 85
4.1 KẾT LUẬN 85
4.2 KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TUÂN THỦ THUẾ .86 4.2.1 Kiến nghị tăng cường tác thanh – kiểm tra thuế 86
4.2.2 Kiến nghị hoàn thiện dịch vụ, hỗ trợ thuế 87
4.2.3 Kiến nghị liên quan đến thuế suất 88
4.2.4 Kiến nghị mức phạt 89
4.2.5 Kiến nghị khác 89
4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 95
KẾT LUẬN 96
Trang 7GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao) NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
Trang 8CQT Cơ quan Thuế
Trang 10Mô hình các yếu tố tác động đến tính tuân thủ của các
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tp Đà Nẵng
2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục thuế Đà Nẵng 302.2 Quy trình nghiên cứu 34
2.3 Mô hình các yếu tố tác động đến tính tuân thủ của các
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tp Đà Nẵng 353.1 Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại Đà Nẵng (Mô
hình điều chỉnh sau khi phỏng vấn sâu chuyên gia) 613.2 Thông tin về giới tính của đối tượng khảo sát 633.3 Thông tin về trình độ chuyên môn đối tượng khảo sát 643.4 Thông tin về kinh nghiệm đối tượng khảo sát 64
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nguồn thu từ thuế cũng là nguồnthu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) và ảnh hưởng to lớn đến sự pháttriển kinh tế xã hội của quốc gia Mỗi quyết định về thuế đều liên quan đếncác vấn đề từ vĩ mô đến vi mô của nền kinh tế như vấn đề tích lũy, đầu tưcông, tiêu dùng, và các vấn đề phân bổ nguồn lực trong xã hội Vì vậy, cácquốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đều nổ lực hoàn thiện hệ thốngthuế, nhằm gia tăng nguồn ngân sách nhà nước
Trong các sắc thuế hiện nay, thuế TNDN là một trong những sắc thuếquan trọng nhất, đóng vai trò là nguồn thu chính trong tổng thu thuế Chính vìvậy, các hiện tượng trốn thuế, tránh thuế và nợ thuế thường tập trung vào thuếTNDN Để hạn chế tình trạng này, các cơ quan có chức năng quản lý thuếluôn tìm cách thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế
Đã có một số nghiên cứu trước ở nước ngoài về hành vi tuân thủ thuế(TTT) như: (i) Parka & Hyunb (2003) thực hiện tại Hàn Quốc nhằm nghiêncứu các yếu tố như: Thu nhập thực tế, Thuế suất, Mức phạt, Tỷ lệ kiểm toán,Hàng hóa công, Chuẩn mực xã hội tác động đến hành vi tuân thủ thuế; (ii)Chau và Leung (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủthuế, bao gồm các yếu tố như đặc điểm chủ doanh nghiệp, thời điểm khôngtuân thủ, thái độ, nhận thức và cấu trúc hệ thống thuế; (iii) Bame-Aldred,Cullen, Martin, & Parboteeah (2011) khảo sát 3331 doanh nghiệp trên toànthế giới, nghiên cứu ảnh hưởng của Trình độ của quốc gia (Chủ nghĩa cánhân, Định hướng thành tích, Sự quả quyết, Định hướng nhân đạo, Quy địnhcủa Pháp luật; Gánh nặng thuế TNDN, Gánh nặng thuế TNCN, GDP); Trình
độ của doanh nghiệp (Khả năng của công ty kiểm toán, Quy mô doanh
Trang 12nghiệp, Hình thức sở hữu cá nhân, Ngành nghề; Nhận thức về gánh nặngthuế) đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về tính tuân thủ thuế, tuy nhiên
đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào các sắc thuế nói chung Đồng thời, xéttheo phạm vi lãnh thổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, một trong nhữngthành phố tập trung nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam, chưa có nghiêncứu nào về hành vi tuân thủ thuế TNDN
Chính vì vậy tác giả chọn “Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế củacác doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tàinghiên cứu trong luận văn này của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả tập trung vào các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lí luận về hành vi tuân thủ thuế
- Xây dựng mô hình và thang đo nghiên cứu những yếu tố tác động đến
sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bànthành phố Đà Nẵng
- Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế TNDN của cácdoanh nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ khảo sát các doanh nghiệp tư nhân trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định lượng Từ những nghiên cứu trước đây, tácgiả rút ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế, và
Trang 13tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sựtuân thủ đã đầy đủ và hợp lý chưa để điều chỉnh cho hợp lý.
