Là Tiểu luận môn kinh tế tri thức. Bao gồm các đặc điểm về văn hóa, xã hội, con người đất nước Nhật Bản. Đặc điểm phát triển khoa học công nghệ hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Từ đó rút ra đặc điểm của nền kinh tế tri thức nói chung, kinh tế tri thức Nhật Bản nói riêng
Trang 1Kinh tế tri thức Nhật Bản Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và thế giới
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Loài người đã trải qua hai nền văn minh và ngày nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của nền văn minh thứ ba -văn minh trí tuệ Trong nền văn minh này, bộ phận quan trọng nhất là nền kinh tế tri thức - có thể nói là hết sức cơ bản của thời đại thông tin.Đặc biệt là trong thập niên 90 các thành tựu về công nghệ thông tin như: công nghệ Web, Internet, thực tế ảo, thương mại tin học Cùng vớinhững thành tựu về công nghệ sinh học: công nghệ gen, nhân bản vô tính đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc làm đảo lộn toàn bộ nền kinh tế thế giới và toàn bộ xã hội loài người đưa con người đi vào thời đại kinh tế tri thức.Rất nhiều nước trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế từ tri thức.Nhật bản cũng là một trong những quốc gia có sự phát triển về kinh tế tri thức vượt bậc đặc biệt là trong chế tạo robot Mặc dù, là một đất nước có nhiều khó khăn, nghèo tài nguyên thiên nhiên thường xuyên sảy ra thiên tai nhưng bằng ý chí và nghị lực của người dân Nhật Bản cũng như việc ứng dụng các thành tựu khoa học, các phát minh mới vào cuộc
Trang 3sống, sản xuất Nhật Bản đã đang và là một siêu cường quốc trên thế giới có vai trò
đặc biệt quan trọng trên trường quốc tế Vì vậy, chúng em đã quyết định nghiên
cứu đề tài này Bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp củacô và các bạn
NỘI DUNG
Chương I: Giới thiệu chung về Nhật Bản.
I Khái quát chung về Nhật Bản.
1 Điều kiện tự nhiên
Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.829 km2, tương đương với diện tích của Đức, Phần Lan hay Việt Nam
Bờ biển Nhật Bản rất đa dạng và lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo, nhưng cũng có những bãi biển dài hàng chục kilômét Các dòng biển lạnh chảy xuống từ hướng Bắc gặp các dòng biển nóng chảy ngược lên từ phía Nam tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, tạo thành vùng nước hoà trộn giữa các dòng biển Tại khu vực dòng xoáy này, các chất phù sa không lắng xuống đáy đại dương,các loài sinh vật phù du phát triển và cá nhỏ sinh sôi tạo môi trường lý tưởng cho các loài cá sống ở cả các vùng nước lạnh và nước nóng Sự đa dạng của các loài
Trang 4hải sản nước lạnh và nước nóng là một điều lý giải cho việc Nhật Bản là một trong những nước đánh bắt cá lớn nhất trên thế giới.
2 Điều kiện dân cư – xã hội Nhật Bản.
2.1 Dân số
Tính đến 31/3/2002 dân số Nhật Bản là 127,435 triệu người, đứng hàng thứ 7 trênthế giới sau Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Mỹ, Inđônêxia, Brazin vàNga
Cơ cấu tuổi của dân số Nhật Bản thay đổi nhanh trong vài thập niên gần đây Hiệnnay tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản là 81 đối với nam và 83 đối với nữ Tỷ lệ ngườigià đang tăng mạnh và sẽ đạt 25,2 %/năm vào năm 2020 Xu hướng già hoá dân số
do giảm nhanh tỷ lệ sinh (tỷ lệ này ở Nhật Bản năm 1999 là 1,34% thấp nhất thếgiới) Già hoá dân cư đã đặt Nhật Bản vào tình trạng thiếu hụt sức lao động cũngnhư tăng gánh nặng trong việc nuôi nấng cũng như chăm sóc những người già
2.2 Gia đình:
Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, phần lớn người Nhật Bản sống trong nhữngđại gia đình gồm ba hoặc bốn thế hệ theo chế độ gia trưởng, cha mẹ có quyền lựcrất lớn Quá trình dân chủ hoá cùng với sự tăng trưởng nhanh kinh tế và đô thị hoánhững năm sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống giađình Gia đình mở rộng ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho gia đình hạt nhân gồmcha mẹ và con cái Nhiều người suốt đời không lập gia đình sẽ làm tăng số gia đìnhđộc thân Năm 1995 cả nước có 11.239 ngàn hộ gia đình độc thân so với năm 1960chỉ có 3.722 ngàn hộ, tăng khoảng 3 lần
2.3 Mức sống:
Mức sống của người Nhật Bản có nhiều thay đổi so với vài thập niên trước doviệc sử dụng rộng rãi các đồ dùng hiện đại trong cuộc sống hàng ngày Mức sốngcao đã hình thành ý thức của giai cấp trung lưu trong đại bộ người Nhật Bản.Trongkhoảng 10 năm từ năm 1980 đến năm 1999 thu nhập trung bình tháng/hộ gia đình
Trang 5tăng gần 1,7 lần từ 349.686 yên lên 574.676 yên Nhật Bản cũng là một trongnhững quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình có số dư tiết kiệm cao nhất so với các quốc giakhác.Năm 1999 số dư tiết kiệm của các hộ gia đình Nhật Bản trung bình là 13,4%,của Mỹ là 0,5%, của Anh 3,1%, của Đức 11,0%, của Pháp 9,0%, của Ý 13,6 và củaCanada 1,2%.
