1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Ý nghĩa của các chỉ tiêu NVA, NPVE, IRRE

9 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 30,2 KB

Nội dung

1.Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng cô

Trang 1

CÂU HỎI

1 Ý nghĩa của các chỉ tiêu NVA, NPVE, IRRE ? ^^!

TL : -Giá trị gia tăng thuần NVA : là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ảnh hiệu quả kinh tế của dự án trên góc độ nền kinh tế.Nó cho biết mức đóng góp trực tiếp của dự

án cho mức tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia

-Giá trị gia tăng thuần : chính là chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu vào

2 Vì sao VLD chỉ bao gồm Biến phí + 1 phần định phí ( lương + Bảo hiểm ) ->, cái

ni e cũng bít chút ít mà k bít đúng k, vẫn hỏi để a chuẩn bị,hihi

TL: Cái này thồng nhất rùi mà , VLD đảm bảo cho dự án hoạt động ( hôm trước nói nhiều mà giờ quen mất rùi ,em trả lời thêm câu này giùm anh nha?)

3 Căn cứ chọn Re, suất chiết khấu dự án?

TL: - Dựa vào suất sinh lợi các dự án mà chủ đầu tư đã thực hiện, (dựa vào suất sinh lợi của ngành cộng với khoản lợi nhuận mong muốn và khoản rủi ro 3% )

- Suất chiết khấu vốn chủ phải lớn hơn lãi gửi ngân hàng

- So với vốn vay thì vốn chủ có mức rủi ro cao hơn: trường hợp dự án phá sản thì tiền được chi trả đầu tiên là lương CNV, thuế NN, trả nợ vay, cuối cùng khoản tiền còn lại mới được chi trả cho các chủ đầu tư, với mức rủi ro cao thì chủ đầu tư yêu cầu một suất chiết chiết cao hơn là phù hợp

4 Sự khác nhau của độ nhạy 1 chiều và 2 chiều ? Ý nghĩa của độ nhạy?

TL : Khác nhau của độ nhạy 1 chiều và độ nhạy 2 chiều :

+ 1 chiều : Phân tích sự biến đổi của NPV hoặc những thước đo sinh lợi của dự án khi 1 yếu tố thay đổi

+ 2 chiều : Phân tích sự biến đổi của NPV hoặc những thước đo sinh lợi của dự án khi 2 yếu tố cùng thay đổi

* Ý nghĩa của phân tích độ nhạy:

Trang 2

-Phân tích độ nhạy là phân tích hiện giá thuần hoặc những thước đo về sinh lợi của dự án đầu tư biến đổi như thế nào khi một hoặc nhiều biến số bị tác động trong quyết định đầu

-Phân tích đọ nhạy cung cấp cho nhà quản lý một bức tranh dễ hiểu về các kết quả có thể xãy ra khi thay đổi các biến số Các biến số được chon để phân tích thường là những biến

số có tác động chính yêu đến sự thành công hay thất bại của dự án cũng như mức độ cần thiết của các biến số này trong sụ thành công của dự án

-Dự trên phân tích độ nhạy nhà quản lý cũng có thể quyết định những hành động để giảm thiểu rủi ro cho dự án

5 Vì sao chọn phương pháp khấu hao đều?

TL :Đây là phương pháp dễ sử dụng và cũng là phương pháp thông dụng hiện nay

6 Vì sao chi phí quản lí dự án lại chia đều cho các công việc và bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị dự án?

Chi phí quản lý dự án xác là nguồn kinh phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản

lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện

dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng

trích ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN

(Kèm theo Quyết định số: 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

7 Vì sao chọn hình thức CDT trực tiếp quản lý dự án?

TL: CĐT của em là công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 5 là một công ty chuyên về xây dựng các công trình giao thông ,đã có nhiều kinh nghiêm trông thi công các công trình đường nên em chọn hình thức CĐT trực tiếp quản lý ( em nói thêm về công ty nhé )

8 Căn cứ nào để phân loại dự án đầu tư ( A or B or C) và thiết kế 1 bước or 2 bước

or 3 bước?

