1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU học MODULE 32, 53, 35, 37 ( mới NHẤT)

27 2,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Tăng cường giao quyền chủ độngcho các địaphương trong quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục và giáo viêntrong việc xây dựng,thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tếcủa nh

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Nhiệm vụ được phân công :

A KIẾN THỨC BẮT BUỘC:

I Nội dung 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.

1 Thời gian bồi dưỡng:

Từ ngày 01/08/2016 đến ngày 08/09/2016

2 Hình thức bồi dưỡng:

- Chủ yếu tự học qua các tài liệu;

- Học tập trung 01 ngày và 01 buổi tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị ……… vào ngày 01, 02/08/2016

- Thảo luận chung cả trường vào ngày 08/08/2016

Trang 2

3.1.2 Một số chương trình trọng tâm trong nhiệm kì 2015-2020:

- Quy hoạch, chỉnh trang lại Trung tâm huyện lị và các xã cụm kinh tế kĩthuật để phát triển hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu đời sống vậtchất, văn hóa của nhân dân

- Xây dựng, hình thành các khu nông nghiệp dân cư nhà vườn sinh thái kếthợp du lịch, nghỉ dưỡng kết nối chuỗi tham quan du lịch những địa danh lịch sử,làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái ven sông Sài Gòn

- Tiếp tục duy trì, nâng chất 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 20 xã.Đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật-xã hội Xây dựng xã văn hóa nông thôn mới, tổnhân dân kiểu mẫu văn hóa nông thôn mới, ấp kiểu mẫu văn hóa nông thôn mới, thịtrấn văn minh đô thị

- Tập trung tiển khai thực hiện Đề án cung cấp nước sạch cho nhân dân trênđịa bàn huyện trong năm 2015 và giai đoạn 2016-2019, đảm bảo đến cuối năm 2015tất cả các hộ dân trên địa bàn huyện đều tiếp cận và sử dụng nước sạch

- Phấn đấu xây dựng 20 trường đạt chuẩn Quốc gia và 43 trường đạt chuẩnQuốc gia về cơ sở vật chất, 03 trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia

3.1.3 Nhiệm vụ, giải pháp:

- Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đểphát triển kinh tế, gắn với tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp-thương mại-dịch vụ, phát triển nông nghiệptheo hướng nông nghiệp công nghệ cao; phát triển đô thị bền vững

- Phát triển giáo dục-đào tạo, khao học-công nghệ theo hướng nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2020 hệ thống giáo dục và đào tạo củahuyện được chuẩn hóa theo hướng hiện đại

- Tiếp tục phát triền phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” gắn với việc đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Tiếp tục nân cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Xã hộihóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe, thu hút đầu tư phát triển y tế kĩ thuật cao, y tếchuyên sâu

- Tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện tốt chính sách an sinh xãhội; thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, phụng dưỡng các Bà mẹViệt Nam anh hung

- Đảm bảo quốc phòng-an ninh, giữ vững ổn định chính trị-xã hội

- Tập trung lãnh đạo các cơ quan tư pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động và yêucầu cải cách tư pháp trong thời kì mới

- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lí của chính quyền các cấp

Trang 3

- Phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; tiếp tục đổi mới,nâng cao hiệu quả công tác dân vận.

3.2 Chuyên đề 2: Những nội dung cơ bản của Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng:

3.2.1 Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và nhìn lại

30 năm đổi mới

a Thành tựu: Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và

tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát;tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm saucao hơn năm trước Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thựchiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích cực.Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước pháttriển An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sốngcủa nhân dân tiếp tục được cải thiện Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninhđược tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định.Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả Vị thế, uy tínquốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thốngchính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng

b Hạn chế:

Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chưa đạt

kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được Nhiều hạnchế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, vănhoá, xã hội, y tế chậm được khắc phục Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là

ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còntồn tại, có mặt diễn biến phức tạp Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, thamnhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệthống chính trị chuyển biến chậm

3.2.2 Nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020:

- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trongnội bộ Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược,

đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ

- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu

- Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năngsuất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế Tiếp tục thực hiện có hiệu quả bađột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

Trang 4

nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ),

cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới Chú trọng giải quyếttốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý

nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công

- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định đểphát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Mởrộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua tháchthức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vịthế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế

- Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân.Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bứcthiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh conngười; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

- Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tậptrung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làmviệc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh

3.3 Chuyên đề 3: Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa

XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”:

3.3.1 Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục

và đào tạo

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi,

bổ sung, thay thế những văn bản quyphạm pháp luật của ngành Giáo dục và liênquan đến ngành đang bất cập, khôngcòn phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng yêucầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo Thường xuyên đánh giá hiệulực, hiệu quả thực thi chính sách đểkịp thời điều chỉnh cho phù hợp

