1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP

15 724 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I. Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 1 1. Khái niệm 1 2. Đặc điểm 1 3. Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại 4 II. Khái quát chung về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 5 1. Hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 5 2. Hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp 6 III. So sánh giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 9 1. So sánh nhượng quyền thương mại và chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 9 2. So sánh nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp 11 KẾT LUẬN 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 1 1 Khái niệm 1 2 Đặc điểm 1 3 Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại 4 II Khái quát chung về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp .5 1 Hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp .5 2 Hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp 6 III So sánh giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 9 1 So sánh nhượng quyền thương mại và chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 9 2 So sánh nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp 11 KẾT LUẬN 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .Error: Reference source not found 0 MỞ ĐẦU Hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động nhượng quyền thương mại là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người lại bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này cũng như những đặc trưng của hai hoạt động này Do vậy để làm rõ hơn những điểm tương đồng và những sự khác biệt của hai hoạt động này, trong phạm vi bài tiểu luận, em xin được lựa chọn đề bài số 5: “So sánh chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và nhượng quyền thương mại” NỘI DUNG I Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 1 Khái niệm Luật Thương mại năm 2005 đưa ra khái niệm về hoạt động nhượng quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: - Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh1” Hiểu một các đơn giản hơn thì Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại theo đó thông qua một hợp đồng bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền độc lập tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo một phương thức kinh doanh và gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ do bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát, bên nhượng quyền sẽ tiến hành việc hỗ 1 Điều 284 Luật thương mại năm 2005 1 trợ và kiểm soát thường xuyên đối với việc kinh doanh của bên nhận quyền, đổi lại, bên nhận quyền sẽ trả cho bên nhượng quyền một khoản phí 2 Đặc điểm Hoạt động nhượng quyền thương mại mang những đặc điểm cơ bản sau: - Chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại: Chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền; Bên nhận quyền và bên nhượng quyền đều phải là thương nhân (có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài) Ngoài ra, bên nhượng quyền còn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, và bên nhận quyền phải đáp ứng điều kiện là có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại2 - Đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại là quyền thương mại: Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức mà bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh (các tài sản trí tuệ), khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, … của bên nhượng quyền Trong quan hệ nhương quyền thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong hoạt động kinh doanh - Tính đồng bộ và tính hệ thống của quan hệ nhượng quyền thương mại: Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhương quyền thương mại mà hoạt động nhượng quyền thương mại phải đảm bảo được tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quá trình kinh doanh như: chất lượng hàng hóa, dịch vụ; phương thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh (từ hình ảnh bên ngoài cho đến khu vực bên trong của cơ sở kinh doanh); việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của bên nhượng quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng phục của nhân viên, các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh;… Chính sự đồng nhất này đã tạo nên tính hệ thống của quan hệ nhượng quyền thương mại 2 ĐIều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP 2 - Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết: Mối quan hệ kinh tế nào cũng cần có sự liên kết mật thiết với nhau, cùng nhau phát triển Tuy nhiên, đối với nhượng quyền thương mại thì mối liên hệ này càng trở nên mật thiết bởi doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp nhận quyền đều cùng nhau kinh doanh trên một sản phẩm, quy trình kinh doanh như nhau, là những bản sao hoàn hảo của nhau, và tính đồng nhất trong các mắt xích của hệ thống nhượng quyền thương mại chỉ có thể được đảm bảo khi giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt thời gian tồn tại quan hệ nhượng quyền thương mại.Tính mật thiết của mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền hình thành từ ngay sau khi các bên phát sinh quan hệ nhượng quyền thương mại Kể từ thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống - Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền: Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như bên nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ - Phí trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Về cơ bản có hai loại phí bên nhận quyền phải trả đối với nhượng quyền thương mại, đó là phí trả trước và phí thường xuyên Phí trả trước là khoản phí mà bên nhận quyền phải 3 trả cho bên nhượng quyền để có được các quyền khai trương doanh nghiệp của bên nhận quyền Thực chất là bên nhận quyền sẽ mua các quyền sử dụng các thương hiệu, phương thức kinh doanh, và các quyền phân phối của công ty đó Ngoài ra phí nhượng quyền thương mại ban đầu còn có thể bao gồm các chi phí khác như chi phí đào tạo; chi phí cho các trang thiết bị, đồ đạc cố định (bên nhận