1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bao cao de tai VAST 05 thanh son 2015

38 237 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 5,36 MB

Nội dung

Trang 1

Đề tài

Điều tra, nghiên cứu và chế tácđá mỹ nghệ từ các loại đá,

khoáng vật tự nhiên của Việt Nam

Chủ nhiệm: KS Trần Thanh Sơn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

Hà Nội, 2015

Trang 2

Mục tiêu

thạch đáp ứng yêu cầu đá mỹ nghệ và có tính đặc thù ở một số địa phương.

có triển vọng và đề xuất định hướng khai thác.

hình và độc đáo có thể giới thiệu cho thị trường

Trang 3

Khu vực nghiên cứu:

Khu vực Đông Bắc: Cao Bằng (đá đỏ ở Bản Piên, H Trùng Khánh); Lạng Sơn (Hóa thạch Neogen ở Na Dương);

Khu vực Tây Bắc: Yên Bái

(đá hoa trắng và đá hoa màu, các khoáng vật thuộc nhóm đá quý (không đạt giá trị thương phẩm) và đá bán quý như spinel, pargasit, granat…);

Khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Bộ: Thanh Hóa (đá đỏ Bá Thước), Nghệ An (corundit Châu Thành, Quỳ Hợp);

Khu vực Tây Nguyên: Gia Lai (gỗ hóa đá Phú Thiện),

Lâm Đồng (opal-calcedon).

Trang 4

Đối tượng điều tra

và ngoại cảnh (đá metacacbonat, đá phong thủy, tranh đá).

các tác phẩm nghệ thuật khác (đá vôi vân hoa, jasper, thạch anh tinh thể,…).

Trang 5

(i) Điều tra thực địa trên địa bàn các tỉnh:

Cao Bằng (đá đỏ ở khu vực mỏ mangan Bản Piên); Lạng Sơn (hóa thạch thực vật là đá phong thủy ở khu vực mỏ than Na Dương); Yên Bái (mỏ đá hoa tạc tượng và linh vật Tân Lĩnh, làng tranh đá quý Lục Yên, mỏ đá metacacbonat làm đá phong thủy, tranh đá và các đồ mỹ nghệ khác Suối Giàng); Thanh Hóa (các điểm đá đỏ ở Cẩm Thủy và Bá Thước); Nghệ An

(các điểm đá biến chất corundit làm đá phong thủy, tạc tượng phật ở Châu Thành, Quỳ Hợp); Lâm Đồng (một số điểm opal và chalcedon làm các đồ mỹ nghệ khác nhau; Đắk Nông (opal và chalcedon); Đắk Lắk

(thạch anh hồng làm đá phong thủy và các đồ mỹ nghệ khác); Gia Lai (các điểm gỗ hóa đá ở Phú Thiện, Chư Sê)

(ii) Công tác điều tra được tiến hành theo hai bước.

Bước 1: Khảo sát tổng quan trên các vùng nghiên cứu, xác định các khu vực có biểu hiện nguồn nguyên liệu khoáng có thể sử dụng làm đá mỹ nghệ;

Bước 2: Điều tra chi tiết một số đối tượng có triển vọng

Các công việc đã thực hiện:

Trang 6

(iii) Nghiên cứu đánh giá chất lượng (đặc tính kỹ - mỹ thuật) của các loại đá và khoáng chất theo các tiêu chí là nguyên liệu đá mỹ nghệ:

(v) Chế tác, chế tác thử nghiệm một số sản phẩm từ nguồn đá và khoáng chất đã được điều tra, đánh giá (Thử nghiệm chế tác 83 mẫu).

(vi) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn đá mỹ nghệ.

Các công việc đã thực hiện

Trang 7

(i) Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả điều tra, nghiên cứu;

(ii) Bản đồ đo vẽ chi tiết (tỷ lệ 1:5.000) của 7 điểm đá mỹ nghệ có triển vọng;

(iii) Cơ sở dữ liệu số về số liệu điều tra, khảo sát và phân tích (trong đĩa CD-ROM);

(iv) 5 bộ mẫu chế tác thử nghiệm (đồ mỹ nghệ) từ các mẫu đại diện; mỗi đối tượng có 5 sản phẩm.

