1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án bài nội năng và sự biến thiên nội năng

7 1,2K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 3,67 MB

Nội dung

-Nêu vấn đề: GV nhắc lại những dạng năng lượng đó và nhấn mạnh “ trong các dạng năng lượng đó có một -HS trả lời: Điện năng, cơ năng, năng lượng nguyên tử, nội năng… -Cá nhân nhận thức v

Trang 1

Ngày soạn: 07-03-2012

Ngày dạy: 13-03-2012

Lớp dạy: 10/7

NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

-Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học

-Phân biệt được hai cách làm thay đổi nội năng

-Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức

2.Kỹ năng:

-Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập trong sách giáo khoa và

bài tập tương tự

II.CHUẨN BỊ:

-GV: giáo án, bài giảng điện tử, hình ảnh minh họa, thí nghiệm mô phỏng

-HS: Ôn lại kiến thức bải cấu tạo chất

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ

3.Hoạt động dạy học:

-GV hỏi: Các em hãy cho

cô biết phần lớn năng

lượng đang được con

người sử dụng là những

dạng năng lượng nào?

-Nêu vấn đề: GV nhắc lại

những dạng năng lượng đó

và nhấn mạnh “ trong các

dạng năng lượng đó có một

-HS trả lời: Điện năng, cơ năng, năng lượng nguyên

tử, nội năng…

-Cá nhân nhận thức vấn đề cần nghiên cứu

Trang 2

dạng năng lương rất quan

trọng mà con người đang

sử dụng và khai thác nhiều

nhất đó là nội năng Vậy

nội năng là gì? Để trả lời

cho câu hỏi đó chúng ta đi

vaog bài mới”

- Nếu một vật đang chuyển

động và ở độ cao h so với

mặt đất thì vật tồn tại

những dạng năng lượng

nào?

-Tổng động năng và thế

năng gọi là gì?

-Vậy các phân tử có động

năng và thế năng không?

Vì sao?

-Yêu cầu HS nhắc lại kiến

thức đã học về cấu tạo chất

-Khi các phân tử chuyển

động hỗn loạn thì có dạng

năng lượng nào?

-Khi giữa các phân tử có

lực tương tác thì có dạng

-Vật có động năng và thế năng

-Gọi là cơ năng

-HS suy nghĩ -HS trả lời +Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

+Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

+Các phân tử, nguyên tử tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy phân tử

-Các phân tử chuyển động hỗn loạn => có động năng Giữa các phân tử có lực tương tác => có thế năng

Trang 3

-Gv thông báo: tổng động

năng và thế năng của các

phân tử cấu tạo nên vật gọi

là nội năng của vật

- Vậy nội năng của vật phụ

thuộc vào những yếu tố

nào?

-Yêu cầu hs làm câu C1?

-GV khẳng định lại: Vậy

nội năng của một vật phụ

thuộc vào nhiệt độ và thể

tích của vật Nội năng U =

f (T,V)

-Yêu cầu hs làm câu C2?

Gợi ý: nhớ lại định nghĩa

khí lí tưởng

tương tác -Cá nhân tiếp thu và ghi nhớ

-Cá nhân suy nghĩ

-Khi nhiệt độ thay đổi =>

vận tốc chuyển động hỗn động của các phân tử thay đổi => Động năng của các phân tử thay đổi

-Khi thể tích thay đổi =>

khoảng cách giữa các phân

tử thay đổi =>thế năng tương tác thay đổi

-Cá nhân tiếp thu và ghi nhớ

- Khí lí tưởng có thể bỏ qua tương tác phân tử do

đó không có thế năng phân

tử nên nội năng chỉ còn động năng phân tử

hay U = f (T)

Hoạt động 2: Tìm hiểu độ biến thiên nội năng của vật

Trang 4

-Trong thực tế người ta

không quan tâm đến nội

năng của vật mà chỉ quan

tâm đến độ biến thiên nội

năng của vật Vậy các em

hãy dựa vào sgk phát biểu

cho cô biết độ biến thiên nội

năng là gì?

-GV nhắc lại: Độ biến thiên

nội năng của một vật là

phần nội năng tăng thêm

hay giảm bớt trong một quá

trình

-HS trả lời:

Độ biến thiên nội năng của một vật là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt trong một quá trình

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các cách làm thay đổi nội năng

-Khi nhiệt độ của vật thay

đổi thì nội năng của nó thay

đổi Vậy nếu bằng cách nào

đó ta làm thay đổi nhiệt độ

của vật thì ta cũng làm cho

nội năng của nó thay đổi

Có những cách nào làm

biến đổi nội năng của một

vật?