quyền có thể được yêu cầu mua hoặc thuê các trang thiết bị và đồ đạc cố định riêng của công ty); … Bên nhận quyền cũng sẽ phải trả phí thường xuyên để duy trì được nhượng quyền thương mại đã mua Hầu hết những bên nhượng quyền đều đòi hỏi được trả phí bản quyền Bên nhận quyền sẽ phải trả khoản phí này trên cơ sở tổng doanh thu của bên nhận quyền - Hình thức thực hiện – Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thoả thuận trong đó, một bên là bên nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai thác một “quyền thương mại” nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương 3 Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại 3.1 Đối với bên nhượng quyền: - Nhượng quyền thương mại là cách nhanh nhất để một thương hiệu xâm nhập vào một quốc gia, lãnh thổ hay khu vực, mở rộng hệ thống kinh doanh mà không phải đầu tư nhiều mà vẫn nằm trong sự điều tiết, kiểm soát của mình - Thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại giúp cho doanh nghiệp phân tán được rủi ro trong kinh doanh vì việc xâm nhập vào một thị trường mới luôn gặp nhiều rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen mua sắm, khẩu vị…của khách hàng - Nhượng quyền cũng giúp giải quyết vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp vì người nhận quyền sẽ chịu trách nhiệm đầu tư và quản lý toàn bộ tài sản của mình - Gia tăng sự thành công và nổi tiếng của thương hiệu 4 - Tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ thương hiệu 3.2 Đối với bên nhận quyền: - Tận dụng nguồn lực, tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc xây dựng một mô hình kinh doanh, đào tạo đội ngũ hay xây dựng một thương hiệu trên thị trường - Giảm thiểu rủi ro khi mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới II Khái quát chung về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có 2 phương thức là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp 1 Hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 1.1 Khái niệm Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác 1.2 Đặc điểm - Chủ thể trong hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Quan hệ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tồn tại giữa 2 bên là bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng + Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu đối tượng được chuyển nhượng đó Bên chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được pháp luật bảo hộ đang còn trong thời hạn bảo hộ và phải đảm bảo việc chuyển giao không gây tranh chấp với bên thứ ba Trong trường hợp có nhiều chủ sở hữu của một quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển nhượng phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu + Bên được chuyển nhượng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu - Đối tượng của hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Đối tượng được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại Không được phép chuyển nhượng 5 quyền đối với chỉ dẫn địa lý Và việc chuyển nhượng các đối tượng này phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp - Quan hệ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là quan hệ mua bán đặc thù: Thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, bên chuyển nhượng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của mình trong phạm vi được bảo hộ cho bên được chuyển nhượng, đồng thời chấm dứt hoàn toàn quyền của chủ văn bằng bảo hộ đối với bên chuyển giao Bên được chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ - Hình thức thực hiện – Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa hai bên, theo đó một bên (gọi là bên chuyển nhượng) chuyển quyền sở hữu độc quyền sở hữu công nghiệp sang cho bên kia (gọi là bên được chuyển giao), còn bên chuyển giao phải thanh toán tiền cho bên chuyển giao theo thỏa thuận 2 Hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp 2.1 Khái niệm Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hay còn gọi là lixăng) là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình 2.2 Đặc điểm - Chủ thể thực hiện hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Chủ thể của quan hệ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm 2 bên là bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền Bên chuyển quyền là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp – người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ đối với sang chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng, nhãn hiệu, … hoặc được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp đó Bên chuyển quyền cũng có thể là người được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công 6 nghiệp chuyển quyền sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp và được phép chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho bên thứ ba Bên được chuyển quyền là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu được sử dụng, khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp - Đối tượng của hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó), thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh Riêng quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không thể là đối tượng của hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bởi chỉ dẫn địa lý là tài sản công, thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó nhưng học không được chuyển quyền này cho người khác; còn đối với tên thương mại thì chủ sở hữu chỉ được sử dụng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trong các giấy tờ, giao dịch, biển hiệu, sản phẩm,… của mình trong lĩnh vực kinh doanh mà không được chuyển giao cho chủ thể khác - Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao bị giới hạn về không gian và thời gian: Thời hạn của hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận nhưng luôn bị giới hạn bởi thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp luôn có điều khoản về lãnh thổ nhằm xác định giới hạn về mặt không gian bảo hộ trong đó bên được chuyển quyền được phép tiến hành việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp - Đối với đối tượng được chuyển quyền là quyền sử dụng