2.4 Giáo dục:
Một hệ thống giáo dục toàn quốc hiện đại đã được đưa vào Nhật Bản năm
1872 khi chính phủ lập ra các trường tiểu học và trung học trên khắp cả nước Năm
1900 giáo dục phổ cập đã được thực hiện miễn phí và năm 1908 giáo dục phổ cập
đã kéo dài đến 6 năm Hệ thống giáo dục: được chia ra 5 giai đoạn: Vườn trẻ (1-3năm), tiểu học (6 năm), trung học bậc thấp (3 năm), trung học bậc cao(3 năm) vàđại học (4 năm) còn các trường cao đẳng (2-3 năm) Ngoài ra các trường đại họccòn có các lớp học nâng cao sau đại học
2.5 Y tế và bảo hiểm xã hội:
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi, tổng chi cho y tế để chữa bệnh hoặc thương tật ở NhậtBản trong năm tài chính 1998 là 29.825 tỷ Yên Địa phương chi 14686 (4,9%), hệthống bảo hiểm cá nhân chiếm 137.823 (46,2%), bệnh nhân 44004 tỷ yên (14,6%).Tính đến 31/3/1999 có trên 126 triệu người được bảo hiểm y tế trong đó chia ra:36,1% (45 triệu 450 ngàn người) bảo hiểm y tế quốc gia: 25,8% (37 triệu 580nghìn người) thuộc bảo hiểm y tế địa phương; 25,8% (32 triệu 580 nghìn người)thuộc y tế công đoàn quản lý; 8,0% (10 triệu 140 nghìn người) do các hiệp hộitương trợ giúp đỡ lẫn nhau Ngoài ra còn có 26 vạn người (0,2%) thuộc bảo hiểm y
tế …
II Lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản qua các thời kì
1 Thời kỳ Tokugawa
Nhờ sự ổn định chính trị, kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa phát triển nhanh, tạo ra nhiều tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế ở các thời kỳ sau này
Trang 6Nền kinh tế thời kỳ Tokugawa mặc dù là nền kinh tế nông nghiệp, song đã là một nền kinh tế hàng hóa phát triển tương đối rộng khắp Một phần khá đông dân số đã tham gia vào thương mại ở các mức độ khác nhau, nhất là ở vùng đô thị Hoạt động tiền tệ, tín dụng phát triển mạnh Nhiều công cụ tín dụng được sử dụng phổ biến thay cho tiền mặt Những hình thức sơ khai của ngân hàng đã ra đời Do nhu cầu chế tạo vũ khí quân sự, nền công nghiệp nhỏ ở các lãnh địa cũng phát triểntheo
2 Thời kỳ công nghiệp hóa
2.1 Thời kỳ 1870-1890
Năm 1868, sau chiến tranh Boshin, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Minh Trị Duy Tân, mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước Chính phủ mới coi công nghiệp là một trong những trụ cột của một quốc gia hiện đại, và vì vậy đã đề ra nhiều chính sách phát triển nền công nghiệp
Sau một loạt cải cách cho phép được tự do lựa chọn nghề nghiệp và nắm được cơ
sở thuế vững chắc dựa trên thuế ruộng đất, chính phủ đã bắt tay vào công nghiệp hóa thông qua "Chính sách xúc tiến công nghiệp" Xúc tiến xây dựng hệ thống ngân hàng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng ngay từ đầu đã cho phép Nhật Bản rút ngắn thời gian, nhanh chóng hiện đại hóa, đi vào công nghiệp hóa thay thế nhậpkhẩu hàng sơ cấp
Năm 1898, Nhật Bản đã đóng được tàu thủy trọng tải trên 6 ngàn tấn
2.2 Thời kỳ 1900-1919
Năm 1900, Nhật Bản hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng dệt và bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này Sau đó, các hàng công nghiệp nhẹ khác cũng gia nhậpdanh sách hàng xuất khẩu Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu hàng sơ cấp trong khi vẫn làm sâu thêm thay thế nhập khẩu hàng sơ cấp
Trang 7Ngay sau khi giành lại được độc lập hạn chế đối vấn đề thuế quan vào
năm 1902 và độc lập đầy đủ vào năm 1911, chính phủ đã trực tiếp bảo hộ các ngành công nghiệp của mình bằng nâng mức thuế nhập khẩu lên
2.3 Thời kỳ 1920-1937
Đầu thập niên 1920, công cuộc công nghiệp hóa của Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng thứ cấp.Chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh mẽ Cơ cấu công nghiệp thời kỳ này được xem là "nhân tạo" do có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ
Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp nặng của Nhật Bản đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% vào sản lượng công nghiệp của đất nước
