1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN đề các nước tư bản CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

10 2,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 334,5 KB

Nội dung

Nền kinh tế nước Đức thoát khỏi khủng hoảng, năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước ở châu Âu - Về đối ngoại: ch

Trang 1

TRƯỜNG THPT MƯỜNG LẦM

NHÓM LỊCH SỬ

CHUYÊN ĐỀ: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN

TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939)

Đối tượng : Học sinh lớp 11

Dự kiến số tiết: 3 tiết.

I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ :

1 TRẬT TỰ THẾ GIỚI HÌNH THÀNH SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT – HỆ THỐNG VÉCXAI - OASINHTƠN

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa bình

ở Vecxai (1919 – 1920) và Oa – sinh – tơn (1921 -1922) để kí kết hiệp ước, phân chia quyền lợi Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là Hệ thống

Vecxai – Oasinhton

Với Hệ thống Vecxai – Oasinton, một trật tự thế giới mới được thiết lập, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là đối với dân tộc thuộc địa và phụ thuộc Đồng thời ngay giữa các nước thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi Chính vì thế quan hệ giữa các nước tư bản trong giai đoạn này chỉ là mong manh

Như vậy, theo Hòa ước Vec –xai và Hiệp định Oa-sinh-ton, một “trật tự thế giới mới” sau chiến tranh đã hình thành Trong “trật tự thế giới” đó các nước Mĩ, Anh,

Pháp chiếm ưu thế, khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng gay gắt, đe dọa nền hòa bình mong manh của thế giới

2 CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở Mĩ, sau đó lan nhanh ra các nước tư bản, chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản, gây ra những hậu quả nặng nề Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội nặng nề Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đó, túng quẫn, nhiều cuộc đấu tranh biểu tình của nhân dẫ diễn ra khắp các nước

Cuộc khủng hoảng bắt đầu đầu tiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngày 29.10.1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử chứng khoán Niu-Oóc, giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt giảm 80%.Ngay tại nước Mĩ cuộc khủng hoảng phá hủy nền kinh tế, năm 1932 sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8%, 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng phải đóng cửa

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đe dọa tới nghiêm trọng tới sự tồn tại của các nước tư bản Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải thay đổi, xem xét lại con đường phát triển Xuất hiện hai xu thế: đi theo con đường cải cách như Mĩ, Anh, Pháp để phát triển sản xuất hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước như Đức, Nhật Bản

Trang 2

3 SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN

a Ở nước Mĩ: Tổng thống Mĩ Ru – dơ – ven đã tiến hành các biện pháp để của

Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, gọi là Chính sách mới

Bằng sự can thiệp của tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru- dơ –ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi kinh tế thông qua đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp Trong các đạo luật đó, Đọa luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất Đạo luật này qui định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề của nước Mĩ trong cuộc khủng

hoảng nguy kịch, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ Nhà nước đóng vai trò trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế

Về đối ngoại Mĩ thực hiện chính sách “”Láng giềng thân thiện”, biến các nước Mĩ

La - tinh trở thành “sân sau” của Mĩ và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô Từ

năm 1934, chính phủ Rudoven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với

các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng

và trao trả độc lập nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này Đối với các vấn đề quốc tế của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh bao trùm thế giới, Mĩ tuyên bố trung lập, đứng ngoài mọi xung đột quân sự Chính sách này của nước Mĩ đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít phát triển, gây chiến tranh

b Ở nước Đức: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 cũng giáng một

đòn nặng nề vào nước Đức Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước cuộc khủng hoảng Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa

Số người thất nghiệp lên tới hơn 5 triệu người Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đã làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng

Trong bối cảnh đó, Đảng Quốc xã, đứng đầu là Hit –le lại tuyên truyền chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản, phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai

Ngày 30/1/1933 Hit – le lên nắm quyền Thủ tướng đã thi hành những chính sách về chính trị, kinh tế, đối ngoại theo hướng phát xít hóa bộ máy nhà nước, chạy đua vũ trang Điều này đã biến nước Đức trở thành một “trại lính” khổng lồ, một “lò lửa” chiến tranh ở châu Âu

- Về chính trị: Từ năm 1933, chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc

tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản Đức

-Về kinh tế: chính quyền phát xít tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh

lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự Tháng 7/1933, Hít le thành lập Tổng hội đồng kinh tế

để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự Các ngành giao thông vận tải, xây dựng được tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp

Trang 3

và phục vụ nhu cầu quân sự Nền kinh tế nước Đức thoát khỏi khủng hoảng, năm

1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước ở châu Âu

- Về đối ngoại: chính quyền Hitle tăng cường chuẩn bị các hoạt động chiến tranh,

tháng 10/1930, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động Năm 1935 Hitle ban hành lệnh Tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu

c Ở Nhật Bản: Năm 1929, sự sụp đổ của thị trưởng chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc

Đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung, làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng Sản xuất công nghiệp đình đốn, khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là ngành nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào bên ngoài của ngành này Khủng hoảng xảy ra vào đỉnh điểm là năm 1931, gây ra những hậu quả tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt

Để khắc phục hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế tác động, khác với Đức quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít, Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược Do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, Nhật Bản cũng tăng cường chạy đua

vũ trang và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và chiếm toàn bộ vùng giàu có này thành thuộc địa Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn đưa Phổ Nghi – vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu quốc” Miền Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản Vì vậy, Nhật Bản đã trở thành một “lò lửa” chiến tranh ở châu

Á, đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới

II Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1.Kiến thức: Học sinh cần:

- Trình bày được quá trình thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai – Oasinhtơn

- Rút ra nhận xét về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai –

Oasinhtơn?

- Trình bày nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

- Lí giải được tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

- Trình bày được tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 với nước Đức và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Lí giải được vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức?

- Trình bày được những chính sách mà chính phủ Hít – le thực hiện trong những năm

1933 – 1939?

Trang 4

- Trình bày nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –

1933 ở nước Mĩ?

- Phân tích được hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với nước Mĩ?

- Lí giải được vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm

1932 – 1933?

- Trình bày được những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru –

dơ – ven?

- Trình bày được tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 với Nhật Bản?

- Trình bày được quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản?

- Lí giải được vì sao Nhật Bản đánh chiếm được Trung Quốc?

- So Sánh được quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản với quá trình phát xít hóa ở Đức?

2 Kĩ năng: Học sinh hình thành được các kĩ năng: phân tích, liên hệ, rút ra kết luận

về các sự kiện lịch sử

- Năng lực giải quyết vấn đề:

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực giao tiếp

3 Thái độ:

- Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin tưởng vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít

- Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới

III Bảng mô tả:

Nội

dung

Nhận biết

(Mô tả mức

độ cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả mức độ cần đạt)

Vận dụng thấp

(Mô tả mức độ cần đạt)

Vận dụng Cao

(Mô tả mức độ cần đạt)

1 Tình hình

các nước tư

bản giữa hai

cuộc chiến

tranh thế giới

(1918 – 1939)

- Trình bày được sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc -xai –

Oasinhtơn

- Trình bày được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của cuộc

- Giải thích được tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế

1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới

- Giải thích được vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở

- Phân tích được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –

1933 đối với nước Mĩ

- So sánh được

sự khác nhau giữa quá trình quân phiệt hóa

bộ máy nhà nước ở Nhật

- Rút ra được nhận xét gì về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai – Oasinh tơn

- Đánh giá được tác dụng của chính sách mới của tổng thống

Trang 5

dung

Nhận biết

(Mô tả mức

độ cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả mức độ cần đạt)

Vận dụng thấp

(Mô tả mức độ cần đạt)

Vận dụng Cao

(Mô tả mức độ cần đạt) khủng hoảng

kinh tế thế giới 1929 – 1933

- Trình bày được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –

1933 với nước Đức

- Trình bày được những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru - dơ

- ven

- Trình bày được tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 với Nhật Bản

Đức

- Nắm được những chính sách chính phủ Hít- le đã thực hiện trong những năm

1933 – 1939

- Giải thích được vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933

- Giải thích được vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc

Bản với quá trình phát xít hóa ở Đức khác

ven đối với nước Mĩ

Định hướng năng lực được hình thành

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

* Năng lực chuyên biệt:

- Tái hiện

- Xác định và giải quyết mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch sử

- So sánh, phân tích

- Đánh giá, nhận xét

2 Câu hỏi và bài tập

a Câu hỏi nhận biết

Trang 6

Câu 1: Trình bày sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc -

xai – Oasinhtơn?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới 1929 – 1933?

Câu 3: Trình bày những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –

1933 với nước Đức?

Câu 4: Trình bày những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống

Ru - dơ - ven?

Câu 5: Trình bày những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

với Nhật Bản?

b Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một

cuộc chiến tranh thế giới mới?

Câu 2: Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức?

Câu 3: Chính phủ Hít- le đã thực hiện những chính sách về chính trị, kinh tế, đối

ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939?

Câu 4: Vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm

1932 – 1933?

Câu 5: Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?

c Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1: Phân tích hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối

với nước Mĩ?

Câu 2: So sánh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản với quá

trình phát xít hóa ở Đức?

d Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1: Em có nhận xét gì về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa

ước Véc-xai – Oasinh tơn?

Câu 2: Đánh giá tác dụng của chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven đối với

nước Mĩ?

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1.Giới thiệu của giáo viên

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thnăgs trận tổ chứ hai hội nghị để phân chia thnahf quả chiến thắng và thiết lập một trật tự thế giới hoàn toàn

có lợi cho các nước tư bản thắng trận và áp đặt sự nô dịch lên các nước bại trận Bên cạnh đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã gây hậu quả nặng nề với các nước tư bản, buộc các nước Tb phải lựa chọn giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, sự lựa chọn đó đã làm cho quan hệ quốc tế có sự thay đổi, tất cả những nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay…

2.Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1 Tìm hiểu về trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới tứ nhất – Hệ thống Vecxai- Oasinhton

Hoạt động Nhóm – Toàn lớp

a GV chia nhóm : 2 bàn một nhóm, đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi để khai thác kiến thức:

*Hội nghị Véc- xai:

Trang 7

- Trình bày được quá trình thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai – Oasinhtơn

- Em hãy dự đoán thái độ của cả hai nước Đức và Pháp sau khi kí Hiệp định Vec – xai ?

- Rút ra nhận xét về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai –

Oasinhtơn?

*Hội nghị Oa-sinh-tơn:

-Điều ước 4 nước: Mĩ, Nhật, Anh Pháp tôn trọng ách thống trị thuộc địa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phế bỏ liên minh Anh – Nhật

- Điều ước hải quân 5 nước: qui định tỉ lệ chiến hạm Mĩ, Anh, Nhật là 5:5:3

- Công ước 9 nước: tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc

Câu hỏi: Ảnh hưởng của Hội nghị Oasinhton đến quan hệ các nước, đặc biệt giữa Anh, Mĩ với Nhật Bản

b)Thảo luận toàn lớp trả lời câu hỏi

Hòa ước Véc – xai và Hiệp định Oa – sinh - tơn đã ảnh hưởng như thế nào

đến quan hệ giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Theo Hòa ước Vec –xai và Hiệp định Oa-sinh-ton, một “trật tự thế giới mới”

sau chiến tranh đã hình thành Trong “trật tự thế giới” đó các nước Mĩ, Anh,

Pháp chiếm ưu thế, khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng gay gắt,

đe dọa nền hòa bình mong manh của thế giới

Hoạt động 2 Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác động

Hoạt động Cá nhân: Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

a)Yêu cầu: Lí giải những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế?

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, do sản xuất

ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929

đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hoá ế thừa trong khi sức mua quá thấp của xã hội Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển

b) Học sinh trình bày nội dung câu trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới.

Ngày 24/10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở nước Mĩ rồi nhanh chóng lan ra các nước tư bản khác Đây là cuộc khủng hoảng diễn ra do sự phát triển nhanh chóng, chạy theo lợi nhuận của tư bản Mĩ, còn được gọi là “khủng hoảng thừa”

Hoạt động / Nhóm – cả lớp: Tìm hiểu về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến các nước tư bản

a) Yêu cầu: Chia nhóm - 1 tổ = 1nhóm, thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu tác động của khủng hoảng tới các nước Đức, Mĩ, Nhật Bản

Sau đó mỗi nhóm cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm lắng nghe và bổ sung cho nội dung trả lời

Hoạt động 3: Tìm hiểu về những biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế

giới của các nước tư bản

1 Hoạt động / Cả lớp: Tìm hiểu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 đến nước Mĩ

Trang 8

a) Yêu cầu: Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích về 2 biểu đồ dưới đây

Biểu đồ về thị trường chứng khoán Mĩ (năm 1929)

Hoạt động/ Cá nhân -Nhóm – toàn lớp: Tìm hiểu về Chính sách mới của nước Mĩ

a)Yêu cầu

Nhiệm vụ 2:

- Trình bày những điểm quan trọng trong Chính sách mới của Tổng thống Ru –dơ – ven

Nhiệm vụ 2:

-Quan sát: Biểu đồ thu nhập quốc dân Mĩ (1929 – 1941)

-Trình bày những thay đổi về thu nhập quốc dân của Mĩ từ 1929 – 1941

Nhiệm vụ 3:

-Tìm hiểu nội dung:

“Về đối ngoại, chính phủ Ru –dơ –ven đề ra chính sách “Láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước Mĩ la tinh, biến Mĩ latinh trở thành sân sau của mình…Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt các đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ”

-Trình bày những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Mĩ, các chính sách này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh?

Nhiệm vụ 4:

-Quan sát bức tranh:

Trang 9

- Nhận xét về ảnh hưởng của Chính sách mới đối với nước Mĩ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới?

Học sinh trình bày sản phẩm hoạt động nhóm Giáo viên tổ chức, điều khiển cuộc thảo luận theo từng nội dung

Chính sách mới do Tổng thống Ru – dơ – ven đề xuất đã giải quyết được một số vấn

đề cơ bản của nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng nguy kịch Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn và góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Với việc thực hiện Chính sách mới, nước Mĩ đã thoát khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế

Tìm hiểu về tác động của khủng hoảng đối với Đức và giải pháp thoát khỏi khủng hoảng:

Do tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nước Đức gặp rất nhiều khó khăn, trong bối cảnh đó Đảng Đức Quốc xã do Hitle đứng đầu đã thắng thế, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, mở ra một thời kì đen tối của nước Đức

* Hoạt động /Nhóm – Toàn lớp: Tìm hiểu về nước Đức trong những năm 1929 –

1933

a)Yêu cầu: Chia cả lớp thành 3 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau:

- Nhóm 1: Quá trình Đảng quốc xã lên cầm quyền?

- Nhóm 2: những chính sách Hít- le thực hiện tỏng những năm 1933-1939?

- Nhóm 3: Những tác động của các chính sách đó?

b.Các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện, giáo viên điều khiển quá trình trao đổi thảo luận các nội dung, bổ sung kiến thức và nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của học sinh

Trang 10

Chính phủ của Hitle đã thực hiện những biện pháp về kinh tế, chính trị, đối ngoại theo chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước nhằm đưa nước Đức thoát khỏi khủng hoảng Tuy nhiên đây là cách thức, con đường biến nước Đức trở thành “lò lửa” của một cuộc chiến tranh đang tiến đến rất gần

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế với Nhật Bản và giải pháp của giới cầm quyền nhật Bản:

Hoạt động /Cá nhân – Toàn lớp:

Hoạt động /Toàn lớp: Tìm hiểu về quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của Nhật Bản

a)Yêu cầu

- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi

“Khác với Đức quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít, Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược”

Chủ nghĩa phát xít Nhật được hình thành như thế nào?

b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức:

Trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, Nhật Bản đã tiến hành các biện pháp là quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc Nhật Bản đã trở thành một “lò lửa” chiến tranh ở châu Á, đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới

3.Củng cố bài học

1) Cả lớp chia thành 4 nhóm/ Học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy theo các nội dung sau:

-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

-Những tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước tư bản

-Các biện pháp của các nước tư bản để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế

2)Giáo viên sử dụng “kĩ thuật phòng tranh” để cùng các nhóm tiến hành nhận xét, đánh giá, kết quả làm việc.

4 Giao bài tập về nhà

Yêu cầu: Học sinh tìm những tư liệu lịch sử liên quan đến những tác động cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở Việt Nam

Ngày đăng: 24/01/2018, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w