BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ MAI ANH QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ TH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
LÊ MAI ANH
QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
LÊ MAI ANH KHOÁ 2015-2017
TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM TRỌNG THUẬT
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.KTS Phạm Trọng Thuật đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm, những phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi nghiên cứu
và thực hiện luận văn này và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường
Cuối cùng tôi xin trân trọng cám ơn Viện quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng ninh - Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Xây dựng Quảng Ninh,
Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian nghiên cứu luận văn
Xin trân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 4/2017 Tác giả Luận văn
Lê Mai Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Mai Anh
Trang 5MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục hình ảnh minh họa
Danh mục các bảng biểu hình vẽ đô thị
MỞ ĐẦU 1
* Lý do chọn đề tài 1
* Mục đích nghiên cứu 2
* Nội Dung nghiên cứu 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
* Phương pháp nghiên cứu 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
* Các khái niệm (thuật ngữ) dùng trong luận văn 5
* Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG 9
1.1 Thực trạng phát triển và quản lý xây dựng đô thị tại Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng 9
1.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long 9
1.1.2 Thực trạng phát triển các khu đô thị tại thành phố Hạ Long 15
1.1.3 Thực trạng công tác QLXD theo quy hoạch tại thành phố Hạ Long 17
1.2 Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Công viên Đại dương Hạ Long 21
1.2.1 Khái quát về đầu tư xây dựng Công viên Đại dương Hạ Long 21
1.2.2 Nội dung quy hoạch Công viên Đại dương Hạ Long 22
Trang 61.3 Thực trạng đầu tư xây dựng và công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch tại Công viên Đại dương Hạ Long 30
1.3.1 Tình hình triển khai dự án Công viên Đại dương Hạ Long 30
1.3.2 Thực trạng đầu tư xây dựng Công viên Đại Dương Hạ Long 32
1.3.3 Thực trạng QLXD theo quy hoạch Công viên Đại Dương Hạ Long 39
1.4 Những vấn đề tồn tại trong công tác Quản lý xây dựng theo quy hoạch Công viên Đại Dương Hạ long 41
1.4.1 Những tồn tại, bất cập, nguyên nhân 41
1.4.2 Các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu 47
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG 49
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch 49
2.1.1 Đặc trưng cơ bản phân loại không gian xanh đô thị: 49
2.1.2 Phân loại và xu hướng luận về tổ chức không gian công viên đô thị: 50
2.1.3 Quản lý thực hiện không gian xanh trong đô thị là xu thế tất yếu của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 53
2.1.4 Phân cấp quản lý, quy định quản lý, quy chế quản lý (21) 54
2.2.2 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng theo quy hoạch công viên đô thị 62
2.3 Cơ sở thực tiễn 64
2.3.1 Những yếu tố tác động quá trình quản lý xây dựng theo quy hoạch Công viên Đại Dương Hạ Long 64
2.3.2 Kinh nghiệp quản lý xây dựng theo quy hoạch một số công viên trong nước và trên thế giới 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG HẠ LONG 79
3.1 Quan điểm và nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch công viên Đại Dương Hạ Long 79
3.1.1 Quan điểm: 79
Trang 73.1.2 Nguyên tắc 80
3.2.3 Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch công viên Đại Dương Hạ Long, thành phố Hạ Long 84
3.3 Ciải pháp cơ chế chính sách quản lý xây dựng theo quy hoạch công viên Đại Dương Hạ Long 117
3.3.1 Hoàn thiện bổ sung cơ chế chính sách 117
3.3.2 Giải pháp các mô hình đầu tư tại công viên Đại Dương Hạ Long 119
3.3.3 Giải pháp xây dựng trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng 122
3.3.4 Giải pháp mô hình tổ chức quản lý công viên Đại Dương Hạ Long 126
3.3.5 Tổ chức thực hiện 128
3.4.2 Tổ chức quản lý về quá trình xây dựng, khai thác sử dụng với sự tham gia của cộng đồng 131
3.4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch công viên Đại Dương Hạ Long thành phố Hạ Long 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
Kết luận 135
Kiến nghị 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Hình1.1 Vị trí thành phố Hạ Long trong liên Hệ vùng tỉnh Quảng Ninh
Hình1.2 Hình ảnh đặc trưng của thành phố Hạ long
Hình1.3 Sơ đồ đánh giá địa hình, địa mạo thành phố Hạ Long
Hình1.4 Hình ảnh về địa hình và cảnh quan thành phố Hạ Long
Hình1.5 Sơ đồ đánh giá khí hậu thủy văn thành phố Hạ Long
Hình1.6 Thành phố Hạ Long trong chiến lược phát triển KT-XH
Hình1.7 Điều chỉnh QHC TP Hạ long đến năm 2030
Hình1.8 Bản đồ các khu đô thị ở thành phố Hạ Long
Hình1.9a Vị trí nghiên cứu thuộc phường Bãi Cháy