- Cho hs quan sát 2 thí

nghiệm ở hình 32.1

+Khi cọ xát miếng kim loại

lên mặt bàn thì miếng kim

loại sẽ như thế nào? Và rút

ra được kết luận gì?

+ Khi nhấn mạnh và nhanh

pittong của xilanh chứa khí

thì có hiện tượng gì xảy ra?

Rút ra kết lận gì?

-HS trả lời: có thể thay đổi

nội năng của vật bằng cách thực hiện công hoặc truyền nhiệt

- Miếng kim loại nóng lên

=> nội năng của miếng kim loại đã thay đổi

-Thể tích khí trong xilanh giảm và đồng thời khí trong xilanh nóng lên => nội

Trang 5

-GV thông báo những quá

trình như trên gọi là quá

trình thực hiện công

- Qua hai thí nghiệm trên

thì lực nào đã thực hiên

công lên vật?

-Năng lượng nào đã chuyển

hóa thành nội năng?

-Cho hs quan sát thí nghiệm

hình 32.2

+ Cho miếng kim loại và

lượng khí trong xilanh tiếp

xúc với nguồn nhiệt (bằng

cách cho miếng kim loại

vào nước nóng, và đốt nóng

lượng khí trên ngọn đèn) có

hiện tượng gì xảy ra?

-GV thông báo: Quá trình

làm thay đổi nội năng

không có sự thực hiện công

như trên gọi là quá trình

truyền nhiệt gọi tắt là quá

trình truyền nhiệt

-Trong quá trình này ngoại

lực có thực hiện công

không? Và có sự chuyển

hóa năng lượng từ dạng này

sang dạng khác không?

-Yêu cầu hs so sánh giứa

hai cách làm thay đổi nội

năng

-Yêu cầu hs làm câu C4

-HS tiếp thu và ghi nhớ

-Ngoại lực đã thực hiện công lên vật

- Cơ năng chuyển hóa thành nội năng

-Miếng kim loại và lượng khí trong xilanh sẽ nóng lên

=> nội năng của miếng kim loại và lượng khí thay đổi

-HS tiếp thu và ghi nhớ

-Ngoại lực không thực hiện công lên vật Không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác

-HS so sánh

-HS trả lời a) Cách truyền nhiệt chủ yếu là dẫn nhiệt

b) Cách truyền nhiệt chủ yếu là bức xạ nhiệt

c) Cách truyền nhiệt chủ yếu là đối lưu

Trang 6

Hoạt động 4: Ôn lại công thức tính nhiệt lượng

-Trong thực tế ta không thể

đo được sự tăng hay giảm

của nội năng mà chỉ nhận

biết được sự biến thiên nội

năng của vật qua sự biến

thiên về nhiệt độ Như vậy

sự biến thiên nội năng của

vật được tính thông qua 1

đại lượng gọi là nhiệt

lượng, vậy nhiệt lượng là

gì?

-Yêu cầu hs dựa vào sgk

phát biểu cho cô biết nhiệt

lượng là gì?

-Yêu cầu hs nhắc lại công

thức tính nhiệt lượng của

vật thu vào hay tỏa ra khi

nhiệt độ của vật thay đổi

Nêu tên và đơn vị của các

đại lượng trong công thức

-HS nhận biết vấn đề cần

nghiên cứu

-Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng (gọi tắt là nhiệt)

∆U=Q Trong đó:

∆U: độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt

Q: Nhiệt lượng vật nhận được hay tỏa ra

- Nhiệt lượng thu vào hoặc

tỏa ra:

Q = mc∆t Trong đó:

Q: Nhiệt lượng vật nhận được hay tỏa ra

m: khối lượng (kg)

c: nhiệt dung riêng của chất

(J/kg.K)

Trang 7

∆t: độ biến thiên nhiệt độ (0C hay K)

Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò

-Củng cố: Nội năng, các cách làm thay đổi nội năng, nhiệt lượng.

-Dặn dò: Về nhà làm tập 4,5,6,7,8 /173 sgk và chuẩn bị bài mới “ Các nguyên lí của nhiệt động lực học”

IV RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

………

………

………

………

Quảng nam, ngày 8 tháng 03 năm 2012

Dương Phú Diễn Trịnh Thị Ánh Tuyết

Ngày đăng: 29/01/2018, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w