TUẦN : 19 Ngày dạy: Môn : TẬP LÀM VĂN Bài dạy : ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU I. MỤC TIÊU Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp. Rèn kĩ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu. Ham thích học môn Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3. HS: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Trang 1TUẦN : 19 Ngày dạy:
Bài dạy : ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I MỤC TIÊU
- Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp
- Rèn kĩ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu
- Ham thích học môn Tiếng Việt
II CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3
- HS: Vở bài tập
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Ôn tập HKI
- Kiểm tra Vở bài tập
3 Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
+MT:Giúp HS : Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu
+ Cách tiến hành:
Bài tập 1 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, quan sát từng tranh,
đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh
- GV cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2
tranh Gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự , vui
vẻ Sau mỗi nhóm làm bài thực hành, cả lớp và GV nhận xét
- Cuối cùng bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới
thiệu đúng nhất
Bài tập 2 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập Cả lớp đọc thầm lại
- GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra: 1 người
lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới
thiệu là bạn bố em thăm bố mẹ em Em sẽ nói thế nào, xử sự
thế nào (trường hợp bố mẹ em có nhà và trường hợp bố mẹ
em đi vắng)?
- GV khuyến khích HS có những lời đáp đa dạng Sau khi
mỗi cặp HS, cả lớp và GV nhận xét, thảo luận xem bạn HS đã
đáp lời tự giới thiệu và xử sự đúng hay sai
- GV gợi ý để các em hiểu: làm như vậy là thiếu thận trọng
vì người lạ đó có thể là 1 người xấu giả vờ là bạn của bố lợi
dụng sự ngây thơ, cả tin của trẻ em, vào nhà để trộn cắp tài
sản Ngay cả khi bố mẹ có ở nhà tốt nhất là mời bố mẹ ra gặp
người lạ xem có đúng là bạn của bố mẹ không,…)
Cả lớp bình chọn những bạn xử sự đúng và hay – vừa thể hiện
được thái độ lịch sự, có văn hoá vừa thông minh, thận trọng
Hoạt động 2: Thực hành
+MT: Giúp HS : Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong
đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
+ Cách tiến hành:
Bài tập 3 (viết)
- GV nêu yêu cầu (viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn
đối thoại); cho 1 HS cùng mình thực hành đối đáp; gợi ý cho
- Hoạt động lớp, nhóm
- 1 HS đọc lời chào của chị phụ trách (trong tranh 1); lời tự giới thiệu của chị (trong tranh 2)
- Mỗi nhóm làm bài thực hành, bạn nhận xét
VD:
- Chị phụ trách : Chào các em
- Các em nhỏ : Chúng em chào chị ạ/ chào chị ạ
- Chị phụ trách : Chị tên là Hương Chị được cử phụ trách sao của các em
- Các bạn nhỏ : Oi, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ /Thế thì hay quá! Mời chị vào lớp của chúng em
- 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu – đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống
- VD: Nếu có bạn niềm nở mời người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng
- VD:
a) Nếu có bố em ở nhà, có thế nói: Cháu chào chú, chú chờ bố mẹ cháu một chút ạ./ Cháu chào chú (Báo với bố mẹ) có khách ạ b) nếu bố mẹ em đi vắng, có thể nói: - Cháu chào chú Tiếc quá, bố mẹ cháu vừa đi Lát nữa mời chú quay lại có được không ạ?/ bố
mẹ cháu lên thăm ông bà cháu Chú có nhắn
Trang 2HS cần đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu của mẹ bạn thể hiện
thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ
- GV nhận xét, chọn những lời đáp đúng và hay
4 Củng cố – Dặn dò (3’)
- GV nhắc HS ghi nhớ thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự
giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là
một học trò ngoan, lịch sự
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Tả ngắn về bốn mùa
gì lại không ạ? …
- Hoạt động cá nhân
- HS điền lời đáp của Nam vào vở hoặc Vở bài tập
- Nhiều HS đọc bài viết
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 20 Ngày dạy:
Bài dạy : TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I MỤC TIÊU
- Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân
- Viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè
- Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn
II CHUẨN BỊ
- GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ Bài tập 1 viết trên bảng lớp
- HS: SGK Vở bài tập
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
- Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12
- Nhận xét, cho điểm HS
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
+MT : Giúp HS trả lời đúng các câu hỏi bài tập.
