1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội trần thị minh đức

28 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 915,91 KB

Nội dung

Gây hấn là một hiện tượng tâm lý tiêu cực, với những biểu hiện đa dạng và gây những hậu quả đôi khi rất nặng nề về mặt xã hội. Những năm gần đây hành vi gây hấn có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Những biện pháp chế tài, những khung văn bản pháp lý về vấn đề này cũng còn nhiều bất cập; những phân tích mang tính chuyên môn từ góc độ tâm lý xã hội về vấn đề xã hội nóng bỏng này còn rất ít. Cuốn chuyên khảo “Hành vi gây hấn – phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội” này của PGS. TS. Trần Thị Minh Đức là một bước đi mạnh dạn và là một đóng góp quý báu. Dưới đây là nội dung tóm tắt một số chương. Chương I. Giới thiệu Chương II. Các quan điểm tiếp cận về hành vi gây hấn Chương III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn Chương IV. Gây hấn học đường Chương V. Bạo lực gia đinh.

Trang 1

Gây hấn là một hiện tượng tâm lý tiêu cực, với những biểu hiện đa dạng và gây những hậu quả đôi khi rất nặng nề về mặt xã hội Những năm gần đây hành vi gây hấn có chiều hướng gia tăng ở nước ta Những biện pháp chế tài, những khung văn bản pháp lý về vấn đề này cũng còn nhiều bất cập; những phân tích mang tính chuyên môn từ góc độ tâm lý xã hội về vấn đề xã hội nóng bỏng này còn rất ít Cuốn chuyên khảo “Hành vi gây hấn – phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội” này của PGS TS Trần Thị Minh Đức là một bước đi mạnh dạn và là một đóng góp quý báu Dưới đây là nội dung tóm tắt một số chương

Chương I Nhìn ra tầm vi mô với những cuộc chiến tranh, tranh giành…giữa các quốc gia đang diễn ra trên khắp thế giới này; rồi chúng ta có thể thấy ngay trong cộng đồng nơi ta đang sống, trong những sinh hoạt đời thường…Hành vi gây hấn luôn là một điều nhức nhối không chỉ của riêng ai, riêng thời khắc, không gian nào Chương đầu của cuốn sách “ghé qua” các loại hành vi gây hấn trong bức tranh toàn cảnh tới thời điểm đầu thế kỷ XX, đến muôn mặt của hành vi gây hấn trong cuộc sống nhân sinh, phơi bày những kiểu cách gây tổn thương nhau mà loài người đã và đang sử dụng để xâm kích nhau, qua đó vẽ nên một diện mạo khái quát, phác nên những hậu quả tàn tệ của hành vi gây hấn, đó như là một lời cảnh báo với những phân tích nhận định từ góc nhìn chuyên môn của các nhà tâm lý học xã hội

I – Từ những cuộc chiến, tội ác diệt chủng trong lịch sử nhân loại đến gây

hấn ngoài đời:

1 Các cuộc chiến và tội ác diệt chủng trong lịch sử:

Những xung đột bất tận từ khi con Người xuất hiện và thiết lập những lực lượng bản chất người trên hành tinh này không những không giảm hạ, mà theo

sự phát triển mạnh mẽ của tồn tại nhân sinh, những cuộc chiến tranh, những cuộc gây hấn mang tính quốc tế…ngày càng tăng về mọi mặt và để lại những hậu quả đáng kinh sợ Đỉnh điểm là vào thế kỷ XX, trong chưa đầy một thế kỷ

Trang 2

đã diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới, mà những hậu quả khủng khiếp mà nó gây ra không thể đo đếm được, cả về vật chất lẫn tinh thần Như cuộc chiến Việt Nam – Mỹ đã để lại biết bao nhức nhối trong lòng người Tiếp đó, thế kỷ XXI trở thành thế kỷ của chủ nghĩa khủng bố, của sự mất ổn định an ninh mang tính toàn cầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh luôn tiềm ẩn trong mỗi lời phát biểu, trong từng động thái của các chính khách trong những tình huống chính trị nhạy cảm; mà nguy cơ chiến tranh hiện thời đồng nghĩa với sự hủy diệt luôn sự sống trên hành tinh này

