1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân loại hành vi lãnh đạo

5 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 149,45 KB

Nội dung

Theo ý kiến bạn, tại sao lại có sự khác nhau lớn giữa các nhà nghiên cứu khác nhau trong việc phân loại hành vi lãnh đạo như vậy?. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu lại có sự khác nh

Trang 1

Theo ý kiến bạn, tại sao lại có sự khác nhau lớn giữa các nhà nghiên cứu khác nhau trong việc phân loại hành vi lãnh đạo như vậy? Cách phân loại nào theo bạn là hợp lý và hữu dụng nhất? Tại sao?

Bài làm:

Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, mô hình hoạt động kinh doanh của các công ty cũng ngày càng trở nên đa dạng sẽ đòi hỏi người lãnh đạo phải

có những thay đổi cho phù hợp Trong một công ty, hành vi của người lãnh đạo luôn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của tập thể Chính vì vậy, hành vi lãnh đạo

là một đối tượng đã và đang được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu lại có sự khác nhau trong các cách thức phân loại hành vi lãnh đạo khác nhau Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin trình bày ý kiến của cá nhân về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau và cách phân loại hành vi lãnh đạo mà tôi cho rằng đó là thích hợp và hữu dụng nhất ở Việt Nam

Hầu hết các nghiên cứu về hành vi lãnh đạo trong suốt 5 thập kỷ vừa qua đều

đi theo mô hình của những nghiên cứu tiên phong tại Đại học Bang Ohio và Đại học Mechigan Cụ thể:

- Sử dụng bản câu hỏi để tìm hiểu hành vi lãnh đạo hiểu quả là phương pháp nghiên cứu chủ đạo tại Đại học Bang Ohio Theo đó các nhóm hành vi của người lãnh đạo được phân tích yếu tố câu trả lời cho các bản câu hỏi đã chỉ ra rằng cấp dưới chủ yếu nhận thức hành vi lãnh đạo của người giám sát hành vi mình theo hai nhóm hành vi bao quát: một nhóm liên quan đến các mục tiêu công việc và nhóm còn lại liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân Một số thang điểm đánh giá các dặc điểm về hành vi lãnh đạo như cách thể hiện, cách phối hợp, một số thang điểm khác

Trang 2

lại đánh giá về tố chất và kỹ năng như tính chính xác, tính thuyết phục Tuy nhiên ngay cả khi thang điểm mới được điều chỉnh, bổ sung thì hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục chỉ sử dụng các thang điểm về sự quan tâm và xây dựng cơ cấu Đánh giá chung, kết quả nghiên cứu chưa rõ ràng và thiếu tính nhất quán xét về các tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo Kết quả cũng không thống nhất xét về mối quan hệ giữa

sự quan tâm của lãnh đạo và hiệu quả làm việc của cấp dưới Kết quả phù hợp duy nhất là mối quan hệ tích cực giữa sự quan tâm của cấp trên và sự hài lòng của cấp dưới

- Chương trình, trọng tâm nghiên cứu của Đại học Mechigan lại xác định mối quan hệ giữa hành vi của người lãnh đạo, các quy trình nhóm và biện pháp đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm Thông tin về hành vi quản lý được thu thập thông qua phỏng vấn và trả lời bằng bản câu hỏi Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ba hành vi lãnh đạo phân biệt giữa người lãnh đạo hiệu quả và không hiệu quả thông qua các hành vi: Hành vi định hướng công việc, hành vi định hướng mối quan hệ và lãnh đạo tham gia (Likert – 1961, 1967) Tiếp theo đó, Bowers và Seashore tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu đã tiến hành điều tra về lãnh đạo ngang cấp và về hành vi lãnh đạo của nhà quản lý

Bên cạnh hai nghiên cứu tiên phong đã nêu ở trên, một số nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu hành vi lãnh đạo theo hướng sử dụng tiếp cận biến cố quan trọng (Flanagan – 1951) Phương pháp này là chiếc cầu nối giữa phương pháp nghiên cứu miêu tả về những gì người quản lý làm và nghiên cứu về hành vi hiệu quả Phương pháp này dựa trên giả định rằng những người được phỏng vấn có thể đưa ra những miêu tả về hành vi hiệu quả và không hiệu quả của một kiểu người quản lý cụ thể Như vậy sự khác biệt về các phân loại hành vi còn do tính chất võ đoán và chủ quan trong trong quá trình phân loại

Trang 3

Mặc dù vậy kết quả nghiên cứu đã xuất hiện một số điểm chung giữa các nghiên cứu Các loại hành vi của người lãnh đạo được thể hiện trong hầu hết các nghiên cứu:

