TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM

34 743 1
TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đất là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và chất hữu cơ nơi cư trú cho các loại động thực vật và con người, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Đất còn phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông…

TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đất là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và chất hữu cơ nơi cư trú cho các loại động thực vật và con người, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Đất còn phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông… Rất nhiều người nghĩ rằng sự quan tâm và bình luận về đất là vấn đề riêng của một số người có liên hệ đến các ngành nghề và lĩnh vực như nông lâm nghiệp, địa chất, thổ nhưỡng Với họ "tấc đất tấc vàng" chỉ là một giá trị "lý tưởng" trong mối tương quan giữa "ruộng và đất" như một câu ca dao đã ví von: "Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu" Quan điểm này tuy phổ biến song rất hời hợt. Nhiều kinh nghiệm lịch sử và bằng chứng cụ thể đó đây khắp thế giới đã xác định rằng có những giai đoạn và hoàn cảnh, để bảo vệ và duy trì sự no ấm và nền độc lập của quốc gia, sự bảo vệ đất phải được nâng lên hàng đầu và mối quan tâm về đất phải được trở thành mối quan tâm chung (Từ đất dùng ở đây xin hiểu là lớp đất mỏng trên cùng của mặt đất, giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, nơi mà giới động vật và thực vật phát triển hoàn chỉnh, phong phú). Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài “Tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất ở Việt Nam” I/ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI VIỆT NAM - Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý báu. Đất không chỉ không chỉ là tư liệu sản xuất không thay tế được của ngành nông- lâm- ngư nghiệp mà còn là thành phần rất quan trọng của môi trường sống, là nơi phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng. - Theo quan điểm sinh thái đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những những sinh vật đất. - Thành phần của đất bao gồm: các hạt khoáng( 40%), các chất mùn hữu cơ (5%), không khí (25%) và nước (35%). - Qúa trình tạo đất chịu sự tương tác giữa các yếu tố đá gốc, địa hình, khí hậu, hoạt động sống của thế giới sinh vật, trước hết là thảm thực vật cũng như tác động của con người. - Nước ta có diện tích đất thuộc loại trung bình trên thế giới: đất tự nhiên khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 57/200 nước, nhưng dân số đông (khoảng 78 triệu người) nên diện tích đất bình quân mỗi người vào loại thấp chưa đến 0,4ha và xếp vào thứ 128. - Đất đai nước ta rất đa dạng và phức tạp về loại hình nhưng đại thể có thể phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất núi( đất dốc, đất đồi núi…) và đất hình thành từ các sản phẩm bồi tụ. + Nhóm đất thứ nhất chủ yếu là loại đất feralit chiếm ½ diện tích đất tự nhiên. Đất feralit được hình thành trong quá trình phong hóa nhiệt đới có tầng đất sâu, dày, ít mùn và thường có màu vàng đỏ, phân bố ở vùng đồi núi chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. + Nhóm đất thứ hai là nhóm đất trẻ, màu mỡ hơn cả đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố chủ yếu ở các châu thổ và dọc theo các thung lũng rộng lớn ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Trong quá trình khai thác và sư dụng, diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp trong khi đó diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên. Diện tích đất trống đồi trọc cao nhất là ở Tây Bắc (22,6%) rồi đến Đông Bắc (15,6%), Bắc Trung Bộ (15,2%). (Trích nguồn số liệu của Địa lý kinh tế VN /2010) - Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. + Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. + Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. + Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v - Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người. - Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. - Đất được con người sử dụng vào 2 nhóm mục đích cơ bản: xây dựng nhà ở, công trình và sản xuất nông lâm nghiệp. Có thể nêu lên các chức năng cơ bản của đất: • Là môi trường (địa bàn) để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển. • Là địa bàn để cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải. • Là nơi cư trú cho các động vật và thực vật đất. • Là địa bàn cho các công trình xây dựng. • Lọc và cung cấp nguồn nước cho con người II/ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC TA Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33.093.857 ha. Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chứa sử dụng. Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau: 2.1. Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nước: Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 là 26.100.160 ha, tăng 5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000. Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha). Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2005-2010 2000-2010 Tổng diện tích đất nông nghiệp 20.939.679 24.822.560 26.100.160 3.882.881 1.277.600 5.160.481 Đất sản xuất nông nghiệp 8.977.500 9.415.568 10.117.893 438.068 702.325 1.140.393 Đất lâm nghiệp 11.575.027 14.677.409 15.249.025 3.102.382 571.616 3.673.998 Đất nuôi trồng thuỷ sản 367.846 700.061 690.218 332.215 -9.843 322.372 Đất làm muối 18.904 14.075 17.562 -4.829 3.487 -1.342 Đất nông nghiệp khác 402 15.447 25.462 15.045 10.015 25.060 Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010 Biến động sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trên các điểm sau: - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối, giai đoạn 2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm. Sự gia tăng này có thể đến từ việc mở rộng một phần quỹ đất chứa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm nghiệp Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha. Có 41/63 tỉnh giảm diện tích đất trồng lúa. Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê), trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp (công trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cý nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinh doanh). - Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh, từ 11.575.027 ha lên 14.677.409 ha, bình quân hằng năm tăng trên 620.000 ha và mức tăng trưởng này giảm nhẹ trong giai đoạn kế tiếp. Đất lâm nghiệp của cả nước năm 2010 tăng 571.616 ha so với năm 2005, tính chung cho cả giai đoạn diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha. Nguyên nhân tăng chủ yếu do các địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng, cùng với đó là do quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp được xác định lại chính xác hơn. So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì tổng diện tích đất lâm nghiệp cả nước đạt 96,3%, thấp hơn quy hoạch được duyệt là 595.059 ha, trong đó có 35 tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch. - Trong 5 năm đầu (2000-2005), diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự tăng trưởng mạnh tăng từ 367.846 ha lên 700.061 ha, bình quân hàng năm tăng khoảng 66.500 ha. Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010) giảm 9.843 ha (Hình 1). Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,64% trong tổng cơ cấu đất nông nghiệp. So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nước (không tính diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp) thực tế thấp hõn 124.392 ha (đạt 84,72% so với quy hoạch được duyệt). - Diện tích đất làm muối có sự suy giảm trong giai đoạn đầu 2000-2005 và tăng trưởng trở lại trong giai đoạn sau 2006-2010. Diện tích đất làm muối giảm 4.829 ha giai đoạn 2000-2005 và 5 năm sau đó tăng 3.487 ha. Tính cả giai đoạn 2001-2010, diện tích đất làm muối giảm 1.342 ha. Mặc dù trong những năm qua, sản xuất muối có những tiến bộ nhất định về năng suất và chất lượng, tuy nhiên, ngành này vẫn chứa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hàng năm, đất nước còn phải nhập khẩu muối cho các nhu cầu khác nhau với giá thành cao. Đây là vấn đề mang tính nghịch lý cần phải xem xét, vì Việt Nam là một nước nhiệt đới, với 3.444 km chiều dài bờ biển. - Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng mạnh trong 10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010, gấp hõn 63 lần. Mức tăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng năm ở mức 2.506 ha. 2.2. Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%. Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2010 (722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm 2010. Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1.800 ha sau 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010 (Bảng 3). Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha) tăng (+), giảm (-). Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2005-2010 2000-2010 Tổng diện tích 2.850.298 3.232.715 3.670.186 +382.417 + 437.471 +819.888 Đất ở 443.178 598.428 680.477 +155.250 + 82.049 +237.299 Đất chuyên dùng 1.072.202 1.383.766 1.794.479 +311.564 + 410.713 +722.277 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12.804 14.620 +1.816 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.741 97.052 100.939 +3.311 +3.887 +7.198 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.143.087 1.137.445 1.075.736 -5.642 -61.709 -67.351 Đất phi nông nghiệp khác 3.221 3.936 +3.221 +715 +3.936 Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước - Đất ở: Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất ở tăng trưởng nhanh, từ 443.178 ha lên 598.428 ha, bình quân mỗi năm tăng trên 31.000 ha và ở mức trên 7%/năm. Tốc độ này đã tăng trưởng chậm lại trong vòng 5 năm 2005-2010, tuy nhiên vẫn còn ở mức tương đối cao (3%/năm), trung bình mỗi năm tăng trên 16.000 ha. Đây là một con số không nhỏ! Tính bình quân cả giai đoạn 2000-2010, đất ở khu vực nông thôn tăng khoảng 17.900 ha/năm, tăng trưởng ở mức 5,4%/năm; đất ở đô thị tăng khoảng 7.900 ha/năm, tăng trưởng hằng năm ở mức 8,1%/năm. Như vậy, có thể thấy lượng tăng tuyệt đối diện tích đất ở khu vực thành thị nhỏ hơn rất nhiều khu vực nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, thì khu vực này lại lớn hơn rất nhiều. Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở khu vực thành thị và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. - Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000-2005, đất chuyên dùng trên cả nước tăng từ 1.072.202 ha lên 1.383.766 ha, bao gồm: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng, tăng 213.473 ha so với năm 2000. Giai đoạn 2005-2010, diện tích đất chuyên dùng cả nước tăng 410.713 ha; trong đó, đất phục vụ cho mục đích công cộng tăng mạnh nhất (258.421 ha), chủ yếu là đất giao thông và thủy lợi; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (101.677 ha); đất quốc phòng và đất an ninh (55.140 ha). So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì tổng diện tích đất chuyên dùng cả nước mới thực hiện được 94,28% mức quy hoạch được duyệt là 108.405 ha. Trong đó, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp chỉ đạt 53,8%, thấp hõn 83.691 ha so quy hoạch được duyệt. - Các loại đất khác: Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đã có sự suy giảm đáng kể trong cơ cấu đất phi nông nghiệp. Năm 2000, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng cơ cấu đất phi nông nghiệp, thì tỷ lệ này năm 2010 chỉ còn trên 29%, giảm khoảng 67.400 ha. Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trưởng tương đối nhanh ở mức 8%/năm, tăng từ 93.700 ha năm 2000 lên tới 101.000 ha vào năm 2010 và chiếm 3,29% trong tổng cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp. Tình trạng lập mồ mả tự do, phân tán trong đất canh tác, ngoài quy hoạch sử dụng đất diễn ra phổ biến, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và vệ sinh môi trường. Do vậy, vấn đề quy hoạch và định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đang nổi lên cấp bách ở tất cả các địa phương, cần phải giải quyết trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng mạnh, trong vòng 5 năm (2005-2010) tăng 1.820 ha, tăng trưởng 14%. Đất phi nông nghiệp khác năm 2010 tăng 715 ha so với năm 2005. Năm 2005, chỉ tiêu đất phi nông nghiệp khác được đưa vào kiểm kê, cả nước có 3.221 ha, chiếm 0,10% tổng diện tích đất phi nông nghiệp cả nước; đến năm 2010, con số này là 3.936 ha. 2.3. Hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng: Thực tế, diện tích đất chứa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau một thập niên. Chỉ sau 5 năm từ năm 2000-2005, diện tích đất chứa sử dụng đã giảm một nửa từ 10.027.265 ha xuống còn 5.065.884 ha. Năm 2000, diện tích đất chứa sử dụng chiếm tới 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3 diện tích cả nước), thì năm 2005 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2010 con số này là 10%. Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chứa sử dụng không còn nhiều. Ngay cả những cánh rừng nguyên sinh cũng đã bị tàn phá nhiều để phục vụ cho các mục đích mưu sinh của con người. Như vậy, số liệu thống kê cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất nông nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm (2005-2010). Cùng với đó là sự gia tăng về quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Sự suy giảm này là do một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp và mục đích khác, như: xây dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp không còn khả năng mở rộng nhiều. Đây sẽ là thách thức đối với các nhà quản lý, quy hoạch đất đai và các nhà hoạch định chính sách. Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về diện tích đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Khi diện tích đất chứa sử dụng đã được tận dùng, thì để có được quỹ đất phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất trong khu vực nông nghiệp cũng như những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất này trước đó, làm thay đổi về cơ cấu lao động tại các vùng, địa phương này. Vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất đai cần có những đánh giá tác động toàn diện về lợi ích và chi phí của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt tại các vùng, địa phương có sự suy giảm quỹ đất sản xuất nông nghiệp mạnh, để có thể đưa ra đề xuất quy hoạch sử dụng đất trong vùng, địa phương một cách hiệu quả. III/ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG VIỆC QUẢN LÍ ĐẤT HIỆN NAY Có thể nói, xuất phát tử những nhu cầu sử dụng và quản lí tài nguyên đấy, vấn đề nghiên cứu đất trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng đất đai ở Việt Nam trong thời kì chuyển đổi cơ cấu kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp là cần thiết nhằm điều tra, phân hạng, định hướng sử dụng và quản lí nguồn đất một cách hữu hiệu gắn với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường. 3.1. Ở Việt Nam, tình hình canh tác chưa hợp lý Một số diện tích không nhỏ bị xói mòn, thoái hóa, một diện tích lớn đất xấu chưa được cải tạo,trong đó có 460.000ha đất cát. - Diện tích tính theo đầu người quá thấp: diên tích đất Việt Nam là 33 triệu ha (đứng thứ 58 trên thế giới) nhưng diên tích bình quân trên đầu người chỉ là 0,5 ha( đứng thứ 159 trên thế giới). + Về đất nông nghiệp: càng ít. Tổng tiềm năng dự trữ đất nông nghiệp là 10-11 triệu ha, hiện nay sử dụng được 7 triệu ha, ¾ trong số đó là trồng cây và chỉ còn 0,08-0,09 ha/người.Ô nhiễm đất ngày càng nhiều ở vùng lân cận có các nhà máy,khu công nghiệp,ví dụ : xung quanh khu công nghiệp Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh ),khu Thượng Đình,Văn Điển (Hà Nội) thành phần đất có hàm lượng chì, crom, cadimi, kẽm khá cao làm thành phần vi sinh vật có ích đã thay đổi, ảnh hưởng tới cây trồng. + Nhu cầu về đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông, thủy lợi đang ngày càng tang làm cho đất nông nghiệp,đất rừng bị giảm xuống. có tỉnh đã lấy diện tích đất nông nghiêp dùng cho đô thị hóa + Công nghiệp hóa nên bị giảm tới 2000 ha/năm và ước tính trên phạm vi cả nước là 28000 ha/năm. - Đất không phải là một khối vật chất “trơ” mà là một hệ thống rất “mỏng manh” của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hưu cơ và những sinh vật đất trong trạng thái cân bằng động. Đất được tạo thành là do sự tương tác các yếu tố địa hình, khoa học, hoạt động sống của sinh vật, trước hết là thảm thực vật và sự sử dụng của con người. 3.2. Quy hoạch đất chưa hợp lí Tổ chức Oxfam đã công bố kết quả sau nhiều tháng triển khai,có rất nhiều phát hiện về sự hợp lý trong quy hoạch sử dụng đất,chế dộ sử dụng đất… (Tổ chức Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triên nông thôn,hỗ trợ nhận đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai,phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số,nâng cao vị thế phụ nữ) + Quy hoạch sử dụng đất manh mún, tồn tại nhiều dự án treo, tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa các nông trường và nông dân, định giá đất chưa hợp lý là một trong rất nhiều phát hiện của Oxfam sau quá trình tham vấn lấy ý kiến nhân dân, góp ý cho Luật Đất đai (sửa đổi). + Ngày 22.3, Viện Nghiên cứu lập pháp (Quốc hội) cùng Tổ chức Oxfam đã tổ chức Hội thảo "Xem xét, bình luận báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân và góp ý Luật Đất đai (sửa đổi)". + Tại hội thảo này, Tổ chức Oxfam đã công bố kết quả tham vấn sau nhiều tháng riển khai, có rất nhiều phát hiện về sự bất hợp lý trong việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chế độ sử dụng đất đối với đất nông nghiệp do [...]