Nhật Bản đã phát triển được các công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ trong các lĩnh vực đóng tàu, chế tạo máy bay
2.4 Tái thiết sau chiến tranh
Thời kỳ khôi phục kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài
từ năm 1945 đến 1953 Đây cũng là thời kỳ của những cuộc cải cách theo đề nghị của Lực lượng Đồng Minh đang quân quản Nhật Bản
Những cải cách: Cuối năm 1945, Tư lệnh Lực lượng Đồng mình Quân quản
ra lệnh cải cách ruộng đất ở nông thôn Cuộc cải cách ruộng đất này đã tạo ra cơ sở
để tăng năng suất nông nghiệp và để ổn định các vùng nông thôn Những cải cách dân chủ hóa kinh tế này có tác dụng nâng cao vị trí của tư bản công nghiệp, khuyếnkhích tinh thần kinh doanh và đầu tư
Ổn định kinh tế: Sau chiến tranh, Để khôi phục và ổn định kinh tế, chính
phủ đã phải tiến hành phân phối lương thực, kiểm soát hành chính đối với giá cả, chống nạn đầu cơ, "đông lạnh" tiền gửi ngân hàng, đổi tiền, phát hành trái
phiếu chính phủ, tập trung sức khôi phục và phát triển một số ngành ưu tiên như than, thép, phân bón, điện lực, v.v
Trang 8 Đường lối Dodge: Cuối năm 1948, chính phủ Mỹ cử Joseph Dodge sang
Nhật Bản để điều hành nền kinh tế ở đây Ông này chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng kiểm soát giá, cố định tỷ giá hối đoái Yên
Nhật/Dollar Mỹ là 360
Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Triều Tiên: Chiến tranh Triều Tiên bùng
nổ vào tháng 6 năm 1950 Mỹ và Nhật Bản liền ký hiệp định hòa bình để Mỹ rảnh tay hơn đối phó với chiến sự Những đơn đặt hàng của lực lượng quân sự Mỹ để cung cấp cho mặt trận Triều Tiên gần đó đã làm tăng tổng cầu của Nhật Bản Nó tạo điều kiện cho Nhật Bản khắc phục một số lệch lạc của nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng
So sánh tốc độ tăng GNP bình quân đầu người của Nhật Bản giữa các thời kỳ Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao GDP thực tế theo giá so sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên tới hai chữ số Chính trong thời kỳ này, kinh tế Nhật Bản đã đuổi kịp các nền kinh
tế tiên tiến của thế giới Trong kỷ nguyên tăng trưởng nhanh, Nhật Bản tiếp tục hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu tư liệu sản xuất trong khi vẫn đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng lâu bền và chuyển sang xuất khẩu máy móc như ô tô, thiết bị điện tử cao cấp như máy tính Năm 1973, chiến tranh Trung Đông lần thứ
4 bùng nổ là một trong những nguyên nhân dẫn tới cú sốc dầu lửa Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong năm 1974 Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chấm dứt
Trang 93 Thời kỳ chuyển đổi
Thời kỳ này có đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra vào các năm 1973-1975, 1981-1982 và 1985-1986 Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên nhân chính là các cú sốc dầu lửa Còn cuộc khủng hoảng thứ ba
có nguyên nhân từ việc đồng Yên Nhật lên giá sau Thỏa ước Plaza
Nhờ những cải cách tích cực, Nhật Bản đã hồi phục sau khủng hoảng
1973-1975 và chị bị ảnh hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1979-1981 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triểnkhác
4 Thời kỳ bong bóng kinh tế
Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991 Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này có những đặc điểmnhư đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ
lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao,tiêu dùng mạnh Các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tư của mình khi tỷ giá Yên/Dollar thay đổi và nhất là sau sự kiện Ngày thứ Hai đen
tối trên thị trường chứng khoán Mỹ Họ giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ và tăng đầu tư vào các tài sản của Nhật Bản Lạm phát tăng tốc kích thích tiêu dùng Bong bóng kinh tế nói chung và bong bóng giá tài sản chỉ được nhận ra sau khi chúng bắt đầu vỡ vào đầu thập niên 1990
