1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Slide báo cáo sạt lở đất ở Việt Nam

36 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 6,28 MB

Nội dung

Việt Nam với phần lớn địa hình là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều nên thường xuyên xảy ra các tai biến như lũ lụt, động đất, trượt lở đất… Loại tai biến thường xuyên xảy ra ở nước ta đặc biệt là tại các tỉnh miền núi là trượt lở đất. Tuy sạt lở đất xảy ra với quy mô nhỏ và riêng lẻ, nhưng tính tổng cộng trong năm thì đây lại là loại tai biến gây thiệt hại to lớn nhất về người và của. Việc nghiên cứu về trượt lở đất ở Việt Nam là một việc làm mang tính cấp thiết, để đưa ra những biện pháp giảm tải những thiệt hại của nó.

Trang 2

Việt Nam với phần lớn địa hình là đồi núi, khí hậu nhiệt

đới gió mùa ẩm, mưa nhiều nên thường xuyên xảy ra các tai biến như lũ lụt, động đất, trượt lở đất…

 Loại tai biến thường xuyên xảy ra ở nước ta đặc biệt là tại các tỉnh miền núi là trượt lở đất

 Tuy sạt lở đất xảy ra với quy mô nhỏ và riêng lẻ, nhưng tính tổng cộng trong năm thì đây lại là loại tai biến

gây thiệt hại to lớn nhất về người và của

 Việc nghiên cứu về trượt lở đất ở Việt Nam là một việc làm mang tính cấp thiết, để đưa ra những biện pháp

giảm tải những thiệt hại của nó

Trang 3

• KHÁI NIỆM

• NGUYÊN NHÂN

• ĐIỀU KIỆN XẢY RA SẠT LỞ ĐẤT

• HIỆN TRẠNG SẠT LỞ ĐẤT Ở VIỆT NAM

• THIỆT HẠI DO SẠT LỞ ĐẤT GÂY RA

• BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Trang 4

Sạt lở đất là cả khối đất, đá men theo một hay một

số mặt trượt do tác dụng của trọng lực trôi xuống, trong đó không xảy ra sự đổ

vỡ hoặc đảo lộn tính nguyên khối của chúng

Trang 5

TỰ NHIÊN NHÂN TẠO

Trang 6

Thay đổi áp lực nước lỗ hổng: hiện tượng trượt lở gia tăng trong những đợt mưa bão ngắn với cường độ cao, áp lực lỗ hổng tăng lên làm mất độ ổn định mái dốc.

Trên bề mặt không có thảm thực vật và các loài sinh vật làm đất bị mất kết cấu, thiếu chất dinh dưỡng

 Chân sườn dốc bị xâm thực do nước sông hay sóng biển

 Sự gia tăng độ ẩm do mưa lớn kéo dài, giảm độ kết dính giữa các vật liệu

Trang 7

 Động đất làm tăng sự phá vỡ liên kết của khối đất đá trên sườn dốc, làm cho các khối đất đá có thể trượt tương đối với nhau.

 Núi lửa phun tạo ra nham thạch nóng, đây là điều kiện thuận lợi để phá vỡ liên kết giữa các khối đất đá

 Thành phần của đất đá

VD: Như thành phần đất đá là đá granit, đá biến chất cổ có đặc điểm dễ bị phong hóa, độ gắn kết kém nên khi bị ngâm nước hay gặp mưa to sẽ dễ bị trượt, lở

Trang 8

 Khi khai thác, xây dựng dùng phương tiện cơ giới có trọng tải cao di chuyển sẽ gây rung động mạnh làm đứt gãy các liên kết của khối đất, đá.

 Dùng các vật liệu nổ trong việc khai thác khoáng sản, san lấp mặt bằng để làm đường sẽ làm mất chân sườn dốc

 Trong các tầng đất có thành phần cơ giới nông, lớp thực vật có vai trò là liên kết giữa đất phủ và đá gốc nên việc khai thác để làm đất canh tác sẽ tăng nguy cơ xảy ra trượt lở đất

 Tăng tải trọng ở đỉnh sườn: xây nhà, hồ chứa nước…

Trang 9

Hiện tượng trượt đất xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, nhưng

nó chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định, khi có tình trạng mất cân bằng về trọng lực Trạng thái này thường xảy

ra khi lớp vỏ phong hoá dày, vật chất trên sườn dốc bị thấm đẫm nước, chân sườn bị hụt hẫng, vận động kiến tạo và cấu trúc địa chất thuận lợi