Hình1.9b Vị trí nghiên cứu thuộc phường Hồng Gai; Bạch Đằng; Yết Kiêu và
Trần Hưng Đạo
Hình1.10 Hình ảnh công viên Đại Dương Hạ Long bắt đầu đầu tư xây dựng hệ
thống HTKT theo như quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt Hình1.11a Hiện trạng Công viên Đại Dương Hạ long khu vực Bãi Cháy
Hình1.11b Hiện trạng Công viên Đại Dương Hạ long khu vực núi Ba Đèo
Hình1.12 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan Công viên Đại Dương Hạ long
Hình1.13 Sơ đồ minh họa định hướng không gian xanh thành phố Hạ Long Hình1.14 Sơ đồ định hướng các khu vực phát triển không gian xanh đô thị Hình1.15 Hoạt đông vui chơi và giải trí, thể dục thể thao của thanh thiếu niên Hình1.16 Mặt bằng tổng thể dự án Công viên Thống Nhất
Hình1.17 Dự án công viên Yên Sở
Hình1.18 Sự xuống cấp nhanh chóng về chất lượng xây dựng của công viên
Hòa Bình Hình1.19 Sơ đồ phân khu vực quản lý Công viên Đại Dương Hạ long
Hình1.20 Hình ảnh minh họa khu vực làng biển
Trang 10Hình1.21 Hình ảnh minh họa khu vực công viên giải trí mạo hiểm Theme Park Hình1.22 Hình ảnh minh họa khu trung tâm Đại Dương
Hình1.23 Hình ảnh minh họa khu làng văn hóa thế giới
Hình1.24 Hình ảnh minh họa khu vực công viên núi Ba Đèo
Hình1.25 Vị trí khu vực làng biển
Hình1.26 Tổ chức không gian khu vực làng biển
Hình1.27 Vị trí khu vực công viên giải trí
Hình1.28 Tổ chức không gian khu vực công viên giải trí – công viên chuyên đề Hình1.29 Tổ chức không gian khu vực công viên giải trí – công viên nước
Hình1.30 Vị trí khu vực trung tâm Đại Dương
Hình1.31 Tổ chức không gian khu vực trung tâm Đại Dương
Hình1.32 Vị trí khu vực làng văn hóa Thế giới
Hình1.33 Tổ chức không gian khu vực làng văn hóa thế giới
Hình1.34 Vị trí khu vực núi Ba Đèo
Hình1.35 Tổ chức không gian khu vực công viên núi Ba Đèo
Hình1.36 Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể
Trang 11
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất
Bảng 2.2 Phân loại công viên
Bảng 2.3 Bảng phân loại hình thức công viên
Bảng 2.4 Thời gian và đối tượng tiếp cận hoạt động tại công viên đô thị
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu sơ đồ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phân loại không gian xanh đô thị
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ phân loại không gian mặt nước trong đô thị
Sơ đồ 3.4 Quy trình thực hiện đầu tư dự án trong công viên Đại
Dương Hạ Long
Sơ đồ 3.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức công viên Đại Dương Hạ Long
Sơ đồ 3.6 Sơ đồ tổ chức bộ máy có sự tham gia của cộng đồng
Trang 12Hà Nội và các thành phố lớn của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ như Hải Phòng, Hải Dương, đồng thời là “cửa ngõ” của cả vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc ra biển và nối với vùng duyên hải Nam Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Quảng Ninh những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế và trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của vành đai phát triển của các tỉnh phía Bắc Sự hình thành và phát triển của các tuyến hành lang quốc tế và quốc gia liên quan đến Quảng Ninh đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Tuy vậy, kinh tế Quảng Ninh vẫn còn nhiều điều kiện và tiềm năng chưa được phát huy, đặc biệt là trong phát triển du lịch và dịch vụ
Thành phố Hạ Long cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
số 1838/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2013 công nhận là đô thị loại 1 Tuy vậy, đô thị Hạ Long chưa thực sự hấp dẫn du lịch, công suất các phòng khách sạn trên trong thành phố chỉ đạt khoảng 40% mặc dù khu vực lõi trên Vịnh Hạ Long có lượng du khách đông và có dấu hiệu quá tải Thành phố Hạ Long còn thiếu nhiều hạng mục vui chơi, giải trí thu hút du khách, làm tăng số ngày lưu trú và hỗ trợ các sản phẩm du lịch đa dạng khác cho tuyến du lịch Vịnh Đồ
án Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2030 đã xác định khu vực ven biển thuộc phường Bãi Cháy và khu vực núi Ba Đèo được hình thành khu
Trang 13tư của tỉnh Quảng Ninh; Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long để khẩn trương tổ chức thực hiện công tác lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 làm cơ sở cho công tác đầu tư Công ty cũng đã giao cho tư vấn International Theme Park Service Inc (ITPS-Hoa Kỳ) khảo sát, nghiên cứu ý tưởng quy hoạch theo quan điểm hình thành công viên du lịch giải trí tầm cỡ của Châu Á, có các hạng mục đạt đến đẳng cấp của Thế giới
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý xây dựng theo Quy hoạch
Công viên Đại dương Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá thực
trạng tình hình Quản lý xây dựng theo Quy hoạch theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt và tìm ra giải pháp hợp lý nhất để quản lý việc đầu tư xây dựng đảm bảo đồng bộ tuân thủ quy hoạch, tạo Quản lý xây dựng theo Quy hoạch đẹp, kiểu mẫu và là điểm nhấn cho khu vực thành phố Hạ Long