Đồng Yên tăng giá đã kích thích các xí nghiệp của Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Nó cùng với việc người Nhật trở nên giàu hơn đã kích thích họ mua các tài sản của nước ngoài (chẳng hạn như mua xưởng phim của Mỹ, mua các tác phẩm hội họa nổi tiếng) và đi du lịch nước ngoài
Năm 1989, Nhật Bản nâng thuế suất thuế tiêu dùng Cùng năm Iraq xâm lược Kuwait dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh khiến giá dầu lửa tăng vọt Tháng 10 năm 1990, Ngân hàng Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Bong bóng kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào năm 1992
Trang 105 Trì truệ kinh tế kéo dài
Thiểu phát và giảm phát trong thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài
sang thời kỳ trì trệ kéo dài Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5%- thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước
Chương II Thực trạng nền kinh tế tri thức Nhật Bản
I Những thành tựu đạt được của kinh tế tri thức Nhật Bản.
- Nhật Bản là một quốc gia nhận thức sâu sắc về vai trò của phần mềm, mạng lưới
máy tính tốc độ cao và các hoạt động liên quan đến Internet đối với nền kinh
tế đất nước trong tương lai Do đó, ngay từ namư 1994, Nhật Bản đã nhanh chóng thành lập hơn 2000 các công ty chuyên doanh vầ sản phẩm phần mềm
và internet với niềm tin là các lực lượng công nghệ đã từng chi phối nước
Mỹ sẽ nhanh chóng che phủ khắp nước Nhật
+ Đến nay, lượng máy tính cá nhân của Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ trong số nhóm các nước công nghiệp G7 Năm 1998, số bắng phat minh sáng chế được cấp cho công dân mang quốc tịch Nhật Bản là 32119, tăng 32% so với năm 1997 và gấp 3 lần so với Đức trong cùng một thời điểm và chỉ sau người Mỹ Theo OECD thì những ngành dựa trên tri thức của Nhật Bản đã trở thành ngành trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản với 53% GDP
Trang 11+ Số công ty chuyên doanh phần mềm và internet đã tăng gần gấp đôi để phục vụ cho hơn 1/2 dân số Nhật Bản Năm 2005, số người truy cập internet lên đến 77 triệu người, còn thị trường kinh doanh liên quan đến internet như dịch vụ nối mạnginternet, dịch vụ quảng cáo trên internet…đã tăng từ 61 tỷ USD năm 1999 lên 297
tỷ USD năm 2005 Doanh thu từ thương maị điện tử năm 1998 mới đạt 68 tỷ USD đến năm 2003 tăng lên khoảng 9 lần với doanh thu là 613 tỷ USD
+ Công nghệ tin học được coi là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn và được kỳ vọng có khả năng kéo toàn bộ nền kinh tế tiến sâu vào nền kinh tế tri thức.Người máy công nghiệp và người máy gia dụng cũng là một trong những đặc trưngcủa đất nước mặt trời mọc này góp phần đẩy mạnh năng suất lao động xã hội, giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động và làm cho nhiều sản phẩm của Nhật có thể cạnh tranh đựơc với các sản phẩm cùng loại về giá
- Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học Những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô máy móc, robot công nghiệp, quang học của Nhật Bản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thế giới Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất.Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số
15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới
Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030
- Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã nhận thức rõ khoa học - kỹ thuật là yếu tố cơ bản tạo nên tính cạnh tranh quốc tế và là nền tảng để chuyển đổi sang xã hội tri thức Chính phủ đã đề ra kế hoạch cơ bản phát triển khoa học - kỹ thuật với mụcđích không chỉ đưa Nhật Bản trở thành quốc gia có tính cạnh tranh kinh tế cao và phát triển bền vững, mà còn là quốc gia có thể đóng góp cho thế giới thông qua sáng tạo và áp dụng tri thức