Rà soát quy trình, quy chế làm việc, phân công, phân cấp, ủy quyền, nângcaotrách nhiệm thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình Nâng cao chấtlượng côngtác phối hợp trong xử lý công việc Tăng cường giao quyền chủ độngcho các địaphương trong quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục và giáo viêntrong việc xây dựng,thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tếcủa nhà trường, địaphương và khả năng học tập của học sinh, sinh viên

Đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; kiên quyết cắt

bỏ cácthủ tục hành chính rườm rà, không phù hợp Tăng cường ứng dụng công nghệthôngtin trong công tác quản lý, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống quản lýhành chính điện tử (e-office) kết nối với cơ quan quảnlý giáo dục và đào tạo các cấp

và các cơ sở đào tạo trực thuộc

Trang 5

3.3.2 Nâng cao nănglực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Tổ chức quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýgiáo dục và đào tạo chủchốt ở các cấp, các trường (cán bộ lãnh đạo, quản lýcấp sở, cấp phòng và cấptrường) để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phongphú, có chất lượng tốt

Trên cơ sở quy hoạch và đạt chuẩn các vị trí chứcdanh quản lý giáo dục, thựchiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chủ chốt các cơquan quản lý nhà nước về giáodục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo ởđịa phương và giữa các địa phương,đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường củatừng cán bộ, góp phần nâng cao hiệuquả chỉ đạo, điều hành

3.3.3 Tăng cường các nguồnlực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

Căn cứ vào quy hoạch các cơsở giáo dục và yêu cầu đảm bảo chất lượng giáodục các bậc học, các cơ quan quảnlý và cơ sở giáo dục đào tạo chủ động xây dựngcác đề án/dự án trình các cấp cóthẩm quyền ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo,nhất là các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và cácđối tượngchính sách

Đẩy mạnhthu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho giáodục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáodục đại học Khuyến khích các cơ sởđào tạo đủ điều kiện thực hiện chương trình chất lượng cao với mức thu họcphítương ứng để có thêm nguồnlực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

3.3.4 Tăng cường công táckhảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

Công tác khảo thí thực hiện theo hướng đánh giánăng lực người học, ứngdụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khảo thí, bảo đảmcông bằng, khách quan,chính xác, tin cậy, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và ngườihọc

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các chươngtrình đào tạo, chú trọng kiểm định theo cáctiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, trên

cơ sở đó phân tầng, xếp hạng, quy hoạchlại mạng lưới, giao quyền tự chủ và nângcao hiệu quả đầu tư; tăng cường côngtác tự đánh giá, đánh giá ngoài, cải tiến nângcao chấtlượng giáo dục và đào tạo

3.3.5 Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

Tiếp tục đẩy mạnhvà nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quán triệtsâu rộng các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng vànhiệm vụ chủ yếu củangành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tớicác cơ sở giáo dục,đào tạo, giáo viên và học sinh, sinh viên Cầu thị tiếp thu góp ýcủa xã hội đểđiều chỉnh kịp thời các quyết định trong quản lý nhà nước và điềuhành các hoạtđộng giáo dục và đào tạo ở cơ sở bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đạthiệu quảcao

Quan tâm, đầu tư nhiều hơn chocông tác truyền thông giáo dục để xã hội hiểu

và chia sẻ về các chủ trương đổimới của ngành Xây dựng kế hoạch truyền thôngchuyên nghiệp, bài bản với sựtham gia của các vụ/cục thuộc Bộ, các sở giáo dục vàđào tạo, các cơ sở giáodục và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo

Trang 6

dục các cấp Chủđộng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí để địnhhướng dư luận,tạo niềm tin của xã hội về các hoạt động của ngành.

4 Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo

dục tại đơn vị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng)

Từ những nội dung được nghiên cứu và quán triệt trên cương vị công tác củabản thân của mình, tôi nhận thấy:

- Thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ

lý luận chính trị, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự cáclớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác Luôn khôngngừng học hỏi để có thể thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất

đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục Cố gắngphấn đấu trau dồi chuyên môn để có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sưphạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết ứng dụng công nghệ tin vào dạy học, biếtđịnh hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục

- Trong thời gian tới bản thân mình phải trau dồi đạo đức, lối sống, thực hiệntốt chính sách của nhà nước và pháp luật Tiếp tục học tập nâng cao trình độ đápứng yêu cầu của xã hội Để thực hiện mục tiêu hội nhập quốc tế bản thân tôi xácđịnh phải đầu tư học tập ngoại ngữ, chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đềnâng cao chất lượng dạy và học