... lýợc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo Trình Khoa học môi trường (TS.Nguyễn Duân) , Đại học Huế, năm 2011 2 Giáo trình Địa lý kinh tế (Nguyễn Thị Thanh Bình), Đại Học Huế, năm 2010 3.Bài giảng quy hoạch sử dụng đất (TS Nguyễn Hữu Ngữ), Đại Học NL Huế, tháng 10/2010 4 Giáo trình đánh giá đất ( Phạm Quang Khanh) 5 Sách Môi Trường Tài nguyên Đất Việt Nam. .. Khôi phục những mảnh đất bị suy thoái, tránh lăng phí, dư thừa đất một cách vô lí • Tuyên truyền đến cộng đồng tầm quan trọng của tài nguyên đất thông qua các website, báo đài,… và mở các đợt tập huấn đến tận người dân về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất • Hàng năm nên tổ chức một ngày lễ phát động về bảo vệ tài nguyên đất Ngoài ra, các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông... trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng + Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất + Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động... và phân tán dòng chảy bề mặt Tính chất của đất đặc trưng cho tình ứng chịu xói mòn của đất phụ thuộc vào độ thấm nước của đất như thành phần cơ giới đất, độ dày tầng đất, kết cấu đất, hàm lượng hưu cơ • Yếu tố con người: do việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất chưa hợp lí, diện tích đất bỏ hoang, đồi trọc còn tồn tại + Biểu hiện thoái hóa đất do xói mòn : Vùng sinh thái Tỉ lệ đất dốc (%) Tỷ lệ đất. .. kiệm và hiệu quả về sử dụng đất đai là ý kiến đánh giá chung của nhiều chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất Đai 2003 về Quy Hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất do Tổng cục Quẩn Lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi Trường chủ trì cuối tuần qua + Ở khía cạnh phát triển đô thị, mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Hội Quy Hoạch Phát Triển Đô thị Việt Nam, ... con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng + Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân V/ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM * Ngoài ra, cần phải: • Hoàn thiện hệ thống quản lý đất của Nhà nước • Bảo vệ và khai thác... lớn rừng trên vùng đồi núi và rừng ngập mặn ven biển - Cho đến nay, vẫn còn khá nhiều diện tích đất đồi núi hoang hóa chưa phục hồi thành rừng được mà chỉ là những sườn đồi cỏ tranh và cây bụi lúp xúp Sự suy thoái đất này cũng thuộc về nguyên nhân hủy hoại sự sống của đất do chất độc hóa học V/ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 5.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất: “Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các... tích đất sản xuất nông nghiệp của nước ta, có đến 6 triệu ha, chiếm 84% diện tích là đất chua Độ chua của đất ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và năng suất cây trồng với đa số các loại cây trồng thích hợp với đất ít chua đến trung tính Đất bị chua cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động vi sinh vật đất, đến chất lượng chất hữu cơ đất và sự tích lũy và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ đất đến cây trồng cơ đất. .. ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận) Do biến đổi lớn về khí hậu và môi trường trong những năm gần đây, hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã thúc đẩy sự suy thoái đất. .. biện pháp tác động vào đất ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa đất theo hướng này chứ rất khó có thể phục hồi đất này trở về đất đồi ban đầu 4.5.Quá trình chua hóa,nghèo dinh dưỡng trong đất : - Phần lớn đất ở nước ta kể cả ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng đều bị chua với pH đất từ 4,0 đến 5,5 Thực tiễn sản xuất cho thấy, thường sau 3 đến 4 năm canh tác trồng các loại cây ngắn ngày, pH của đất giảm trung bình . 1.137.445 1.075.736 -5 .642 -6 1.709 -6 7.351 Đất phi nông nghiệp khác 3.221 3.936 +3.221 +715 +3.936 Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước - Đất ở: Giai đoạn 200 0-2 005, diện tích. 2010 (Bảng 3). Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha) tăng (+), giảm (-) . Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 200 0-2 005 200 5-2 010 200 0-2 010 Tổng diện tích 2.850.298 3.232.715 3.670.186 +382.417 + 437.471. duyệt). - Diện tích đất làm muối có sự suy giảm trong giai đoạn đầu 200 0-2 005 và tăng trưởng trở lại trong giai đoạn sau 200 6-2 010. Diện tích đất làm muối giảm 4.829 ha giai đoạn 200 0-2 005 và

Ngày đăng: 27/11/2014, 12:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan