1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề 8: Nhà triết học Hi Lạp, Đênông đã nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên. Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về. vấn đề đặt ra trong ý kiến đó?

18 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 43,53 KB

Nội dung

- Được sống trong tình yêu thương là niềm hạnh phúc lớn để con người trở nên lương thiện: những đứa trẻ được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình yêu thương sẽ có tâm hồn nhạy cảm với những bu

Trang 1

Đề 1:Tình thương là hạnh phúc của con người

1 Mở bài

- Trong cuộc sống, ai cũng từng nói hoặc từng nghe 2 tiếng tình thương Song có một

thực tế khó phủ nhận không phải ai cũng thấu hiểu sâu sắc hai chữ rất đỗi giản dị mà

vô cùng thiêng liêng ấy

- Quan niệm “Tình thương là hạnh phúc của con người” có thể được xem là một cách

hiểu đáng tin cậy

2 Thân bài

a) Giải thích ý kiến

- Giải thích từ ngữ:

+ Tình thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con

người Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết

+ Hạnh phúc là khái niệm chỉ trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt ý

nguyện

- Nội dung câu nói: “Tình thương là hạnh phúc của con người” là cách nói định nghĩa về

tình thương: tình cảm yêu thương, chia sẻ, đùm bọc thắm thiết của con người sẽ đem đến cho con người niềm sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện Thực chất đấy là cách diễn đạt cô đọng về ý nghĩa, tác dụng của tình thương đối với đời sống con người

b) Bàn luận

(1) Biểu hiện của tình thương trong cs

- Tình thương giữa những người có quan hệ ruột thịt, thân thích:

+ Tình yêu thương, sự chăm sóc, sự hi sinh… tự nhiên, tự nguyện của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu

+ Sự nhường nhịn, giúp đỡ giữa anh chị em…

+ Sự đùm bọc, cưu mang… giữa những người họ hàng

+ Sự kính trọng, biết ơn, thái độ quan tâm phụng dưỡng…của con cháu đối với ông bà cha mẹ

Tình yêu thương là liều thuốc an thần để con người thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống

- Tình thương yêu dành cho đồng bào, đồng loại:

+ Thái độ đồng cảm, xót thương chân thành, sâu sắc dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh: những đứa trẻ mồ côi, những người già cô đơn, những người

bị hắt hủi, những người tật nguyền, người sống trong nghèo khó, người mang căn bệnh hiểm nghèo…

+ Thái độ quan tâm, hành động sẵn sàng chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình: ủng hộ tiền, đồ dùng sinh hoạt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện do các cấp, các nghành phát động như hiến máu nhân đạo, phong trào tình nguyện, nhịp cầu trái tim, nối vòng tay lớn, chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi trong làng SOS…

+ Tích cực lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đoạ, bóc lột, ngược đãi con người

(2) Ý nghĩa, tác dụng của tình thương trong cuộc sống

Trang 2

- Tình thương yêu sẽ là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh cô đơn, đau khổ, bất hạnh ấy

- Tình thương tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”, thậm chí cả kẻ thù

- Được sống trong tình yêu thương là niềm hạnh phúc lớn để con người trở nên lương thiện: những đứa trẻ được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình yêu thương sẽ có tâm hồn nhạy cảm với những buồn vui, biết yêu thương quan tâm đến người khác ở quanh mình Trái lại, những đứa trẻ bị đối xử thô bạo, bị hắt hủi, bị ruồng bỏ sẽ là bất hạnh khôn cùng…

Con người luôn hạnh phúc khi được yêu thương

- Con người hạnh phúc vì được sống khi bị cái chết rình rập, được ăn khi đang đói, được đầy đủ khi đang nghèo khó, được hi vọng khi đang tuyệt vọng, được thành công sau thất bại… nhưng niềm hạnh phúc lớn lao nhất vẫn là được sống trong tình thương

(3) Mở rộng, phản đề

- Không chỉ người được nhận tình thương mới hạnh phúc mà cả người trao gửi tình thương cũng được hạnh phúc vì hạnh phúc không phải chỉ là “nhận” mà còn là “cho”

- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai

c) Bài học nhận thức và hành động

- Câu nói đã khẳng định vai trò của tình thương trong cuộc sống con người

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời

3 Kết bài

- Trên thế gian này không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương Vì thế, hãy mở rộng lòng mình, dang rộng cánh tay để đón nhận và cho đi điều tuyệt vời nhất của tình người, đó là tình yêu thương

Đề 2: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi không

khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

(Nguyễn Bá Học).

