Trước những khó khăn đó, giải pháp tốt nhất của Quỹ tín dụng nhân dân TW là tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng các nhu cầu của đơn vị.. Chức năng nhiệm vụ
Trang 1Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương Trên cơ sở đó nêu lên những hạn chế
và đề xuất giải pháp khắc phục.
Bài làm: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ
với kinh tế thế giới Có thể nói, đây là cơ hội và cũng là thách thức to lớn đối với nền Kinh tế nước ta nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng Thách thức đến từ áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhưng ngay tại thị trường tài chính việt nam áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng là một thách thức không nhỏ Không chỉ cạnh tranh về thị trường hoạt động và khách hàng, giữa các Ngân hàng còn có một cuộc đua khác, đó là cuộc đua về Nhân sự Cuộc đua về tuyển dụng nhân sự giữa các Ngân hàng thậm chí còn khốc liệt hơn cả cuộc đua trong kinh doanh vì yếu tố con người chính là trọng tâm của mọi hoạt động của Ngân hàng
Là một tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng khác Có khá nhiều cán bộ của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã chuyển sang các đơn vị khác vì nhận được nhiều đãi ngộ cao hơn Trước những khó khăn đó, giải pháp tốt nhất của Quỹ tín dụng nhân dân TW
là tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng các nhu cầu của đơn vị Sau đây chúng ta sẽ tập trung phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Quỹ tín dụng TW và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới
Trang 2I Giới thiệu sơ lược về Quỹ Tín dụng TW:
Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Quỹ Tín dụng TW
Tên Tiếng Anh: Central People’s Credit Fund of Viet Nam
Địa chỉ: 193 – Bà triệu – Hà nội
Lịch sử hình thành và phát triển:
QTDTW thành lập năm 5/8/1995, với số vốn điều lệ ban đầu là 110 tỷ đồng Mô hình QTDTW được thành lập dựa theo mô hình QTDND ở Canada, với 3 cấp là QTDTW, các QTD khu vực và các QTD cơ sở Đây là các pháp nhân hoàn toàn độc lập với nhau Đến năm 2000, theo quyết định của Ngân hàng nhà nước, Hệ thống QTDND hình thành 2 cấp với việc các QTD khu vực sáp nhập vào QTDTW
Chức năng nhiệm vụ của QTDTW
*/ QTDTW được phép tiến hành các hoạt động như một ngân hàng với mục đích chính là hỗ trợ các QTDND trong hệ thống
- Đầu mối về điều hoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu hoạt động của các QTDND cơ sở
- Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các QTDND cơ sở thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành
- Quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống QTDND theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Đại diện cho toàn hệ thống trong quan hệ với Chính phủ, NHNN, các
tổ chức trong nước và quốc tế
Trang 3- Đào tạo hướng dẫn một số nghiệp vụ cho các QTDND cơ sở
- Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng
*/ Chi nhánh QTDTW ở một số tỉnh làm đại diện cho QTDTW đảm nhiệm các chức năng nhiệm vụ:
- Nhận tiền gửi của các QTD thành viên
- Cho vay các QTDND thành viên
- Huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn
- Cho vay và thực hiện một số dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp, cá nhân ngoài thành viên trên địa bàn khi được Tổng Giám đốc QTDTW cho phép nhưng trên nguyên tắc ưu tiên đối với thành viên là QTDND
- Tăng cường và phát triển liên kết hệ thống thông qua việc thực hiện vai trò đầu mối về vốn, thanh toán, cung ứng dịch vụ, tư vấn cho các QTDND thành viên
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng thuộc chức năng, nhiệm vụ của QTDTW trên địa bàn cho phép theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc
- Tổng hợp thông tin báo cáo cho Hội sở QTDTW
II Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại QTDTW:
2.1 Môi trường bên trong:
2.1.1 Thuận lợi:
Trang 4+/ Đội ngũ cán bộ của QTDTW trẻ và giàu khát vọng nghiên cứu phát triển Sự tiếp thu những công nghệ hiện đại và kiến thức mới là tốt