2 Gây hấn trong chính trường và bạo lực trong cuộc sống:

2.1 Nghị sĩ “choảng nhau” ở quốc hội:

Ngày 22/7/2009, xảy ra vụ việc hàng trăm nghị sỹ đua nhau la hét vật lộn với nhau trong phiên họp Quốc hội Hàn Quốc Hỗn loạn, ẩu đả, cãi nhau, dùng vũ khí thô sơ tấn công…Nơi biểu hiện cao nhất của hệ thống thượng tầng kiến trúc xã hội

đã trở thành chốn “chợ búa”

2.2 Tuyên bố gây hấn của lãnh đạo và biểu tình, bạo loạn của người dân:

Những quan điểm chinh trị của các nhà cầm quyền được cụ thể hóa theo nhiều cách trong đời sống nhân dân Khi gặp phải vấn đề, việc giải quyết lại dùng tới bạo lực thì khi đó người dân sẽ tham chiến, dù phải đổ máu để đạt được lý tưởng Vấn đề là đặt ra llý tưởng nào và cho ai mà thôi Những vụ căng thẳng leo thang trên chính trường quốc tế đều có nguy cơ dẫn tới bùng nổ bạo lực, khi đó mỗi bên tham chiến đều có lý của mình, và xung đột chẳng bao giờ có một cái kết có hậu 2.3 Gây hấn học đường:

Đây là một hiện tượng gây hấn được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới và hiện đang là một vấn nạn tại các trường học ở Việt Nam, với những biểu hiện đa dạng

và ở đủ mọi cấp học, ở mọi cấp độ

2.4 Gây hấn nơi công sở:

Hiện tượng “ma cũ bắt nạt ma mới” nơi công sở thực chất là một hình thức gây hấn, “vũ khí” là ngôn từ, thái độ, hành vi gây khó dễ…

Trang 3

Quấy rối tình dục nơi công sở cũng được coi là một dạng bạo lực nơi công sở Tệ nạn này luôn tồn tại ở nhiều công sở

2.5 Bạo lực gia đình:

Theo quỹ phát triển phụ nữ của LHQ (UNIFEM 1998), cứ ba phụ nữ trên thế giới thì có ít nhất một người bị đánh đập, ép buộc quan hệ tình dục hoặc bị lạm dụng… 2.6 Gây hấn ở các khu vực khác:

Hỗn chiến trên sân chơi bóng đá Đánh nhau trong các hộp đêm Đánh nhau trong giới ca sĩ Ẩu đả và chòng gẹp trên đường Người đẹp cũng đánh nhau Bạo lực trên phim ảnh và game oline

II – Khía cạnh văn hóa trong gây hấn:

Các nhà dân tộc học đưa ra nhận định rằng cá nhân sống trong nền văn hóa hoặc cộng đồng “hiếu chiến” sẽ có xu hướng thích gây hấn nhiều hơn Theo đó, những quy cách ứng xử trong cộng đồng gây ra tình trạng thiếu hụt tình cảm dành cho trẻ

em thuộc cộng đồng đó, và phần nào cũng tạo nên sự tập nhiễm xã hội từ lối sống, phong tục, quan niệm… mang tính riêng biệt của từng cộng đồng

Gây hấn có thể biểu hiện ra ở lời nói, việc làm; bắt nguồn từ các yếu tố văn hóa, niềm tin, quy chuẩn chung Như nghi thức tự mổ bụng (Harakiri hay Seppuku) của các chiến binh (Samurai) Nhật Bản, không chỉ là khía cạnh ý thức về văn hóa danh

dự, mà sâu hơn còn ẩn chứa cái khoái cảm hủy diệt cái đẹp-mà thân thể con người

là biểu trưng cho cái đẹp đó

Ngoài những nguyên do văn hóa, danh dự, ghen tuông; hành vi gây hấn còn có nguyên nhân từ đói nghèo, bất công, định kiến…Tất cả những điều này đều đe dọa

cá nhân về mặt bản năng sinh tồn mang tính sinh học hoặc sâu xa hơn là đe dọa về mặt tâm lý, về sự phá vỡ hoặc bất toàn của cấu trúc nhân cách của từng cá thể

III – Khía cạnh giới trong gây hấn:

Theo David Buss và Todd Shackelford (1997), hành vi gây hấn của con đực thường nhằm bảo vệ lãnh thổ hoặc để được quyền giao phối với con cái Trong xã hội loài người thì hành vi này ở nam giới như một dạng vũ khí phòng thủ để bảo vệ

Trang 4

gia đình khỏi những nguy cơ từ bên ngoài, hoặc như một chiến lược nhằm chiếm đoạt tài nguyên Các lý do này có thể dùng để lý giải những hành vi gây hấn của nam giới

Theo quan điểm sinh học sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà trong hành vi gây hấn bắt nguồn từ việc lượng hormone kích tố dục nam – testosterone có trong mỗi giới Do cánh mày râu thường có lượng hormone này trong máu cao, nên dễ hiểu khi họ có xu hướng gây hấn hay xung đột cao hơn phụ nữ Lượng kích tố dục nam này tăng lên khi chủ thể rơi vào căng thẳng (khi đó cơ thể tiết thêm chất cortisol) Tuy nhiên theo cách nhìn của các nhà tâm lý học xã hội, lượng testosterone không chiếm vai trò quyết định duy nhất trong các hành vi gây hấn, mà nguyên nhân còn bắt nguồn từ địa vị xã hội, từ mức độ được giáo dục của mỗi cá nhân Hành vi gây hấn không chỉ tàn phá người hay vật khác, mà đôi khi xung năng xâm kích còn chuyển hướng vào chính bản thân mình, gây ra những hiện tượng tự gây hại cho bản thân mình

Nhìn toàn diện, hành vi gây hấn không đơn thuần là người đó là “anh ta” hay

“chị ta”, không chỉ là sự phóng xuất hormones, mà còn là vấn đề giáo dục, về khuôn mẫu, về vai trò xã hội của mỗi tồn tại cá thể

Trang 5

Chương II Các quan điểm tiếp cận về hành vi gây hấn Gây hấn là một hiện tượng xã hội diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi nền văn hóa và có

ở tất cả mọi người Đây cũng là một chủ để được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất trong tâm lý học xã hội Để làm sáng tỏ loại hành vi có xu hướng tấn công người khác hay tự xâm hại bản thân, chương này sẽ xem xét cách chúng ta hiểu như thế nào về gây hấn Qua đó phân tích các quan điểm nhìn nhận khác nhau về gây hấn ở con người.Một số các thực nghiệm về hành vi gây hấn và các kết quả điều tra của chúng tôi về mức độ hiểu biết của học sinh phổ thông trung học đối với hành vi gây hấn cũng như những bài báo trên mạng về nguồn gốc của hành vi gây hấn cũng được phân tích và giới thiệu trong chương này

I.Bản chất của hành vi gây hấn:

1 Xung quanh khái niệm gây hấn:

Từ những thập niên 60 của thế kỷ XX, các nhà Tâm lý học xã hội đã tranh cãi gay gắt về bản chất của gây hấn, nhưng cùng đồng thuận rằng gây hấn là một khái niệm khó nắm bắt một cách chính xác nhất Dù có nhiều quan điểm, nhưng các nhà tâm

lý học xã hội đều thống nhất một cách hiểu về khái niệm hành vi gây hấn như là

cách cư xử có chủ ý, gây tổn thương cho người khác, nhờ đó quá trình nghiên cứu

phân tích và đưa ra các giải pháp được dễ dàng và cụ thể hơn, giảm thiểu các hiệu quả tiêu cực do hành vi gây hấn mang lại