Tác giả tiến hành khảo sát các nhân viên phụ trách lĩnh vực kế toán thuếtại các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu sơ cấp: thông qua bảng phỏng vấn và bảng khảo sát các cácnhân viên phụ trách lĩnh vực kế toán thuế tại các doanh nghiệp tư nhân trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Dữ liệu thứ cấp: thông qua báo cáo, số liệu của Cục thuế thành phố ĐàNẵng
Phương pháp phân tích dữ liệu: Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tốkhám phá EFA; Hồi quy tuyến tính để đưa ra mô hình và kiểm định độ tin cậycủa thang đo
5 Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt khoa học: Nghiên cứu bổ sung cơ sở lý thuyết về những yếu tố
tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để cơ quan
thuế quản lý nguồn thu thuế, quản lý sự tuân thủ thuế của các đối tượng nộpthuế
Về người nghiên cứu: Nghiên cứu giúp tác giả trau dồi thêm kiến thức,
và củng cố năng lực của bản thân
6 Cấu trúc của luận văn
Với phương pháp nghiên cứu được đưa ra ở trên, tác giả xây dựng luậnvăn thành 4 chương như sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn hành vi tuân thủ thuế
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Trang 14Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và Hàm ý chính sách
Kết luận
7 Các công trình nghiên cứu liên quan
Để hoàn thiện luận văn này, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiêncứu trong và ngoài nước được công bố chính thức trên sách, báo, tạp chí cóliên qua đến lĩnh vực Thuế Cụ thể tiêu biểu là:
7.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Slemrod (1985) “An Empirical Test for Tax Evasion” trong nghiên cứ
thử nghiệm về hành vi trốn thuế đã tiến hành khảo sát trên hồ sơ của 23.111người nộp thuế được lưu tại Kho bạc Hoa Kỳ từ năm 1977 Tác giả sử dụngphương pháp hồi quy đa biến để phân tích dữ liệu và tìm thấy rằng thu nhậpgộp, tuổi tác, tình trạng hôn nhân là những nhân tố tác động đến hành vi trốnthuế của người nộp thuế Đây được coi là một trong những nghiên cứu đầutiên về hành vi không tuân thủ thuế
Fischer và cộng sự (1992)“Detection Probability and Taxpayer
Compliance: A Review of the Literature” đã tổng hợp các nghiên cứu trước
đây thành 4 nhóm nhân tố tác động đến cơ hội không tuân thủ thuế đó là:Quan điểm; Nhận thức của người nộp thuế; Các nhân tố liên quan đến hệthống thuế; Các nhân tố nhân khẩu học Mô hình này cung cấp cho người đọcmột khuôn khổ lý thuyết về tác động của những nhân tố kinh tế xã hội và tâm
lý học đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế
Parka & Hyunb (2003) “Examining the determinants of tax compliance
by experimental data: a case of Korea” thực hiện tại Hàn Quốc vào năm 2003.
Qua phân tích thực nghiệm dữ liệu bằng phương pháp hồi quy đa biến đã tìmthấy rằng những người nộp thuế có cùng mức độ tuân thủ bất kể thu nhập của
họ Ngược lại tỷ lệ kiểm toán, mức phạt, hàng hóa công và chuẩn mực xã hội là
Trang 15các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ của các doanh nghiệp, trong đó mứcphạt là yếu tố có mức ảnh hưởng lớn hơn các yếu tố khác.
Hofmann và cộng sự (2008) “Preconditions of Voluntary Tax
Conpliance: Knowledge and Evaluation of Taxation, Norms, Fairness, and Motivation to Cooperate” sự hợp tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế
phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố bên trong đó là:thuế suất, thu nhập, xác suất bị phát hiện và mức phạt Bên ngoài, tuân thủthuế phụ thuộc vào: sự hiểu biết của người dân về pháp luật thuế, thái độ củangười dân đối với Chính phủ và hệ thống thuế, chuẩn mực cá nhân, nhận thứcchuẩn mực xã hội, công bằng, xu hướng tạo động lực thực hiện và chiến lượccan thiệp tăng tính công bằng thuế
Chau và Leung (2009)“A critical review of Fischer tax compliance
model: A research synthesis” đã mở rộng mô hình của Fisher và cộng sự
(1992) bằng cách bổ sung thêm các nhân tố: Văn hóa; Cơ hội không tuân thủvới hệ thống thuế Nghiên cứu này cũng cho rằng hầu hết những nghiên cứuhiện có về tuân thủ thuế được thực hiện ở các quốc gia phát triển, trong khicác quốc gia đang phát triển bị tác động nhiều hơn bởi hành vi không tuân thủthuế Vì vậy tác giả đề nghị cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn
về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại các quốc gia đang phát triển
Palil và Mustapha (2011)“The Evolution and Concept of Tax
Compliance in Asia and Europe” tìm thấy rằng việc tuân thủ thuế bị ảnh
hưởng đặc biệt bởi xác suất được kiểm toán, nhận thức về chi tiêu của Chínhphủ, sự cưỡng chế, khó khăn tài chính cá nhân; Bên cạnh đó, Alabede và đồng
sự (2011) “Determinants of Tax Compliance Behaviour: A Proposed Model
for Nigeria” cũng nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng tài chính lên các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi TTT ở Nigeria và cho thấy tình hình tài chính ảnhhưởng tương đối lớn đến mối quan hệ giữa thu nhập và hành vi TTT
Trang 16Nzioki và Peter (2014) “Analysis of Factors Affecting Tax Compliance
in Real Estate Sector: A Case of Real Estate Owners in Nakuru Town, Kenya” đưa ra 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế đó là: chi phí
tuân thủ, phạt và xử phạt, nhận thức cơ hội trốn thuế, sự hiểu biết và giáo dục
về thuế Trong nghiên cứu nhóm tác giả cho thấy rằng chi phí tuân thủ tácđộng mạnh mẽ nhất đến mức độ tuân thủ thuế Bên cạnh đó một hệ thống thuếvới mức phạt và tiền phạt hợp lí sẽ cải thiện được tính tuân thủ thuế
7.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) “Hoàn thiện quản lí thu thuế của nhà nướcnhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp – Nghiên cứu tình huốngcủa Hà Nội” tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố thuộc các nhóm khácnhau tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và khẳng định vai tròthu thuế Nhà nước trong việc tác động lên các yếu tố nhằm tăng cường sựtuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Qua nghiên cứuchứng minh mô hình các cấp tuân thủ thuế đã điều chỉnh và đặc trưng của 4cấp độ tuân thủ thuế được cụ thể hơn qua phân tích 3 chỉ số tự nguyện, đủ vàđúng thời gian; xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế theocách tiếp cận kinh tế và tâm lí xã hội