TL : Căn cứ phân loại dự án đầu tư nhóm A or B or C : phụ lục 1 Nghi-dinh-12-2009-ND-CP

Căn cứ để thiết kế 1 bước or 2 bước or 3 bước :

Điều 54, Luật xây dựng:

Trang 3

1.Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật

và thiết kế bản vẽ thi công

2 Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp

3 Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt

Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế

Điều 16, nghị định số 12/2009/NĐ-CP(12/02/2009):

1 Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế

do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án

a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;

b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự

án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;

c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông

số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình

2 Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình Trường hợp này, bước

Trang 4

thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công

Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;

b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;

c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự

án Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định

Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt

3 Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định

Ở trên là dựa vào luật còn dưới đây theo ý kiến và kinh nghiệm :

1 Để xác định công trình cần thiết kế mấy bước trước hết bạn cần căn cứ vào dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT) được dự thảo

2 Nếu công trình lập Báo cáo KTKT thì thực hiện thiết kế 1 bươc (Thiết kế BVTC)

3 Nếu công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình thì thực hiện thiết kế 2 bước hoặc nếu cần phải thực hiện thiết kế 3 bước thì người QĐĐT phải quyết định và ghi

rõ trong dự án trước khi phê duyệt

9 Căn cứ nào để xác định dự án phải lập BCKT-KT, hoặc lập BCDTXD, lập

DADTXD?

TL : Căn cứ xác định phải lập BCKT-KT :

- Theo khoản 1 điều 13 của nghị định 12/2009/NĐ-CP về QLDA định

Điều 13 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

1 Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình

Trang 5

người quyết định đầu tư phê duyệt:

a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15

tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Căn cứ xác định phải lập BCDTXD : điều 5 nghị định 12

Điều 5 Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)

và xin phép đầu tư

1 Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư

2 Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;

b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;

c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;

d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án,

phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ

đầu tư nếu có

Căn cứ xác định phải lập DADTXD : điều 6 nghị định 12

Điều 6 Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)

1 Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây: a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy

định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;

b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5

Điều 35 của Luật Xây dựng

Trang 6

2 Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần thiết

kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này

3 Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp

có thẩm quyền phê duyệt Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C Thời gian xem xét, chấp thuận về quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng không quá 15 ngày làm việc

10.Tại sao không vay ngay từ đầu mà năm thứ 2 mới bdau vay?

TL : Vì năm đầu tiên chi phi đầu tư chưa nhiều nên sử dụng vốn CSH để giảm áp lực lãi vay ,từ năm thứ 2 trở đi đầu tư nhiều nên bắt đầu vay vốn

11.Căn cứ chọn tỷ lệ vốn vay , vốn chủ?

TL : - Mức vốn vay dự phải dựa trên quy mô của dự án, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn để có mức vay phù hợp

- Dựa vào khả năng kinh doanh, giá bán, doanh thu, lợi nhuận của dự án khi khai thác đủ khả năng trả nợ gốc và lãi vay

- Vì chọn như vậy để ta sử dụng được lá chắn lãi vay khi tính thuế TNDN

- Không chọn tăng cao thêm cho tỷ lệ lãi vay vì : Theo quy định của ngân hàng thì vốn chủ sở hữu phải chiếm trên 30% tổng mức đầu tư, Nếu tăng cao

tỷ lệ vốn vay thi dự án dễ mất kiểm soát,mất khả năng trả nợ,rủi ro tăng cao

12.Tại sao trả nợ trong 12 năm?

TL : Số năm trả nợ phụ thuộc vào nguồn trả nợ

13.Sự khác nhau giữa thời gian hoàn vốn có chiết khấu và không chiết khấu? 2 mốc tgian cách xa nhau quá thì có hợp lí không?

Trang 7

TL : Thời gian hòa vốn là thời gian cần thiết có thể hoàn lại đủ số vốn đầu tư bỏ ra,tức là thời gian cẩn thiết để cho tổng hiện giá của thu hồi vừa bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư,có 2 loại thời gian hòa vốn bao gồm:

- Có chiết khấu : thời gian dài hơn nhưng có tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ

- Không chiết khấu : thời gian ngắn hơn và không tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ

14.Mức hòa vốn là gì ? Tại sao mức hào vốn các năm đầu lại cao?

TL : - Những năm đầu chi phí cao do có trả lãi vay

- Những năm đầu công suất hoạt động thấp, do đó mức hòa vốn cao

(Mức hòa vốn cao do định phí cao )

15 Vì sao chọn phương án thiết kế 1 ( hoặc phương án tổng mặt bằng)?(hok hiểu ý )

16.Vì sao chọn phương pháp tính dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư? Nó khác gì với quan điểm CĐT?

TL : Dòng ngân lưu trong dự án được lập theo quan điểm tổng đồng tư vì dự án được đem đi xét duyệt thẩm định cho vay vốn bởi các ngân hàng nên lập theo quan điểm này

để dể dàng thuyết phục được họ

KHAC NHAU :

Quan điểm Tổng đầu tư :

Nhà cho vay thẩm định dự án dựa trên dòng ngân lưu của tổng vốn đầu tư, tức xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả phần đóng thuế) và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp, trợ giá) Quan điểm nhà cho vay còn được gọi là quan điểm tổng đầu tư Theo đó, các ngân hàng cho vay sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự

án Mục đích xem xét dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn cho vay Nhưng tại sao nhà cho vay lại chỉ cần quan tâm đến dòng ngân lưu của tổng đầu tư? Đơn giản vì nhà cho vay được ưu tiên nhận trước dòng thu của dự án mà không có nghĩa vụ phải “chia sẻ” với chủ sở hữu Ngay cả khi dự án gặp rủi ro thị trường , tổng dòng thu của dự án chỉ vừa bằng với số tiền cần trả (nợ gốc và lãi vay), nhà cho vay vẫn thu đủ phần mình, mọi rủi ro “dồn hết” lên vai chủ sở hữu

Trang 8

Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm nhà cho vay là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), vì tổng dòng ngân lưu bao gồm hai nguồn vốn : nợ vay và vốn chủ

sở hữu

Quan điểm chủ sở hữu :

Quan điểm chủ đầu tư, còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm cổ đông, mục đích nhằm xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện dự án Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính toán dòng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng ngân lưu ra

Nói cách khác, chủ đầu tư (chủ sở hữu) quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại cho mình sau khi đã thanh toán nợ vay

Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm chủ sở hữu là chi phí sử dụng vốn (suất sinh lời đòi hỏi) của chủ sở hữu, vì chỉ tính trên dòng ngân lưu của chủ sở hữu Lưu

ý là, dòng ngân lưu của chủ sở hữu bằng (=) dòng ngân lưu tổng đầu tư trừ (-) dòng ngân lưu vay và trả nợ

17.Vì sao theo quan điểm tổng đầu tư, ngân lưu ra lại không có khấu hao và lãi vay?

EM ĐỌC KỸ DÒNG NGÂN LƯU QUẢN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ SẼ HIỂU

18.Ý nghĩa của tỷ số B/C?

TL : tỷ số B/C (là tỷ số giữa lợi ích và chi phí ) là tỉ lệ giữa giá trị hiện tại dòng thu so với giá trị hiện tại dòng chi

Ý NGHĨA : là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án bằng hình ảnh tỷ lệ giữa lợi ích thu so với chi phí bỏ ra

19.Căn cứ vào những yếu tố nào để đánh giá tính hiệu quả của dự án?

Căn cứ vào NPV ,IRR,chỉ số B/C ,DSCR, thời gian hoàn vốn

20.Dự án của em có IRR thấp hơn lãi vay, vậy dự án này có đáng để đầu tư hay không?( trả lời sau )

21.Ý nghĩa của số vòng quay VLĐ?

TL : HỆ SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG: chỉ tiêu thể hiện kết quả cuối cùng của việc luân chuyển vốn lưu động để bảo đảm quá trình sản xuất - kinh doanh được liên tục

và có hiệu quả Được tính bằng cách so sánh hai đại lượng: khối lượng giá trị sản phẩm thực hiện trong năm (hoặc quý), và số dư bình quân vốn lưu động trong cùng kì Chỉ tiêu

Trang 9

này nói lên trong một năm (quý), vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao

22.Vì sao lại chọn phương pháp dự báo Parabol ?

Câu này em trả lời nha

Em soạn ra chừng ni trước, có gì sẽ hỏi bổ sung sau a nhé, chắc đi xem bảo vệ buổi sáng sẽ có thêm cua hỏi nào đó.hihi Trong số các câu hỏi trên cũng có câu hỏi em biết trả lời, có câu bít sơ sơ, Em sẽ trả lời ra word lun, rồi gặp a để a xem thiếu sót gì không nha, em gửi cho a trước để a chuẩn bị câu trả lời nhé

Ngày đăng: 20/01/2018, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w