1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề tài Future contract (thanh toán quốc tế)

74 397 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

báo cáo đề tài Future contract (thanh toán quốc tế)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG Tp Hồ Chí Minh , ngày 18 tháng 3 năm 2015 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] Thị Trường Giao Sau 1)Lịch sử thị trường giao sau 2 2)Tên gọi 5 Hợp đồng giao sau 1) Khái niệm 6 2) Đặc điểm 7 3) Mục đích 16 4) hoạt động thanh toán bù trừ 23 5) Mối liên hệ giữa thị trường giao sau và thị trường khác 31 6) Các chủ thể tham gia 33 7) Lệnh giao dịch 36 8) Phí và thuế giao dịch 38 CME Group I)Thị trường CME 1) Lịch sử hình thành 42 2) Đặc điểm A. Hàng hóa 44 B. Floor Trading C. Electronic trading C.1 Tổng quan 48 C.2 Phiên giao dịch 48 C.3 Lịch trình mua bán 48 C.4 Các loại lệnh và thời lượng 49 Page 2 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] D. Clearing D.1 clearing là gì ? 59 D.2 Tầm quan trọng của đối tác trung tâm D.3 Clearing house 60 D.4 Vai trò 60 Thị trường TRUNG QUỐC Tình hình chung thị trường giao sau VIỆT NAM 1) Sơ lược 65 2) Nguyên nhân 65 3) Giải pháp 65 *Thị trường giao sau cà phê 67 Page 3 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] A. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU: 1. Lịch sử thị trường giao sau: Thị trường giao sau có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ tại Châu Âu. Nguyên thủy nó được phát triển để đáp ứng yêu cầu của các giới nông dân và thương buôn. Hãy xem xét tình hình của nông dân vào tháng 4 của một năm nhất định, trong khi họ sẽ thu hoạch ngũ cốc vào tháng 6, sẽ thấy có sự không ổn định về giá ngũ cốc đối với nông dân. Trong những năm khan hiếm giá ngũ cốc có thể rất cao- nhất là khi nông dân không vội vã bán ra. Mặt khác, trong những năm bội thu giá ngũ cốc có xu hướng rẻ mạt. Nông dân và gia đình họ rõ ràng là chịu ảnh hưởng rất lớn đối với những rủi ro này. Hãy xem tiếp đến giới thương buôn, những người luôn có nhu cầu về ngũ cốc. Thương gia cũng bị tác động bởi những rủi ro về giá. Trong những năm bội thu giá cả có thể thuận lợi; còn những năm khan hiếm có thể gây ra giá cắt cổ. Do vậy, việc nông dân và các thương gia gặp nhau vào tháng 4 (hoặc thậm chí sớm hơn) để thỏa thuận về giá ngũ cốc sẽ được người nông dân sản xuất ra vào tháng 6 là một việc làm rất có ý nghĩa. Nói khác đi, điều đó có nghĩa là họ đã thương lượng loại hợp đồng giao sau. Hợp đồng cung cấp cách thức mà mỗi bên có thể loại trừ rủi ro do giá cả ngũ cốc không ổn định trong tương lai. Chúng ta có thể hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với những yêu cầu về ngũ cốc của thương gia trong thời gian còn lại của năm. Một khi vụ thu hoạch đã qua, ngũ cốc phải được dự trữ đến vụ mùa tới. Trong khi thực hiện dự trữ, thương gia không phải chịu bất cứ rủi ro nào về giá nhưng phải chịu chi phí bảo quản. Nếu nông dân hoặc một số người khác dự trữ ngũ cốc thì cả thương gia và nhà dự trữ đều phải đương đầu với rủi ro tương ứng trên giá giao sau của ngũ cốc, và một lần nữa cho thấy rõ vai trò của hợp đồng giao sau. Tuy nhiên, TTGS đầu tiên trên thế giới ra đời tại thành phố Chicago (Hoa Kỳ). Vào thập niên 40 thế kỷ XIX, Chicago đã trở thành một trung tâm thương mại lớn của Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian đó, máy gặt McCormick đã được phát minh, giúp cho năng suất sản xuất lúa mì tại Mỹ tăng lên rất nhanh chóng. Do đó, những người nông dân trồng lúa mì từ khắp nơi đều quy tụ về Chicago để bán sản phẩm của họ. Dần dần, hoạt động này trở nên sôi nổi đến mức hầu như không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân. Ngoài ra, sự tồn tại những phương pháp nghèo nàn trong việc cân và phân loại hàng hóa đã đẩy người nông dân vào tình thế phải chịu sự định đoạt của các thương nhân. Page 4 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] Tình hình có vẻ khả quan hơn, khi vào năm 1848, một trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT) đã được thành lập. Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới xuất hiện dưới hình thức là các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng không dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn mua lúa mì thì họ có thể bán lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn giao hàng thì họ có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Giá cả hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến, thì người bán lại hợp đồng đó sẽ thu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp đi nên giá hợp đồng sẽ tăng; nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì người bán hợp đồng sẽ mất giá vì người ta có thể trực tiếp mua lúa mì trên thị trường tự do. Cứ như thế, các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau (HĐGS) lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng cả 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc tham gia vào TTGS (futures). Lịch sử phát triển của TTGS không dừng lại ở đó. Đến năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở thành TTGS lớn nhất Hoa Kỳ. Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM) để thực hiện các loại giao dịch HĐGS về ngoại tệ. Sau đó, xuất hiện thêm các loại HĐGS tài chính khác như HĐGS tỉ lệ lãi suất (Interest rates), HĐGS về chỉ số chứng khoán… Page 5 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] Ngày nay, TTGS đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản ban đầu, nó trở thành công cụ tài chính để bảo vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là một trong những công cụ đầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính. TTGS hiện nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây một và gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực và toàn thế giới * Các thị trường tiêu biểu: 1. The Chicago board of Trade The Chicago board of Trade (CBOT) được thành lập năm 1848 để đưa nông dân và thương gia lại với nhau. Nhiệm vụ đầu tiên của nó là tiêu chuẩn hóa số lượng và chất lượng của ngũ cốc được trao đổi. Trong vòng vài năm một kiểu hợp đồng giao sau đầu tiên được đưa ra, các nhà đầu cơ chú ý ngay lập tức và tìm cách trao đổi hợp đồng để có giải pháp hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh ngũ cốc. Hiện nay CBOT đưa ra hợp đồng giao sau cho nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm: bắp, yến, đậu nành (kể cả bột đậu nành và dầu đậu nành), bột mì, trái phiếu kho bạc trung và dài hạn. 2. The Chicago Mercantile Exchange Năm 1874 The Chicago Produce Exchange được thành lập, cung cấp thị trường cho bơ, trứng, gia cầm và những sản phẩm nông nghiệp khác. Năm 1898 các nhà bán lẻ trứng và bơ rút lui khỏi thị trường. Năm 1919 thị trường này đổi tên thành Chicago Mercantile Exchange (CME) và được tổ chức lại cho giao dịch giao sau. Từ đó, CME trở thành thị trường giao sau của nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả thịt heo, gia cầm sống, đến năm 1982 nó còn giới thiệu hợp đồng giao sau đối với chỉ số chứng khoán của Standard & Poor’s (S&P) 500. Thị trường tiền tệ quốc tế (IMM) được hình thành như là một chi nhánh của CME vào năm 1972 để giao dịch giao sau về ngoại tệ. Hiện nay giao dịch giao sau về tiền tệ trên thị trường IMM bao gồm: Euro, Bảng Anh, Dollar Canada, Yen Nhật, Franc Thụy Sỹ, Dollar Úc, Dollar Newzealand…. Thị trường IMM cũng giao dịch hợp đồng giao sau về Onemonth LIBOR, hợp đồng trái phiếu kho bạc ngắn hạn, hợp đồng giao sau về đồng Euro,dollar. Ngày 9/7/2007, CBOT đã được sáp nhập