Võ Đức Chín (2011) “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
của doanh nghiệp – trường hợp tỉnh Bình Dương” khảo sát các doanh nghiệp
tại Bình Dương với 200 mẫu tìm ra 6 nhóm nhân tố tác động đến tính tuân thủcủa người nộp thuế gồm: nhóm nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp, nhómnhân tố về ngành kinh doanh, nhóm nhân tố về xã hội, nhóm nhân tố về kinh
tế, nhóm nhân tố liên quan hệ thống thuế, nhóm nhân tố về tâm lí
Văn Công Tuấn (2012) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế
của doanh nghiệp – tình huống nghiên cứu tại Chi Cục Thuế Quận 1 Tp.Hồ Chí Minh” tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh
Trang 17nghiệp: nhân tố kinh tế; nhân tố chính sách thuế, quản lí thuế; nhân tố đặcđiểm doanh nghiệp; nhân tố ngành kinh doanh;nhân tố pháp luật xã hội; nhân
tố tâm lí
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012) “Các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của DNTN – Xét trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn”, nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế xét
trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn khảo sát 170 doanh nghiệp tư nhân tạiTp.HCM từ năm 2009 – 2010 Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố: Lợi nhuậntrước thuế; Tổng thuế; Ngành nghề và Giới tính của chủ doanh nghiệp có ảnhhưởng tới hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tư nhân Nghiên cứunày chỉ tập trung vào các nhân tố thuộc về đặc điểm của doanh nghiệp (doanhthu, lợi nhuận trước thuế, tổng nợ, tổng thuế, nguồn vốn, lợi nhuận, ngànhnghề) và đặc điểm của chủ doanh nghiệp (giới tính, tôn giáo, kinh nghiệm,trình độ học vấn)
Đặng Thị Bạch Vân (2012)“Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của
người nộp thuế tại Tp.HCM” tìm ra 7 nhân tố tác động đến tính tuân thủ của
người nộp thuế gồm nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng, cácnhân tố về thể chế, hình phạt, tình trạng tài chính của người nộp thuế, kiểm trathuế, nhận thức về chi tiêu chính phủ và thuế suất Tuy nhiên, nghiên cứu nàykhảo sát chung các đối tượng nộp thuế nói chung, và thực hiện tại Tp.HCM
Đào Mộng Long (2014) “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
thuế TNCN tại Tp.HCM” khảo sát đối với 200 người nộp thuế tại Tp.HCM
vào năm 2011cho thấy rằng hành vi tuân thủ thuế TNCN phụ thuộc vào đặcđiểm nghề nghiệp, đặc thù thu nhập, danh tiếng nơi làm việc, các yếu tố kinh
tế, xã hội, hệ thống thuế và nhận thức của người nộp thuế
Lê Thị Ngọc Ánh (2016) “Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến tính
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” tìm ra
Trang 18các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế là: chính sách thuế, quản lí thuế; chiphí tuân thủ thuế.
Tóm lại, có thể thấy vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tính tuânthủ của các đối tượng nộp thuế là một chủ đề không còn mới trên thế giới, vàviệc nâng cao tính tự nguyện tuân thủ nộp thuế ngày càng trở thành xu hướngcủa các cơ quan quản lý thuế trên thế giới Cũng như tại Việt Nam nghiên cứu
về hành vi tuân thủ thuế là tương đối đa dạng và đã thực hiện tại nhiều địaphương Tuy nhiên, xét trên phạm vi địa bàn TP Đà Nẵng, một trong nhữngthành phố lớn của Việt Nam thì tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiêncứu nào về chủ đề tuân thủ thuế được thực hiện Chính vì vậy, việc thực hiệnmột nghiên cứu với đề tài này là cần thiết
Trang 19Khái niệm thuế
Hiện nay trên thế giới các nhà nghiên cứu kinh tế học vẫn chưa có đượckhái niệm thống nhất chung về thuế Đứng trên các góc độ khác nhau thì quanđiểm về thuế của các nhà kinh tế học cũng có sự khác nhau
Gaston Jeze (1934) “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chấtxác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nướcthông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước” Makkollhell và Bruy (1993) “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộcbằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và các
hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được mộtcách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiềnphạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”
Joseph E Stiglitz (1995) "Thuế khác với đa số những khoản chuyển giaotiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao
đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc"
Chrisopher Pass và Bryan Lowes (1999) "Thuế là một biện pháp củachính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân haydoanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuếgián thu) và trên tài sản"
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra được một số đặc trưng chung củathuế là:
Trang 20Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mỗi quan
hệ tiền tệ phát sinh dưới nhà nước và các pháp nhân, các thể nhân trong xãhội
Thứ hai, những mỗi quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh mộtcách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc chuyển giao thu nhập cótính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước
Thứ ba, xét theo khía cạnh pháp luật, thuế là một khoản nộp cho nhànước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định
Từ các đặc trưng trên của thuế, có thể cho rằng thuế là một khoản đónggóp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thờihạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng
Khái niệm thuế TNDN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống thuế của từng quốc giacũng có sự phát triển tương ứng Việc ra đời thuế thu nhập doanh nghiệp cũng
là một trong các bước phát triển quan trọng của hệ thống thuế trên thế giới.Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế áp đặt trực tiếp trên thu nhậphoặc vốn bởi một quyền tài phán, được áp dụng trên thu nhập của công ty haycác pháp nhân tương tự Nhiều quốc gia áp đặt các loại thuế như vậy ở cấpquốc gia, và một loại thuế tương tự có thể được áp dụng ở cấp tiểu bang hayđịa phương