+ Lập kế hoạch, phối hợp, tổ chức hoạt động

+ Giám sát nhân viên cấp dưới (chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi hoạt động)

+ Thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới

+ Thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, đồng sự và người bên ngoài tổ chức

+ Chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách về tổ chức, thực hiện các nhiệm

vụ yêu cầu và đưa ra các quyết định cần thiết

Qua các nghiên cứu trên đã cho thấy sự khác nhau lớn giữa các nhà nghiên cứu khác nhau trong việc phân loại hành vi lãnh đạo Nguyên nhân đầu tiên của sự khác nhau này chính là do có quá nhiều quan điểm khác nhau về người lãnh đạo Theo nhận định của Stogdill (1974) “…gần như là có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa

sự lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa về nó” Chính vì có quá nhiều định nghĩa về người lãnh đạo đã dẫn đến có nhiều quan điểm về hành vi của người lãnh đạo Mặc khác, mục đích và mức độ trừu tượng của nghiên cứu, phương pháp phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đã làm ảnh hưởng đến các kết quả nghiên cứu Ví dụ như, có nhóm chỉ dựa trên mối quan hệ giữa các hành vi với các tiêu chí về hiệu quả lãnh đạo Có nhóm lại nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi lãnh đạo đó đối với sự hài lòng và hiệu quả làm việc của nhân viên cấp dưới Trong khi đó lại có nhóm nghiên cứu hành vi của người lãnh đạo thông qua các biến cố quan trọng Chính sự khác nhau này đã góp phần làm nên sự khác nhau trong kết quả của các nghiên cứu phân loại hành vi của người lãnh đạo

Trang 4

Mỗi nghiên cứu về hành vi của người lãnh đạo đều có những nhược điểm riêng, do vậy cho đến nay vẫn chưa có được một cách phân loại hành vi của người lãnh đạo được xem hoàn hảo nhất Trong các nghiên cứu khảo sát, nội dung câu hỏi nhiều khi khá tối nghĩa và gây khó hiểu cho đối tượng được khảo sát Còn trong câu trả lời lại mang những ý kiến chủ quan và quan điểm cá nhân Bên cạnh đó, các câu trả lời lại thường rất đa dạng và phong phú làm cho việc tổng hợp kết quả gặp rất nhiều khó khăn Có lẽ vì vậy, cách phân loại nào hợp lý và hữu dụng sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người

Về phía cá nhân tôi, việc phân loại hành vi của người lãnh đạo theo phương pháp sử dụng các biến cố quan trọng là tốt nhất Qua nghiên cứu này, các hành vi cần phải có của một người lãnh đạo đã được thể hiện một cách khá đầy đủ Một người lãnh đạo hiệu quả ngoài việc phải đưa ra các quyết định khi cần thiết còn phải có trách nhiệm với tập thể; bên cạnh việc lập kế hoạch, phối hợp tốt,… cũng cần phải biết và làm tốt việc thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với các nhân viên cấp dưới, với cấp trên, với đồng sự và các mối quan hệ ở bên ngoài

Mặt khác, lãnh đạo là hướng dẫn hay chỉ đạo một quá trình hoạt động Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến hành vi hoặc quan điểm của người khác Tất cả chúng ta cần trở thành lãnh đạo mà không cần phải quan tâm đến chức danh hay vai trò của chúng ta Điều này sẽ bắt đầu bằng việc tự lãnh đạo chính mình và dần dần gây ảnh hưởng, hướng dẫn, hỗ trợ và dẫn dắt người khác.Quá trình trở thành lãnh đạo cũng giống như quá trình trở thành một con người hoàn thiện Sự phát triển lãnh đạo là sự phát triển cá nhân Cho dù cuối cùng lãnh đạo là những hoạt động “bên ngoài” nhưng

nó phải được bắt đầu từ “bên trong” Tất nhiên, sẽ có những bước cơ bản trong quá trình trở thành lãnh đạo Nhưng cuộc hành trình phát để phát triển cá nhân là quá trình chúng ta tự tìm cho mình một con đường riêng Mỗi người sẽ cần những điều kiện khác nhau để tạo ra sự khác biệt Khi phải đối mặt với những rào cản hoặc thất

Trang 5

bại, những người có thể vượt qua những nghịch cảnh, biến chúng thành cơ hội và học tập kinh nghiệm từ đó mới là những người thực sự thành công

Tài liệu tham khảo

- Phát triển khả năng Lãnh đạo – Chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Griggs

- Quản trị học – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp

- Giáo trình Quản trị học – Học viện Hành chánh Quốc gia

Ngày đăng: 26/01/2018, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w