vào CME. Vụ sáp nhập này tạo thành 1 sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn lớn nhất thế giới tại thành phố Chicago của Mỹ. CME Group tạo ra 1 thị trường có tính thanh khoản cao hơn, đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Page 6 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] 3. Thị trường giao dịch khác Trên thế giới hiện có nhiều thị trường khác cũng tiến hành giao dịch hợp đồng giao sau. Tiêu biểu trong số đó là Bolsa de Mercadorias Futuros (BM&F) ở Sao Paulo, The London International Financial Futures Exchange (LIFFE), The Swiss Option and Financial Futures Exchange (SOFFEX), The Tokyo International Financial Futures Exchange (TIFFE) , The singapore International Monetary Exchange (SIMEX), và The Sydney Futures Exchange (SFE). Hầu hết hợp đồng trao đổi ở các thị trường khác nhau trên thế giới có thể phân loại ra là hợp đồng future về hàng hóa hoặc hợp đồng giao sau về tài chính(giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu). Không nghi ngờ gì nữa thị trường giao sau là một trong những công cụ cải tiến tài chính thành công nhất. 2. Tên gọi: Thuật ngữ HĐGS xuất phát từ thuật ngữ Commodities Futures Contract (Hợp đồng mua bán hàng hóa giao sau). Người ta gọi tên cho loại thị trường này là Commodities Futures Market hoặc Futures Market. Dần dần, trong các tài liệu chỉ sử dụng thuật ngữ Futures để chỉ loại thị trường hoặc loại hợp đồng này. Điểm lưu ý là Futures luôn có “s” ở cuối từ. Trong một số tài liệu ở trong nước có lẽ do sai sót in ấn hay nhầm lẫn đã sử dụng là Future, như vậy là sai so với thuật ngữ quốc tế. Hiện nay, các tài liệu trong nước có rất nhiều cách gọi cho loại hợp đồng này, cụ thể như : hợp đồng Future, hợp đồng Futures, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau… và khi gọi tên thị trường này thì cũng nhiều tên gọi khác nhau tương tự. Việc có nhiều cách gọi khác nhau cùng để chỉ một thuật ngữ là một điều bình thường, đặc biệt là trong các thuật ngữ kinh tế. Nhưng trong lãnh vực pháp lý đòi hỏi phải có một thuật ngữ chung, sử dụng thống nhất, giúp cho việc tiếp nhận thông tin nhanh chóng từ người sử dụng thuật ngữ đến người tiếp nhận, tránh tình trạng hiểu sai. Theo pháp luật Việt Nam qui định thì chỉ sử dụng thuật ngữ có phiên âm nước ngoài khi chưa có thuật ngữ thay thế hoặc chưa được Việt hóa. Vì vậy các văn bản pháp lý sẽ chỉ sử dụng các thuật ngữ tiếng Việt. Thuật ngữ “hợp đồng tương lai” chẳng qua là do dịch từ Future, nhưng như đã nói, thuật ngữ quốc tế sử dụng là Futures. Các nước nói tiếng Pháp thì sử dụng thuật ngữ “le contrat à terme” để chỉ “futures contract”; “le contrat à terme ferme” để chỉ cho “forward contract”. Khi dịch các thuật ngữ trên sang tiếng Việt, do không có sự thống nhất nên dẫn đến có hai cách gọi là “hợp đồng kỳ hạn” và “hợp đồng giao sau” cho cả hai loại hợp đồng này; không có sự tách bạch cụ thể, đâu là “hợp đồng giao sau”, đâu là “hợp đồng kỳ hạn”. Hiện nay, các nhà kinh doanh thì gọi “hợp đồng kỳ hạn” để chỉ cho cả hợp đồng futures và hợp đồng forward. Còn các nhà nghiên Page 7 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] cứu, các sách, giáo trình tài chính thì sử dụng thuật ngữ “hợp đồng kỳ hạn” cho loại Forward contract ; “hợp đồng giao sau” cho thuật ngữ Futures contrat. Mặt khác, trong các đề tài nghiên cứu, văn bản của Viện Thương mại, Bộ Thương mại trình Chính phủ cũng sử dụng thuật ngữ “thị trường giao sau”, “hợp đồng giao sau” để chỉ cho loại quan hệ này, nên chúng tôi cũng lựa chọn thuật ngữ này trong đề tài nghiên cứu của mình. B. HỢP ĐỒNG GIAO SAU 1. Khái niệm. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về HĐGS. Các giáo trình tài chính thường định nghĩa như sau: HĐGS là một cam kết pháp lý có tính ràng buộc, được lập thông qua Sở giao dịch, để mua hoặc bán một lượng hàng hóa hoặc các công cụ tài chính nhất định ở một giá xác định tại một thời điểm đã được định trước trong tương lai; hợp đồng đó có thể được thanh toán bù trừ trước ngày đáo hạn hợp đồng. Hoặc trong bài viết của các nhà khoa học Thái Lan khi nghiên cứu xây dựng TTGS ở Thái Lan thì có định nghĩa sau:“HĐGS là một cam kết của hai bên, giữa bên mua và bên bán, để giao dịch hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai, về một loại hàng hóa đặc biệt hoặc các loại dịch vụ ở một giá được định trước. Giá cả được xác định thông qua một tiến trình niêm yết và đấu giá tuân theo những luật lệ của một Sở giao dịch có tổ chức.” Dựa vào các định nghĩa trên, có một định nghĩa chung như sau: “HĐGS là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao dịch và các cơ quan trung gian ở một giá được định trước.” Sự cam kết pháp lý về một hành vi trong tương lai này có thể được các bên hủy bỏ một cách hợp pháp khi lập một HĐGS khác ngược lại vị thế mà mình đã có. Cũng vì lý do đó mà ta có thể chia HĐGS thành hai loại : - HĐGS được thanh lý sau khi giao hàng. Đây là loại hợp đồng tồn tại một sự giao hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng . Trong trường hợp này, về bản chất thì HĐGS tương tự như hợp đồng kỳ hạn (forward). - HĐGS được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng. Đây là loại hợp đồng không có sự giao hàng trên thực tế xảy ra, các bên chấm dứt sự ràng buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ, nghĩa là các bên mua hoặc bán lại chính loại hàng hóa đó ngược với vị thế mà mình đã có (vị thế mua hoặc bán trước đây). Đây là dạng phổ biến, nhờ đó mà tồn tại TTGS. Page 8 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] 2. Đặc điểm: HĐGS có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, HĐGS có thể được chia thành các đặc điểm chính sau: - Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa. - HĐGS là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. - HĐGS được lập tại SGD qua các cơ quan trung gian. - HĐGS phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn. a. Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa. Trong TTGS, các hoạt động mua bán được thực hiện liên tục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Do đó, các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa một cách tối đa, giúp cho việc ký kết hợp đồng nhanh chóng, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa trong TTGS là: tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp đồng, số lượng giao dịch, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, cách yết giá, mức giá biến động tối thiểu, tháng giao dịch,giờ giao dịch,giới hạn giá hàng ngày,ngày giao dịch cuối cùng, phương thức thanh toán. Tài sản : Tên hàng phải là chính hàng hóa được phép giao dịch trên SGD đó. Hàng hóa đó có thể là một loại hàng hóa thông thường hoặc cũng có thể là các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, chỉ số… Mỗi SGD chỉ giao dịch một số loại hàng hóa nhất định. Do đó, người tham gia thị trường chỉ được phép giao dịch các hàng hóa cho phép trong SGD đó. Trong trường hợp người nông dân muốn bảo vệ cho hàng hóa của mình nhưng hàng hóa đó không được mua bán trên SGD thì họ có thể bán bằng một HĐGS của loại hàng hóa tương tự. Ví dụ như người nông dân thu hoạch Bắp hạt vàng loại 4, trong khi đó, SGD chỉ cho phép giao dịch loại 1 và loại 2, thì người nông dân có thể thực hiện các HĐGS thanh toán bù trừ đối với Bắp loại 2 để bảo hộ cho giá Bắp loại 4 của mình. Chất lượng hàng hóa cũng được tiêu chuẩn hóa. Hàng hóa được phân thành các mức chất lượng khác nhau nhưng thông thường thì SGD chỉ cho phép giao dịch một vài mức chất lượng nhất định. Độ lớn : - Là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Độ lớn mỗi HĐGS về mỗi loại hàng hóa đều được thống nhất và hầu như được thống nhất trên toàn thế giới giúp cho việc mua bán giữa các TTGS trên thế giới dễ dàng hơn. Chẳng hạn như một hợp đồng vàng có khối lượng là 100 ounces, hợp đồng dầu thô là 1000 barrels, hợp đồng Yen Nhật là 12.500.000 ¥, hợp đồng cà phê arabica là 37.500 pounds (tại NYMEX), hợp đồng cà phê robusta là 5 tấn (tại LIFFE),… việc Page 9 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] qui định độ lớn mỗi hợp đồng sao cho không quá lớn để những nhà bảo hộ nhỏ cũng có khả năng tham gia, không quá nhỏ vì khoản được bảo hộ hoặc đầu cơ sẽ không bù đắp được chi phí huê hồng hay các chi phí khác. Thỏa thuận chuyển giao : - Địa điểm giao hàng trong HĐGS do thị trường trao đổi ấn định. Việc giao hàng này xảy ra khi các bên mong muốn thi hành hợp đồng. Khi địa điểm giao hàng được chọn, giá cả mà người bán nhận được điều chỉnh theo địa điểm giao hàng. Thời điểm giao hàng : (thời điểm đáo hạn hợp đồng) - Hợp đồng giao sau thường chỉ rõ tháng giao hàng. Đối với nhiều hợp đồng thời gian giao hàng là trọn tháng. - Tháng giao hàng thay đổi theo từng hợp đồng và được thị trường giao dịch chọn lựa để đáp ứng nhu cầu của những thành viên tham gia thị trường. - *VD: hợp đồng future về tiền tệ ở thị trường IMM có tháng giao hàng là 3,6,9 và 12; hợp đồng future về bắp trên thị trường CBOT có tháng giao hàng là 3,5,7,9 và 12… - Tại một thời điểm bất kỳ, hợp đồng sẽ được thực hiện trong tháng giao hàng gần nhất và một số tháng giao hàng tiếp sau đó. - Thị trường sẽ nêu rõ khi nào thì bắt đầu tháng giao hàng và ngày cuối cùng phải thực hiện giao dịch đối với một hợp đồng cụ thể.Thông thường việc giao dịch sẽ kết thúc cách vài ngày trước ngày giao hàng cuối cùng. Vậy thời điểm giao hàng là điều kiện xác định để nhằm phân biệt đối tượng được giao dịch trong HĐGS, ví dụ như: HĐGS cà phê tháng 3 năm 2005 khác với HĐGS cà phê tháng 5 năm 2005… Yết giá: - Giá giao sau được niêm yết một cách thuận tiện và dễ hiểu nhất. - Vd: giá future về dầu thô ở thị trường NYMEX được niêm yết bằng đơn vị dollar/thùng (với 2 số lẻ); giá future về trái phiếu và hứa phiếu kho bạc được CBOT niêm yết bằng đơn vị dollar và 1/32 dollar. - Mức dịch chuyển giá tối thiểu được ấn định luôn trong phương thức niêm yết giá của từng loại giao dịch. - Vd: mức dịch chuyển giá tối thiểu sẽ là 0,01$/thùng đối với giao dịch future về dầu thô và 1/32 dollar đ/v giao dịch future về trái phiếu và hứa phiếu kho bạc. Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày: - Nếu giá giảm xuống một khoản bằng giới hạn giá hàng ngày, hợp đồng được gọi là đạt giới hạn dưới (limit down) Page 10 [...]... future Rủi ro cơ bản (basic risk) - Nhà kinh doanh đã sử dụng hợp đồng future để chuyển hoá hầu hết các rủi ro phát sinh trên giá trị tài sản của họ trong tương lai Trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy vì bảo hộ thường không hoàn toàn thuận lợi như vậy vì một số lý do sau đây: Tài sản được định giá để bảo hộ có thể không chính xác như là tài sản cơ sở trên hợp đồng future Page 19 [ Thanh Toán Quốc. .. từ 2-3 ngày Có 3 ngày thông báo cho một hợp đồng Ngày thông báo đầu tiên: là ngày đầu tiên thông báo giao hàng được nộp cho phòng thanh toán bù trừ Ngày thông báo cuối cùng: là ngày cuối cùng của thông báo Ngày giao dịch cuối cùng: là vài ngày trước ngày thông báo cuối cùng Để tránh ruỉ ro khi thực hiện chuyển giao nhà đầu tư ở vị thế mua sẽ đóng hợp đồng trước ngày thông báo đầu tiên Ví dụ: Giả sử... thị trường - Vd: tại CME, giao dịch future về gỗ có giới hạn là 1.000 hợp đồng và trong một tháng giao hàng bất kỳ không được thực hiện quá 300 hợp đồng Page 11 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] Page 