(v) Công bố: 01 bản thảo bài báo đã gửi đăng trên tạp chí Các Khoa học Trái đất (có giấy xác nhận)

Sản phẩm đã hoàn thành và giao nộp

Trang 8

Kết quả nghiên cứucủa nhiệm vụ

Trang 9

1 Đá silic màu đỏ tỉnh Cao Bằng

Trang 10

Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh dạng vi hạt, thủy tinh núi lửa phân bố thành các dải song song theo cùng một phương, ngoài ra có ít hematit dạng bụi phân tán.

Qua khảo sát điều tra cho thấy, quy mô phân bố và khối lượng đá Bản Piên là khá hạn chế Ngoài các thân, các vỉa đá silic đi cùng với các tập đá vôi, còn lượng đá silic chiếm khoảng 15% trên 4ha của bãi thải cũng là một khối lượng có thể cần được tận thu làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ Mặt khác, Trên thị trường hiện chưa có sản phẩm làm từ loại hình nguyên liệu này.

Thích hợp cho chế tác các sản phẩm kích thước nhỏ

Đá silic đỏ nằm xen kẹp các vỉa đá vôi hệ tầng Tốc Tát

Đá silic đỏ dưới dạng các tảng lăn phân bố rải rác

trong bãi thải

Đá silic đỏ dạng các vỉa dày 0,2m - 0,25m, kéo dài không liên tục khoảng 1km, nằm xen trong các tập đá vôi hệ tầng Tốc Tát (kích thước khối nguyên tối đa: 20cm).

Trang 11

2 Gỗ hóa thạch mỏ than Na Dương, tỉnh Lạng Sơn

Trang 12

Theo khảo sát sơ bộ của nhiệm vụ, trên tổng diện tích gần 20ha của bãi thải, lượng gỗ hóa đá chiếm khoảng 15 - 20% Nếu được khai thác tận thu thì đây quả là nguồn nguyên liệu thứ cấp có khối lượng không hề nhỏ cần được thu gom và đây cũng là một trong những biện pháp sử dụng tổng hợp tài nguyên của mỏ than

- Gỗ hóa thạch ở mỏ than Na Dương thuộc loại gỗ bị cacbonat hóa, ít hơn là loại gỗ bị silic hóa - Phân bố chủ yếu trong các lớp trầm tích cát-bột-sét kết và các lớp trầm tích chứa than thuộc hệ tầng Nà Dương

- Bề dày chung của hệ tầng tại mặt cắt vùng Nà Dương khoảng 250m.

Moong khai thác than mỏ Na Dương

Khu vực bãi thải

Khu vực bãi thải

Trang 13

3 Đá hoa trắng huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trang 14

Điểm đá nghiên cứu thuộc hệ tầng An Phú (NP-1?

np),

Đã xác định được 2 thân đá làm đá ốp lát và đá mỹ nghệ có trữ lượng rất lớn.

Các điểm đá hoa trắng được khai thác chủ yếu bởi 2 công ty lớn là Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam và Công ty Cổ phần khoáng sản Yên Bái với 3 loại sản phẩm chính là đá khối (đá block), đá xẻ tấm lớn và đá cắt theo quy cách (tận dụng từ viên đá không có khối to) Tuy nhiên Tỷ lệ thu hồi đá block chỉ đạt từ 10-15% tổng sản lượng khai thác, đá xẻ đạt 10-20%, đá cục nghiền 20-25% như vậy khoảng 30-40% khối lượng còn lại có giá trị sản xuất công nghiệp thấp đang bị bỏ phí.