5 Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng

nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức

khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu trên):

Không

6 Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng

được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch)

Bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn côngtác được hơn 90% so với yêu cầu và kế hoạch, tự đánh giá 9 điểm ở nội dung 1

II Nội dung 2: (30 tiết/năm học/giáo viên)

1 Thời gian bồi dưỡng:

Từ ngày 01/08/2016 đến ngày 22/11/2016

2 Hình thức bồi dưỡng:

- Chủ yếu tự học qua các tài liệu tập huấn;

- Dự lớp tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi cũng như củaPhó Hiệu trưởng và giáo viên cốt cán tổ chức tại trường;

- Thảo luận chung cả tổ vào các lần họp tổ

3 Kết quả đạt được:

Trang 7

3.1 Chuyên đề 1: Tìm hiểu về hoạt động dạy học tích hợp môi trường trong chương trình giáo dục tiểu học qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

3.1.1 Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn TN-XH:

- Chủ đề con người và sức khỏe: Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữamôi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh

ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh

- Chủ đề Xã hội: Gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho họcsinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa conngười và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi vớicuộc sống của học sinh Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và

có ý thức với hành vi môi trường của mình

- Chủ đề Tự nhiên: Giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây,con và các điều kiện sống của chúng Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng

3.1.2 Nội dung và địa chỉ tích hợp:

a Nội dung tích hợp:

- Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, đề phòng nhiễm giun

- Xã hội: Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở,chuồng gia súc Trường học: giữ vệ sinh trường học Quận (huyện) nơi đang sống:Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đềmôi trường

- Tự nhiên: Thực vật, động vật và việc bảo vệ chúng Mặt trời và ảnh hưởngcủa Mặt trời đối với cuộc sống của con người

- Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá

- Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ănno

- Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quyđịnh, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môitrường

- Biết tại sao phải ăn uống sạch sẽ và cách thực hiện

- Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: đi tiểu

- Bộ phận

Trang 8

Tên bài Nội dung tích hợp GDBVMT Mức độ

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xungquanh sạch đẹp

- Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môitrường xung quanh: vứt rác đúng nơi quy định, sắpxếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ

- Toànphần

- Toànphần

- Có ý thức bảo vệ môi trường

- Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật

Trang 9

3.2 Chuyên đề 2: Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát triển năng lực học sinh qua môn Toán.

3.2.1 Khái niệm năng lực

Năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau do sự lựa chọn dấu hiệukhác nhau

- Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúcnhư là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiệnthực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998)

- Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiệnthành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể (OECD, 2002)

- Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái

độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống

đa dạng của cuộc sống (QuébecMinistere de l’Education, 2004)

- Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ vàvận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặcgiải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2012)

Vậy, bản chất của NL là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng

và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiệnthành công một công việc trong bối cảnh nhất định Biểu hiện của NL là biết sửdụng các nội dung và các kĩ thuật trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không tiếpthu lượng tri thức rời rạc

3.2.2 Năng lực toán học cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học

a Năng lực chung và năng lực đặc thù

NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọihoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp Tại Hội thảoNhững nội dung chính của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chươngtrình giáo dục phổ thông mới (12 -13/4/2015) đã xác định 8 NL chung, đó là: NL tựhọc, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ và giao tiếp, NL hợp tác, NLtính toán, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, NL thẩm mĩ và NL thểchất Các NL này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của conngười, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu củanhiều loại hình hoạt động khác nhau

NL đặc thù là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NLchung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, côngviệc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyênbiệt, đáp ứng y êu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩthuật, Thể thao…

Trang 10

NL chung và NL đặc thù đều được hình thành và phát triển thông qua cácmôn học, hoạt động giáo dục; NL đặc thù vừa là mục tiêu vừa là “đơn vị thao tác”trong các ho ạt động dạy học, giáo dục; góp phần hình thành và phát triển các NL chung.

b Năng lực toán học cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học

Theo V A Cruchetxki: “Những NL toán học được hiểu là những đặc điểmtâm lí cá nhân (trư ớc hết là những đặc điểm của hoạt động trí tuệ) đáp ứng nhữngyêu cầu của hoạt động học tập toán, và trong những điều kiện vững chắc như nhauthì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững một cách sáng tạo toánhọc với tư cách là một môn học, đặc biệt nắm vững tương đối nhanh, dễ dàng, sâusắc những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực Toán học”

Theo Đỗ Tiến Đạt và nhóm nghiên cứu Viện Khoa học giáo dục Việt Nam(2012), có nhiều cách liệt kê NL được hình thành và phát triển qua học tập toán doxuất phát từ những góc độ khác nhau