1 Mở bài

- Có rất nhiều yếu tố giúp con người thành công trong cuộc sống Người xưa thì khái

quát thành “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” Người nay lại khẳng định lí tưởng cao đẹp,

phương pháp đúng đắn, hiểu biết sâu sắc, bản lĩnh sáng tạo…

- Song có lẽ, không ai phủ nhận vai trò của ý chí, nghị lực Câu nói của Nguyễn Bá Học

“Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ” góp

thêm một tiếng nói đáng tin cậy về vai trò của ý chí, nghị lực

2 Thân bài

a) Giải thích ý kiến

- Giải thích từ, hình ảnh:

+ “ngăn sông cách núi” là một hình ảnh vừa mang ý nghĩa cụ thể chỉ những không gian

địa lí hiểm trở, vừa chứa ý nghĩa khái quát về những chướng ngại, thử thách, khó khăn khách quan

Trang 3

+ “lòng người ngại núi e sông”: diễn tả những chướng ngại, thử thách, khó khăn thuộc

chủ quan – bản thân con người chưa thông suốt về tư tưởng, không có ý chí, quyết tâm, nhụt chí, nản lòng

+ “đường đi” không chỉ có ý nghĩa cụ thể mà còn là cách nói khái quát về công việc, sự

nghiệp:

- Nội dung câu nói: Câu nói muốn khẳng định và nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng của con người đối với công việc Một khi tư tưởng thông suốt, tinh thần vững vàng thì

sẽ có quyết tâm cao, có ý chí mạnh mẽ để vượt qua được khó khăn, thử thách

b) Bàn luận

(1) Vai trò của ý chí, nghị lực:

- Con đường đời luôn ẩn chứa nhiều chông gai thử thách Bởi vậy, khi thực hiện một công việc, xây dựng một sự nghiệp, nếu bản thân con người chưa thông suốt về tư tưởng, không có ý chí, quyết tâm, nhụt chí, nản lòng… thì khó có thể vượt qua những thử thách dù lớn hay nhỏ

- Vượt qua khó khăn thử thách của đường đời đã khó, vượt qua sự ngại khó ngại khổ của bản thân còn khó hơn Vì thế, con người cần nhận thức đúng, sâu sắc tư tưởng để

có tinh thần vững vàng Ý chí, nghị lực, quyết tâm chính là sức mạnh tinh thần để con người bắt tay thực hiện công việc nhanh chóng và hiệu quả Khi ấy, dù đối mặt với những thử thách bất ngờ, tưởng như quá khả năng, con người vẫn sẽ có cách để khắc phục, chiến thắng

(2) Biểu hiện của ý chí, nghị lực trong đời sống và trong văn học

- Trong đời sống:

+ Nhờ có ý chí, quyết tâm cao độ, Bác Hồ kính yêu mới vượt qua bao khó khăn, thử thách trên hành trình bôn ba suốt ba mươi năm tìm đường cứu nước Chính Bác cũng

đã khẳng định vai trò to lớn của ý chí, nghị lực:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

+ Trong lịch sử giữ nước, dân tộc ta, nếu không có quyết tâm cao, ý chí sắt đá giành độc lập, mang nặng tâm lí “nước nhược tiểu”, sẽ không thể có nguồn sức mạnh tinh thần vô địch để đứng vững và chiến thắng các thế lực ngoại xâm hung bạo, hùng hậu, hung hãn (cuộc chiến đấu chống Mông Nguyên, cuộc đấu tranh vệ quốc chống Pháp và giải phóng đánh Mĩ…)

+ Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bằng sức mạnh của tinh thần, chúng ta đã vượt lên nhiều thử thách để bảo vệ thành quả dựng nước của cha ông ta, làm cho tổ quốc Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, có thể sáng vai với bạn bè quốc tế… + Các nhà khoa học đã nghiên cứu kiên trì, bền bỉ…để có được những phát minh, công trình khoa học giúp ích cho con người

- Trong văn học nghệ thuật:

+ Có nhiều nhà văn bằng ý chí, nghị lực phi thường đã vượt lên hoàn cảnh, cs nghèo khổ, xh xấu xa để trở thành những nhà văn lớn được kính trọng về nhân cách và tài năng (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Gorki, Solokhop, Victor Hugo, Moda…)