nhãn hiệu thì bên chuyển quyền có quyền kiểm tra chất lượng của hàng hóa mang nhãn hiệu của bên được chuyển quyền để đảm bảo hàng hóa được sản xuất có chất lượng như hàng hóa do mình sản xuất Bên chuyển quyền thực hiện quyền này nhằm bảo vệ uy tín của nhãn hiệu, ngăn chặn việc bên được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu lợi dụng uy tín của nhãn hiệu để bán những hàng hóa kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như gây thiệt hại cho chính chủ sở 7 hữu nhãn hiệu Ngoài ra đối với các đối tượng được chuyển quyền là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại thì bên chuyển quyền không có quyền năng này - Bên được chuyển quyền có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên sản phẩm, bao bì sản phẩm về việc sản phẩm được sản xuất theo li-xăng do bên chuyển quyền cấp - Giá chuyển giao quyền sử dụng và phương thức thanh toán: Để có được quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên được chuyển quyền phải trả cho bên chuyển quyền một khoản phí chuyển quyền, hay còn gọi là phí li-xăng Phí li-xăng do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở ước tính hiệu quả kinh tế mà bên được chuyển quyền có thể thu được từ việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, tuy nhiên phải quân thủ khung giá mà pháp luật quy định về giá chuyển giao công nghệ Về phương thức thanh toán, các bên có thể thỏa thuận để thanh toán một lần, toàn bộ hoặc nhiều lần theo định kỳ - Hình thức thực hiện – Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (bên chuyển quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên được chuyển quyền) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi, thời hạn mà các bên đã thỏa thuận và hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Và theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được lập thành văn bản 2.3 Ý nghĩa * Đối với bên chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: - Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp - Giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thâm nhập thị trường trong nước và nước ngoài thông qua bên sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu doanh nghiệp đó không thể thâm nhập vào thị trường này do các điều kiện về thị trường, thuế, chi phí vận chuyển hoặc do quy định của pháp luật 8 - Làm tăng sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời có thể giúp làm tăng danh tiếng thong qua sự công nhận nhãn hiệu sản phẩm * Đối với bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: - Không cần đầu tư nhiều chi phí cho việc đầu tư và nghiên cứu sáng tạo trí tuệ đó, tránh được vô số các rủi ro phát sinh từ quá trình này - Dễ dàng có được một vị trí đáng kể trên thị trường III So sánh giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 1 So sánh nhượng quyền thương mại và chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp * Giống nhau: - Hình thức thức hiện đều bắt buộc phải là văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương * Khác nhau: - Thứ nhất, về chủ thể: Chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại bắt buộc phải là thương nhân, bao gồm cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền Tuy nhiên trong quan hệ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì chủ thể của quan hệ này không bắt buộc phải là thương nhân - Thứ hai, về đối tượng chuyển giao: Nếu như trong hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của nó chỉ là quyền sở hữu công nghiệp (quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó), thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh) thì ở nhượng quyền thương mại, quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó còn là sự chuyển giao về cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, … hay nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh Như vậy, phạm vi đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại là rộng hơn nhiều so với hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp 9 - Thứ ba, về hậu quả pháp lý của hoạt động chuyển giao: Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, sau khi bên nhượng quyền chuyển nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền thì cũng không làm chấm dứt quyền của bên nhượng quyền đối với quyền thương mại cũng như quyền đối với bên nhận quyền, tuy nhiên đối với quan hệ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì sau khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt toàn bộ quyền của mình đối với đối tượng sở hữu công nghiệp, đồng thời chấm dứt toàn quyền của chủ văn bằng bảo hộ đối với bên nhận chuyển nhượng - Thứ tư, về phí chuyển nhượng: Phí trong hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm 2 loại là phí trả trước và phí thường xuyên, trong đó phí trả trước bao gồm tất cả các chi phí bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để được khai thác, sử dụng quyền thương mại như tiền thương hiệu, chi phí đào tạo, …, còn phí thường xuyên bên nhận quyền sẽ phải trả khoản phí này trên cơ sở tổng doanh thu của bên nhận quyền để duy trì được quyền thương mại đã mua Còn trong hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì chỉ có một loại phí duy nhất là phí chuyển nhượng, đây là khoản phí mà bên nhận chuyển nhượng phải trả cho bên chuyển nhượng để được sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp Ngoài khoản phí này ra thì bên nhận chuyển nhượng không phải trả cho bên chuyển nhượng bất kỳ một chi phí nào khác - Thứ năm, về quan hệ giữa các bên chủ thể: Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, mối quan hệ giữa các chủ thể rất chặt chẽ, bên nhận quyền phải tuân theo các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật do bên nhượng quyền đặt ra, đồng thời phải chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền Đổi lại, bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ cho bên nhận quyền trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng Còn trong quan hệ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì sau khi thực hiện hợp đồng (các bên đã hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau theo hợp đồng) thì các bên