Về mặt thuật ngữ, danh từ tiếng Anh “Aggression” có thể được dịch sang nhiều

từ tiếng Việt tương đương, linh hoạt tùy theo tình cảnh cụ thể nhằm chuyển tải sát nghĩa nhất Aggression có thể hiểu là: xâm kích; gây hấn; hung tính; gây sự; hành

vi lấn át…hoặc có thể hiểu theo cách là những người có chung kiểu khí chất mạnh

mẽ, sôi nổi, quyết đoán còn việc có thuộc gây hấn hay không lại phụ thuộc vào cách thức và đối tượng mà chủ thể xuất tâm những năng lực hay phẩm chất của mình vào Những người có xu hướng gây hấn thường do trạng thái tâm lý gây ra dễ

có vẻ “bốc đồng”

Có thể chốt lại khái niệm gây hấn bằng một định nghĩa được nhiều nhà tâm lý

học sử dụng: Gây hấn được hiểu là hành vi có chủ ý, có ý thức nhằm gây tổn hại hoặc gây thương tích cho người, vật, cho dù mục đích có đạt được hay không

Trang 6

Để tránh sa vào từ ngữ rắc rối khi xác định khái niệm, chúng tôi cho rằng phạm trù “đạo đức” cần đặt ra ngoài khi phân tích theo góc nhìn khoa học về khái niệm gây hấn Định nghĩa về gây hấn cần được làm sáng tỏ qua hai tiêu chí cơ bản sau:

- Hành vi có cố ý, chủ thể có ý thức không?

- Mục đích nhắm tới của hành vi có gây hại, hay gây thù hận cho người khác không?

2 Các biểu hiện gây hấn:

Hành vi gây hấn có thể gây tổn hại về mặt vật chất hoặc tinh thần, với những “vũ khí” cụ thể theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng là những thái độ, ngôn từ…gây tổn thương tới người khác

Các biểu hiện gây hấn tinh thần thường được chỉ ra ở những hành động như chửi mắng, nói xấu, lăng mạ, la hét dọa nạt, chơi khăm, tạo áp lực, xúc phạm hay hạ thấp người khác trước mặt mọi người, phớt lờ, từ chối, ủng hộ chiến tranh…đến việc lạm dụng tình dục, khủng bố hay tạo không khí căng thẳng, gây lo sợ cho đối tượng Ngoài ra còn là sự xúi giục hay cưỡng ép người khác thực hiện những hành

vi không phù hợp, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về mặt cảm xúc của họ Trong khi đó, gây hấn thể chất thường thể hiện ở những hành vi sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ Hành vi biểu hiện như là tát, đấm, xô đẩy hay những hành vi dùng công cụ như roi, gậy, súng…ở mức cao hơn đó là những hành động gây chiến tranh giữa các quốc gia với nhau

Gây hấn cũng được coi như một xu hướng tính cách của con người, còn gọi là tính hiếu chiến Theo Freud lý giải về gây hấn như một xung năng bên trong cơ thể, khi nguồn xung năng này kích thích nó sẽ “trào” ra bên ngoài, phóng thích vào một đối tượng nào đó và sau đó tạo nên một cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng hơn cho chủ thể của hành vi gây hấn Vì vậy, gây hấn thường được nhấn mạnh đến ý đồ của mục đích nằm phía sau hành vi

3 Phân loại hành vi gây hấn:

Các nhà tâm lý học chia tính chất gây hấn ở con người thành hai kiểu: gây hấn thù địch (hostile aggression) và gây hấn phương tiện (Instrunmental aggression)

Trang 7

Ở con người, gây hấn thù địch xuất phát từ sự giận dữ hay căng thẳng nội tại, hành vi gây hấn được thực hiện nhằm thỏa mãn hay giải tỏa cơn giận, sự căng thẳng, mục đích có thể nhắm vào ai đó, vật nào đó hay đôi khi chuyển ngược vào chính bản thân mình