+ Có rất nhiều tác phẩm ca ngợi, khẳng định sức mạnh kì diệu của ý chí, nghị lực con

người (anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, tổ nữ trinh sát mặt đường trong Những

Trang 4

ngôi sao xa xôi, những người lính trong thơ ca kháng chiến Đồng chí, Tây Tiến, Bài thơ

về tiểu đội xe không kính…

(3)Mở rộng, phản đề

- Câu nói trên đề cao tinh thần vượt khó chứ không khuyên con người đạt được mục tiêu bằng mọi giá

- Phê phán những người vừa gặp khó khăn đã nản chí, vừa gặp thất bại đã buông xuôi, chưa làm được việc mà đã tưởng tưởng ra những khó khăn, nguy hiểm…

c) Bài học nhận thức và hành động

- Câu nói đã khẳng định được vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực đối với việc vượt qua khó khăn thử thách trên đường đời của mỗi người

- Mỗi chúng ta cần rèn luyện ý chí, nghị lực để sẵn sàng đối diện với những khó khăn thử thách

3 Kết bài

- Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để

vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành

công!”.

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO

đề xướng Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự

khẳng định mình.

1 Mở bài

- Con người khi sinh ra đến lúc từ giã cuộc đời, ai cũng phải trải qua việc học nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích của việc học, và không phải ai cũng xác định đúng đắn mục đích học tập

- Mỗi xã hội, mỗi thời đại, mỗi con người có mục đích học tập không giống nhau Tổ

chức UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự

khẳng định mình” nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu Đó là học để tiếp

thu kiến thức, biết vận dụng vào đời sống, nhằm tự khẳng định mình

2 Thân bài

a) Giải thích, bàn luận từng nội dung của ý kiến

(1) Học để biết

- Giải thích:

+ Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học; từ thực tế cuộc sống trường

đời…

+ Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm

kiến thức về đời sống tự nhiên, xã hội, con người Con người từ chưa biết đến biết hết,

từ biết ít đến biết nhiều, từ biết sơ sài đến biết sâu sắc, từ chỗ biết một lĩnh vực mà có thể hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau…

- Bàn luận:

+ Nhờ học, con người có được những hiểu biết phong phú, đa dạng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và nhân văn; tạo được vốn sống sâu sắc

+ Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức về bản thân Nói cách khác, nhờ học, con

người có thể biết người biết mình…

Trang 5

(2) Học để làm

- Giải thích:

+ Là mục đích tiếp theo của việc học theo đề xướng của UNESCO Làm là vận dụng

kiến thức, hiểu biết có được vào thực tế cuộc sống Đây là nội dung thể hiện mục đích thiết thực nhất của việc học - học đi đôi với hành

+ Làm trước hết để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần cụ thể phục vụ nhu cầu sống

của bản thân và góp phần tạo ra của cải cho xã hội

- Bàn luận: Học mà không làm thì kiến thức có được không tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới cho bản thân và cho xã hội, không bền vững, không được sàng lọc

(3) Học để chung sống

- Giải thích: Là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học Chung sống là

khả năng hoà nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp xã hội của con người trong quá trình sống Đây là

hệ quả tất yếu của việc biết, làm.

- Bàn luận: Bởi lẽ, con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội Bản chất, giá trị, nhân cách con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó

(4) Học để tự khẳng định mình

- Giải thích:

+ Là mục đích sau cùng của việc học trong đề xướng của UNESCO Tự khẳng định

mình là tạo lập được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý

nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi

có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống

- Bàn luận: Từ việc học, mỗi con người sẽ có cơ hội khẳng định tri thức mình tích luỹ được: khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…

b) Bình luận, mở rộng

- Mục đích học tập này đã thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đào tạo, giáo dục con người trong thời đại ngày nay Đây là mục đích học tập không phải chỉ dành riêng cho đối tượng HS SV mà còn dành cho tất cả những ai là người học Vì thế,

có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tình chất toàn cầu

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm trong nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ nặng nề với người khác chứ không phải vì mình; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình

VD: Học sinh THPT không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có bằng cấp học vị nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa…

+ Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà còn phải học suốt đời; nơi học: không chỉ ở nhà trường mà ngoài xã hội; Cần điều chỉnh quan niệm về người dạy: không chỉ là người

truyền dạy tri thức mà còn dạy làm người, không chỉ là thầy giáo mà còn là tất cả xã

hội

+ Mục đích học tập này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp người học xác định mình cần học những gì (nội dung thiết thực) và phải học như thế nào (lựa chọn phương pháp, cách thức học phù hợp, hiệu quả)

c) Bài học nhận thức và hành động

Trang 6

- Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, toàn diện, đầy đủ

- Mỗi chúng ta cần xác định đúng mục tiêu của việc học, cần tìm được phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng học tập, nhằm rút ngắn con đường chinh phục ước mơ, mục đích của mình

3 Kết bài

- Lê-nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” Hãy không ngừng học tập, không ngừng mở

mang tri thức, nâng cao trí tuệ của bản thân Hãy để học tập không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là niềm yêu thích của mỗi người

Đề 4: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan

trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

1 Mở bài

- Trong cuộc sống, nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết mà ít chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người Hai vấn đề ấy rất chặt chẽ với nhau, quan trọng và cần thiết như nhau

- Ý kiến: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết

như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết” thật sâu sắc và đúng đắn.

2 Thân bài

a) Giải thích vấn đề

- Lòng vị tha, tình đoàn kết:

+ Lòng vị tha: là tấm lòng biết vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội; + Tình đoàn kết: là tình cảm làm cho nhiều người liên hợp với nhau tạo thành một khối

nhất trí, gắn bó trên cơ sở một lợi ích chung nào đó

à Lòng vị tha và tình đoàn kết là những tình cảm cao đẹp của con người Lòng vị tha và

tình đoàn kết được thể hiện thường xuyên là cơ sở hình thành lối sống nhân ái, hoà hợp – một trong những lối sống đẹp nên thường được ca ngợi, biểu dương, trân trọng

- Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người: là thái độ không quan tâm tới, không có chút

tình cảm gì đối với con người và cuộc sống; không có biểu hiện tình cmả thân mật, gần gũi trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người

à Thờ ơ, lạnh nhạt là dấu hiệu của thái độ sống ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường ở con người Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người nếu thành thói quen sẽ hình thành lối sống vô tâm, tàn nhẫn, tầm thường – một trong những lối sống xấu xa khiến con người

dễ trở thành kẻ tha hoá, tàn bạo, mang thú tính, do đó cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ

b) Bàn luận

(1) Ý nghĩa, tác dụng:

- Trong xã hội cũng như trong mỗi con người đều tồn tại cả hai thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt, và vị tha, đoàn kết Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng

vị tha và tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người:

+ Ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết là để khẳng định một lối sống đẹp nhằm khuyến khích những con người có lối sống đúng đắn ấy tiếp tục thể hiện và phát huy trong mọi mối quan hệ giao tiếp; mặt khác cũng góp phần làm cho con người khác có thể học tập,

Trang 7

phấn đấu noi theo Như thế sẽ làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, hoà hợp

+ Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là cách bộc lộ thái độ không đồng tình, bất bình trước một lối sống xấu xa, nhằm cảnh tỉnh những người đang có lối sống sai lạc đó; giúp họ thay đổi, điều chỉnh dần để hướng đến một cách sống đúng đắn, đẹp

đẽ hơn như biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người…; phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng là cách nhằm hạn chế, ngăn chặn những biểu hiện khác của lối sống sai trái như giả dối, tham lam, tàn bạo… góp phần tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, hoà hợp

(2) Biểu hiện

- Trong cuộc sống: Việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người được thể hiện dưới nhiều hình thức gắn với những biểu hiện phong phú, đa dạng nhiều khi khó nhận

ra của thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người

+ Nhắc nhở, khuyên nhủ khi thấy ai đó chưa biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ những khó khăn, vất vả, gánh nặng… của người thân hoặc có những lời nói, việc làm, ứng xử khiến người thân lo, buồn, khổ tâm…

+ Tỏ thái độ không đồng tình với một người vô tâm chạm vào nỗi đau, nỗi bất hạnh… của một ai đó

+ Bất bình khi một ai đó dửng dưng, giễu cợt, cười nhạo người tàn tật, kẻ ăn mày, nghèo khổ, gặp tai hoạ bất ngờ; thậm chí còn tỏ ra hả hê khi thầy người mình không

ưa, không thích thất bại, mất mát hay tức tối, ghen tị khi thấy người khác thành công + Lên án người đã xúc phạm nặng nề danh dự, nhân phẩm, nhân cách con người vì những mục đích đen tối, xấu xa