+Cách tiến hành:
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
GV đọc đoạn văn lần 1
Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn
Bài văn miêu tả cảnh gì?
Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn
- Hoạt động lớp, nhóm
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
- Theo dõi
- Đọc
- Mùa xuân đến
- Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp
có nụ
- Nhiều HS nhắc lại
- Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm
- Nhìn và ngửi
- HS đọc
Trang 3 Hoạt động 2: Hướng dẫn viết được một đoạn văn có từ
3 đến 5 câu nói về mùa hè
+ MT : Giúp HS viết được từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
+Cách tiến hành:
Bài 2
Qua bài tập 1, các con đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả
về mùa xuân Trong bài tập 2, các con sẽ được luyện viết
những điều mình biết về mùa hè
GV hỏi để HS trả lời thành câu văn
Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
Mặt trời mùa hè ntn?
Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
Con thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
Con có mong ước mùa hè đến không?
Mùa hè con sẽ làm gì?
Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp
Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn
GV chữa bài cho từng HS Chú ý những lỗi về câu từ
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở.
Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm
- Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ
- Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm…
- Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời
- Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi…
- Trả lời
- Trả lời
- Viết trong 5 đến 7 phút
- Nhiều HS được đọc và chữa bài
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 21 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy:
Bài dạy : ĐÁP LỜI CẢM ƠN TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I MỤC TIÊU
-Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn gản
-thực hiện được yêu cầu của BT3 (Tìm cu văn miêu tả trong bài , viết 2,3 câu về một loài chim
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG
-Giao tiếp: Ứng xử văn hóa
-Lắng nghe tích cực
III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Hoàn tất nhiệm vụ : Thực hành đáp lời xin lỗi theo tình huống
II.CC PHƯƠNG TIỆN DẬY HỌC
-GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 lên bảng Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà con yêu thích
-HS: SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Tả ngắn về bốn mùa.
- Gọi 2, 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè
- Nhận xét và cho điểm HS
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
+MT : Giúp HS biết nói lời cám ơn.
+Cách tiến hành:
Bài 1
- Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân
- Hoạt động lớp, cá nhân
Trang 4vật trong tranh.
- Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
- Theo con, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với
bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
- Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại
của bạn HS
- Cho một số HS đóng lại tình huống
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại
từng tình huống trong bài Chú ý HS có thể thêm lời thoại
(nếu muốn)
- Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại
HĐ 2:HDHS viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim
+MT : Giúp HS biết viết từ 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
+Cách tiến hành:
Bài 3-Treo bảng phụ vàY/c HS đọc đoạn văn Chim chích
bông
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu c
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình NX và cho điểm HS
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
-1 HS đọc yêu cầu Cả lớp cùng suy nghĩ -HS làm việc theo cặp
-HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp khác (nếu có)
-Hoạt động lớp, cá nhân
2 HS lần lượt đọc bài
-Một số HS lần lượt trả lời cho đến khi đủ các câu văn nói về hình dáng của chích bông
-Viết 2, 3 câu về một loài chim con thích -HS tự làm bài vào vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 22 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy:
Bài dạy : ĐÁP LỜI XIN LỖI TẢ NGẮN VỀ LỒI CHIM
I MỤC TIU
-Biết đáp lại các lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp đơn giản.(BT 1,BT2)
-Tập sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Giao tiếp: Ứng xử văn hóa
-Lắng nghe tích cực
III CÁC PHUYWƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Hoàn tất nhiệm vụ : Thực hành đáp lời xin lỗi theo tình huống
IV CC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-GV: Các tình huống viết ra băng giấy Bài tập 3 chép sẵn ra bảng phụ
- HS: Vở
V CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Đáp lời cảm ơn Tả ngắn về loài chim.
- Gọi HS đọc bài tập 3
- Nhận xét và cho điểm HS
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành:
Bài 1
- Treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi:
- Bức tranh minh hoạ điều gì?