b Đặc điểm của thuế TNDN
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trực thu, là thuế trực thu,người chịu thuế cũng là người nộp thuế và khó có thể chuyển dịch gánh nặngthuế sang cho chủ thể khác, thuế này có tính công bằng hơn thuế gián thu vìphần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượngnộp thuế, có tính phân loại đối tượng nộp thuế Thông thường, thuế thu nhập
cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế,
Trang 21không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân
và gia đình ở mức cần thiết Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ
lệ thu thuế cũng tăng thêm Ở nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuếcho những cá nhân mang gánh nặng xã hội Ở nước ta hiện nay, thu nhập củacác tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập cònthấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cánhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khuchế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhànước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụquản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quantrọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao
là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội
- Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thunhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh cólợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN Thông thường thu nhập chịu thuế phải làthu nhập hợp pháp, đã thực tế phát sinh có tính phổ biến và Nhà nước có thểkiểm soát được Tuy nhiên khi đi vào cụ thể chính sách thuế ở mỗi quốc gia,thu nhập chịu thuế có những quy định riêng tùy theo hoàn cảnh kinh tế vàquan điểm đánh thuế của nhà nước nhất là chi phí được khấu trừ trước khiđánh thuế
- Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân Thu nhập màcác cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửingân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập đượcchia sau khi nộp thuế TNDN Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biệnpháp quản lý thu nhập cá nhân
c.Vai trò của Thuế TNDN
Trang 22Thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng không chỉ đơn thuần là mộtnguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn
đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định
xã hội Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhànước, chúng ta sẽ xem xét thuế TNDN với các vai trò cơ bản của nó là: tạonguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế và điềuchỉnh thu nhập
- Vai trò đầu tiên là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Mỗi một loạithuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu chongân sách nhà nước Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càngnổi bậc bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
- Vai trò thứ hai của thuế là kích thích tăng trưởng kinh tế Đây là vai tròkhông kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đếnthu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và đến sự phát triển hoặcsuy thoái của một nền kinh tế
- Ngoài ra thuế còn có vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xãhội Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, đểthị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tậptrung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lênnhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp.Thực tế, sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ lực của cả một côngđồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành qủa phát triển kinh tế chomọi người Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình phân phốithu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằng cách sử dụng công cụ thuế
1.1.2 Khái niệm, thước đo hành vi tuân thủ thuế
a Khái niệm hành vi tuân thủ thuế
Trang 23Jackson và Milliron (1986), Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là báocáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện cácđiều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án
Andreoni và cộng sự (1998) cho rằng việc tuân thủ thuế nên được địnhnghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật về thuế để cóđược trạng thái cân bằng nền kinh tế của một quốc gia
Alm (1991) phạm vi tuân thủ thuế bao gồm, báo cáo thu nhập và thanhtoán các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật pháp và các quyết định của tòa
án Tuân thủ thuế điển hình có nghĩa là kê khai đúng thu nhập tính thuế, làmđúng nghĩa vụ pháp lý (sự chính xác), kê khai thu nhập đúng hạn, và thanhtoán số tiền khi tới hạn (tính chất kịp thời) (Franzoni, 1999)
James và Alley (1999) tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức
độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế
Song và Yarbrough (1978) cho rằng tuân thủ thuế là khả năng của người
nộp thuế và sự sẵn lòng tuân thủ luật thuế được xác định bởi vấn đề đạo đức, môi trường pháp lý, và các yếu tố tình huống khác tại từng thời gian và địa điểm cụ thể.
Kirchler (2007) đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn, tuân thủ thuế là mộtthuật ngữ trung lập nhất miêu tả việc người nộp thuế sẵn sàng nộp tiền thuế.Tuân thủ thuế đề cập đến sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân theo pháp luậtthuế bằng cách thực hiện các nghĩa vụ thuế
Singh (2003) cho rằng tuân thủ thuế là hành động của một người nộp tờ
khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và thanhtoán tất cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không phảichờ đợi hành động của CQT
Cùng quan điểm với Singh, Somasundram (2003) cho rằng tuân thủ thuếtrở thành một vấn đề chủ yếu trong hệ thống tự khai thuế bởi vì tổng số tiềnthuế phải nộp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế
Trang 24mặc dù không thể tránh khỏi việc CQT sẽ tìm kiếm thông tin từ những ngườinộp thuế khác trong khu vực để giảm thiểu rủi ro xảy ra các trường hợp khôngtuân thủ, hoặc họ sẽ thường xuyên thực hiện việc kiểm tra nhiều loại thuếkhác nhau, và bằng những hình thức khác chẳng hạn giáo dục kiến thức thuếnhằm tạo ra những tác động nhất định đến việc tuân thủ thuế của người nộpthuế.