+ Kiên quyết đấu tranh để gạt bỏ lối sống thờ ơ, lạnh nhạt

- Trong văn học: Văn học sinh ra và tồn tại được trong cuộc đời là để thực thi sứ mệnh

cao cả trở thành “thứ khí giới thanh cao và đắc lực… để vừa tố cáo và thay đổi một cái

thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam) Vì vậy, trong văn học, cùng với việc ngợi ca lòng vị tha và tình đoàn

kết, nhà văn còn thể hiện nhiệt tình phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người: + Lỗ Tấn một lần đi xem phim thấy những người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga đã giật mình: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân Và thế là ông chuyển từ nghề thuốc sang làm văn nghệ Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh chính là một trong những biểu hiện của “quốc dân tính” mà ông phê phán

+ Trong các sáng tác dân gian: Mẹ con Cám thờ ơ lạnh nhạt với nỗi khổ, những nhu cầu sống, ước mơ chính đáng của Tấm, trở thành kẻ tàn nhẫn, độc ác nên đã bị tác giả dân gian trừng trị đích đáng…

+ Trong các tác phẩm văn học viết: Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Số đỏ – Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo – Nam Cao…

(3) Mở rộng, phản đề:

- Cách thức phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng rất cần thiết và quan trọng: Phê phán trung thực, thẳng thắn nhưng cũng cần khéo léo, tế nhị Để sự phê phán có tác dụng tích cực, phải luôn xuất phát từ thái độ thiện chí với tinh thần xây dựng Tránh lối phê phán nhằm bêu riếu, hạ thấp, xúc phạm

Trang 8

- Trong cuộc sống hiện nay, khi mà tư tưởng tôn trọng cá nhân đang được đề cao, trong chừng mực nào đó, người ta hay dựa vào tư tưởng này để ngụy biện cho thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người Cũng có biểu hiện ngộ nhận thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là tôn trọng tự do cá nhân, là không can thiệp vào cuộc sống của nhau Thực

ra đó là cách sống “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” mà cha ông ta từng phê phán

- Đôi khi cũng có hiện tượng con người vin vào lí do bận bịu công việc mưu sinh, lập nghiệp, theo đuổi lí tưởng riêng mà vô tình trở thành kẻ thờ ơ với cha mẹ, vợ con, anh

em, hàng xóm… Bởi vậy, việc ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết luôn đồng hành với việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người

c) Bài học nhận thức và hành động

- Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người

- Luôn biết nhận ra, biết xấu hổ với những biểu hiện sống thờ ơ, lạnh nhạt của chính mình với niềm vui sướng, nỗi buồn đau hay thành công thất bại của người sống quan mình Từ đó, nghiêm khắc phê phán bản thân , quyết tâm khắc phục, từ bỏ thái độ sống như thế

3 Kết bài

- Làm điều xấu tất nhiên là không tốt nhưng thấy cái xấu mà không lên án thì cũng chẳng phải là tốt Vì thế, phê phán thái độ ghẻ lạnh, thờ ơ là đúng, là cần thiết trong thế giới nhân ái, nhân văn

- Ý kiến đúng đắn đã giúp mỗi người khắc phục được cách ứng xử có tính chất cực đoan trước những vấn đề đạo đức, nhân sinh đang nảy sinh trong đời sống

Đề 5: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” Ý kiến

trên của nhà văn Pháp M Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân

1 Mở bài:

- Người ta thường nói rằng:

Ý nghĩ là nụ

Lời nói là bông hoa

Việc làm mới là quả ngọt

Những câu thơ muốn nói với chúng ta rằng: khi ta có ý nghĩ về một việc làm tốt, khi ta nói ra điều đó, ta cần phải thực hiện, biến ý nghĩ, lời nói thành việc làm cụ thể, như vậy mới tạo thành “quả ngọt”.

- Nhà văn Pháp M.Xi-xê-rông cũng từng khẳng định: “Mọi phẩm chất của

đức hạnh là ở trong hành động”.

2 Thân bài:

a) Giải thích:

Trang 9

- Đức hạnh là những phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn và tình cảm của con người Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động.

- Hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh, được thể hiện ra qua những

việc làm cụ thể, thiết thực, qua mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, xã hội…

- Nội dung câu nói: Câu nói khẳng định sự thống nhất giữa những nét đẹp

lí tưởng trong nhân cách và hành động thực tiễn của con người.

b) Bàn luận

(1) Biểu hiện: Để đánh giá đức hạnh của người khác nhất thiết phải thông qua hành động:

- Những hành động cao đẹp: Beetoven từng nói: “Trong cuộc sống, không

có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác” Câu

nói ca ngợi quan niệm sống cống hiến, vị tha Và có những người quan niệm cống hiến, trao tặng là hạnh phúc Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại, biết đem lại hạnh phúc cho người khác.

+ Đó là sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng để đem lại hạnh phúc, hòa bình cho chúng ta, cho dân tộc.

+ Đó là một hành động nhỏ như giúp đỡ một cụ già qua đường, nhường ghế cho phụ nữ có thai… cho đến những việc làm thiện nguyện để cứu giúp những số phận bất hạnh gặp phải tai ương trong cuộc đời.

- Những hành động chưa đẹp: Có không ít người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc Những người chỉ làm việc khi đem lại lợi ích cho bản thân họ.

+ Những người chồng vũ phu đánh đập vợ con tàn bạo, những đứa con bất hiếu chỉ biết ăn chơi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

+ Có những thanh thiếu niên thay vì chăm lo học tập, tìm kiếm việc làm để gây dựng sự nghiệp cho bản thân thì lại sa vào ăn chơi hưởng lạc, khi thiếu thốn tiền bạc, họ bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích của mình: cướp giật, móc túi, lừa gạt người khác…

(2) Ý nghĩa, tác dụng

- Những hành động cao đẹp của con người không chỉ thể hiện đức hạnh, phẩm giá của họ mà họ còn mang lại hạnh phúc cho người khác, làm cho mọi người vui vẻ Hơn thế là chính họ cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc Một xã hội mà con người có những hành động đẹp với nhau là một

xã hội văn minh, hòa bình, hạnh phúc.

- Ngược lại, những hành động ích kỉ, độc ác, vô tâm sẽ bị cả xã hội lên án, phê phán Họ chỉ đem lại bất hạnh cho người khác, gây ra những tệ nạn cho xã hội, làm mất đi niềm tin của con người vào tình người.

(3) Mở rộng, phản đề:

Trang 10

- Hành động thể hiện đức hạnh của con người Tuy nhiên, cần xem xét trong từng hoàn cảnh để có cái nhìn khách quan và đúng đắn Nói dối được xem là một hành động xấu và sai Nhưng vẫn có những trường hợp nói dối là cần thiết, nói dối là xuất phát từ thiện chí của người nói với người nghe chứ không phải là ác ý Những lời nói dối như thế vẫn được đánh giá

là một hành động cao cả.

- Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh Những người nói ra những điều cao cả nhưng hành động thì ngược lại; những kẻ

có hành động sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình; những kẻ có những hành động cử chỉ đẹp nhưng không hề có những đức tính tốt đẹp.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Đây là một quan điểm đúng đắn, khẳng định được sự thống nhất giữa những nét đẹp lí tưởng trong nhân cách và hành động thực tiễn của con người.

- Mỗi chúng ta cần chăm lo học tập, tu dưỡng đạo đức; có lí tưởng sống và hành động cao đẹp; dám nhìn thẳng vào khuyết điểm của bản thân để sửa chữa, khắc phục; có tinh thần cầu tiến… để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.

Trên thực tế, anh (chị) đã thực hiện được điều gì, gặp khó khăn gì khi biến suy nghĩ thành việc làm? Anh (chị) thấy điều gì là trở ngại lớn nhất khi biến suy nghĩ thành hành động? Tại sao?

3 Kết bài

- Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Người với người sống để yêu nhau” Vậy, hãy

biến tình yêu đó thành hành động Hãy yêu thương nhiều hơn, hãy chia sẻ nhiều hơn, hãy đem nét đẹp của đức hạnh vào trong cuộc sống bằng những hành động thiết thực Vì một xã hội tốt đẹp hơn.

Đề 6: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân

để chống lại tai ương của số phận ” (Euripides) Anh (chị) nghĩ thế

nào về câu nói trên?

1 Mở bài

- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh, nhiều lúc con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình

- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “ Duy

chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ”

2 Thân bài

a) Giải thích

- Gia đình: chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống giữa các thành viên của gia đình,

thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt

- Tai ương của số phận: chỉ những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.

Ngày đăng: 30/01/2018, 21:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w