12 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] Bảng giá trị thị trường công bố trên báo chí Nhiều bản tin giá thị trường trong tương lai được nhiều tờ báo cung cấp Bảng công bố giá thi... tâm đến việc giao vàng của nhà thanh toán bù trừ và S1 chỉ quan tâm đến việc nhà thanh toán bù trừ thanh toán theo giá đã thỏa thuận Đến đây, cần chú ý rằng, nhà thanh toán bù trừ muốn làm được như vậy phải có lòng tin vào khả năng tài chính và sự trung thực của B1 và S1, bởi vì nhà thanh toán bù trừ đã tự nhận trạng thái rủi ro về mình Thật vậy, một mặt, nhà thanh toán bù trừ nợ S1 số tiền $610, nhưng... Giá future tháng 8: 18,75$/thùng Chiến lược bảo hộ: 15/5: Bán 1.000 hợp đồng future dầu tháng 8 15/8: Đóng trạng thái hợp đồng future Kết quả: Công ty đảm bảo rằng họ sẽ nhận được giá 18,75 $/thùng Ví dụ 1: Giá dầu vào 15/8 là 17,50 $/thùng Công ty nhận 17,50 $/thùng theo hợp đồng bán hàng Công ty lời 1,25$/thùng từ hợp đồng future Ví dụ 2: Giá dầu vào 15/8 là 19,50 $/thùng Page 18 [ Thanh Toán Quốc. .. vào thời điểm 1/4 Nói cách khác, nhà thanh toán bù trừ đóng vai trò là người bán vàng tương lai cho B1 - Hợp đồng 1b: giữa S1 và nhà thanh toán bù trừ Trong hợp đồng này, nhà thanh toán bù trừ đồng ý thanh toán cho S1 số tiền là %610 tại thời điểm 1/4 và S1 đồng ý giao 1 ounce vàng cho nhà thanh toán bù trừ cũng vào thời điểm 1/4 Nói cách khác, nhà thanh toán bù trừ đóng vai trò là người mua vàng giao... Thuỷ ] Nhà bảo hộ có thể không đảm bảo chính xác ngày mà tài sản được bán hoặc mua Nhà bảo hộ có thể yêu cầu đóng trạng thái hợp đồng future trước hạn Những vấn đề này được gọi là những rủi ro cơ bản Mức cơ bản trong tình huống bảo hộ được tính như sau: Mức cơ bản = Giá giao ngay của tài sản bảo hộ - Giá future của hợp đồng Basic = Spot price – future price bt = St – Ft Ký hiệu được sử dụng có ý nghĩa... toán bù trừ 5 điểm cần chú ý về thủ tục giao dịch trên sở giao dịch giao sau : 1 Bởi vì nhà thanh toán bù trừ trở thành 1 trong 2 đối tác trong mọi hợp đồng giao sau, do đó, cả người mua và người bán đều không cần biết về Page 26 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] độ tín nhiệm của nhau Ví dụ, B200 không cần biết ai là S200, bởi vì hợp đồng tương lai của B200 được ký kết với nhà thanh toán. .. thị trường giao sau: Page 30 [ Thanh Toán Quốc Tế ] [ Cô : Phan Chung Thuỷ ] b Sự hội tụ giá giao sau và giá giao ngay: Mối liên hệ giữa giá future và giá giao ngay khi đến gần tháng giao hàng TH (a): trong thời hạn giao hàng, giá future ở trên mức giá giao ngay Đây là cơ hội cho các nhà kinh doanh tiến hành giao dịch kiếm chênh lệch giá: + Bán hợp đồng future + Mua tài sản + Thực hiện chuyển giao Mức... xấu xảy đến bất ngờ 4 Hoạt động ký quỹ và trung tâm thanh toán bù trừ: TRUNG TÂM THANH TOÁN BÙ TRỪ Phòng thanh toán bù trừ của thị trường là bộ phận bổ sung trên thị trường và hoạt động như là bộ phận trung gian đối với những giao dịch giao sau Nhiệm vụ chủ yếu của phóng thanh toán là giữ cho tất cả các giao dịch được thực hiện trong ngày để tính toán vị thế của mỗi thành viên Nhà đầu tư được yêu cầu . Commodities Futures Contract (Hợp đồng mua bán hàng hóa giao sau). Người ta gọi tên cho loại thị trường này là Commodities Futures Market hoặc Futures Market. Dần dần, trong các tài liệu chỉ. ngữ Futures để chỉ loại thị trường hoặc loại hợp đồng này. Điểm lưu ý là Futures luôn có “s” ở cuối từ. Trong một số tài liệu ở trong nước có lẽ do sai sót in ấn hay nhầm lẫn đã sử dụng là Future, . chẳng qua là do dịch từ Future, nhưng như đã nói, thuật ngữ quốc tế sử dụng là Futures. Các nước nói tiếng Pháp thì sử dụng thuật ngữ “le contrat à terme” để chỉ “futures contract ; “le contrat

Ngày đăng: 31/07/2015, 00:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w