Những nơi có lượng mưa lớn và tập trung với cường độ cao thì nước mưa sẽ thấm vào đất làm tăng trọng lượng của tầng trên mặt và khi đạt đến bề mặt tầng không thấm nước sẽ gây nên hiện tượng xói ngầm Nếu tầng không thấm nước là sét thì khi bị thấm nước, nó sẽ trở nên rất trơn và dễ gây ra trượt đất

Trang 10

 Nếu trên bề mặt sườn dốc có hệ thống đứt gãy kiến tạo phát triển sẽ làm cho đất đá vụn nát, có nhiều khe nứt, tạo điều kiện cho nước thấm xuống làm giảm lực kháng cắt của đất đá, từ đó nguy cơ phát sinh trượt đất càng cao hơn.

 Điều kiện về cấu trúc và thế nằm của đá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trượt đất Khi các tầng đá có thế nằm cắm về phía thung lũng, tức là nghiêng theo chiều dốc của sườn thì trượt đất dễ xảy ra hơn

 Địa hình cao, độ dốc và độ chia cắt ngang lớn sẽ tạo ra năng lượng địa hình lớn, là điều kiện thuận lợi cho các quá trình trượt đất có nguồn gốc trọng lực Vận động kiến tạo hiện đại và các trận động đất cũng gây nên các tai biến trượt lở cộng sinh

Trang 11

Đặc điểm địa hình Việt Nam với ¾ diện tích là đồi núi nên nguy cơ tai biến trượt lở đất xảy ra rất cao.

Hầu hết những tỉnh có trượt lở lớn đều đã có điều tra, thường do các đơn vị trung ương thực hiện

Những khu vực có nguy cơ trượt lở cao được khoanh vùng gồm Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi v.v…

Trang 12

A Số điểm trượt lở đất đá trên một số tuyến đường

tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận

(Nguồn: Viện Địa lý, viện KH-CN, 2006-2007)

dài (km)

Số điểm trượt lở

5 Tuyến QL.3 từ Cao Bằng đi Quảng Uyên 20 20

6 Tuyến QL 4A đoạn Cao Bằng đi Đông Khê 45 14

7 Tuyến QL 34 từ thị xã Cao Bằng đi thị

Trang 13

STT Tuyến QL 1

1 Đèo Ngang - Quảng Bình

2 Đèo Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân -

Thừa Thiên Huế

3 Đèo Cả - Khánh Hòa, Phú Yên

4 Đèo Cù Mông, Phú Yên

B Danh sách các khu vực trượt lở đất đá dọc QL 1

và Đường Hồ Chí Minh

(Nguồn: Bộ TNMT 02/2006)

Trang 14

B Danh sách các khu vực trượt lở đất đá dọc QL 1

và Đường Hồ Chí Minh

STT Tuyến Đường Hồ Chí Minh

1 Đèo Đá Đẽo – Quảng Bình

2 Bắc Đèo U Bò –Quảng Bình

3 Đèo Khu Đăng – Quảng Bình

4 Đèo Cổng Trời – Quảng Trị

5 Đèo Sa Mùi – Quảng Trị

6 Xã Đăk Rông – Quảng Trị

7 Xã Tà Rụt – Quảng Trị

8 Đèo Hai Hầm – Thừa Thiên Huế

9 P’rao-A Sờ - Quảng Nam

10 Đèo Sông Bung - Quảng Nam

11 TT Khâm Đức - Quảng Nam

12 Đèo Lò Xo – Kon Tum

13 Bắc Đăk Glei – Kon Tum

Trang 15

C Danh sách các tình thành được dự đoán có nguy cơ

trượt lở đất cao ở Việt Nam

Đà Nẵng - Có 111 điểm sạt lở.

- Các vùng có nguy cơ sạt lở đất từ cao cho đến rất cao, phân bố

từ Dốc Kiền đến ngầm Đôi thuộc xã Hòa Phú, xung quanh khu vực Bà Nà thuộc xã Hòa Phú và Hòa Ninh; dọc thung lũng sông

Cu Đê thuộc các xã Hòa Bắc, Hòa Liên, phía nam đèo Hải Vân thuộc quận Liên Chiểu và rải rác ở bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang

- Vùng có nguy cơ sạt lở đất mức trung phân bố rộng ở phía tây

Đà Nẵng, xung quanh bán đảo Sơn Trà và Núi Bà Nà

- Vùng có nguy cơ sạt lở thấp phân bố ở vùng đồng bằng ven biển, dọc thung lũng sông Túy Loan, hạ lưu sông Lỗ Đông Trong

số đó có khu vực Thủy Tú thuộc cửa sông Cu Đê và bán đảo Sơn Trà.