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất đồng bộ nhóm giải pháp phù hợp trong công tác
“Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Công viên Đại dương Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” theo chủ trương định hướng:
+ Đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước trong công tác xây dựng theo quy hoạch Công viên Đại dương Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
+ Là cơ sở khoa học cho việc triển khai xây dựng theo quy hoạch dự án: Công viên Đại dương Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
Trang 143
+ Là tài liệu khoa học và được sử dụng tham khảo để thực hiện triển khai xây dựng theo quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố
Hạ Long nói riêng tỉnh Quảng Ninh nói chung;
* Nội Dung nghiên cứu
+ Đánh giá thực trạng công tác Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Công viên Đại dương Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;
+ Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn Quản lý xây dựng theo Quy hoạch các khu du lịch ở Việt Nam nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng + Đề xuất mô hình và giải pháp phù hợp Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Công viên Đại Dương tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng ninh
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Công viên Đại Dương Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được UBND thành phố Hạ Long phê duyệt tại quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 16 tháng 03 năm 2016
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi ranh giới nghiên cứu Quy hoạch: thuộc phân khu K10-7 và K1-1 theo “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050”, cụ thể:
+ Khu vực công viên Đại Dương tại phường Bãi Cháy, giới hạn bởi các điểm M1, M2, M3,…, M45, M46 và M1 có tọa độ ghi trên bản đồ khảo sát địa hình, các ranh giới như sau:
* Phía Bắc giáp đường Hạ Long;
* Phía Đông và Nam giáp biển;
Trang 154
* Phía Tây giáp khu bến tàu khách du lịch và biển
+ Khu vực công viên núi Ba Đèo tại các phường: Hồng Gai; Bạch Đằng; Yết Kiêu và Trần Hưng Đạo, giới hạn bởi các điểm M54, M55, M56,…, M154, M155 và M54 có tọa độ ghi trên bản đồ khảo sát địa hình, các ranh giới như sau:
* Phía Bắc giáp đường dẫn cầu Bãi Cháy;
* Phía Đông giáp khu dân cư hiện hữu;
* Phía Tây và Nam giáp đường Đặng Bá Hát và khu dân cư hiện hữu + Lô đất trụ cáp treo T2 tại phường Hồng Gai, giới hạn bởi các điểm M47, M48, M49, M50, M51, M52, M53 và M47 có tọa độ ghi trên bản đồ Quy hoạch được phê duyệt
- Diện tích quy hoạch: 226,04 ha (trong đó: Khu vực công viên Đại Dương = 182,11 ha; Khu vực công viên núi Ba Đèo =43,46 ha; Lô đất trụ cáp treo T2 = 0,47 ha)
* Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu, thực hiện nghiên cứu vận dụng Phương pháp chuyên gia và phương pháp kế thừa, khảo sát thực tế về các Khu vực Bãi Cháy và khu vực Bến Phà cũ ( đồi Ba Đèo )
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu tham khảo và nghiên cứu các quy định, chính sách có liên quan về công tác Quản lý xây dựng theo Quy hoạch ở Việt Nam; nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác Quản lý xây dựng theo Quy hoạch theo quy hoạch của các khu đô thị ở một số tỉnh, thành phố để đề xuất các giải pháp Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Công viên Đại dương Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Trang 165
Xây dựng cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề tồn tại, bất cập cần giải quyết và nêu những quy định mới nhất của nhà nước trong công tác Quản lý xây dựng theo Quy hoạch tại các đô thị địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Ý nghĩa thực tiễn
Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Công viên Đại dương Hạ Long, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
* Các khái niệm (thuật ngữ) dùng trong luận văn
- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn
- Dự án đầu tư phát triển đô thị là dự án đầu tư xây dựng một công trình hoặc một tổ hợp công trình trong khu vực phát triển đô thị đã được cấp
có thẩm quyền quyết định và công bố
- Khái niệm về Công viên: là khu vực được bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay trồng, một nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ.(1) Kiến trúc công viên gồm có: cây xanh, ghế ngồi nghỉ mát, các con đường nhỏ dùng cho người tản bộ, ốc đảo, vườn hoa, các ki ốt, ban quản lý công viên, nước, hệ thực vật và động vật và các khu vực cỏ v.v (2) Bảo đảm người ở các lứa tuổi có thể tìm được không gian trong đó cho mình, tính yên tĩnh, thư giãn của cá nhân Mọi người đều có quyền vào nghỉ ngơi, tham quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong công viên bình thường, không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vụ giải trí có thu tiền (3) Thường các công viên được làm theo các đặc thù, loại này