- Khi đánh rơi sách, bạn HS đã nói gì?
- Lúc đó, bạn có sách bị rơi nói thế nào
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này
- Theo con, bạn có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của
bạn mình?
- Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông
cảm với họ
Bài 2
Hoạt động lớp, cá nhân
- Quan sát tranh
- Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh
- Bạn nói: Xin lỗi Tớ vô ý quá!
- Bạn nói: Không sao.
- 2 HS đóng vai
- Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn
Trang 5- GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy Gọi 1 cặp HS lên thực
hành: 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy và 1 HS thực hiện yêu cầu
- Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác
- Động viên HS tích cực nói
- 1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành hoặc GV có thể tìm thêm
các tình huống khác
- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sắp xếp được các câu đã cho thành
một đoạn văn.
+MT : Giúp HS sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn.
+Cách tiến hành:
Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-bĐoạn văn tả về loài chim gì?
- Yêu cầu HS tự làm và đọc phần bài làm của mình
- Nhận xét, cho điểm HS
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
Tình huống a:
Hoạt động lớp, cá nhân
- Đọc yêu cầu của bài
- HS đọc thầm trên bảng phụ
- Chim gáy
- HS tự làm
- 3 đến 5 HS đọc phần bài làm Sắp xếp theo thứ tự: b-d-a-c:
- HS viết vào Vở Bài tập.
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 23 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy:
I MỤC TIÊU
- Biết đáp lời ph hợp trong với tình huống giao tiếp cho trước
- Đọc và chp lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Giao tiếp: Ứng xử văn hóa
-Lắng nghe tích cực
III CÁC PHƯƠNG PHPDẠY HỌC
- Hoàn tất nhiệm vụ : Thực hành đáp lời khẳng định theo tình huống
IV CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có Bản nội quy của trường
- HS: Vở
V CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Tả ngắn về loài chim.
- Gọi 2, 3 HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học
- Em thích nhất loài chim nào?
- Nhận xét và cho điểm HS
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
+MT: Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành:
Bài 1
- Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân
vật trong tranh.hỏi:
- Cho một số HS đóng lại tình huống trên
- Nhận xt
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại
từng tình huống trong bài Chú ý HS có thể thêm lời thoại nếu
muốn
- Gọi 1 HS cặp HS đóng lại tình huống 1
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại
Hoạt động 2: Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến
3 điều trong nội quy của trường.
+MT : Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong
nội quy của trường.
Hoạt động lớp, cá nhân
- 2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài
- Một số cặp HS thực hành trước lớp
- 1 HS đọc yêu cầu Cả lớp cùng suy nghĩ
- HS làm việc theo cặp Tình huống a
- HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp án khác, nếu có
- Hoạt động lớp, cá nhân
- 2 HS lần lượt đọc bài
- HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy
Trang 6+Cách tiến hành:
Bài 3
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc Nội quy trường học
- Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong
bản nội quy
- GV chấm 1 số vở
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Đáp lời phủ định…
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 24 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy: 04/3/2011
Bài dạy: ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I MỤC TIÊU
-Biết đáp lại lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản
-Nghe kể , trả lời đúng các câu hỏi về mẩu chuyện vui
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Giao tiếp: Ứng xử văn hóa
-Lắng nghe tích cực
III CÁC PHƯƠNG PHP DẠY HỌC
- Hoàn tất nhiệm vụ : Thực hành đáp lời từ chối theo tình huống
IV CHUẨN BỊ
- GV: Các tình huống viết vào giấy Các câu hỏi gợi ý viết vào bảng phụ
- HS: Vở
V CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’)
- Gọi HS đọc bài tập 3 về nhà
- Nhận xét, cho điểm HS
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành:
Bài 1 (Làm miệng)
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
- Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào?
- Cô chủ nhà nói thế nào?
- Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà
phủ định điều mình hỏi, bạn HS đã nói thế nào?