Trang 16

- Hiện có 10.266 điểm có nguy cơ sạt lở, trong đó 2.110 điểm nguy cơ khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.

C Danh sách các tình thành được dự đoán có nguy cơ

trượt lở đất cao ở Việt Nam

Trang 17

Tên Tình hình

Quảng Trị - Tai biến sạt lởt rên địa bàn Quảng Trịkhá đa dạng

vềloại hình, phân bố ở cả vùng núi, vùng đồi và dọc các tuyến đường giao thông với những đặc trưng riêng biệt

ở mỗi dạng địa hình.

- Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2009 - 2010 có 177 điểm sạt lở Trong đó, huyện Hướng Hóa có số điểm trượt lở nhiều nhất (81 điểm),sau đó là huyện Đắkrông (74 điểm), huyện Vĩnh Linh (15điểm) và huyện Gio Linh (7 điểm) Ngoài ra, còn có một số điểm nhỏnằm rải rác ở xã CamTuyền, huyện Cam Lộ.

C Danh sách các tình thành được dự đoán có nguy cơ

trượt lở đất cao ở Việt Nam

Trang 18

C Danh sách các tình thành được dự đoán có nguy cơ

trượt lở đất cao ở Việt Nam

Quảng Ngãi - Hầu hết các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đều diễn

ra sạt lở, phá hủy nhiều đoạn đường giao thông, ruộng nương, hoa màu, công trình kinh tế dân sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm hộ dân địa phương.

- Đa số các điểm sạt lở đều phân bố trên sườn núi có độ cao từ 200 đến 500m đến gần 1000m, độ dốc 25-35°.

Trang 19

Phá hoại các công trình nhà cửa, mất đất đang sử dụng, đất canh tác.

Làm giảm giá trị sử dụng của đất

Thiệt hại sinh mạng, gây ách tắc giao thông, ách tắc dòng chảy gây ngập lụt

Gia tăng kinh phí cứu hộ

Tai biến sạt lở đất ở Việt Nam thường xảy ra với quy mô nhỏ, riêng lẻ có thể không gây thiệt hại lớn nhưng tính tổng cộng số vụ trượt lở đất mỗi năm thì lại có thiệt hại rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với các loại tai biến khác (lũ lụt, gió xoáy, động đất )

Trang 20

STT Địa điểm Thời gian Thiệt hại

1 Bản Vải, huyện Chợ Rã, tỉnh

Bắc Kạn 08/1971 Một vùng thung lũng có ruộng lúa

bị vùi lấp

2 Bản Nà Lúm, xã Thái Học,

huyện Bào Lạc, tỉnh Cao Bằng 09/1995 Tàn phá một vùng rộng lớn

3 Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên

huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

1999 40 người bị vùi

lấp, hàng trăm hộ dân phải di dời

Trang 21

6 Núi Ông Lô, huyện Tuy Phước,

tinh Bình Định 19/12/2005 Tạo nên dòng đất đá, bùn rộng 200m,

dài 3000m

7 Xã Giang Ly, huyện Khánh

Vĩnh, tình Khánh Hòa 28/02/2006 9 người chết

8 Thị trấn Vinh Quang, huyện

Hoàng Su Phi, tỉnh Hà Giang 07/2008 4 người chết

9 P Chiềng Lề, thị xã Sơn La 07/2008 Gây ách tắc Quốc lộ 6 trong 5h, 32 hộ

dân phải di dời

10 Lũ, lũ quét, sạt lở đất sau bão

số 4 và số 6, tại Lào Cai, Yên

Trang 22

12 Mộc Sơn (thuộc danh thắng Ngũ

Hành Sơn, Đà Nẵng) 09/2011 Hư hỏng nặng 3 ngôi

nhà

11 Huyện Đại Từ và Phú Lương,

tình Thái Nguyên 09/2013 3 người chết, sập đổ hoàn toàn

xưởng cơ khí của người dân.

