Đề kiểm tra (HK I -CB)

3 1.7K 20
Đề kiểm tra (HK I -CB)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Lịch sử 11 cơ bản ĐỀ 1: Câu 1: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911? Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của cuộc duy tân Minh Trị ? Câu 3: Những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX –XX ? ------------------------- KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Lịch sử 11 cơ bản Đề 2 : Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi Pay ? Câu 2: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ? Câu 3: Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khuynh hướng chính trị ở Philippin ? ----------------------------- ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 11 CB ĐÊ 1: Câu 1: ( 3,5 đ ) a. Diễn biến : - Ngày 10/10/1911 Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc ( 1đ) - 29/12/1911 Quốc dân đại hội ( gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh , bầu Tôn Trung Sơn, làm Đại Tổng Thống, đứng đầu chính phủ lâm thời.(1đ) b. Kết quả: - Nhưng Viên Thế Khải – một đại thần của triều đình Mãn Thanh – lên làm Tổng thống. Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức ( 2/1913). Trên thực tế, cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền (0,5 đ) c. Ýnghĩa: - Lật đổ triều đình Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ( 0,5đ) - Ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một số nước ở Châu Á (0,5đ) Câu 2: (3,5 đ) Nội dung cuộc cải cách duy tân Minh Trị - Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ. Đó là cuộc duy tân Minh Trị, được tiến hành trên các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục ( 0,75đ) - Về chính trị: Nhật Hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền tự do buôn bán, đi lại…(0,75đ) - Về kinh tế: Chính phủ thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc…(075đ) - Về quân sự : quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài…(0,75đ) - Về văn hoá –giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỉ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây…(0,5đ) Câu 3: ( 3 đ ) Nêu những nét chính tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX –XX - Hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và Mĩ ( 0,75đ) - Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á phát triển mạnh với nhiều hình thức khác nhau: cải cách, vũ trang, song chủ yếu là đấu tranh vũ trang ( 0,75đ) - Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á đã gây cho thực dân xâm lược nhiều tổn thất xong đều bị thất bại. ( 0,75đ) - Lãnh đạo chủ yếu địa chủ phong kiến, tư sản, giai cấp công nhân chưa nắm quyền lãnh đạo. (0,75đ) Đề 2: Câu 1: ( 3,5 đ) Nguyên nhân, diễn biến, và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi Pay. a. Nguyên nhân: - Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng sâu sắc làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh. Binh lính người Ấn Độ bị sĩ quan người Anh đối xử tàn tệ. Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng của họ luôn bị xúc phạm nghiêm trọng ( 0,5đ) - Họ rất bất mãn khi dùng đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn những loại đạn này, người lính phải dùng răng để xé loại giấy bôi mỡ đó, trong khi những người lính Xipay theo đạo Hinđu ( kiêng ăn thịt bò) và theo đạo Hồi ( kiêng ăn thịt lợn). ( 0,5đ) b.Diễn biến: -Cuộc khởi nghĩa của quân Xipay và nhân dân ở Mirút, bùng nổ ngày 10/5/1857 (0,5đ) - Rạng sáng ngày 10/5/1857, ở Mirút ( gần Đêli ), khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xipay trái lệnh, thì ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng phụ cận cũng gia nhập nghĩa quân. Thừa thắng, nghĩa quân tiến về Đêli. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ. ( 0,75đ) - Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giãi phóng một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn lực đàn áp rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào họng súng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. (0,75đ) c. Ý nghĩa: Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. (0,5đ) Câu 2: (3 đ) Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. - Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ với phạm vi rộng khắp trong cả nước. (1đ) - Hình thức đấu tranh phong phú: khởi nghĩa vũ trang, cải cách, thu hút được đông đảo mọi tầng lớp tham gia. (1đ) - Giai cấp tư sản Trung Quốc lớn mạnh thành lập được tổ chức chính trị Đồng minh hội và đưa cuộc đấu tranh của Trung Quốc lên đỉnh cao với thắng lợi của cách mạng Tân Hợi 1911. (1đ) Câu 3: (3,5đ) Điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng chính trị ở Philippin. - Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, ở Philippin xuất hiện hai xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc.(0,5đ) - Thứ nhất là xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan: Năm 1982, Hô-xê Ri-dan thành lập Liên minh Philippin. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Philippin như: được tham gia chính quyền, tự do kinh doanh và phát triển văn hoá dân tộc. (0,75đ) - Hoạt động của liên minh đã thức tỉnh tinh thần dân tộc của các tầng lớp nhân dân, có ý nghĩa như một sự chuẩn bị tư tưởng cho cao trào Cách mạng sau này. (0,75đ) - Thứ hai là xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Không tán thành đường lối cải cách ôn hoà. (0,5đ) - Tháng 7/1982, Bô-ni-pha-xi-ô tách khỏi liên minh Philippin thành lập Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân – viết tắt là KATIPUNAN.(0,5đ) - Bô-ni-pha-xi-ô chủ trương đấu tranh bạo lực để lật đổ ách thống trị thực dân, xây dựng một quốc gia độc lập, bình đẳng, bênh vực người nghèo.Lời kêu gọi của ông: “Hạnh phúc và vinh quang là chết cho sự nghiệp cứu nước” trở thành lời tuyên thệ của KATIPUNAN.(0,5đ) . của Bô-ni-pha-xi-ô. Không tán thành đường l i c i cách ôn hoà. (0,5đ) - Tháng 7/1982, Bô-ni-pha-xi-ô tách kh i liên minh Philippin thành lập Liên hiệp những. hướng c i cách của Hô-xê Ri-dan: Năm 1982, Hô-xê Ri-dan thành lập Liên minh Philippin. Liên minh chủ trương tuyên truyền, kh i dậy ý thức dân tộc, đấu tranh

Ngày đăng: 29/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan