1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

CHƯƠNG mắt và các DỤNG cụ hỗ TRỢ mắt

8 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 173 KB

Nội dung

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)ĐỀ THI HỌC KÌ 1 VẬT LÝ 11 (50 TỰ LUẬN, 50 TRẮC NGHIỆM)

Trang 1

Mắt, máy ảnh và các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.

1)Vật kính máy ảnh có tiêu cự f=10cm Dùng máy này chụp ảnh một vật ở cách vật kính 5,1m Độ phóng đại của ảnh trên phim có giá trị tuyệt đối là:

a.0,04 b.0,05 c.0,02 d.0,5

2)Vật kính máy ảnh có tiêu cự f=5cm Do cấu tạo của máy nên khoảng cách giữa vật kính và phim có thể thay đổi từ 5cm tới 5,2cm Máy ảnh này có thể chụp các vật cách máy:

a.Từ 2m tới ∞ b.Từ 1,5m tới 100m c.Từ 1,3m tới 50m d Tất cả đều sai

3)Trong máy ảnh:

a Ảnh của một vật qua vật kính của máy là ảnh ảo b.Tiêu cự của vật kính là hằng số

c.Khoảng cách từ màn ảnh đến vật kính không thay đổi được d.Cả a, b, c đều sai

4) Để chụp ảnh của một vật thì cần phải:

a.Chỉnh cho vật kính ra xa hay lại gần phim để chỉnh cho ảnh rõ nét b.Chọn thời gian chụp ảnh thích hợp

c.Chọn độ mở của chắn sáng tùy theo ánh sáng mạnh hay yếu d.Tất cả đều đúng

5) Đối với mắt:

a Ảnh của một vật qua thủy tinh thể của mắt là ảnh thật b.Tiêu cự của thủy tinh thể luôn thay đổi được

c.Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là hằng số d.Tất cả đều đúng

6)Chọn câu trả lời đúng

a.Thủy tinh thể của mắt coi như một thấu kính hội tụ mềm, trong suốt, có tiêu cự thay đổi được

b.Thủy tinh thể ở giữa hai môi trường trong suốt là thủy dịch và dịch thủy tinh

c.Màng mống mắt không trong suốt, có màu đen, xanh hay nâu ở sát mặt trước của thủy tinh thể

d.Tất cả đều đúng

7)Chọn câu trả lời sai

a.Sự điều tiết là sự thay đổi độ cong của các mặt giới hạn của thủy tinh thể để ảnh hiện rõ trên võng mạc

b.Khi mắt điều tiết thì tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi

c.Khi mắt điều tiết thì khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc thay đổi

d.Mắt chỉ có thể điều tiết khi vật ở trong giới hạn thấy rõ

8)Một người cận thị thử kính và nhìn rõ vật ở vô cực đã quyết định mua kính đó:

a.Người đó đã chọn thấu kính hội tụ b.Người đó đã chọn thấu kính phân kì

c.Có thể khẳng định cách chọn kính như trên là chính xác d.Cả a, b, c đều đúng

9)Mắt bị tật cận thị

a.có tiêu điểm ảnh F’ ở sau võng mạc b.nhìn vật ở xa phải điều tiết mới thấy rõ

c.phải đeo kính sát mắt mới thấy rõ d.có điểm cực viễn cách mắt khoảng 2m trở lại

10)Mắt bị tật viễn thị

a.có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc b.nhìn vật ở xa phải điều tiết

c.đeo kính hội tụ hoặc phân kì thích hợp để nhìn rõ vật ở xa d.có điểm cực viễn ở vô cực

11)Mắt cận thị chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 12,5cm tới 50 cm Nếu đeo kính chữa tật này sát mắt thì có thể thấy rõ các vật gần nhất cách mắt:

12)Khi dùng một thấu kính hội tụ tiêu cự f làm kính lúp để nhìn một vật,ta phải đặt vật cách thấu kính một khoảng:

13)Một mắt bị tật viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt ít nhất 30cm Nếu đeo sát mắt một kính có độ tụ D=2điôp thì có thể thấy rõ các vật cách mắt gần nhất là:

14)Mắt có thể phân biệt được 2 điểm A và B khi:

a.A và B ở trong giới hạn thấy rõ của mắt b.Góc trông vật phải lớn hơn năng suất phân li của mắt

c.A và B phải đủ xa để các ảnh A’ và B’ ít nhất phải nằm trên 2 tế bào nhạy sáng nằm cạnh nhau trên võng mạc d.Cả a, b, c đều đúng 15)Một người chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt ít nhất 50cm Muốn nhìn rõ vật cách mắt ít nhất 25cm thì phải đeo sát mắt một kính có độ tụ D:

a.0,5 điôp b.-0,5 điốp c.2 điốp d.Cả 3 đều sai

16)Chọn câu trả lời sai

a.Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật ở trong giới hạn thấy rõ của mắt

b.Khi kính lúp ngắm chừng ở vô cực hay ở cực viễn thì mắt không điều tiết

c.Khi kính lúp ngắm chừng ở cực cận thì mắt thấy rõ ảnh với góc trông lớn nhất

d.Kính lúp đơn giản nhất là một thấu kính hội tụ có độ tụ D nhỏ

17)Trên vành của kính lúp có ghi kí hiệu X2,5 Tiêu cự của kính lúp bằng:

18)Một kính lúp có tiêu cự f=5cm Một người mắt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là Đ=25cm đặt sát mắt sau kính lúp để quan sát một vật Độ bội giác khi ngắm chừng ở cực cận là Gc:

19)Một kính lúp có độ tụ D=25điốp Một người có giới hạn thấy rõ từ 12cm đến 50cm đặt mắt sát sau kính lúp để quan sát một vật nhỏ mà không phải điều tiết Vật phải đặt trước kính lúp một khoảng:

20)Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 50cm đặt mắt sát sau kính lúp có tiêu cự f=10cm để quan sát một vật nhỏ mà không cần điều tiết Độ bội giác G bằng:

a.5 b.2,5 c.1,2 d.2,1

21)Khi kính hiển vi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì:

a.Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng f1+f2 b.Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng d1’+f2

Trang 2

22)Khi kính hiển vi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì:

a Độ bội giác G=δĐ/f1f2 b.Góc trông ảnh không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt

c.Khoảng cách giữa hai kính là f1+f2 d.Mắt thấy rõ ảnh mà không cần điều tiết

Chọn câu trả lời sai

23)Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1=0,4cm và f2=2,4cm Khoảng cách giữa hai kính là 18cm Một người mắt tốt đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết Vị trí của AB so với vật kính là d1 bằng:

a.0,5cm b.0,41cm c.0,47cm d.Tất cả đều sai

24)Một người cận thị có OCc=0,2m; OCv=0,5m Để đọc thông báo cách mắt 0,8m, người này dùng thấu có f=-30cm mà không điều tiết Phải đặt thấu kính cách mắt một đoạn bằng:

a.31,5cm b.40,5cm c.40cm d.31,8cm

25)Mắt một người có OCc=25cm; OCv=∞ Người này dùng một kính lúp quan sát một vật nhỏ mà không phải điều tiết thì G∞=5 Khi để mắt cách kính 10cm, độ bội giác G=4 thì khoảng cách từ vật đến kính lúp d là:

a.4,25cm b.5,15cm c.3,75cm d.6,25cm

26)Người cận thị có OCc=12cm; OCv=80cm dùng 1 kính lúp có D=+10dp để quan sát vật nhỏ Mắt sát kính Phạm vi ngắm chừng d là:

a.5,45≤d≤8,89(cm) b.6,12≤d≤10,5(cm) c.4,28≤d≤7,15(cm) d.5,46≤d≤10,8(cm)

27)Chọn câu SAI trong các câu sau:

a.Máy ảnh là dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật trên phim ảnh

b.Trong máy ảnh khoảng cách từ vật kính đến phim thay đổi được

c.Trong máy ảnh có một cửa sập chắn trước phim để không cho ánh sáng chiếu liên tục lên phim

d.Người ta dùng kính ngắm (có gắn sẵn trong máy) để điều chỉnh ảnh rõ nét trên phim

28)Lí do để điều tiết mắt là:

a Để có ảnh trên võng mạc cùng chiều với vật b Để ảnh trên võng mạc nhỏ hơn vật

c Để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc d Để nhìn rõ được vật ở xa

29) Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ trên phim, người ta điều chỉnh máy ảnh bằng cách:

a.Giữ phim đứng yên, điều chỉnh độ tụ của vật kính b.Giữ phim đứng yên, thay đổi vị trí của vật kính

c.Giữ vật kính đứng yên, thay đổi vị trí phim và điều chỉnh độ tụ của vật kính

d.Giữ phim và vật kính đứng yên, điều chỉnh độ tụ của vật kính

30) Để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc, mắt điều tiết bằng cách:

a.Thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc b.Thay đổi độ tụ của thủy tinh thể

c.Thay đổi đường kính của con ngươi d.Vừa thay đổi độ tụ của thủy tinh thể, vừa thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc 31)Mắt không có tật là mắt:

a.Khi không điều tiết, ảnh hiện rõ nét trên võng mạc b.Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc

c.Khi không điều tiết nhìn được vật ở xa d.Cả 3 câu đều đúng

32)Chọn câu ĐÚNG:

a Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt phải điều tiết tối đa mới nhìn rõ

b Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được

c.Không thể quan sát được vật khi vật đặt ở điểm cực viễn của mắt

d.Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất

33)Chọn cụm từ thích hợp để điền vào các câu sau đây cho hợp nghĩa:

“Năng suất phân li của mắt là góc trông… giữa hai điểm A và B mà mắt có thể…… được hai điểm đó”

a.Nhỏ nhất, phân biệt b.Nhỏ nhất, không phân biệt c.Lớn nhất, phân biệt d.Lớn nhất, không phân biệt

34) Điều nào sau đây là đúng khi nói về mắt cận thị:

a.Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc b.Mắt cận thị nhìn rõ vật ở xa

c.Khi nhìn rõ vật ở điểm cực cận của mình,mắt cận thị không cần điều tiết d Điểm cực cận của mắt cận thị ở rất gần mắt 35)Khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực cận thì:

a.Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là lớn nhất b.Thủy tinh thể có độ tụ nhỏ nhất

c.Thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất d.Mắt không điều tiết

36) Để sửa mắt cận thị người ta dùng:

a.Thấu kính phân kì có tiêu cự thích hợp b.Thấu kính phân kì có tiêu cự bất kì

c.Thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp d.Thấu kính hội tụ ghép với thấu kính phân kì

37)Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, cực cận cách mắt 10cm Khi người này đeo kính để có thể nhìn thấy vật ở vô cực không cần điều tiết thì thấy được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

38)Khi quan sát vật bằng kính lúp, ảnh của vật qua kính:

a.Là ảnh ảo, ở vị trí bất kì b.Là ảnh thật, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt

c.Là ảnh ảo hoặc ảnh thật, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt d.Là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt

39)Khi quan sát vật qua kính lúp bằng cách ngắm chừng ở vô cực thì:

a.Vật đặt ở điểm cực viễn của mắt b.Vật đặt ở điểm cực cận của mắt c.Vật đặt ở tiêu điểm của kính d.Vật đặt ở vị trí bất kì 40)Công thức tính độ bội giác G=Đ/f (với Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và f là tiêu cự của kính) được sử dụng trong trường hợp: a.Ngắm chừng ở cực cận b Đặt mắt ở vị trí bất kì c Đặt mắt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp d.Ngắm chừng ở vị trí bất kì của vật 41)Mắt không có tật khi quan sát vật bằng kính lúp, để độ bội giác không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt sau kính thì:

a.Vật phải đặt tại cực cận của mắt b.Vật phải đặt tại cực viễn của mắt c.Vật phải đặt tại tiêu điểm của kính d.Không xác định được vị trí đặt vật.

42)Mắt quan sát vật bằng kính lúp, để góc trông ảnh không phụ thuộc vào vị trí đặt vật trước kính thì phải đặt mắt:

a.Sát sau kính b.Tại tiêu điểm F’ của kính

c.Tại điểm cách kính một khoảng bằng 2 lần tiêu cự kính d.Tại điểm cách kính một khoảng bằng 1,5 lần tiêu cự kính

43) Độ bội giác của kính lúp phụ thuộc vào:

Trang 3

a.Tiêu cự của kính b.Khoảng cách từ kính đến mắt c.Mắt của người quan sát d.Mắt của người quan sát và cách quan sát 44) Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của kính hiển vi:

a.Kính hiển vi là hệ gồm vật kính và thị kính có tiêu cự ngắn b.Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ

c.Vật kính và thấu kính được đặt đồng trục d.Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được

45)Chọn câu SAI:

a.Thị kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài b.Trong kính hiển vi, khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thay đổi được c.Thị kính của kính hiển vi là kính lúp d.Vật kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn

46)Có hai thấu kính hội tụ L1 (có tiêu cự 50cm) và L2 (có tiêu cự 5mm) Khi cấu tạo kính hiển vi có thể chọn:

a.L1 làm vật kính b.L1 làm thị kính, L2 làm vật kính c.L2 làm thị kính d.L2 làm vật kính 47)Chọn câu SAI:

a.Kính hiển vi có hai bộ phận chính là thị kính và vật kính

b.Trong kính hiển vi khi ngắm chừng ở cực cận thì độ bội giác G bằng độ lớn độ phóng đại k

c.Trong kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực thì vật cần quan sát đặt ở tiêu điểm vật của vật kính

d.Trong kính hiển vi, thị kính có tiêu cự lớn hơn vật kính

48)Khi quan sát vật bằng kính hiển vi, người ta điều chỉnh kính bằng cách:

a.Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến vật cần quan sát b.Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính

c.Thay đổi khoảng cách từ mắt đến thị kính d.Thay đổi tiêu cự của vật kính

49)Trong kính thiên văn thì:

a.Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn b.Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, có tiêu cự dài c.Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, vật kính có tiêu cự dài,thị kính có tiêu cự ngắn

d.Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, vật kính có tiêu cự ngắn,thị kính có tiêu cự dài

50)Khi quan sát vật bằng kính thiên văn, người ta điều chỉnh kính bằng cách:

a.Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến vật cần quan sát b.Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính

c.Thay đổi khoảng cách từ mắt đến thị kính d.Thay đổi tiêu cự của vật kính

51)Có hai thấu kính hội tụ L1 (có tiêu cự 200cm) và L2 (có tiêu cự 5cm) Khi cấu tạo kính thiên văn có thể chọn:

a.L1 làm thị kính b.L1 làm vật kính, L2 làm thị kính c.L2 làm vật kính d.L1 làm thị kính, L2 làm vật kính

52)Chọn câu SAI:

a.Thị kính của kính thiên văn là kính lúp b.Thị kính của kính thiên văn là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

c.Trong kính thiên văn,khoảng cách giữa vật kính và thị kính thay đổi được d.Vật kính của kính thiên văn là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn.

53)Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f=10cm được dùng để chụp ảnh của một vật cách kính 60cm Phim phải đặt cách vật kính bao nhiêu?

54)Vật kính của máy ảnh coi như một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm Phim có thể dịch chuyển trong khoảng cách vật kính từ 8cm đến 12cm Máy ảnh trên có thể chụp được các vật cách vật kính:

a.Từ 12cm đến xa vô cực b.Từ 48cm đến xa vô cực c.Từ 24cm đến xa vô cực d.Từ 36cm đến 180cm

55)Một người cận thị có cực viễn cách mắt 100cm Người này đeo kính để nhìn rõ vật ở xa vô cực không điều tiết Kính đeo sát mắt Độ tụ kính đeo là:

a.-2dp b.-1dp c.-10dp d.-5dp

56)Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40cm Để có thể nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó cần đeo sát mắt kính có độ tụ:

a.1,25dp b.1,5dp c.-1,25dp d.-1,5dp

57)Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 20cm quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp có độ tụ 20dp Mắt đặt cách kính 5cm Tính độ bội giác của kính.

a.4 b.5 c.8 d.10

58)Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là 5cm và 5mm được ghép đồng trục để tạo thành kính hiển vi Khoảng cách giữa hai kính là 25,5cm Một người mắt không có tật,quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi và không điều tiết Khoảng thấy rõ ngắn nhất của người này là 25cm Độ bội giác thu được là:

a.255 b.200 c.400 d.Kết quả khác

59)Kính hiển vi có vật kính f1=0,5cm, thị kính f2=4cm, cách nhau 20,5cm (không đổi) Mắt thường có OCc=25cm Mắt O đặt ở tiêu điểm ảnh của thị kính Năng suất phân li của mắt là ε=3.10-4rad Phạm vi ngắm chừng của kính là:

a.0,5274cm→ 0,5276cm b.0,5379cm → 0,5386cm c.0,5150cm → 0,5156cm d.0,5763cm → 0,5776cm

60)Dùng giả thiết câu 59) Khi mắt không điều tiết khoảng cách ngắn nhất của vật AB mà mắt còn thấy được qua kính hiển vi trên là:

a.0,51µm b.0,415µm c.0,621µm d.0,375µm

61)Kính thiên văn có vật kính tiêu cự f1 dài, thị kính tiêu cự f2 ngắn Mắt thường quan sát Mặt Trăng qua kính trên mà không điều tiết thì khoảng cách từ vật kính đến thị kính là 90cm và độ bội giác là 17 Giá trị f1, f2 là:

62)Mắt cận thị quan sát qua kính ở câu 61 mà không điều tiết, mắt có OCV=50cm (và không đeo kính) thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính là:

Cho rằng mắt đặt sát thị kính

63)Phát biểu nào dưới đây về máy ảnh là SAI?

a.Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh thật (nhỏ hơn vật) của vật cần chụp trên phim

b.Bộ phận chính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ hoặc một bộ thấu kính có độ tụ dương

c.Khoảng cách từ vật kính đến phim không thay đổi d Ảnh trên phim là ảnh thật nên luôn ngược chiều với vật

64)Một máy ảnh có tiêu cự vật kính là f, máy ảnh có thể dùng để chụp ảnh của những vật ở cách vật kính một khoảng:

a.d=f b.d=2f c.f<d<2f d.d>2f

65) Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta phải:

a.giữ phim cố định, thay đổi độ tụ của vật kính b.giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính

c.giữ vật kính đứng yên, thay đổi vị trí của phim d.giữ vật kính và phim cố định, thay đổi độ tụ của vật kính

66)Một máy ảnh có tiêu cự vật kính 12,5cm có thể chụp được ảnh của các vật từ vô cực đến vị trí cách vật kính 1m.Vật kính phải di chuyển một đoạn là:

a.1cm b.12,5cm c.1,8cm d.1,15cm

Trang 4

67)Một máy ảnh có tiêu cự vật kính bằng 10cm, được dùng để chụp ảnh của một con cá đang ở cách mặt nước 40cm, vật kính máy ảnh ở phía trên cách mặt nước 30cm trên cùng phương thẳng đứng Chiết suất của nước bằng 4/3.Phim phải đặt cách vật kính một đoạn là:

68)Vật kính của một máy ảnh có độ tụ 10 điốp, được dùng để chụp ảnh của một người cao 1,55m và đứng cách máy 6m Chiều cao của ảnh trên phim và khoảng cách từ vật kính đến phim là:

a.1,85cm; 7,54cm b.2,15cm; 9,64cm c.2,63cm; 10,17cm d.2,72cm; 10,92cm

69)Máy ảnh được dùng để chụp ảnh của một vật cách máy 300m Phim cách vật kính 10cm Vật kính của máy ảnh có tiêu cự là:

a.10cm b.12cm c.10,5cm d.30cm

70)Một máy ảnh có tiêu cự vật kính 12cm có thể chụp được ảnh của các vật từ vô cực đến vị trí cách vật kính 1m Vật kính phải di chuyển một đoạn là:

a.1,05cm b.10,1cm c.1,63cm d.1,15cm

71)Một máy ảnh có tiêu cự vật kính bằng 10cm, được dùng để chụp ảnh của một vật cách vật kính 1,6m Phim đặt cách vật kính một khoảng là: a.10cm b.12cm c.10,67cm d.11,05cm

72)Máy ảnh và mắt về phương diện quang hình học là giống nhau:thu ảnh thật của vật thật; điểm khác nhau giữa chúng là:

a.máy ảnh thu ảnh cùng chiều trên phim, mắt thu ảnh ngược chiều trên võng mạc

b.máy ảnh thu ảnh ngược chiều trên phim, mắt thu ảnh cùng chiều trên võng mạc

c độ tụ của mắt thay đổi được và nhỏ hơn độ tụ vật kính máy ảnh nhiều lần

d.tiêu cự của mắt có thay đổi, tiêu cự của vật kính máy ảnh thì không đổi

73)Muốn nhìn rõ vật thì

c.vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt và mắt nhìn ảnh của vật dưới góc trông α≥αm d.vật phải đặt càng gần mắt càng tốt

74) Để mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như mắt thường thì phải đeo loại kính sao cho khi vật ở cách mắt 25cm thì

a ảnh cuối cùng qua thủy tinh thể phải hiện rõ trên võng mạc b ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên võng mạc

c ảnh tạo bởi kính đeo nằm tại điểm viễn cận của mắt

d ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ thủy tinh thể đến điểm cực viễn sau thủy tinh thể

75) Để mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở xa như mắt thường thì phải đeo loại kính sao cho khi vật ở vô cực thì

a ảnh cuối cùng qua hệ kính-mắt phải hiện rõ trên võng mạc b ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trên võng mạc

c ảnh được tạo bởi kính đeo nằm tại điểm cực cận của mắt d ảnh được tạo bởi kính đeo nằm trong khoảng từ vô cực đến điểm cực viễn của mắt.

76)Khi chiếu phim để người xem có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục, thì nhất thiết phải chiếu các cảnh cách nhau một khoảng thời gian là:

a.0,1s b.>0,1s c.0,04s d.0,4s

77)Nói về sự điều tiết mắt,phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?

a.Một điểm trên quang trục của mắt mà đặt vật tại đó,mắt còn nhìn thấy vật với góc trông lớn nhất gọi là điểm cực cận Cc

b.Khi quan sát một vật đặt tại điểm cực viễn,mắt ít phải điều tiết, độ tụ của thủy tinh thể là lớn nhất

c.Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận,mắt ít phải điều tiết nhất,tiêu cự của thủy tinh thể là nhỏ nhất

d.Người mắt tốt (không có tật về mắt) có thể nhìn vật từ xa vô cùng đến sát mắt

78)Khi mắt nhìn vật đặt ở vị trí điểm cực viễn thì

a.khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất b.mắt nhìn vật với góc trông lớn nhất

79)Phát biểu nào dưới đây về sự điều tiết của mắt là SAI?

a.Khi vật đặt tại điểm cực cận,mắt điều tiết tối đa, thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất b.Khi quan sát vật ở điểm cực viễn, góc trông vật là nhỏ nhất c.Khi điều tiết mắt để nhìn rõ các vật, độ tụ của thủy tinh thể luôn tăng d.Khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể đến võng mạc không thay đổi.

80)Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì

a.thủy tinh thể có độ tụ nhỏ nhất b.thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất

c.góc trông vật đạt giá trị cực tiểu d.khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất 81)Câu nào sau đây ĐÚNG khi nói về kính sửa tật của mắt cận thị? Mắt cận thị đeo thấu kính

a.phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực b.hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực c.phân kì để nhìn rõ các vật ở gần d.hội tụ để nhìn rõ các vật ở rất xa.

82)Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 40cm Độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết là: a.0,5dp b.2dp c.-2dp d.-2,5dp

83)Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm Khi đeo kính sửa (kính sát mắt,nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt:

84)Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm,điểm cực cận cách mắt 16cm Khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

a.17,65cm b.18,65cm c.14,28cm d.15,28cm

85)Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm Để nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết, người này đeo kính cách mắt 1,5cm Độ tụ của kính là:

a.+0,5dp b.+2dp c.-0,5dp d.-2dp

86)Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 1m Để nhìn rõ các vật ở xa không mỏi mắt, người ấy phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì Khi đeo kính, người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt là:

a.14,3cm b.16,7cm c.20cm d.25cm

87)Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 52cm, đeo một kính có độ tụ +1dp cách mắt 2cm, người này sẽ nhìn rõ vật gần nhất cách mắt: a.33,3cm b.35,3cm c.40cm d.29,5cm

88)Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số -1dp Giới hạn nhìn rõ của mắt người này khi mang kính là:

a.từ 13,3cm dến 75cm b.từ 15cm đến 125cm c.từ 14,3cm đến 100cm d.từ 17,5cm đến 2m

89)Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm.khoảng cực cận là 25cm Tiêu cự của mắt người này khi không điều tiết là:

a.1,5cm b.2,5cm c.-15mm d.-2,5cm

90) Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm.khoảng cực cận là 25cm Tiêu cự của mắt người này khi điều tiết để nhìn vật cách mắt 60cm là:

Trang 5

a.14,15mm b.14,63mm c.-15mm d.2,5cm

91) Mắt thường có khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc là 15mm.khoảng cực cận là 25cm Tiêu cự của mắt người này khi điều tiết tối đa là:

92)Mắt thường về già khi điều tiết tối đa thì độ tụ thủy tinh thể tăng thêm một lượng 2dp Điểm cực cận cách mắt một khoảng là:

a.33,3cm b.50cm c.100cm d.66,7cm

93)Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ -2,5dp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ 22cm đến vô cực Kính cách mắt 2cm Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính là:

a.5dp b.3,9dp c.4,16dp d.2,5dp

94)Một người cận thị có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 16cm Tiêu cự của kính cần phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật cách mắt một khoảng 24cm là:

a.-24cm b.-48cm c.-16cm d.25cm

95)Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy đeo sát mắt một kính có độ tụ là:

a.-2,5dp b.2,5dp c.2dp d.-2dp

96)Một học sinh thường xuyên đặt sách cách mắt 11cm khi đọc nên sau một thời gian, học sinh ấy không còn thấy rõ những vật đặt cách mắt mình lớn hơn 101cm Học sinh đó đeo kính sửa cách mắt 1cm để nhìn rõ các vật ở vô cực không phải điều tiết Điểm gần nhất mà học sinh đó

có thể nhìn thấy khi đeo kính sửa là:

a.11,11cm b.12,11cm c.14,3cm d.16,7cm

97)Kính lúp là

a.một quang cụ có tác dụng làm tăng góc trông bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật

b.một hệ hai thấu kính hội tụ đồng trục, có tiêu cự khác nhau nhiều lần

c.một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ

d.một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ, khi mắt nhìn qua quang cụ này,thấy ảnh của vật với góc trông α≥αmin

98)Để độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào cách ngắm chừng ,người quan sát phải đặt mắt

a.sát kính b.cách kính một khoảng 2f

c.tại tiêu điểm ảnh của kính d.sao cho ảnh ảo của vật qua kính hiện ở điểm cực viễn của mắt

99)Một người mắt thường có điểm cực cận cách mắt 25cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tụ số 10dp Kính sát mắt Độ bội giác của kính khi người ấy ngắm chừng ở cực cận là:

a.10 b.5 c.2,5 d.3,5

100)Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp trên vành kính ghi X5 trong trạng thái không điều tiết (mắt đặt sát kính), độ bội giác thu được là G=3,3 Vị trí điểm cực viễn của mắt người đó cách mắt một khoảng

101)Gọi d’, f, k, l lần lượt là vị trí ảnh,tiêu cự, độ phóng đại ảnh của vật qua kính lúp và khoảng cách từ mắt đến kính Phát biểu nào sau đây về

độ bội giác của kính lúp là SAI?

a.Trong trường hợp tổng quát,ta có:

'

d l

OC k

c.Khi ngắm chừng ở vô cực:

f

OC

V

C V

OC

OC

G 

102)Gọi f và Đ là tiêu cự của kính lúp và khoảng cực cận của mắt Độ bội giác của kính là G=Đ/f khi:

a.mắt đặt sát kính b.mắt ngắm chừng ở điểm cực cận

c.mắt ngắm chừng với góc trông ảnh lớn nhất d.mắt đặt ở tiêu điểm ảnh của kính lúp

103)Phát biểu nào dưới đây về kính lúp là SAI?

a.Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và độ tụ D>0 b.Vật cần quan sát đặt trước kính lúp luôn cho ảnh lớn hơn vật

c Để độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, ta đặt mắt cách kính đoạn l=f

d Để đỡ mỏi mắt khi quan sát các vật nhỏ qua kính lúp, ta đặt vật trước kính sao cho ảnh ảo của vật hiện ở điểm cực viễn của mắt

104) Một kính lúp có độ tụ +20dp, một người mắt tốt (Đ=25cm) nhìn một vật nhỏ qua kính lúp Kính sát mắt Độ bội giác của kính người đó ngắm chừng ở trạng thái không điều tiết là:

a.4 b.5 c.1,25 d.5,5

105)Một kính lúp trên vành có ghi X2,5 Tiêu cự của kính là:

106)Một kính lúp có độ tụ +12,5dp, một người mắt tốt (Đ=25cm) nhìn một vật nhỏ qua kính lúp Kính sát mắt Độ bội giác của kính khi người

đó ngắm chừng ở trạng thái không điều tiết là:

a.2 b.50 c.3,125 d.2,5

107)Một kính lúp trên vành ghi X6,25 Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm quan sát ảnh của một vật nhỏ qua kính trong trạng thái điều tiết tối đa, mắt đặt sát sau kính Độ bội giác của kính là:

a.3 b.4 c.4,5 d.6,25

108)Một kính lúp trên vành ghi X2,5.Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 40/3 (cm) quan sát ảnh của một vật nhỏ qua kính trong trạng thái điều tiết tối đa, mắt đặt sát kính Độ bội giác của kính là:

a.2,33 b.3,36 c.4,5 d.5,7

109)Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10cm đến 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp trên vành có ghi X2,5 (Đ=25cm) Độ bội giác của kính khi người ấy ngắm chừng trong trạng thái mắt điều tiết tối đa (mắt đặt sát kính) là:

a.2,0 b.2,5 c.5,0 d.4,0

110)Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm quan sát vật nhỏ qua kính lúp tiêu cự 4cm Khoảng cách từ kính đến mắt là bao nhiêu để

độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng?

Trang 6

111)Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cực viễn cách mắt 40cm Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu

cự 10cm Kính đặt sát mắt Độ bội giác của ảnh biến thiên trong khoảng nào?

112) Điều nào sau đây ĐÚNG khi so sánh về cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn?

a.Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn nhiều so với tiêu cự vật kính của kính hiển vi

b.Thị kính của kính hiển vi có độ tụ lớn hơn nhiều so với thị kính của kính thiên văn

c.Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của chúng đều bằng f1+f2 khi ngắm chừng ở vô cực

d.Có thể biến kính thiên văn thành kính hiển vi bằng cách hoán đổi vật kính và thị kính cho nhau

113) Để thay đổi cách ngắm chừng một vật qua kính hiển vi, người ta

a.cố định thị kính,di chuyển vật kính b.cố định vật kính,di chuyển thị kính

c.di chuyển toàn bộ vật kính và thị kính d.di chuyển vật cần quan sát

114)Kính thiên văn là

a.hệ thấu kính có độ tụ âm để quan sát ảnh ảo của các vật ở rất xa b.một thấu kính hội tụ để nhìn vật ở rất xa

c.hệ thống gồm một thấu kính hội tụ,một thấu kính phân kì để quan sát các vật ở rất xa

d.hệ thống gồm hai thấu kính hội tụ có tiêu cự khác nhau để quan sát các vật ở rất xa

115)Phát biểu nào dưới đây về kính thiên văn là SAI?

a.Kính thiên văn là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt,làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa

b.Khoảng cách l giữa vật kính và thị kính là không đổi và ta định nghĩa độ dài quang học là: δ=O1O2-f1-f2=l-f1-f2=F’1F2

c.Kính thiên văn cho ảnh ngược chiều với vật với độ bội giác tổng quát: G=f1/d2

d.Trường hợp đặc biệt khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác của kính thiên văn tính theo công thức: G=f1/f2

116)Một người có mắt tốt (nhìn rõ vật từ điểm cách mắt 24cm đến vô cùng) quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 5cm Khoảng cách giữa hai kính l=O1O2=20cm Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là: a.58,5 b.72,6 c.67,2 d.61,8

117)Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là f1=1cm; thị kính f2=5cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20cm Một người điểm cực cận cách mắt 20cm, điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính không điều tiết (mắt sát thị kính) Độ bội giác của ảnh là:

a.58,5 b.75 c.70 d.56

118)Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1=120cm, thị kính f2=5cm Một người mắt tốt quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của ảnh khi đó là:

a.125cm; 24 b.115cm; 20 c.124cm; 30 d.120cm; 25

119)Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1=120cm, thị kính f2=5cm Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 15cm đến 50cm quan sát Mặt Trăng không điều tiết Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của ảnh khi đó là:

a.125cm; 24 b.120,54cm; 24,6 c.124,85cm; 26,8 d.124,55cm; 26,4

120)Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính f1,thị kính f2=4,5cm Một người mắt tốt (Đ=25cm) quan sát một vật nhỏ khi điều chỉnh kính sao cho ảnh cuối cùng hiện ở vô cực và có độ phóng đại bằng 500/3 Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20cm Giá trị của f1 là:

a.0,5cm b.1cm c.0,8cm d.0,75cm

121)Một kính lúp có tiêu cự 4cm Một người cận thị quan sát vật nhỏ qua kính lúp (mắt đặt cách kính 5cm) có phạm vi ngắm chừng từ 2,4cm đến 3,75cm Mắt người quan sát có giới hạn nhìn rõ trong khoảng:

a.11cm đến 60cm b.11cm đến 65cm c.12,5cm đến 50cm d.12,5cm đến 65cm

122)Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f 1 =1,2m Tiêu cự f 2 của thị kính bằng bao nhiêu để khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác của kính bằng 60?

a.2,4cm b.2cm c.50cm d.0,2m

123)Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1,thị kính f2=5cm Một người mắt tốt quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết, độ bội giác của ảnh khi đó là 32 Giá trị của f1là:

a.6,4cm b.160cm c.120cm d.0,64cm

124)Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là f1=1cm; thị kính f2=4cm,khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20cm Độ bội giác của ảnh khi một người ngắm chừng ở vô cực bằng 75 Điểm cực cận của người ấy cách mắtmột khoảng là:

a.24cm b.25cm c.20cm d.22cm

125)Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, quan sát các hồng huyết cầu có đường kính 7µm qua kính hiển vi trên vành vật kính và thị kính có ghi X100 và X6 Mắt đặt sát thị kính Góc trông ảnh của hồng huyết cầu bằng:

a.3.10-2rad b.1,7.10-2rad c.2,5.10-2rad d.2.10-2rad

126)Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 50cm,quan sát một chòm sao qua kính thiên văn có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là: 90cm và 2,5cm trong trạng thái không điều tiết Mắt đặt sát sau thị kính Độ bội giác của ảnh cuối cùng là:

a.37,8 b.36 c.225 d.40

127) Độ bội giác của kính lúp ngắm chừng ở cực cận không phụ thuộc vào các yếu tố nào

a.f của kính b.OCC của mắt c.OCC và độ lớn của vật d.OCC, độ lớn của vật và khoảng cách từ mắt đến kính

128)Khi nào thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có trị số không phụ thuộc vị trí của mắt sau thị kính

a.Ngắm ở CC b.Ngắm ở vô cực c.Ngắm ở CV nói chung d.a, b, c đều sai

129)Bộ phận có cấu tạo giông nhau ở kính hiển vi và kính thiên văn là:

a.Vật kính b.Thị kính c.Không có giống nhau d.Vật kính của kính hiển vi và thị kính của kính thiên văn

130)Ngắm chừng qua kính thiên văn ở ∞,ảnh cũng ở vô cùng Vậy dùng kính thiên văn có lợi gì?

a Ảnh có góc trông lớn hơn góc trông vật bằng mắt thường b Ảnh nhìn thấy hình như gần hơn vật

c.Chi tiết của ảnh quan sát được rõ hơn chi tiết của vật d.a, b, c đều đúng

131) Đặt một vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là

132)Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15cm Thấu kính cho một ảnh ảo lớn gấp 2 lần vật Tiêu cự của thấu kính đó là

Trang 7

133)Khi mắt nhìn rõ một vật đặt ở điểm cực cận thì

a độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất b khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là nhỏ nhất

c tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất d mắt không cần điều tiết vì vật ở rất gần mắt

134) Một kính thiên văn có vật kính với tiêu cự f1, thị kính với tiêu cự f2 Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là

135) Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1cm, thị kính với tiêu cự f2 = 4cm Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 17cm Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt Đ = 25cm Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là

136) Một kính thiên văn khúc xạ có vật kính và thị kính là những thấu kính mỏng có tiêu cự lần lượt là 120cm và 5cm Độ bội giác của kính thiên văn này khi ngắm chừng ở vô cực bằng

137)Nếu Đ là khoảng cách thấy rõ nhất của mắt, f là tiêu cự của kính lúp thì số bội giác của kính lúp khi ngắm ở chừng vô cực là

138) Mắt của một người cận thị có điểm cực cận là Cc, điểm cực viễn là Cv Dịch chuyển từ từ vật sáng AB có độ cao không đổi từ điểm cực viễn (Cv) đến điểm cực cận (Cc) Trong quá trình điều tiết của mắt để người đó nhìn rõ được vật sáng AB thì độ tụ của thuỷ tinh thể của mắt sẽ phải

139) Một kính thiên văn gồm vật kính và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự tương ứng là f1 và f2 Khi ngắm chừng ở vô cực độ bội giác của kính thiên văn là 25, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 104cm Giá trị của f1 và f2 tương ứng là

139) Một người cận thị có khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là 15cm và giới hạn nhìn rõ của mắt là 35cm Để sửa tật cận thị sao cho có thể nhìn rõ được những vật ở xa, người này phải đeo sát mắt một kính có độ tụ

a.-2dp b.+2dp c.-20/3dp d.-20/7dp

140))Gọi Đ là khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt, f là tiêu cự của kính lúp Độ bội giác của kính lúp có giá trị G=Đ/f

a.chỉ khi đặt mắt sát kính lúp b.chỉ khi ngắm chừng ở điểm cực cận

c.khi đặt mắt ở tiêu điểm ảnh của kính lúp hoặc khi ngắm chừng ở vô cực d.chỉ khi ngắm chừng ở vô cực

141))Mắt không có tật là mắt, khi không điều tiết, có

a.tiêu điểm nằm trước võng mạc b.tiêu điểm nằm trên võng mạc c.tiêu điểm nằm sau võng mạc d độ tụ lớn nhất

142))Một kính hiển vi gồm vật kính và thị kính là thấu kính mỏng, có tiêu cự tương ứng f1=0,5cm và f2 Vật kính và thị kính được lắp đồng trục, cách nhau 20,5cm Một người mắt không có tật, điểm cực cận cách mắt 25,0cm, quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi trong trạng thái mắt không điều tiết Khi đó độ bội giác của kính hiển vi là 200 Giá trị của f2 là

a.4,0cm b.4,1cm c.5,1cm d.5,0cm

143)Vật kính của một loại máy ảnh là thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự 7cm Khoảng cách từ vật kính đến phim trong máy ảnh có thể thay đổi trong khoảng từ 7cm đến 7,5cm Dùng máy ảnh này có thể chụp được ảnh rõ nét của vật cách vật kính từ

a.7,5cm đến 105cm b.một vị trí bất kì c.7cm đến 7,5cm d.105cm đến vô cùng

144)Một người mắt không có tật quan sát một vật qua kính hiển vi quang học trong trạng thái mắt không điều tiết Mắt người đó có điểm cực cận cách mắt 25cm Thị kính có tiêu cự 4cm và vật ở cách vật kính 13/12 cm Khi đó độ bội giác của kính hiển vi bằng 75 Tiêu cự của vật kính

f1 và độ dài quang học δ của kính hiển vi này là:

145)Một người mắt không bị tật quan sát một vật qua một kính lúp có tiêu cự 10cm trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận Biết rằng mắt người

đó có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 24cm và kính đặt sát mắt Độ bội giác của kính lúp và độ phóng đại ảnh qua kính lúp lần lượt là

a.5,5 và 5,5 b.4,5 và 6,5 c.3,5 và 5,3 d.3,4 và 3,4

146)Phát biểu nào SAI khi liên hệ mắt với máy ảnh (loại dùng phim) về phương diện quang học?

a.Giác mạc có vai trò giống như phim b.Con ngươi có vai trò giống như màn chắn có lỗ với kích thước thay đổi được

c Ảnh của vật do mắt và máy ảnh thu được đều là ảnh thật d.Thủy tinh thể có vai trò giống như vật kính

147)Vật kính và thị kính của một loại kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là +168cm và +4,8cm Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực tương ứng là

148) Một kính thiên văn quang học gồm vật kính là thấu kính có độ tụ +0,5 điốp và thị kính là thấu kính có độ tụ +0,25 điốp Một người mắt không có tật, quan sát một thiên thể từ Trái Đát bằng kính thiên văn này ở trạng thái mắt không điều tiết Độ bội giác của kính, khoảng cách giữa vật kính và thị kính lần lượt là

149) Một người cận thị đeo kính có độ tụ -2 điốp sát mắt thì nhìn rõ đựoc vật ở vô cùng mà mắt không phải điều tiết Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt người này cách mắt

150) Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +25 điốp Mắt đặt sát sau kính để quan sát ảnh của vật trong trạng thái mắt không điều tíêt thì vật phải đặt cách kính một đoạn

151)Trên vành của một kính lúp có ghi X2,5 Dựa vào kí hiệu này, ta xác định được

a.độ tụ của một thấu kính hội tụ làm kính lúp bằng +2,5 điốp b.độ bôi giác của kính lúp bằng 2,5 khi mắt ngắm chừng ở điểm cực cận cách mắt 25cm

c.tiêu cự của thấu kính hội tụ làm bằng kính lúp bằng 2,5cm d.tiêu cự của thấu kính hội tụ làm bằng kính lúp bằng 10cm

152)Một người cận thị phải đeo kính cận số 4 mới nhìn thấy rõ những vật xa vô cùng Khi đeo kính trên sát mắt người đó chỉ đọc được trang sách đặt cách mắt ít nhất là 25 cm Giới hạn nhìn rõ của người này khi đeo kính là

153) Một mắt thường có quang tâm cách võng mạc 15 mm, nhìn được vật ở rất xa cách mắt đến 25cm Tiêu cự của mắt thay đổi như thế nào?

Trang 8

a không đổi b thay đổi trong khoảng từ 0 đến 15mm

c thay đổi trong khoảng từ 15mm đến 14,15mm d thay đổi trong khoảng lớn hơn 15mm

154) Tiêu cự của vật kính và thị kính của một ống nhòm quân sự lần lượt là f1= 30cm, f2= 5cm Một người đặt mắt ở sát thị kính và chỉ thấy được ảnh của vật ở rất xa khi điều chỉnh khoảng cách giữa thị kính và vật kính trong khoảng từ 33cm đến 34,5 cm Giới hạn nhìn rõ của mắt người này là

155)Mắt một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm Người đó quan sát vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự f = 15cm Kính được dặt sao cho tiêu điểm của nó trùng với quang tâm của mắt Độ bội giác khi ngắm chừng ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn là

a GC= 3, GV không tính được vì thiếu dữ kiện b GC= 3, GV = 3 c GC = 0,3; GV= 30 d GC= 20, GV= 3

156)Một người viễn thị đeo sát mắt một kính có độ tụ +2 điôp thì nhìn rõ một vật gần nhất nằm cách mắt 25cm Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người ấy khi không đeo kính là

157) Kính lúp là

a.quang cụ có tác dụng làm tăng góc trong bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giớ hạn nhìn rõ của mắt

b.hệ hai thấu kính đồng trục, cho ảnh ngược chiều với vật

c.quang cụ bổ trợ cho mắt bằng cách tạo một ảnh thật của vật nhỏ

d.quang cụ bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa

158) Một người đặt mắt sau thị kính của một kính hiển vi quang học (gồm hai bộ phận chính là hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục, gọi là vật kính và thị kính) để quan sát ảnh của một vật sáng rất nhỏ Ảnh của vật đó được tạo bởi kính hiển vị có đặc điểm là

a ảnh ảo, cùng chiều với vật b ảnh thật, ngược chiều với vật c ảnh thật, cùng chiều với vật d ảnh ảo, ngược chiều với vật 159) Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ D = - 4 điốp sát mắt thì nhìn rõ một vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết Khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt người này khi không đeo kính là

160)Một người mắt không có tật, dùng một kính lúp quan sát một vật nhỏ có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của kính Kính lúp

có độ tụ D= 20 điốp Mắt đặt trên trục chính của kính lúp và cách kính lúp 5cm Khi dịch chuyển vật theo dọc trục chính lại gần kính lúp sao cho ảnh ảo của vật luôn nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt thì độ bội giác của kính lúp

161) Mắt cận thị là mắt

a.khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc b.có tiêu cự luôn lớn hơn khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc c.có điểm cực cận xa hơn điểm cực cận của mắt thường d.phải đeo kính hội tụ để quan sát vật ở xa

162) Ảnh của một vật ở rất xa quan sát được qua kính thiên văn (loại khúc xạ quang học) là ảnh

163) Một người quan sát một vật nhỏ qua kính lúp Để độ bội giác của kính không phụ thuộc vị trí đặt mắt thì phải đặt vật

c cách kính một khoảng bắng 2 lần tiêu cự d cách kính một khoảng lớn hơn 2 lần tiêu cự

164) Mắt viễn thị là mắt

a phải đeo kính phân kì để quan sát vật ở gần b khi quan sát các vật ở xa thì không phải điều tiết

c có điểm cực cận gần hơn điểm cực cận của mắt thường d khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc

165) Ảnh một vật nhỏ được quan sát qua kính hiển vi là ảnh

166)Một kính hiển vi có vật kính cách thị kính 19cm Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 5cm Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt bằng 25cm Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là

167) Phát biểu nào sau đây sai khi so sánh kính hiển vi và kính thiên văn

a.ảnh quan sát được qua hai kính đều lớn hơn vật rất nhiều b.đều làm tăng góc trông ảnh của vật cần quan sát

c.thị kính của cả hai đều có tác dụng như kính lúp d.vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ

Ngày đăng: 20/01/2018, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w