Tuân thủ thuế là một vấn đề “báo cáo thu nhập thực tế” và cũng tuyên bốrằng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi một số tìnhhuống mà trong đó có thể người nộp thuế đưa ra quyết định trong tình trạngkhông chắc chắn (Clotfelter, 1983)
Từ các định nghĩa trên theo tác giả tuân thủ thuế là hành vi của đối tượngnộp thuế được đo lường qua việc đánh giá sự sẵn lòng của đối tượng nộp thuế
để tuân theo luật thuế, khai báo chính xác thu nhập, xác nhận chính xác cáckhoản khấu trừ, giảm thuế và thanh toán các khoản thuế đúng hạn
Ngược lại với hành vi tuân thủ thuế, Jackson và Milliron (1986);Kasipillai và Jabbar (2003), không tuân thủ thuế được xác định là việc không
sẵn lòng tuân theo luật thuế và/hoặc khai báo thu nhập không chính xác, thực
hiện kê khai sai các khoản giảm trừ, miễn giảm thuế và/hoặc không thanhtoán chính xác nghĩa vụ thuế, ngoài thời gian nộp thuế đã được quy định
b Các thước đo về mức độ tuân thủ thuế
Thước đo mức độ tuân thủ thuế phụ thuộc vào quy định cụ thể của từngquốc gia Tuy nhiên theo Đặng Thị Bạch Vân (2012) có hai cách tiếp cận để
đo lường mức độ tuân thủ thuế:
- Thứ nhất: Sử dụng mô hình dự báo nguồn thu thuế và so sánh với sốthực thu trong năm Việc xây dựng mô hình thực nghiệm được tiến hành dựatrên các số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nếu tiến hành một cách hiệu quả cóthể đưa ra một ước tính đầy đủ hơn về số tiền thuế có thể thu được Nhưngcách này lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các số liệu hiện có, các
Trang 25giả định đưa ra, và các mô hình cụ thể được áp dụng Cần đặc biệt chú ý rằng
để đánh giá được số thu thuế tiềm năng sử dụng mô hình dự báo doanh số thuthuế vi mô, các dữ liệu nên sử dụng từ hai nguồn: (i) bộ dữ liệu quản lý thuế
và (ii) cơ sở dữ liệu liên quan khác, như các cuộc điều tra thương mại và côngnghiệp, các tài khoản quốc gia và điều tra dân số
- Thứ hai: Dựa vào số liệu đang quản lý, ước tính sự chênh lệch giữa sốliệu dự đoán và số liệu thực tế từng phần trong quy trình quản lý thuế Cáchtiếp cận này dựa vào các số liệu về quản lý thuế có thể không ước tính hếtđược mức độ thất thoát do thiếu thông tin về đối tượng chịu thuế tiềm nănghay khả năng tăng trưởng của các đối tượng chịu thuế Tuy nhiên, cách nàyphản ánh những ước tính thực tế tốt nhất mà các CQT thực hiện
Trên cơ sở các số liệu về quản lý thuế, mức độ tuân thủ thường được ướctính cho ba giai đoạn chính của quá trình quản lý thuế (kê khai, tính thuế, vànộp thuế/thu thuế)
• Tuân thủ về nộp tờ khai: Mức độ tuân thủ về nộp tờ khai có thể đượcchia thành ba chỉ số khác nhau Đầu tiên là tuân thủ trong nộp tờ khai củangười nộp thuế Chỉ số này đo lường tỉ lệ giữa số tờ khai được nộp và sốngười nộp thuế thực tế được đăng ký tại CQT Các tờ khai được nộp có thểbao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai chậm nộp Thứ hai, là tuân thủtrong việc nộp tờ khai đúng hạn, được đo bằng tỉ lệ giữa số tờ khai nộp đúnghạn trên tổng số tờ khai đã được nộp Và thứ ba là mức độ tuân thủ trong nộp
tờ khai nói chung tổng hợp, là tỉ lệ giữa số tờ khai đã nộp đúng hạn chia chotổng số người nộp thuế đã đăng ký Mức độ tuân thủ kê khai nói chung tổnghợp này được ước tính là kết quả của hai chỉ số đầu tiên
• Tuân thủ về kê khai thuế: Mức độ tuân thủ về kê khai thuế là nói đếnviệc kê khai trung thực các khoản thu nhập chịu thuế, doanh thu, và sản lượngliên quan đến thuế trực thu hay thuế gián thu Tuân thủ về kê khai thuế đượcđịnh nghĩa là tỉ lệ giữa số thu nhập hay doanh thu kê khai với số thu
Trang 26nhập/doanh thu được dự đoán sẽ kê khai Tuân thủ trong kê khai có thể đượcphát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế.
• Tuân thủ trong nộp thuế: Mức độ tuân thủ trong nộp thuế là nói đếnviệc nộp thuế đúng hạn Mức độ tuân thủ này được định nghĩa là tỉ lệ giữa sốnghĩa vụ thuế được nộp đúng hạn và toàn bộ số nghĩa vụ thuế mà của ngườinộp thuế phải nộp
1.2 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ
1.2.1 Lý thuyết về hành vi
Đầu tiên khi nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế, ta tiến hành tổng hợpcác lý thuyết cơ bản về hành vi của con người, bởi vì hành động tuân thủ thuếcũng là một loại hành vi, mà chủ thể của nó chính là con người, cụ thể hơn làđối tượng nộp thuế Lý thuyết về hành vi con người bao gồm 2 lý thuyếtchính, đó là: thuyết lý luận hành động và lý thuyết về hành vi dự định
a Thuyết lý luận hành động (TRA)
Thuyết lý luận hành động được phát triển bởi Ajzen & Fishbein (1975)bắt nguồn từ một số nghiên cứu có trước liên quan đến thái độ của con người.Theo thuyết lý luận hành động thì dự định hành vi của một người chịu ảnhhưởng hay bị tác động bởi thái độ về phía hành vi (attitude toward thebehavior), hay gọi tắt là thái độ (attitude) và chuẩn chủ quan (subjectivenorms) Và hệ quả là dự định hành vi sẽ quyết định hành vi theo sau của mộtngười
- Thái độ: Tập hợp các niềm tin (beliefs) có gán trọng số về phía mộthành vi cụ thể
- Chuẩn chủ quan: Đề cập mức độ ảnh hưởng của những người xungquanh lên dự định hành vi của một cá nhân Những người khác nhau cũng cómức độ ảnh hưởng khác nhau lên một cá nhân nào đó
- Dự định hành vi: Dự định thực hiện một hành vi cụ thể nào đó Nó làmột hàm phụ thuộc vào thái độ và chuẩn chủ quan
Trang 27Theo Ajzen thì thái độ về phía hành vi và chuẩn chủ quan không đóngvai trò ngang bằng nhau trong việc dự đoán hành vi Thay vào đó mức độ củahai yếu tố này sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào mỗi cá nhân và tình huống cụthể.
b Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Thuyết hành vi dự định được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lýcủa Ajzen & Fishbein (1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báohoặc giải thích bởi các xu hướng để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành
vi được giả sử bao gồm các yếu tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, vàđược định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiệnhành vi đó (Ajzen, 1991)
Xu hướng hành vi là một hàm gồm ba yếu tố là thái độ, chuẩn chủ quan
và kiểm soát hành vi cảm nhận Thái độ được khái niệm như là đánh giá tíchcực hay tiêu cực của con người về hành vi thực hiện Chuẩn chủ quan là cáctiêu chuẩn xã hội, sức ép xã hội được cảm nhận để thúc đẩy thực hiện haykhông thực hiện hành vi đó Kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễdàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn cócủa các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi
Ajzen (1991) đề nghị rằng yếu tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếpđến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận
về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi
Sơ đồ xu hướng hành vi được trình bày theo hình 1.1
Trang 28Hình 1.1 Mô hình xu hướng hành vi của Ajzen (1991)
Nguồn: Tác giả dịch từ nghiên cứu của Ajzen (1991)
Tóm lại, theo lý thuyết hành vi, thì hành động chịu ảnh hưởng cơ bản bởithái độ, chuẩn chủ quan và việc kiểm soát hành vi cảm nhận của đối tượngthực hiện Đây chính là nền tảng lý thuyết ban đầu cơ bản nhất, để các nhànghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu về hành vi tuân thủ pháp luật của conngười
1.2.2 Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế
Lý thuyết về hành vi tuân thủ pháp luật đã được nhiều nhà nghiên cứutrên thế giới đề cập trong các nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu này có thểchia làm 3 hướng lý thuyết, cụ thể như sau:
Lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự
Đây là một trong những phương pháp tiếp cận sự tuân thủ theo các quyđịnh của pháp luật Lý thuyết này dựa trên nền tảng nghiên cứu về tâm lý học,làm thế nào để con người quản lý và chịu trách nhiệm về nó
Nghiên cứu của Brehm và Brehm (1981), dự đoán rằng bất kỳ nỗ lực nào
để kiểm soát con người đều thông qua phần thưởng, phạt, hoặc giám sát đặcbiệt Nhu cầu tuân thủ và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước được xem là mối
đe dọa đối với hành vi không tuân thủ của con người
Theo Braithwaite, Murphy, và Reinhart (2007) thái độ động cơ là cácniềm tin, thái độ, sở thích của con người, sẽ tác động thúc đẩy hành vi tuânthủ hay không tuân thủ pháp luật
Công
lý tự nhiên
Ứng phó nhạy cảm
Thái độ động cơ
Hành vi tuân thủ
Trang 29Hình 1.2 Mô hình lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự (2007)
Nguồn: Tác giả dịch từ nghiên cứu của aithwaite và cộng sự (2007)
Lý thuyết contractarian của Scholz
Scholz đã sử dụng lý thuyết trò chơi để tìm hiểu sự tương tác giữa các nhàquản lý và các quy định Ông đã phát triển lý thuyết tuân thủ về chính sách thuế,với một vài trường hợp ngoại lệ dưới một góc độ tâm lý học hành vi
Sholz cho rằng con người sẽ chỉ đáp ứng các nghĩa vụ của họ nếu họ bịcưỡng chế Xét trên phạm vi tuân thủ thuế, lý thuyết của Sholz cho rằng việctuân thủ thuế là một cam kết đạo đức, do đó, sự thay đổi về hành vi tuân thủhay không tuân thủ thuế phụ thuộc vào công lý tự nhiên, thứ hai là về sự thayđổi của chính sách thuế (xét trên góc độ chi phí), thứ ba là lợi ích mà ngườinộp thuế nhận được từ các chính sách tài chính khi thay đổi về chính sáchthuế
Hình 1.3 Mô hình contractarian của Scholz (1997)
Công lý
tự nhiên Thái độ tuân thủHành vi
Hành vi của người nhận
Trang 30Nguồn: Tác giả dịch từ nghiên cứu của Scholz (1997)
a Lý thuyết kinh tế - tâm lý của Frey (1997b)
Frey cho rằng có hai loại động lực chính: động lực bên ngoài và độnglực bên trong Động lực bên ngoài tương ứng với lợi ích đang nhận được vàchi phí được áp đặt Động lực bên trong là các hiệu ứng thúc đẩy nằm bêntrong của con người Động lực bên trong là một sự khuyến khích thêm ngoàiđộng lực bên ngoài, hai loại động lực này có tác dụng hỗ trợ tác động lẫnnhau
Theo đó, chính sách pháp luật sẽ tạo ra hiệu ứng giá, đây là cơ chế thayđổi hành vi của con người khi có sự thay đổi về các lợi ích được nhận và chiphí bỏ ra Ngoài ra, chính sách pháp luật còn tạo ra hiệu ứng chèn lấn, phảnứng ngược chiều với hiệu ứng giá Như vậy, với khi thực hiện chính sáchpháp luật, đã kích hoạt hiệu ứng giá, hiệu ứng chèn lấn tác động đến động lựcbên trong và bên ngoài động lực của con người, điều này ảnh hưởng đến hành
vi tuân thủ pháp luật của con người
Hinh 1.4 Mô hình lý thuyết động lực đám đông của Fred (1997)