Nguồn nguyên liệu đá hoa trắng cho chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn Yên Bái rất phong phú, khai thác thuận tiện, có thể tận dụng các “phế thải” là những khối lượng đá không đạt tiêu chuẩn cho các sản phẩm như đá block, đá xẻ tấm lớn,… của các công ty khai thác đá trên địa bàn huyện Lục Yên, Yên Bình,… làm nguồn nguyên liệu cho chế tác đá mỹ nghệ, tránh lãng phí tài nguyên và giải quyết được vấn đề đổ thải gây ảnh hưởng lớn tới môi trường như hiện nay

Điểm khai thác đá hoa trắng xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên

Trang 15

4 Đá silic màu đỏ tỉnh Thanh Hóa

Trang 16

Đá silic màu đỏ được phát hiện chủ yếu ở 3 khu vực: (i) Làng Chò Tráng, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc; (ii) Làng Đèn, xã Điền Hạ, huyện Bá Thước và (iii) Suối Má, Làng Má, xã Điền Thượng huyện Bá Thước.

Nhìn chung, chất lượng đá silic đỏ ở Thanh Hóa không đồng nhất, phần lớn bị các mạch calchedon xuyên cắt, hoặc có màu đỏ xỉn, không đều Mặt khác, chúng được phát hiện chủ yếu dưới dạng tảng lăn, còn đá gốc chưa được tìm kiếm Đá silic đỏ ở đây ngoài khai thác phục vụ xây dựng lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng chưa được khai thác Qua điều tra, khảo sát các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh cho thấy chỉ có một số đá trưng bày (có thể được coi như đá phong thủy) được làm từ loại hình nguyên liệu này

Đá đỏ silic làng Đèn

Trang 17

5 Đá corundit tỉnh Nghệ An

Trang 18

Loại đá này rất phù hợp cho chế tác đá mỹ nghệ: màu sắc đẹp (màu xanh nâu, xanh đen), độ bóng rất cao, cứng chắc, kích thước lớn Gần đây, người dân địa phương cũng như các doanh nghiệp tư nhân khai thác rầm rộ và chế tác thành đá phong thủy, đá trưng bày và chế tác tượng Phật và được gọi là Ngọc Phật

Chúng rất được ưa chuộng trên thị trường trong nước và được các “đại gia” săn lùng Theo điều tra, khảo sát của nhiệm vụ, có những viên đá phong thủy sau khi chế tác đã bán với giá hàng trăm triệu đồng

Đá corundit (người dân gọi là “đá sắt”) được cấu thành chủ yếu từ các khoáng vật corindon màu xanh lục, lục nhạt gần trong suốt cùng tập hợp sericit, magnetit, hematit Chúng phân bố chủ yếu trong địa phận xã Châu Thành (các đồi đá ở bản Mới, bản Cô hay dọc theo các suối Nậm Guap, Nậm Rong) thuộc huyện Quỳ Hợp.

Trang 19

6 Gỗ hóa thạch tỉnh Gia Lai

Trang 20

Gỗ hóa thạch tỉnh Gia Lai phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Ia Le, huyện Chư Pưh (thuộc loại hóa thạch gỗ silic hóa trong loạt Bản Đôn (J1-2 bđ)), khu vực H’Bông, huyện Chư Sê và vùng núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện (thuộc loại hóa thạch gỗ, chalcedon, agat hóa hay ngôn ngữ thương mại là gỗ ngọc hóa hoặc gỗ ngọc, có màu sặc sỡ).

Gỗ ngọc hóa ở Gia Lai mới chỉ được phát hiện trong vài năm trở lại đây Chúng thường nằm dưới lớp phủ bazan Neogen-Đệ tứ, theo triền núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện

Hiện tại gỗ hóa thạch ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu do dân khai thác tự phát, hầu hết loại có kích thước lớn đều bị khai thác và buôn bán trôi nổi trên thị trường, cho các cơ sở chế tác thành các vật trang trí, tạc tượng… Chúng được bày bán ở tất cả các cửa hàng mỹ nghệ cũng như các cơ sở chế tác không chỉ trong địa bàn tỉnh Gia Lai hay các tỉnh khác ở Tây Nguyên mà còn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn,… Riêng ở dãy núi Chư A Thai, Phú Thiện, gỗ hóa thạch đã bị khai thác cạn kiệt trên bề mặt Hiện nay, chúng chủ yếu được khai thác dưới lòng đất Mặc dù đã bị cấm khai thác, song nạn khai thác gỗ hóa thạch vẫn tiếp diễn ngày càng phức tạp và tinh vi hơn