Còn đối với gây hấn phương tiện, hành vi gây hấn chỉ mang ý nghĩa như một phương tiện, một công cụ nhằm đạt được những mục đích khác mà không phải là

sự giải tỏa trực tiếp những giận dữ hay căng thẳng nội tại như trên

Trong nhiều nền văn hóa, nam giới có nhiều khả năng thể hiện sự gây hấn trực tiếp, đặc biệt là bạo lực thể chất Trong khi đó phụ nữ có nhiều khả năng thể hiện

sự gây hấn gián tiếp, hoặc gây hấn phi bạo lực như là qua lời nói, qua kiểu bắn tin, nói xấu sau lưng…

Gây hấn không đồng nhất với bạo lực Trong khi bạo lực thường được nhắc tới như là những hoạt động thiên về thể chất như “thượng cảng chân, hạ cẳng tay”, hay

ám chỉ cách ứng xử, những hành động mang tính phi pháp, thù địch mang sắc thái tiêu cực; thì gây hấn mang trường nghĩa rộng hơn: có thể mang tính bạo lực hoặc cũng có thể không mang sắc thái thù địch trong hành vi gây hấn, khi đó hành vi gây hấn chỉ là công cụ giúp chủ thể của hành vi nhận được một kết quả khác khi thực hiện hành vi gây hấn đó Hành vi bạo lực thường được xem xét ở mức độ hậu quả đã gây ra, nếu chưa gây hậu quả “đáng tiếc” thì chưa gọi là hành vi baoh\j lực; còn hành vi gây hấn lại được chú ý tới nhiều hơn ở mặt bản chất của hành động, kể

cả khi chưa gây ra hậu quả đáng tiếc hay tổn hại nào thì cũng vấn được xem là có biểu hiện của hành vi gây hấn

II Các quan điểm tiếp cận về gây hấn:

Nhân tính con người là một chủ đề được bàn luận từ xưa tới nay, từ phương Đông cho tới phương Tây, trong nhiều ngành học khác nhau: triết học, tâm lý học,

Trang 8

Phương Tây cũng đề cập tới chủ đề này, qua các tác phâm hoặc quan điểm của các nhà triết học như Thomas Hobbes; Jean Jacques Rousseau…của nhà tâm lý học Sigmund Freud; của Konrad Lorenz…

Tựu chung lại, khi đi phân tích nguyên nhân của hành vi gây hấn, các nhà tâm lý học xã hội đặt ra các câu hỏi xung quanh nguồn gốc của nó: Liệu hành vi gây hấn

là do bẩm sinh hay do học hỏi từ xã hội mà có? Hành vi gây hấn có nguồn gốc từ những căng thẳng tâm lý nội tại hay do bên ngoài? Khuynh hướng chung khi đi phân tích vấn đề này hiện nay tập trung vào các quan điểm: Nguồn gốc sinh học của hành vi gây hấn; nguồn gốc tâm lý và sự tập nhiễm xã hội của hành vi gây hấn 1.Thuyết bản năng về gây hấn:

Gây hấn có nguồn gốc là bẩm sinh? Quan điểm tự nhiên về hành vi gây hấn được Darwin đưa ra trong thuyết tiến hóa của loài người, căn cứ trên nguyên lý chọn lọc

tự nhiên Đấu tranh sinh tồn theo sự chọn lọc tự nhiên sẽ theo xu hướng kẻ mạnh lấn át kẻ yếu, khi xảy ra các tình trạng đói khát, khan hiếm thức ăn

Thuyết bản năng của Sigmund Freud (1920) và Konrad Lorenz đã xem gây hấn như là một bản năng bẩm sinh của con người S Freud cho rằng con người bị thúc đẩy bởi hai bản năng chính yếu nhất: bản năng chết (Thanatos) và bản năng sống (Eros) Với bản năng sống, cá nhân có những nhu cầu cần thiết cho hoạt động sống của mình như ăn uống, tình dục, được bảo vệ, được yêu thương…con người sẽ tìm các cách thức khác nhau nhằm thỏa mãn những ham muốn này, sẽ có xu hướng gây hấn một khi những nhu cầu này bị cản trở thỏa mãn, bị đe dọa…; ngược lại, với bản năng chết được xem như khát vọng vô thức mong muốn thoát ra khỏi những lo lắng, thất vọng, căng thẳng của cuộc sống đem lại, của nội giới phát ra…để đi tới sự chấm dứt cuộc sống, khi đó cá nhân sẽ được giải thoát, bản năng này trước hết hướng vào sự tự hủy hoại bản thân, sau đó là hướng tới, phóng chiếu

ra những đối tượng khác

2 Thuyết động lực về gây hấn:

Các thuyết động lực (drive theories) quan tâm đến động cơ gây tổn hại cho người khác nhấn mạnh rằng nguồn gốc của gây hấn không phải do bản năng sống, do gen hay do đặc điểm giải phẫu cơ thể quy định Thuyết này loại bỏ cái nhìn thuần túy

về bản năng gây hấn mà Freud và Lorenz đưa ra Theo họ, gây hấn bắt nguồn từ sự

Trang 9

đáp ứng lại với hẫng hụt và đau đớn, bắt nguồn từ động cơ chống đối Tiếp cận gây hấn từ thất vọng được nghiên cứu khá nhiều trong tâm lý học lâm sàng

Thất vọng được định nghĩa như là sự cản trở hay ngăn chặn một số hành vi định hướng đến mục tiêu Khi điều ta mong muốn sắp trở thành hiện thực mà bị ngăn trở thì sẽ dẫn tới động cơ gây hấn do thất vọng gây ra

Các lý thuyết về động lực quan niệm nguồn gốc gây ra gây hấn là từ bên ngoài vào, tạo nên những thất vọng hoặc sự chống đối lại ngoại lực đó

3 Thuyết hành vi về gây hấn:

Đại diện cho trường phái tâm lý học hành vi cổ điển là J B Watson, Thorndike

và Skinner Thuyết này nghiên cứu hành vi bên ngoài mà bỏ qua việc khám phá những hiện tượng tâm lý bên trong như cảm xúc, ý thức Công thức nổi tiếng của thuyết hành vi là khi có kích thích từ môi trường bên ngoài sẽ có phản ứng của cơ thể:

S - R

4 Thuyết học tập xã hội về gây hấn:

Các lý thuyết hiện đại theo quan điểm của tâm lý học xã hội về gây hấn được

Anderson & Bushman (2002); Berkowitz (1993)…chỉ ra mô hình gây hấn chúng

và muộn hơn là thuyết học tập xã hội của Bandura (1997) Các thuyết này không

tập trung vào một nhân tố riêng lẻ (bản năng, động lực, sự chống đối) như là nguyên nhân của gây hấn

III Nhận thức của học sinh về nguồn gốc của hành vi gây hấn – Những nghiên cứu

1.Nhận thức của học sinh về hành vi gây hấn thể chất:

1.1 Gây hấn làm tổn hại về thể chất có nguồn gốc bản năng, tự vệ

Trang 10

1.2 Gây hấn làm tổn hại về thể chất có nguồn gốc từ sự giận dữ, thất vọng 1.3 Gây hấn làm tổn hại về thể chất có nguồn gốc từ sự quan sát, học hỏi

2 Nhận thức của học sinh về hành vi gây hấn tinh thần:

3 Nhận thức của học sinh về những hành vi không phải là hành vi gây hấn:

IV Một số câu chuyện gây hấn đăng tải qua mạng:

1.Các biểu hiện gây hấn do hậu quả của rượu và tức giận

2 Nỗi khổ khi yêu phải…Trương Phi

3 Gây hấn do ghen tuông

4 Thất vọng – gây hấn

Trang 11

1

Chương III

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn Chương này tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sinh học xã hội đến hành vi gây hấn của con người, trong đó chỉ ra hoạt động của vùng hưng phấn khiến cho hành vi của con người trở nên hung hãn, cũng như sự biến thể của gen MAOA gây ra xu hướng thích bạo lực ở một số người Lượng một số loại hormone trong máu, điều kiện sống, nhiệt độ hay tình huống bị sỉ nhục, mất mặt…cũng là những nguyên nhân dẫn tới hành vi gây hấn Ngoià ra chương này còn đề cập tới những yếu tố ảnh hưởng từ văn hóa xã hội (ví dụ như game bạo lực, văn hóa phẩm khiêu dâm…)

I Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học xã hội đến hành vi gây hấn:

1 Ảnh hưởng của hệ thần kinh

Các nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc và cơ chế hoạt động cảu hệ thần kinh người đã chỉ ra trung khu điều phối các xúc cảm gây hấn, đó là vùng hạch hạnh nhân (Amygdala), khi vùng này bị kích thích làm cho hưng phấn hoặc ức chế, những hành vi hay thái độ mang tính gây hấn xuất hiện nằm ngoài ý thức chủ quan của chủ thể Một số khác biệt khác của cấu trúc não cũng có khả năng gây ra khuynh hướng gây hấn Tính cách riêng nhất của mỗi cá nhân còn chịu sự chi phối của hệ thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm

2 Ảnh hưởng của gen

Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng hành vi bạo lực của con người chịu sự điều khiển của một gen (hoặc nhóm gen nào đó) Những người mang gen này có xu hướng dễ bùng phát hành vi bạo lực hơn người khác khi bị kích thích Tuy nhiên các nhà khoa học chưa xác định chính xác được loại gen nào Trong nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Florida đã chỉ ra rằng những người ưa thích bạo lực đều sở hữu một biến thể của gen MAOA, gen này làm tăng hoặc giảm nồng độ của nhiều chất dẫn truyền thần kinh như dopamine hay serotonin, dẫn tới

sự thay đổi tâm trạng và hành vi

3 Ảnh hưởng của hormone

Trang 12

2

Một loại hormone là Serotonin có thể gây cảm giác vui vẻ, phấn chấn nhưng ngưn chặn những hành vi có xu hướng xâm kích Nghiên cứu chỉ ra cho thấy lượng chất hormone này ở những tên tội phạm thường thấp Ngược lại những nghiên cứu trên nhóm trẻ 15 – 17 ở Thụy Điển, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ của kích tố dục nam testosterone với xu hướng hung tính, hormone này tác động tới khả năng hoạt động, cảm giác hưng phấn cao độ hoặc xâm kích

II Những ảnh hưởng của điều kiện sống xã hội và tâm lý tới gây hấn:

1.Ảnh hưởng của điều kiện sống

1.1 Gây hấn do ảnh hưởng của sức nóng

Những cụm từ như: nóng giận, nóng bừng bừng, điên sôi máu…cho thấy có thể

có mối liên hệ giữa nhiệt độ và gây hấn của con người, Trong thực tế, nhiều người cho biết họ thường cảm thấy cáu kỉnh vào những ngày nóng và có độ ẩm cao Quan sát trên loài vật cho thấy khi thời tiết quá nóng chúng thường cảm thấy khó chịu, chúng có xu hướng tấn công các loài vật khác hoặc bất kỳ đồ vật nào trong tầm mắt Tương tự như vậy, với các dạng khó chịu khác mà cơ thể con người phải chịu đựng, như nóng nực, ẩm ướt, không khí ô nhiễm, mùi khó chịu…có thể làm gia tăng tính gây hấn của con người

…Như vậy, trời càng nóng hoặc quá lạnh khiến con người cảm giác khó chịu thì tỷ

lệ gây gổ, cãi vã, bạo lực càng tăng Nếu sự khó chịu này kéo dài khiến hành vi gây hấn thường xuyên được củng cố, nó sẽ làm cho hành động của họ có xu hướng tấn công nhiều hơn và sẽ trở thành một nét tính cách trong con người họ Và, cách hành xử này sẽ được áp dụng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi họ không còn sự khó chịu nữa