Hiệu ứng chèn lấn
Động lựcbên trong
Hành vi tuân thủ
Hiệu ứng giá
Động lực bên ngoài
Trang 31Nguồn: Tác giả dịch từ nghiên cứu của Fred (1997)
1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng tính tuân thủ thuế chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố khác nhau Tác giả liệt kê một số nghiên cứu trướcđây về các nhân tố ảnh hưởng tính tuân thủ thuế trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Tóm tắt các mô hình nghiên cứu trước đây
Biến nghiên cứu
Thang đo
Kích thước mẫu
Kết quả
Quốc gia thực hiện
1 Damayanti 2012
Thái độ, chuẩnchủ quan,kiểm soát hành
vi cảm nhận
ThangđoLikert 8loại câutrả lời
114ngườinộpthuế
Thái độ,chuẩnchủ quan,kiểm soáthành vicảm nhận
xã hội), Rủi rophát hiện; Mứcphạt
ThangđoLikert 5loại câutrả lời
369ngườinộpthuế
Chuẩnmực (đạođức, xãhội), Rủi
ro pháthiện;
Mức phạt
Thổ NhĩKỳ
3 Hai & See 2011 Thái độ,
Chuẩn chủquan, Nhânkhẩu (Giớitính; Tuổi)
ThangđoLikert 7loại câutrả lời
196ngườinộpthuế
Thái độ,Chuẩnchủ quan,Nhânkhẩu(Giớitính;
Malaysia
Trang 32Biến nghiên cứu
Thang đo
Kích thước mẫu
Kết quả
Quốc gia thực hiện
Trình độ củadoanh nghiệp(Khả năng củacông ty kiểmtoán, Quy môdoanh nghiệp,Hình thức sởhữu cá nhân,Ngành: Nôngnghiệp, Ngành:
Xây dựng,Nhận thức về
ThangđoLikert 7loại câutrả lời
3331Doanhnghiệp
Trình độcủa quốcgia (Chủnghĩa cánhân,Địnhhướngthànhtích, Sựquảquyết,Địnhhướngnhân đạo,Quy địnhcủa Phápluật);
Trình độcủadoanhnghiệp(Khảnăng củacông tykiểmtoán, Quy
Toàn thếgiới
Trang 33Biến nghiên cứu
Thang đo
Kích thước mẫu
Kết quả
Quốc gia thực hiện
gánh nặngthuế)
mô doanhnghiệp,Ngành:
Xâydựng,Nhậnthức vềgánhnặngthuế)
Đạo đức; Tháiđộ; chuẩn chủquan
ThangđoLikert 7loại câutrả lời
79SinhviêntốtnghiệpMBA
Ý địnhtuân thủthuế;
Kiểmsoát hànhvi; Đạođức; Tháiđộ; chuẩnchủ quan
Canada
6 Parka &
Hyunb 2003
Thu nhập thựctế; Thuế suất;
Mức phạt; Tỷ
lệ kiểm toán;
Hàng hóa chitiêu công;
Chuẩn mực xãhội
Phỏngvấnsâu,câu hỏimở
15sinhviên
Tỷ lệkiểmtoán;
Mứcphạt,Thuế suất
HànQuốc
7 Hanno & 1996 Thái độ; Kiểm Thang 73 Thái độ; USA
Trang 34Biến nghiên cứu
Thang đo
Kích thước mẫu
Kết quả
Quốc gia thực hiện
Violette
soát hành vi;
Quy tắc xãhội; Mô tả xãhội; Chuẩn chủquan, Hành vitrong quá khứ;
Ý định hành vi
đoLikert 7loại câutrả lời
Sinhviên
Kiểmsoát hànhvi; Chuẩnchủ quan,Hành vitrong quákhứ;
Khảosát trên
hồ sơ
đã lưutrữ
15Sinhviên
Thuếsuất, Tỷ
lệ kiểmtoán,Mứcphạt,Hàng hóachi tiêucông
USA
9 Slemrod 1985
Thuế suất cậnbiên; Thu nhậpgộp; Tuổi;
Tình trạng hônnhân
Khảosát trên
hồ sơ
đã lưutrữ
23111ngườinộpthuế
Tuổi;
Tìnhtrạng hônnhân
USA
(Nguồn: Tác giả tự thu thập cho mục đích nghiên cứu)
Tóm lại, qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng
đa số các nghiên cứu về tính tuân thủ thuế đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tốliên quan đến thái độ người nộp thuế, chuẩn chủ quan xã hội, các mức phạt,thuế suất… Thông qua việc lược khảo nghiên cứu trên là tiền đề cho việc xâydựng mô hình nghiên cứu ở chương 2
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã tóm tắt các lý thuyết về khái niệm, đặc điểmvai trò của thuế TNDN, cũng như khái niệm và cách thức đo lường hành vituân thủ thuế
Bên cạnh đó tác giả còn tóm tắt các lý thuyết nền về hành vi tuân thủthuế như: thuyết lý luận hành động, thuyết hành vi dự định, lý thuyết về độnglực của Braithwaite và cộng sự, lý thuyết contractarian của Scholz, lý thuyếtkinh tế - tâm lý của Frey… làm cơ sở để giải thích cho các vấn đề liên quanđến hành vi tuân thủ thuế
Đồng thời, tác giả còn tìm hiểu, liệt kê theo thời gian các công trìnhnghiên cứu liên quan trong và ngoài nước với chủ đề tương tự
Việc tìm hiểu các lý thuyết và công trình nghiên cứu liên quan là cơ sởcho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ở các chương tiếp theo
Trang 36CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Tp Đà Nẵng
a Vị trí địa lý của Tp Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung bộ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả vềkinh tế - xã hội lẫn quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng vềđường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Đà Nẵng hiện nay cótám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km² Theo kết quả điều tra năm
2013, dân số thành phố là 992.800 người Dân số Đà Nẵng đạt 1.029.000người Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6
tỷ đồng
Năm 2014 và 2015, Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếphạng, năm thứ ba liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng và lần thứ sáu thành phốnày dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số này được công bố 10 năm trước kể từnăm 2006
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành
phố đáng sống" của Việt Nam.