Khảo sát tìm kiếm gỗ hóa đá

Gỗ hóa đá kích thước lớn được khai thác ở Chư A Thai

Trang 21

7 Opal-chalcedon Lộc Bắc, tỉnh Lâm Đồng

Trang 22

Opal-chalcedon phổ biến khá rộng rãi trên lãnh thổ Tây Nguyên, thường bắt gặp dưới dạng các thấu kính kéo dài hàng chục mét trong diện phân bố của các đá bazan Kainozoi Tại khu vực Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm) dọc theo suối ĐamBri, tỷ lệ opal thường rất ít, và chúng thường có màu không đẹp cũng như độ trong suốt không cao Chalcedon gặp nhiều hơn và có nhiều màu sắc khác nhau: trắng đục, nâu, vàng, lục xám, đỏ,…có các dải màu xen kẽ nhau Kích thước các khối chalcedon nhiều khi tới hàng tấn hoặc hàng chục tấn.

Chúng đã được khai thác và chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật trưng bày, đá phong thủy,

Qua khảo sát thực địa của nhiệm vụ cho thấy quy mô của điểm chalcedon Lộc Bắc phân bố trên diện tích hơn 1km2, chúng chủ yếu nằm trong các thành tạo của hệ tầng Túc Trưng (N2-Q1 tt) Tuy nhiên, khó tính toán trữ lượng dự báo cho loại đá này vì chưa có công tác điều tra, đánh giá cụ thể.

opal-Chalcedon đã chế tác đượckhai thác tại Lộc Bắc

Trang 23

Đánh giá khả năng khai thác nguồn nguyên liệu đá mỹ nghệ

và khả năng chế tác

Trang 24

Tiêu chí

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm của thị trường;- Nguồn nguyên liệu cho chế tác đá mỹ nghệ;- Chất lượng của nguồn nguyên liệu;

- Diện phân bố của nguồn nguyên liệu;- Hệ thống đường giao thông;

Trang 25

Đá nguyên bản: là đá được thu thập giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên ban đầu mà không có bất kỳ sự gia công can thiệp nào của con người.

Đá chế tác: là đá tự nhiên trải qua quá trình chế tác tạo ra các sản phẩm đẹp, có giá trị

+ Loại sơ chế: Chế tác các sản phẩm dựa theo hình dạng, kích thước và màu sắc của đá tự nhiên

+ Loại chế tác tinh xảo: Tùy thuộc loại hình nguyên liệu để tạo hình, tạo dáng các sản phẩm

Khả năng chế tác

Trang 26

Các công đoạn chế tác đá để tạo ra sản phẩm bao gồm:

- Cắt đá tạo dáng nghệ thuật

- Gọt sửa làm láng bề mặt tác phẩm- Đánh bóng

phẩm

Trang 27

Khả năng chế tác các loại đá mỹ nghệ bao gồm:

- Màu sắc: Tùy thuộc vào màu sắc của từng loại hình nguyên liệu mà các tác giả sẽ ra quyết định tạo dáng cho sản phẩm

- Độ cứng : Độ cứng là thước đo sức bền của nguyên liệu khi bị va chạm hay bị trầy xước, nói cách khác, thuật ngữ độ cứng phản ánh tính chịu uốn, mài mòn, trầy xước của nguyên liệu

- Tỷ trọng : là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất so với khối lượng riêng của chất đối chứng, thường là nước.