Đồng quan điểm trên, chúng tôi xác định những NL đặc thù của môn Toán, đó là:

- NL tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa,khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận -giải quyết vấn đề, xử lí và linh cảm trong quátrình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn

NL tư duy của học sinh tiểu học trong quá trình học toán thể hiện qua các thao tácchủ yếu như: phân tích và tổng hợp, so sánh và tương tự, đặc biệt hóa và khái quáthóa , bước đầu chú ý đến NL tư duy logic trong suy lu ận tiền chứng minh; các NL

tư duy phê phán và sáng tạo, cũng như các yếu tố dự đoán, tìm tòi kể cả trực giáctoán học và tưởng tượng không gian

- NL giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trìnhnhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống

có vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường Đây làmột trong những NL mà môn Toán có nhiều thuận lợi để phát triển cho người họcqua việc tiếp nhận khái niệm, quy tắc toán học và đặc biệt là qua giải toán

- NL mô hình hóa hay còn gọi là NL toán học hóa tình huống thực tiễn là khảnăng chuyển hóa một vấn đề thực tế sang một vấn đề toán học bằng cách thiết lập

và giải quyết các mô hình toán học, thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnhthực tế

- NL giao tiếp toán học là khả năng sử dụng các dạng ngôn ngữ nói, viết vàbiểu diễn toán học để làm thuy ết trình và giải thích làm sáng tỏ vấn đề toán học

NL giao tiếp liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ toán học (chữ, kí hiệu, biểu đồ, đồthị, các liên kết logic ) kết hợp với ngôn ngữ thông thường NL này được thể hiệnqua việc hiểu các văn bản toán học, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, lập luận khi giải toán

- NL sử dụng các công cụ, phương ti ện học toán (bao gồm các phương tiệnthông thường và bước đầu làm quen với sử dụng công nghệ thông tin)

3.2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong dạy Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học

Trang 11

Mỗi một hoạt động dạy học khi được thực hiện cần dựa trên các nguyên tắcnhất định nào đó Trên cơ sở vận dụng lí thuyết cân bằng của Piaget và vùng pháttriển gần của Vygotsky, việc dạy học Toán ở tiểu học theo hướng phát tri ển NL họcsinh cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Học sinh phải được học thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tượng củathế giới thực tại xảy ra hằng ngày, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận đối với cácem; các em sẽ th ực hành để qua đó thu nhận kiến thức mới

- Học sinh phải được trải qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa ratranh lu ận trước tập thể những ý nghĩ và lập luận của mình, từ đó các em tự điềuchỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới

- Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo mộttiến trình dạy học nhằm nâng cao dần mức độ tiếp thu tự lực và sáng tạo của các

em Các hoạt động này phải làm cho các nội dung học tập được nâng cao lên vàdành phần lớn hoạt động ở trường cho sự tự chủ của học sinh

- Qua các hoạt động, học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm toán học và

kĩ năng thực hành, kèm theo đó là sự củng cố và phát triển ngôn ngữ viết và nói.Khuyến khích các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của riêng mình

3.3 Chuyên đề 3: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

3.3.1 Bước 1 Chuẩn bị bài dạy minh họa:

- Giáo viên tự đăng ký hoặc được phân công (mỗi giáo viên được dạy minhhọa ít nhất 1 lần trong năm)

- Giáo viên chuẩn bị giờ dạy (tự lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu bàihọc, phương pháp, kỹ thuật, ngữ liệu…phù hợp với học sinh và điều kiện lớp học).Lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp về bài dạy minh họa

- Lưu ý, không dạy trước cho HS

3.3.2 Bước 2 Tiến hành dạy minh họa:

- Giáo viên thực hiện bài dạy minh họa với học sinh lớp mình hoặc với họcsinh lớp khác

- Ban giám hiệu và các giáo viên trong trường tham dự buổi dạy minh họa

- Giáo viên tham dự quan sát và ghi chép việc học của học sinh: thái độ, cửchỉ, sự tham gia, sự tương tác giữa HS – GV, HS – HS, các hoạt động của học sinh,học sinh học được kiến thức mới nào, sản phẩm học của học sinh…

- Nếu có quay video, chú ý góc quay

3.3.3 Bước 3 Suy ngẫm về bài dạy minh họa: Nội dung SHCM:

- Ban giám hiệu và tất cả giáo viên dự giờ cùng tham dự buổi suy ngẫm

- Người chủ trì có thể là hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn

- Người chủ trì mời giáo viên dạy minh họa chia sẻ về:

Trang 12

- Mục tiêu giờ dạy

- Điều hài lòng, chưa hài lòng khi thực hiện giờ dạy?