13 Do ảnh hưởng của hoàn

lưu bão số 2 và mưa lớn

Trang 23

Trượt lở đất đá tại xã Phìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (2012)

Trang 25

Một khối đá nặng hàng chục tấn trên bất ngờ đổ ập xuống làm hư hỏng nặng 3 ngôi nhà Mộc Châu (một danh thắng thuộc Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)

Trang 26

Nhiều căn nhà đang còn trống hoác phía sau do núi sập

hồi tháng 9/2011 tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Trang 27

Trượt lở đất ở các tình vùng núi phía Bắc và Tây Bắc

Trang 28

Các hình thái tai biến địa chất sạt lở đất

Trang 29

Vụ sạt lở đất tại lán của công nhân xây dựng tại bến xe Xuân Cường, xã Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn làm 6 người chết và 5 người bị thương (17/09/2014)

Trang 30

Sạt lở ở huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang làm 7 người chết (21/07/2014)

Trang 31

Một vụ sạt lở rất nghiêm trọng đã xảy

ra trên tuyến tỉnh lộ 15 (nối TP Hà Tĩnh với huyện Hương Khê Gần 10.000 khối đất đã vùi lấp đoạn đường khiến giao thông bị ách tắc (4/11/2014)

Trang 32

Bước 1: Xây dựng bản đồ khoanh vùng các khu vực thường xảy ra trượt lở đất, các khu vực có khả năng xảy ra trượt lở đất ở Việt Nam.

Bước 2: Cung cấp thông tin đã đơn giản hóa tới những nơi, những người cần nắm được thông tin này như: UBND các tỉnh, huyện, địa phương người dân sống trong khu vực đó, nhà đầu tư đang đấu thầu xây dựng tại đó

Bước 3: Khẩn trương di dời các điểm dân cư, các công trình công cộng ( trường học, bệnh viện,trạm xá, chợ…) nằm trong khu vực nguy hiểm do tai biến trượt lở đất đến những khu vực an toàn

Trang 33

Bước 4: Đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra trượt lở đất ở những vùng đó bằng biện pháp công trình và phi công trình.

Bước 5: Thành lập những Đội cứu hộ cơ động để ứng cứu,xử lý và khắc phục những hậu quả do trượt lở đất gây ra

Trang 34

Sạt lở đất ở Việt Nam hiện đang ở tình trạng báo động, gây ra nhiều thiệt hại về người và của, cần phải có biện pháp để phòng và hạn chế giảm tải tai biến do sạt đất gây ra.

Biện pháp giảm tải

 Nhà không được xây dựng quá gần mái dốc, nếu gần thì nên xây tường chắn phần đất đá vỡ vụn mạnh có thể sạt xuống, không nên xây

kè áp mái ở chân sườn dốc.

 Phần đất phong hóa là sét đỏ nâu cần được san gạt xuống.

 Có thể trồng cỏ Vetiver ở phần đất phong hóa đã san gạt xuống góc dốc khoảng 300m, việc trồng cỏ Vetiver còn có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ổn định cho sườn.

 Hạn chế tác hại của nước mưa, nước mặt Xây dựng hệ thống thu nước dọc theo các tuyến đường, các đỉnh và chân mái dốc.

 Xây dựng các bản đồ khoanh vùng các khu vực thường xảy ra trượt lở đất và cảnh báo thảm họa này.

Trang 35

 Tuyên truyền rộng rãi cho người dân nhận thức tầm quan trọng các hiểm hoạ do tai biến tự nhiên nói chung và tai biến trượt lở đất nói riêng

 Không cấp phép cũng như nghiêm cấm tuyệt đối việc khai thác khoáng sản, các công trình xây dựng, các điểm dân cư nằm trong vùng

có nguy cơ trượt lở đất đá

 Khẩn trương di dời các điểm dân cư, các công trình công cộng nằm trong vùng nguy hiểm do tai biến trượt lở đất đá đến các vị trí an toàn.

 Thành lập các Đội cứu hộ cơ động để ứng cứu, xử lý và khắc phục các hậu quả do trượt lở đất gây ra.

Ở Việt Nam công tác dự báo còn nhiều hạn chế Chúng ta đã công bố bản đồ các điểm có nguy cơ sạt lở nhưng chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện Do chưa có tiêu chuẩn đánh giá nên đến nay cũng chưa đánh giá được mức độ rủi ro do sạt lở Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đúng mức vấn đề này để hạn chế tới mức thấp nhất hâu quả khi xảy ra.

Ngày đăng: 31/01/2018, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w