Trang 28

Kiểu dáng chế tác thử nghiệm cho các nguyên liệu

Khu vựcNguyên liệuMàu sắcĐộ cứngDự kiến kiểu dáng cho chế tác

Yên Bái

Đá quý và bán quý trong

Trang 29

Sư tử đá được chế tác từ đá hoa

trắng, huyện Lục Yên, Yên Bái Cá heo đá được chế tác từ đá hoa hóa, Lục Yên, Yên Bái

Đá hoa trắng chứa ruby, spinel huyện Lục Yên, Yên Bái

Hình chóp chặn giấy được chế tác từ đá silic đỏ, huyện Bá Thước, Thanh Hóa

Trang 30

Hòn non bộ được chế tác từ đá

corundit, huyện Quỳ hợp, Nghệ An chalcedon hóa, huyện Phú Thiện, Gia Lai Lát gỗ trang trí được chế tác từ gỗ

Hòn non bộ được chế tác từ chalcedon Bảo Lạc, Lâm Đồng

opan-Đá cảnh được chế tác từ thạch anh hồng tỉnh Đak Lak

Trang 31

Đá hoa trắng chứa tinh thể rubyhuyện Lục Yên, Yên Bái

Gỗ hóa thạch

tại mỏ than Na Dương, Lạng Sơn

Trang 32

Có thể phân định hai nhóm đá với khả năng chế tác như sau:

gồm: đá silic Cao Bằng, Thanh Hóa; corundit Nghệ An, chalcedon Lâm Đồng, gỗ hóa thạch Lạng Sơn, gỗ chalcedon (agat) hóa Gia Lai có độ cứng và độ bóng cao, tuy nhiên chúng rất giòn, thường hay bị nứt nẻ

opal Nhóm đá II (thích hợp cho các tạo hình phức tạp,

dải, đá hoa trắng ở vùng Lục Yên, Yên Bái với màu trắng tinh khiết hoặc màu sắc xen kẽ dạng vân mây, cấu tạo đồng nhất (khối), hạt đều, chúng có độ nguyên khối tốt, độ cứng không cao.

Trang 33

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NGHỀ CHẾ TÁC ĐỒ MỸ NGHỆ TỪ NGUYÊN LIỆU KHOÁNG

Trang 34

Một số giải pháp cho việc phát triển làng nghề đá mỹ nghệ:

- Nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với việc tổ chức quản lý và khai thác khu di tích danh thắng

- Nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các mẫu mã và chủng loại sản phẩm

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng các thợ nghề đá và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của làng nghề

- Giải quyết những khó khăn về nguồn nguyên liệu và vốn phục vụ cho sản xuất

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn để thực hiện tốt việc phát triển làng nghề đá mỹ nghệ với việc phát triển kinh doanh du lịch

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân quốc tế.

Trang 35

- Đá metacacbonat ở Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) sử dụng cho điêu khắc.- Corundit ở Nghệ An là nguồn đá mỹ nghệ quý, song có tiềm năng hạn chế nên cần có biện pháp khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên.

- Cây hóa đá (silic hóa) và opal – chalcedon ở Tây Nguyên cũng là nguồn tài nguyên có triển vọng và là nguồn đá mỹ nghệ độc đáo.

Trang 36

(2) Phần lớn các loại đá mỹ nghệ khác tại khu vực Yên Bái đang bị khai thác bừa bãi dẫn đến tình trạng nghèo hóa và cạn kiệt tài nguyên Cần có các biện pháp hữu hiệu để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên quý này.

(3) Do không có công tác điều tra đánh giá chi tiết, nhiều loại đá mỹ nghệ như corundit, thực vật hóa thạch, opal – chalcedon, thạch anh hồng, chưa rõ tiềm năng cho công tác quy hoạch khai thác sử dụng theo hướng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 37

- Để xác định rõ tiềm năng tài nguyên của các loại đá mỹ nghệ này, cần: (i) triển khai công tác điều tra đánh giá tài nguyên ở mức độ chi tiết; (ii) Đưa đá mỹ nghệ vào danh mục các loại khoáng sản ở Việt Nam

- Áp dụng công nghệ kỹ thuật để giảm thời gian làm ra sản phẩm từ đó giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh cao; chú ý sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Có phương hướng phát triển các làng nghề mới và để làng nghề phát triển ổn định và vững chắc, hoạch định những chủ trương và giải pháp thích hợp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng và thuận lợi có sẵn ở địa phương

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 38

Xin chân thành cám n!

ơn!

Ngày đăng: 14/01/2018, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w