Trang 13

3

1.2 Ảnh hưởng của các chất kích thích

Các bà mẹ thường xuyên dùng rượu hoặc sử dụng ma túy trong lúc mang thai sẽ thúc đẩy những trận cãi vã, gây hấn thường xuyên

Quan sát đời sống xung quanh có thể nhận thấy rằng rượu và các chất kích thích

có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi hung tính của con người

2 Ảnh hưởng của kinh tế xã hội

Các giai đoạn thoái trào kinh tế dẫn đến đói nghèo cũng dẫn đến sự gây hấn

3 Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý

3.1 Nhận thức và xúc cảm liên quan đến hành vi gây hấn

Ở loài người, sự xuất hiện của hình thức tư duy trí tuệ tạo ra nhiều hình thái tấn công đa dạng liên quan đến gây hấn, đặc biệt là hình thức gây hấn tinh thần

3.2 Gây hấn do bị sỉ nhục, bị tấn công

Bị tấn công hoặc bị sỉ nhục bởi người khác là một con đường đặc biệt dẫn tới gây hấn…Có thể nói, việc bị tấn công hay bị lăng mạ luôn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực và sự báo thù với lý do khiêu khích luôn là nguồn gốc chủ yếu của hành vi hiếu chiến

3.3 Gây hấn do đau đớn và khó chịu

Sự đau đớn và khó chịu cũng có tác động kích thích nâng cao trạng thái gây hấn…Nếu sự khó chịu này kéo dài, hành vi gây hấn thường xuyên được củng cố,

nó trở thành một nét nhân cách của con người

3.4 Sự hiếu chiến và chống đối

Thuyết động lực gây hấn (Dollard và cộng sự, 1939) khẳng định rằng sự chống đối luôn dẫn đến một vài kiểu gây hấn và gây hấn luôn luôn bắt nguồn từ chống đối

3.5 Sự khiêu khích trực tiếp

Trang 14

4

Quan sát thực tế cho thấy những khiêu khích bằng ngôn ngữ và hành vi bạo lực

từ người khác là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến gây hấn III Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến gây hấn

Ở Việt Nam, hành vi gây hấn ở tuổi vị thành niên đã được “báo động đỏ” trên các báo in và báo mạng Điều này khiến chúng ta tự hỏi vì sao các phương tiện truyền thông như radio, sách báo, tranh khiêu dâm, tivi, phim ảnh, đặc biệt là games trực tuyến lại khiến bạo lực mọc lên như nấm

1.Sách báo, tranh ảnh khiêu dâm và hành vi gây hấn

Việc thưỡng xuyên xem các sách báo, tranh ảnh khiêu dâm liên quan đến bạo lực liệu có làm “chai sạn” nhận thức và cảm xúc của người xem?

2 Ti vi với hình ảnh bạo lực

Một nghiên cứu của Huston và cộng sự (1992) cho thấy kết thúc tiểu học, tính trung bình ở Mỹ trẻ em xem khoảng 8000 chương trình ti vi liên quan đến giết người và 100.000 chương trình có bạo lực

3 Video game và gây hấn

Không chỉ xem tivi có ảnh hưởng đến tính cách hay mức độ hài lòng về cuộc sống của người xem, mà các trò chơi điện tử cũng ảnh hưởng…

4 Vũ khí thúc đẩy gây hấn

…Hành vi gây hấn bị kích thích bởi tính hung hăng và nó sẽ tăng lên khi có những yếu tố kích động hoặc lời kích bác của ai đó trong cơn tức giận…Bị người khác tấn công cũng là một yếu tố kích động gây hấn…

IV Một số thực nghiệm về gây hấn

1.Phim khiêu dâm và bạo lực đối với phụ nữ

Do Neil Malamuth, Edward, Donnerstein (1981) thực hiện

Bình luận: Xem phim khiêu dâm bạo lực đối với phụ nữ tạo ra xu hướng tập trung mọi thù hận vào đối tượng là phụ nữ

Ngày đăng: 28/01/2018, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w