Hơn ai hết cách ứng xử của người thầy phải có tính giáo dục. Đứng trên bục giảng
CÁCH ỨNG XỬ CỦA THẦY / CÔ GIÁO Hơn ai hết cách ứng xử của người thầy phải có tính giáo dục. Đứng trên bục giảng, người thầy không chỉ truyền đạy kiến thức cho học sinh mà còn là tấm gương để các em noi theo: từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đến hành động . Cái khó của người thầy là nói như thế nào, phải ứng xử như thế nào, phải luôn cân nhắc lời ăn tiếng nói cũng như cử chỉ, hành động, phải ứng xử như thế nào để học sinh kính trọng, nếu không, khó có thể dạy được các em. “Dạy” ở đây, tôi muốn nói “dạy” theo đúng nghĩa, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”. Dạy chữ thì dễ, tất nhiên cũng đòi hỏi khả năng chuyên môn nghiệp vụ của người thầy, nhưng dạy người mới thực sự khó. Một giáo viên dạy bộ môn giáo dục công dân (GDCD) cấp 2 cho rằng dạy những phẩm chất đạo đức ở môn GDCD thật khó! Nó đòi hỏi người giáo viên không đơn thuần chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải có những phẩm chất đạo đức. Bởi dạy học sinh những đức tính: siêng năng, lễ độ, trung thực, khoan dung, tôn trọng kỉ luật, biết yêu thương con người . mà giáo viên không có những đức tính ấy thì khó có thể dạy được, chưa nói đến quá trình dạy học sẽ phản tác dụng. Thật vậy, dạy học sinh siêng năng trước hết thầy giáo phải là người siêng năng, dạy học sinh ứng xử có văn hóa trước hết người thầy phải ứng xử có văn hóa. Cách ứng xử của thầy giáo tác động rất lớn đến học sinh, có em học sinh bỏ học cũng chỉ vì cách ứng xử không đúng của thầy cô giáo. Tôi còn nhớ anh bạn cùng lớp với tôi thuở học cấp 3 bỏ học chỉ vì khi nào cũng bị cô giáo mắng: “Ngu như bò đội nón!” và câu nói ấy cũng đã ám ảnh anh bạn tôi suốt quảng đời còn lại đến gần 20 năm sau vẫn chưa quên! Tuy nhiên, đối với đối tượng học sinh cấp 3, dù sao các em cũng đã có khả năng nhận thức để biết đâu là đúng là sai, gạn đục, khơi trong để học được điều hay. Đáng băn khoăn nhất là đối tượng học sinh cấp I, cấp II, các cháu đang học lớp vỡ lòng ., tâm hồn các em như những trang giấy trắng đòi hỏi giáo viên phải luôn cân nhắc đến cách ứng xử của mình bởi nó tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm, nhân cách, lối sống của các em! Vậy mà đôi lúc một số giáo viên lại quên mất điều đó! Chị bạn tôi kể rằng: “Con gái chị học lớp mẫu giáo nhỡ (5 tuổi) ở một trường mầm non, bên cạnh giờ học chính khóa, chị đăng ký cho con học thêm lớp năng khiếu múa. Bẵng đi một thời gian không thấy con gái múa hát gì, chị hỏi cháu: “Lâu nay có đi học múa không con?”. Cháu thưa: “Dạ không” (nhưng học phí thì đã đóng từ đầu năm). Chị hỏi cô giáo, cô giáo bảo: “Do cô dạy múa ốm, có nghĩ một vài buổi .”. Ngày mai không hiểu sao cháu bé không muốn đến trường, cháu bảo: “Con không thích đi học”, hỏi mãi bé mới nói: “Con sợ cô” Mẹ cháu bé gặng hỏi: “Tại sao con sợ cô, nói cho mẹ nghe nào?”, Bé bảo: “Cô trừng mắt nhìn con! Cô không thương con!” Thế là bé tường thuật lại chuyện xảy ra ở lớp: “Cô đập bàn hỏi: “Các cháu, cô hỏi: Lâu nay các cháu có đi học múa không?”, về nhà nếu ai hỏi có đi học múa không các cháu trả lời thế nào? Phải trả lời “Có” nghe chưa?. Bây giờ cô nhắc lại .” Thiết nghĩ, các cháu tuổi thơ tâm hồn trong sáng như trang giấy trắng mà được tiếp cận cách giáo dục như vậy thì thật hết chỗ nói. Trong khi đó một số nhà nghiên cứu cho rằng: Tình trạng bạo lực hiện nay phải được ngăn chặn và con đường cơ bản, sâu xa nhất đó là từ giáo dục, phải bắt đầu xây dựng từ thế hệ mầm non. Hãy có chương trình giáo dục cụ thể dạy cho các em những điều bình thường nhất để làm người, đó là yêu cha mẹ ông bà, yêu bạn bè, thầy cô . phải trung thực, khoan dung và biết ứng xử có văn hóa với những người chung quanh . Các em học những điều đó trong bước trưởng thành sẽ tạo nên nhân cách cao đẹp cho một con người. Tấm lòng vị tha, tinh thần quảng đại, lòng nhân ái . là những giá trị quý báu phải được vun trồng, chăm sóc nhiều năm mới sinh hoa kết trái. Một người không được giáo dục ứng xử từ nhỏ thì đến khi trưởng thành khó có một nhân cách hoàn thiện. Và tất nhiên, điều quan trọng và căn bản nhất là sự dạy dỗ của người thầy, người cô. Chúng ta cũng cần phải nhìn nhận lại vai trò, trách nhiệm của chính mình. . CÁCH ỨNG XỬ CỦA THẦY / CÔ GIÁO Hơn ai hết cách ứng xử của người thầy phải có tính giáo dục. ứng trên bục giảng, người thầy không chỉ truyền. trước hết thầy giáo phải là người siêng năng, dạy học sinh ứng xử có văn hóa trước hết người thầy phải ứng xử có văn hóa. Cách ứng xử của thầy giáo tác