chấm dứt quan hệ, bên chuyển nhượng không có quyền giám sát và cũng không có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên nhận chuyển nhượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của bên nhận chuyển nhượng 10 - Thứ sáu, về hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (khoản 1 Điều 148 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009) Còn đối với Hợp đồng nhượng quyền thương mại thì theo quy định tại Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, ngoài ra nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thứ bảy, về nguồn luật điều chỉnh: Quan hệ nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại còn hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp lại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ 2 So sánh nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp * Giống nhau: - Đối tượng chuyển giao đều bao gồm quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp - Hình thức thức hiện đều bắt buộc phải làvăn bản hoặc các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương - Hậu quả pháp lý: không làm chấm dứt quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng chuyển giao - Ý nghĩa của hai hoạt động này đối với các bên chủ thể là tương tự nhau * Khác nhau: - Thứ nhất, về chủ thể: Chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại bắt buộc phải là thương nhân, bao gồm cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền Tuy nhiên trong quan hệ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì chủ thể của quan hệ này không bắt buộc phải là thương nhân - Thứ hai, về đối tượng chuyển giao: nếu như hoạt động li-xăng chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì ở nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ 11 là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó còn là sự chuyển giao về cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, … hay nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh Như vậy, phạm vi đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại là rộng hơn nhiều so với hoạt động li-xăng - Thứ ba, về mục đích của hoạt động chuyển giao: trong hoạt động lixăng, mục đích mà bên nhận li-xăng hướng tới là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm, còn trong nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận - Thứ tư, về sự hỗ trợ giữa các bên trong và quá trình chuyển giao: Trong nhượng quyền thương mại thì sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là một nội dung cốt lõi và không thể thiếu được nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền, và sự hỗ trợ này là thường xuyên, liên tục, tuy nhiên, trong hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì về nguyên tắc, sau khi chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp xong bên chuyển quyền sẽ không hỗ trợ gì thêm đối với bên nhận quyền trong quá trỉnh sản xuất – kinh doanh của bên nhận quyền - Thứ năm, về sự kiểm soát của bên chuyển nhượng đối với bên nhận chuyển nhượng: Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền phải tuân theo các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật do bên nhượng quyền đặt ra, do vậy để đảm bảo sự tuân thủ này, bên nhượng quyền phải có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ Còn trong quan hệ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chỉ đối với đối tượng được chuyển quyền là quyền sử dụng nhãn hiệu thì bên chuyển quyền có quyền kiểm tra chất lượng của hàng 12 hóa mang nhãn hiệu của bên được chuyển quyền để đảm bảo hàng hóa được sản xuất có chất lượng như hàng hóa do mình sản xuất Ngoài ra đối với các đối tượng được chuyển quyền là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại thì bên chuyển quyền không có quyền năng này - Thứ sáu, về hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 148 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009) Còn đối với Hợp đồng nhượng quyền thương mại thì theo quy định tại Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, ngoài ra nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thứ bảy, về nguồn luật điều chỉnh: quan hệ nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại còn hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp lại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ KẾT LUẬN Thông qua việc so sánh hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp với hoạt động nhượng quyền thương mại, có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng về bản chất của hai hoạt động này Do vậy khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các chủ thể cần cân nhắc kỹ càng để lựa chọn quan hệ cho phù hợp, đảm bảo được lợi ích và hiệu quả kinh tế cao nhất 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 2 Luật thương mại năm 2005 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại 4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2014 5 Nguyễn Thị Vân, Luận văn thạc sĩ: Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, 2011 6 ThS Vũ Đặng Hải Yến, Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại 7 Các website: http://forum.aicgroup.com.vn/threads/co-the-ba-n-chua-bie-t-franchise-valicensing.855/ http://baophapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/phan-biet-nhuong-quyen-thuongmai-va-chuyen-giao-quyen-su-dung-305855.html https://phaply24h.net/bai-viet/hop-dong-su-dung-doi-tuong-so-huu-congnghiep 14 ... việc sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí kinh doanh (các tài sản trí tuệ) , hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, … bên nhượng quyền Trong quan hệ nhương quyền thương mại, nội dung... nhượng quyền thương mại mối liên hệ trở nên mật thiết doanh nghiệp nhượng quyền doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh sản phẩm, quy trình kinh doanh nhau, hoàn hảo nhau, tính đồng mắt xích hệ thống... Nhượng quyền giúp giải vấn đề vốn cho doanh nghiệp người nhận quyền chịu trách nhiệm đầu tư quản lý toàn tài sản - Gia tăng thành cơng tiếng thương hiệu - Tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ thương

Ngày đăng: 31/01/2018, 09:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w