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe lời
phủ định của người khác, khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ
lịch sự, nhã nhặn
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện tình huống trên
Bài 2: Thực hành
- GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy gọi 2 HS lên thực hành 1 HS
đọc yêu cầu trên băng giấy, 1 HS thực hiện lời đáp
- Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác
- Động viên, khuyến khích HS nói (1 tình huống cho nhiều lượt HS thực
hành)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện
+MT : Giúp HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
+Cách tiến hành:
Bài 3
- GV kể chuyện 1 đến 2 lần
- Treo bảng phụ có các câu hỏi
- Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện
- Nhận xét, cho điểm HS
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
Hoạt động lớp, cá nhân
- Tranh minh hoạ cảnh một bạn
HS gọi điện thoại đến nhà bạn
- Bạn nói: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ
- Ơ đây không có ai tên là Hoa đâu, cháu à
- Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô
- HS cả lớp nghe kể chuyện
- 2 đến 4 HS thực hành kể trước lớp
- HS phát biểu ý kiến
Trang 7- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 25 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy:
Bài dạy : ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I MỤC TIÊU
- Biết đáp lời trong tình huống giao tiếp thơng thường
-QS tranh về cảnh biển , trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Giao tiếp: Ứng xử văn hóa
-Lắng nghe tích cực
III CÁC PHƯƠNG PHP DẠY HỌC
- Hoàn tất nhiệm vụ : Thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống
IV CHUẨN BỊ
-GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ Tranh minh hoạ bài tập 3 (phóng to, nếu có thể)
-HS: SGK
V CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Đáp lời phủ định Nghe - Trả lời câu hỏi
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 58
- Gọi 1 HS khác lên bảng kể lại câu chuyện Vì sao?
- Nhận xét và cho điểm HS
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành:
Bài 1 HS nêu yêu cầu bài
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc đoạn hội thoại
- Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
- Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
- Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến
của Hà) Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói
thế nào?
Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường
đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành
Bài 2 HS nêu yêu cầu bài.
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời
đáp thích hợp cho từng tình huống của bài
- Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3 HS nêu yêu cầu bài toán
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
- Nhận xét và cho điểm HS
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển
- Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý Tả ngắn về biển
Hoạt động lớp, cá nhân
- HS mở SGK và đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc bài lần 1 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2
- Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác Cháu xin phép bác ạ.
-Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống
- Thảo luận cặp đôi:
- Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có
- Bức tranh vẽ cảnh biển
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 26 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy: 25/3/2011
Trang 8Bài dạy : ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý TẢ NGẮN VỀ BIỂN.
I MỤC TIÊU
-Biết đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước
-Viết được những cu trả lời về cảnh biển
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Giao tiếp: Ứng xử văn hóa
-Lắng nghe tích cực
III CÁC PHƯƠNG PHP DẠY HỌC
- Hoàn tất nhiệm vụ : Thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống
IV CHUẨN BỊ
-GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần Các tình huống viết vào giấy Vở bài tập Tiếng Việt
-HS: Vở
V CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Đáp lời đồng ý QST, TLCH:
- Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau
- Gọi HS nhận xét
- Cho điểm từng HS
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành:
Bài 1
- GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp
lại
- Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành
- Nhận xét, cho điểm từng HS
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 2
- Treo bức tranh
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Sóng biển ntn?
- Trên mặt biển có những gì?
- Trên bầu trời có những gì?
- Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình
- Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho
từng HS
- Cho điểm những bài văn hay
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn
hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở
- Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
Hoạt động lớp, cá nhân
- HS 1: Đọc tình huống
HS 2: Nói lời đáp lại
- Tình huống a
- Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng
- Sóng biển xanh như dềnh lên./
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh
- Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn
- Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng
- HS tự viết trong 7 đến 10 phút
- Nhiều HS đọc
VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng Đàn hải âu chao lượn Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 28 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy:
Bài dạy : ĐÁP LỜI CHIA VUI TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI.