- Những thay đổi, điều chỉnh trong quá trình dạy so với chuẩn bị ban đầu?Những thay đổi, điều chỉnh đó giúp gì cho học sinh đạt được mục tiêu bài học?

- Giáo viên dự giờ chia sẻ quan sát và phân tích của mình về:

+ Điều mình học được qua bài dạy minh họa

+ Những quan sát của mình về việc học của học sinh

+ Thay đổi của học sinh so với giờ học trước/ thời gian trước

+ Khó khăn của học sinh trong quá trình học tập

+ “Tình huống có vấn đề”

- Người chủ trì sử dụng hình ảnh/ video tường thuật về 1 học sinh/ nhóm họcsinh trong một tình huống cụ thể và cùng phân tích:

+ Học sinh học được gì thông qua hoạt động A/ tình huống A?

+ Mối quan hệ giữa GV – HS, HS – HS như thế nào?

+ Những biểu hiện “khác lạ” của học sinh? Điều gì khiến cho học sinh đó cóbiểu hiện như vậy? Giáo viên có thể làm gì để hỗ trợ cho học sinh?

3.3.4 Bước 4 Ứng dụng những điều rút kinh nghiệm vào bài học hàng ngày:

- Các giáo viên đưa những điều học được từ đồng nghiệp vào bài giảng trênlớp của mình

- Nghiên cứu, điều chỉnh và ứng dụng hàng ngày

=> Không kết thúc bài học nghiên cứu như một buổi trình diễn, chỉ áp dụngnhững cái mới, cái hay vào buổi dạy minh họa và nội dung xa rời với những tiết họchàng ngày

3.4 Chuyên đề 4: Xây dựng văn hóa đọc cho học sinh tại trường tiểu học.

Nhằm phát huy hiệu quả hệ thống thư viện trường học, thúc đẩy phong tràođọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường vàcộng đồng; đồng thời khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt độngnghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, bộ đề nghị các

sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện các nội dung:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản

lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về tác dụng, ý nghĩa của việcđọc; nêu gương những điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân thành đạt nhờ đọc nhiều

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thư viện đáp ứngyêu cầu đổi mới công tác tổ chức các hoạt động và quản lý thư viện, góp phần đổimới hoạt động dạy học của nhà trường

Trang 13

- Mở các lớp giáo dục kỹ năng, phương pháp đọc, phương pháp thu thập và

xử lý thông tin cho học sinh; phổ biến kinh nghiệm đọc cho người dân tại trung tâmhọc tập cộng đồng

- Giáo viên các trường mầm non dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ;đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho connghe thường xuyên tại gia đình

- Tổ chức thảo luận trong trường, trao đổi với cha mẹ học sinh để thống nhất

áp dụng quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà, trong đó có thờigian cha mẹ đọc sách cùng con; lựa chọn, giới thiệu những cuốn sách thiết thực,phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu giáo dục

- Đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học nhằm tạo môitrường thuận lợi cho học sinh tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thứcnhư “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “thư viện điện tử”,

- Xã hội hoá các nguồn lực xây dựng thư viện trường học, huy động cha mẹhọc sinh, các tập thể, cá nhân tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sáchphụ huynh Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự quản lý tủ sách và cho mượn sách

- Tổ chức các sự kiện, các hoạt động giao lưu, các cuộc thi, các buổi tọađàm nhằm khuyến khích học sinh, người dân đọc sách

- Thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong các trường phổ thôngvới cơ cấu tổ chức linh hoạt, chương trình và hình thức hoạt động đa dạng phù hợpvới hoàn cảnh cụ thể

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ, các trườngcần chú trọng việc đánh giá học sinh thông qua các dự án học tập, sản phẩm nghiêncứu khoa học, kỹ thuật thay cho các bài kiểm tra

4 Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo

dục tại đơn vị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng)

Vận dụng chuyên đề phát triển năng lực của học sinh qua môn Toán lớp 1:Thiết kế minh họa Toán lớp 2:

Thiết kế minh họa Toán lớp 2

1 Khi học so sánh và tính toán các số đo thời gian, ta tạo ra tình huống

để học sinh vận dụng vào cuộc sống:

Em tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp và chỗ nhiều chấm:

a) Em ghi lần lượt các thành viên trong gia đình mình

………

b) Em hỏi tuổi của mỗi người rồi ghi lại lần lượt tuổi của mỗi người theo thứ

tự trên………….………

c) Trong gia đình em: ……… là người nhiều tuổi nhất và

………là người ít tuổi nhất Hai người đó hơn kém nhau …….tuổi

Ngày đăng: 26/01/2018, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w