+/ Ngân hàng nhà nước – cơ quan chủ quản của QTDTW rất quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của QTDTW Cụ thể là: Ngân hàng nhà nước đã quyết định dành toàn bộ phần lãi từ vốn góp cổ phần của Ngân hàng nhà nước vào QTDTW để đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của QTDTW và các QTDND cơ sở
Nhìn chung, QTDTW có khá nhiều ưu thế so với các Ngân hàng khác trong ngành do luôn có nguồn kinh phí cho các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tiếp, QTDTW cũng vấp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực, sẽ được phân tích sau đây
2.1.2 Khó khăn:
+/ QTDTW không có một bộ phận chuyên trách về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Do vậy, việc tổ chức đào tạo thường diễn ra nhỏ lẻ và không có chiến lược và định hướng rõ ràng
+/ Trình độ cán bộ của QTDTW và nhất là các QTDND còn thấp so với trình độ chung của các ngân hàng
+/ Các chế độ về thù lao tài chính và phi tài chính chưa đủ để dữ cán bộ giỏi ở lại với QTDTW
Những khó khăn của QTDTW thực chất cũng là những khó khăn mà rất nhiều Ngân hàng cũng gặp phải Mà để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải có sự quyết tâm của lãnh đạo và sự phối hợp hiệu quả của nhiều bộ phận trong QTDTW
Trang 52.2 Môi trường bên ngoài:
2.2.1 Thuận lợi:
+/ Sự ủng hộ mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành đối với sự phát triển nguồn nhân lực của QTDTW và Hệ thống QTDND Ngân hàng nhà nước đã phối hợp với Học viện Ngân hàng tổ chức rất nhiều lớp đài tạo nghiệp cho cán bộ QTDND và cấp bằng sơ cấp về nghiệp vụ Ngân hàng
+/ Sự ủng hộ của rất nhiều tổ chức quốc tế Cụ thể là Hệ thống QTDND
đã nhận được khoảng 5 Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật của ADB, GTZ - Cộng hoà Liên Bang Đức, DID – Canada, CODESPA – Tây Ban Nha, ACCU – Liên đoàn Tín dụng Châu á
2.2.2 Khó khăn:
+/ Các QTDND phân bố rộng 53 tỉnh thành phố Khiến cho việc tổ chức các hoạt động đào tạo rất khó khăn
+/ Văn hoá, Dân trí của các vùng có sự khác biệt lớn dẫn tới việc thiết
kế các lớp đào tạo gặp khó khăn
2.3 Phân tích Nhu cầu đào tạo của Hệ thống QTDND:
Hệ thống QTDND Việt nam với QTDTW (Hội sở và 24 Chi nhánh) và 1.080 QTDND Vì vậy nhu cầu cho hoạt động đào tạo là rất lớn Hiện nay, Riêng với QTDTW là khoảng 800 cán bộ cần đào tạo và các QTDND là khoảng hơn 5.000 cán bộ cần đào tạo ở các cấp độ Nhu cầu đào tạo cán bộ tập trung ở nội dung sau:
2.3.1 Nhu cầu đào tạo của các QTDND:
Trang 6Đối với các QTDND trình độ của cán bộ hiện đang ở mức rất thấp Nhu cầu đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng là rất cần thiết nhất là các lớp
về nghiệp vụ tín dụng, kế toán, pháp luật Bên cạnh đó các QTDND cũng rất cần được trạng bị kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ như thẩm định Dự án trung dài hạn, quản trị rủi ro và dự báo thị trường
Bên cạnh đó, các QTDND cũng cần tăng cường hiện đại hoá hoạt động kinh doanh Vì vây, nhu cầu đào tạo về công nghệ thông tin và sử dụng hệ thống phần mềm cũng rất cần thiết
Các QTDND cũng cần được tham gia các khoá studytour ở nước ngoài
để học tập mô hình QTDND ở các nước phát triển nhằm hoàn thiện mô hình
và hoạt động của các QTDND
2.3.2 Nhu cầu đào tạo của QTDTW:
Để theo tăng cường năng lực cạnh tranh của QTDTW, nhu cầu đào tạo của QTDTW cần tập trung vào những nghiệp vụ chuyên sâu về tài chính Ngân hàng như: Thẩm định các Dự án đầu tư, Dự báo thị trường, Marketing,
Tập trung đào tạo vào các lớp Kỹ năng như: Quản lý, Quản trị nhân lực,
Học tập mô hình phát triển Ngân hàng hợp tác ở các nước phát triển
2.4 Những hạn chế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của QTDTW và hệ thống QTDND
Với những phân tích ở trên ta có thể nhận thấy những hạn chế cơ bản của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở QTDTW và Hệ thống
Trang 7QTDND chính là ở việc chưa có được một chiến lược và định hướng cụ thể cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Điều đó thể hiện:
+/ Tại QTDTW chưa có Phòng Ban chuyên trách trong lĩnh vực đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực
+/ QTDTW chưa tổ chức những cuộc điều tra chuyên trách về đào tạo
và phát triển Do vậy, chưa có định hướng rõ ràng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể
+/ Mặc dù có nhiều hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo của nước ngoài nhưng do chưa có chiến lược đào tạo tổng thể nên các khoá đào tạo thường diễn ra trùng lặp, hiệu quả chưa cao
III Những giải pháp để phát triển đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Thứ nhất, QTDTW nên thành lập Phòng Quản trị Nguồn nhân lực: Phòng này sẽ có trách nhiệm đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ toàn QTDTW, tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý nguồn nhân lực, bổ nhiệm Phòng cũng có nhiệm vụ hoạch định kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của QTDTW nói riêng và hệ thống QTDND nói riêng
Thứ 2, QTDTW cần thuê chuyên gia tư vấn đánh giá nhu cầu đào tạo, nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực Để từ đó có căn cứ xây dựng chiến lược đào tạo cho toàn Hệ thống QTDND
Thứ 3, xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của QTDTW theo từng giai đoạn phát triển Trong đó, đề cao cam kết của lãnh đạo
Trang 8về phỏt triển nguồn nhõn lực và sự thanh tra kiểm tra đỏnh giỏ cụng tỏc đào tạo để cú thể điều chỉnh kịp thời những khỳc mắc
Thứ 4, trờn cơ sở chiến lược đào tạo, cần làm việc với nhà tài trợ nước ngoài để định hướng họ trong việc tài trợ vào những Module đào tạo mà họ cú thế mạnh và cỏn bộ QTD cũn thiếu
Thứ năm, trờn cơ sở chiến lược phỏt triển nguồn nhõn lực, QTDTW sẽ
tổ chức những đoàn đại biểu đi thăm và học tập mụ hỡnh phỏt triển của QTDND và Ngõn hàng hợp tỏc
Thứ 6, Kết hợp với Học viện Ngõn hàng, Đại học Kinh tế quốc dõn, học viện tư phỏp để tổ chức những lớp đào tạo nghiệp vụ chuyờn sõu cho cỏn bộ QTDTW và QTDND
Thứ bảy, Cụng tỏc tuyển dụng phải được xõy dựng theo một quy trỡnh hợp lý với việc găn chặt tuyển dụng và đào tạo
Thứ tỏm, Phũng Nhõn sự cần cú sự tham gia vào cụng tỏc xõy dựng chế
độ lương thưởng tại cơ quan nhằm tỡm ra một cơ cấu lương hợp lý
IV Kết luọ̃n:
Với quyết tâm không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động để trở thành một Ngân hàng có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động hiệu quả, an toàn với các tiêu chí
nh ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại, kinh doanh đa năng, linh hoạt cung cấp nhiều dịch vụ Ngân hàng với chất lợng và hiệu quả cao QTDTW đã đặc biệt chú trọng
đến công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
Trang 9QTDTW về các mặt Tin học, kiểm tra nội bộ, kế toán, tín dụng và coi đây là một hoạt động thờng xuyên nhằm nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ nhân viên Trong thời gian tới, QTDTW sẽ tổ chức nhiều đợt tập huấn cho cán bộ về các nghiệp vụ Kế toán, tín dụng, Kiểm soát nội bộ, tin học và bố trí cho cán bộ tại Hội sở và chi nhánh theo học các khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ chuyên đề và theo học các lớp đào tạo dài hạn nh: Đại học tại chức, đào tạo sau đạu học
Do có sự quan tâm đặc biệt về công tác đào tạo, số cán bộ
có trình độ đại học và thạc sỹ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số CBCNV toàn QTDTW
Bên cạnh đó, QTDTW sẽ bố trí sắp xếp cho cán bộ tại Hội
sở và các chi nhánh tham dự các hội thảo chuyên đề ở nớc ngoài để học tập trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ với bạn
bè Quốc tế
Công tác tuyển dụng, thực hiện chế độ chính sách đối với ngời lao động đợc thực hiện theo đúng quy trình, quy
định, đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ Nhờ có sự sắp xếp lao
động hợp lý, khoa học lại có chính sách động viên khen thởng kịp thời nên phát huy đợc năng lực sở trờng cá nhân, nâng cao hiệu quả làm việc chung, tạo không khí làm việc sôi nổi,
đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ Nhiều cán bộ trẻ đã phát huy tốt năng lực chuyên môn, đợc Ban Lãnh đạo bổ nhiệm
Trang 10vào các vị trí lãnh đạo cấp phòng và hiện tại các cán bộ này
đang phát huy tốt nhiệm vụ đợc giao
Trang 11Tài liệu tham khảo:
1 Báo cáo Thường niên của QTDTW
2 Tài liệu môn học “Quản trị nguồn nhân lực” trong chương
trình GaMBA của Đại học Griggs – Hoa Kỳ.
3 Cuốn “Quản trị nhân lực” của NXB Lao động – Xã hội.
Trang 12HẾT