I MỤC TIU
-Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể
-Đọc v trả lời được các câu hỏi về bi miu tả ngắn
-Viết được các câu trả lời cho một phần BT2
II CC KỸ NĂNG SỐNG:
-Giao tiếp : ứng xử văn hĩa
Trang 9- Lắng nghe tích cực
III.PHƯƠNG PHP DẠY HỌC:
- Hồn tất một nhiệm vụ : thực hành đáp lời chc mừng theo tình huống
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-GV: Tranh minh hoạ trong SGK Tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật
-HS: SGK, vở
V HOẠT ĐỘNG BDẠY HỌC
1 Khởi động (1’) - Ôn tập giữa HK2.
3 Bài mới
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Cách tiến hành:
Bài 1
2 Treo bức tranh và gọi 1 HS đọc yêu cầu.
3 Gọi 2 HS lên làm mẫu.
4 Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách
nói khác
5 Yêu cầu nhiều HS lên thực hành
Bài 2
6 -GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.
7 -GV cho HS xem tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.
8 -Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung.
- Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả
măng cụt Cho HS chỉ vào quả thật hoặc tranh ảnh cho sinh
động
9 Nhận xét, cho điểm từng HS.
10 Phần nói về ruột quả và mùi vị của quả măng cụt Tiến hành
tương tự phần a
Bài 3
11 Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
12 Yêu cầu HS tự viết.
13 Yêu cầu HS đọc bài của mình Lưu ý nhận xét về câu, cách sáng
tạo mà vẫn đúng
14 Cho điểm từng HS.
4 Củng cố – Dặn dò (3’)
15 Nhận xét tiết học.
16. Dặn HS thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui lịch
sự, văn minh
17 Viết về một loại quả mà em thích.
Chuẩn bị: Đáp lời chia vui Nghe – TLCH
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài
-HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi
-HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
-HS phát biểu ý kiến về cách nói khác Ví
dụ: Các bạn quan tâm đến tớ nhiều quá, lần sau tớ sẽ cố gắng để đoạt giải cao hơn./ Tớ cảm động quá Cảm ơn các bạn nhiều lắm./…
-10 cặp HS thực hành nói
-2 HS đọc lại bài Cả lớp đọc thầm theo -Quan sát
-HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp trước lớp VD:
HS 1: Quả măng cụt hình gì?
HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
HS 1: Quả to bằng chừng nào?
HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.
HS 1: Quả măng cụt màu gì?
HS 2: Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
HS 1: Cuống nó ntn?
HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống
có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
3 đến 5 HS trình bày
- Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2)
Tự viết trong 5 đến 7 phút
3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình
Rút kinh nghiệm:
TUẦN : 29 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy:
Bài dạy : ĐÁP LỜI CHIA VUI NGHE – TLCH
I MỤC TIÊU
-Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể
-Nghe GV kể , trả lời được câu hỏi về nội dung cu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
II CC KỸ NĂNG SỐNG:
-Giao tiếp : ứng xử văn hĩa
- Lắng nghe tích cực
III.PHƯƠNG PHP DẠY HỌC:
- Hồn tất một nhiệm vụ : thực hành đáp lời chc mừng theo tình huống
IV CHUẨN BỊ
-GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ Bài tập 1 viết trên bảng lớp
-HS: Vở
Trang 10V CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Đáp lời chia vui Tả ngắn về cây cối.
-GV nhận xét
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành:
Bài 1
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài
-Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1
-Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con có thể nói
ntn?
-Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn con ra sao?
-Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với
nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài
-Nhận xét và cho điểm tiết học
Hoạt động 2: Nghe và kể lại câu chuyện.
+MT : Giúp HS nghe và kể lại được câu chuyện.
+Cách tiến hành:
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của
bài, sau đó kể chuyện 3 lần ( Sự tích hoa dạ lan hương)
-Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
-Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
-Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
-Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
-Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi
trên
-Gọi 1 HS kể lại câu chuyện
5 Củng cố – Dặn dò (3’)
-Nhận xét tiết học
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK -2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp
Hoạt động lớp, cá nhân
Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 30 Môn: TẬP LÀM VĂN Ngày dạy: 15/4/2011
Bài dạy : NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I MỤC TIÊU:
-Nghe kể và Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối.
-Viết được câi trả lời cho cu hỏi
II CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện
HS: SGK, Vở
III CÁC HOẠT ĐỘNG
1 Khởi động (1’)
2 Bài cu (3’) Đáp lời chia vui Nghe – TLCH:
Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm?
Nhận xét, cho điểm HS
3 Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập, qua tranh.