b Đặc điểm kinh tế - xã hội Tp Đà Nẵng
Từ năm 2015-2020, Đà Nẵng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân đạt 6,5 – 7%/năm Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 là14.789 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 12.233,5 tỷ đồng đạt 133,2% dự toánTrung ương, 129,6% dự toán địa phương và bằng 133,3% so với năm 2014
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu ViệtNam liên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, 2013, 2014, 2015, đồng thờiđứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tư về môi trường đầu tư
Trang 37Trong bảng xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị tríthứ 12 trên 63 tỉnh, thành.Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảngxếp hạng Năm 2011, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 318,9 triệu
đô la Mỹ Năm 2012, con số này là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09triệu đô la Mỹ, giảm hơn 60% so với năm 2011
Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nôngnghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nôngnghiệp Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, côngnghiệp – xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3% Đến năm 2020, ngành dịch
vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%,nông nghiệp 1-3%
Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm Thuỷsản, dệt may, da giày, cao su,… là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trungphát triển Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành Công nghệ thôngtin, ngành công nghệ sinh học Đà Nẵng còn chủ trương ưu tiên phát triển cácngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phốmôi trường”
Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị Tổngmức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm
ở trung tâm thành phố là chợ Hàn vàChợ Cồn cùng những siêu thị lớn mới mởtrong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, LotteMart, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim… Đà Nẵng là trungtâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có đến 60 chi nhánh tổ chức tíndụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về
Trang 38loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xãhội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính…
2.1.2 Tình hình quản lý thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Cục Thuế TP Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số TC/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở thực hiệnNghị quyết tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ngày 6/11/1996 về chia táchđịa giới hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chínhmới trực thuộc trung ương (tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng) Sơ đồ bộ máy
1136-tổ chức Cục thuế Đà Nẵng được trình bày theo hình 2.1
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục thuế Đà Nẵng
Nguồn: Thu thập từ Cục Thuế Đà Nẵng
Phòng Quản lý thuế TNCN Phòng Tuyên Truyền và Hỗ trợ NNT Phòng Quản Lý Nợ-Cưỡng Chế Nợ Thuế Phòng Kiểm tra Thuế
Phòng Tin học
Phòng Kiểm tra Nội Bộ
Trang 39Trong năm 2016, Cục Thuế thành phố Đà Nẵng đã thực hiện:
- Kiểm tra 19.431 hồ sơ kê khai thuế của NNT Sau khi kiểm tra, kết quảđiều chỉnh tăng số thuế phải nộp 32.892 triệu đồng, giảm lỗ 36.024 triệuđồng, giảm khấu trừ 5.044 triệu đồng;
- Kiểm tra tại 2.132 trụ sở NNT, chiếm tỷ lệ 11,9% số đơn vị Cục thuế
Tp Đà Nẵng quản lý Sau khi kiểm tra truy thu 63.300 triệu đồng, giảm lỗ263.736 triệu đồng, giảm khấu trừ 23.180 triệu đồng;
- Thanh tra 169 doanh nghiệp Sau khi thanh tra, tiến hành truy thu22.140 triệu đồng, giảm lỗ 58.617 triệu đồng, giảm khấu trừ 2.268 triệu đồng,
xử phạt 14.48 triệu đồng
Từ số liệu trên cho thấy việc chấp hành chế độ tự kê khai nộp thuế củangười nộp thuế vẫn còn xảy ra nhiều sai sót, bên cạnh đó công tác tổ chứcthanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của cơ quan thuế vẫn chưa thật
sự toàn diện do hạn chế về nhân sự
Trong năm 2016, Cục Thuế Tp Đà Nẵng đã triển khai thanh tra 169 đơn
vị, trong đó đã hoàn thành và ra quyết định xử lý 155 đơn vị Tổng số tiềnthuế truy thu, thu hồi hoàn và phạt: 43.206 triệu đồng;
Bảng 2.1 Số liệu thanh kiểm tra tại Cục Thuế Tp Đà Nẵng năm 2015, 2016
Trang 40Số tiền đã nộp vào ngân sách: 29.614 28.201 105,0%
Nguồn: Tác giả thu thập số liệu tại Cục Thuế Tp Đà Nẵng
ký, không có hợp đồng lao động; chi phí phí hàng hoá dịch vụ mua vào không
có hoá đơn; chi phí không liên quan đến doanh thu xác định thu nhập chịuthuế; chi trả tiền lãi vay vượt định mức, lãi vay quá hạn hoặc chi trả lãi vaynhưng vốn góp theo điều lệ chưa đủ, trích khấu hao không đúng theo quyđịnh
Đối với ưu đãi thuế, sai phạm thường xảy ra: không thực hiện đúng cácđiều kiện để được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy phép đầu tư nhưng khiQuyết toán thuế TNDN vẫn xác định mức hưởng ưu đãi đã ghi tại Giấy phép;Xác định không đúng thời gian được hưởng ưu đãi về thuế TNDN dẫn đếnlàm giảm số tiền thuế TNDN phải nộp NSNN; Một số đơn vị có nhiều hoạtđộng ngành nghề khác nhau vừa hoạt động sản xuất, vừa hoạt động thươngmại nhưng không theo dõi riêng thu nhập của từng hoạt động hoặc có dự án