Một cô em hay bà chị khó tính và quá lứa luôn là nỗi e ngại đối với các nàng dâu. Hơn nữa, trong mọi tình huống, các ông chồng lại không hề
"Bà cô bên chồng" và cách ứng xử Một cô em hay bà chị khó tính và quá lứa luôn là nỗi e ngại đối với các nàng dâu. Hơn nữa, trong mọi tình huống, các ông chồng lại không hề muốn gây mâu thuẫn với chị hay em mình vì sợ mang tiếng là bênh vợ, nhất là khi bố mẹ già đã qua đời. Vậy phải làm sao cho êm nhà êm cửa luôn là câu hỏi khó với những người trong cuộc. Những tình huống khó xử Chúng ta vẫn thường nghe thấy câu "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" mỗi khi có chuyện khúc mắc với chị hoặc em gái chồng. Và mọi chuyện dở khóc dở cười cũng từ mối quan hệ ấy mà phát sinh. Một chị tâm sự rằng khi bố mẹ chồng mất, bà chị gái vẫn còn lẻ bóng của chồng đã tự cho mình cái quyền là người thống trị trong gia đình. Tất cả mọi việc lớn bé trong nhà đều phải hỏi ý kiến chị. Không những thế, cứ mỗi dịp cuối tuần, tất cả các thành viên trong nhà phải có mặt để dự buổi họp gia đình. Và rồi, các "chỉ thị" về công việc, hoạt động trong tuần sẽ được bà chị "ban hành" và bắt mọi người thực hiện kèm theo những hình thức kỷ luật nếu không hoàn thành. Cố gắng dung hòa mối quan hệ với chị em gái bên nhà chồng để tạo hòa khí trong gia đình Người ngoài cuộc mà nghe chuyện này hẳn sẽ phản đối và đưa ra ý kiến làm sao phải để bà chị độc đoán quá mức như vậy. Tuy biết thế, mọi người trong nhà vẫn không dám làm trái vì bà chị sẽ phản ứng bằng cách cau có, quát mắng suốt ngày khiến không khí trong nhà lúc nào cũng nặng nề, căng thẳng. Một trường hợp khác cũng không kém phần bi đát. Hai vợ chồng trẻ mới cưới không ở cùng với bố mẹ mà thay vào đó là cô em gái út bên chồng. Cô này ít tuổi nhưng tính nết ương bướng, thích ăn chơi, hay bày bừa, lôi thôi nhưng lười lao động. Ban đầu, chị dâu nghĩ rằng mình là dâu mới nên chiều chuộng em gái một chút cũng không sao. Thế nhưng, cô em thấy vậy lại càng lấn át chị. Sau mỗi buổi đi làm mệt mỏi, về nhà, chị dâu lại tất tả lo chợ búa, cơm nước. Khi cả nhà ăn xong bữa tối là lúc chị bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ quần áo cho cả nhà. Ngày này qua ngày khác, sự kìm nén cũng không còn chỗ tồn tại trong lòng chị dâu, chị phàn nàn với chồng. Anh chồng vốn hiền lành, chiều em và không muốn gia đình bất hoà nên cố gắng an ủi vợ nín nhịn. Không có đồng minh và cảm thấy bất bình, người vợ dần dần bị stress nặng. Cách hòa giải Rất nhiều tình huống khó xử với các mức độ khác nhau xảy ra trong mối quan hệ này. Nhưng có một điểm chung mà chúng ta đều thấy rõ là vai trò hoà giải quan trọng của người chồng đồng thời là người anh hay em trai. Sự khéo léo, tế nhị nhưng kiên quyết của thành viên này là yếu tố quyết định giúp cho tình cảm giữa nàng dâu với chị/em chồng trở nên dễ chịu hơn. Và giải pháp an toàn sẽ luôn là cách nhiều người chọn lựa. Các bước của "phương thuốc" hoà giải như sau: - Người chồng nên quan sát vợ mình và chị/em gái để tìm hiểu xem họ nhìn nhận mình thế nào. Bạn không nên đưa ra những lý do có thể khiến vợ "nổi đoá" với mình và cũng chớ dại dột phân bua với "bà cô" để khiến cô ấy nghĩ là bạn đang đứng về phía vợ. Lý do đơn giản là bạn không thể sống thiếu một trong hai người phụ nữ ấy. - Bạn nên hiểu rằng mọi mối quan hệ đều xuất phát từ trái tim. Những điều mà hai người phụ nữ phàn nàn với bạn là những suy nghĩ thực của họ. Thế nên, bạn cần xem xét và hiểu kỹ vấn đề để chỉ ra những điều đúng, điều sai của cả hai chị em. - Tạo nhiều hoạt động có sự tham gia của hai chị em để giúp họ gần gũi và hiểu nhau hơn. - Điểm mấu chốt mà tất cả các thành viên cần làm là có ý thức tự nhìn nhận lại mình, biết dung hoà những cái ưu cũng như cái khuyết của bản thân cho phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. (Theo VTV) . "Bà cô bên chồng" và cách ứng xử Một cô em hay bà chị khó tính và quá lứa luôn là nỗi e ngại đối với các nàng. thường nghe thấy câu "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" mỗi khi có chuyện khúc mắc với chị hoặc em gái chồng. Và mọi chuyện dở khóc dở cười