Đề kiểm tra HK I - sinh 12 CB

4 810 2
Đề kiểm tra HK I - sinh 12 CB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần hướng dẫn Phương án đúng là phương án A ! Một công thức toán không được quá dài ! Câu 1 Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu cuả tạo giống biến đổi gen? A). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm. B). Tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa. C). Tạo chuột nhắt chứa gen hoócmôn sinh trưởng của chuột cống. D). Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông, tạo được giống bông kháng sâu bệnh. Câu 2 Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để A). nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. B). tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng. C). đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. D). tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. Câu 3 Ở người, bệnh di truyền phân tử là do A). đột biến gen. B). đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C). đột biến số lượng nhiễm sắc thể. D). biến dị tổ hợp. Câu 4 Hội chứng Đao là: A). Ở người, trong tế bào sinh dưỡng có ba NST thứ 21 . B). Ở người, trong tế bào sinh dưỡng có ba NST thứ 22. C). Ở người, trong tế bào sinh dục có ba NST thứ 21. D). Ở người, trong tế bào sinh dưỡng NST thứ 21bị mất đoạn. Câu 5 Giả sử trong điều kiện của định luật Hacđi – Vanbec, quần thể ban đầu có tỉ lệ các kiểu gen là 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa, sau một thế hệ ngẫu phối thì quần thể A). đạt trạng thái cân bằng di truyền. B). phân li thành hai dòng thuần. C). giữ nguyên tỉ lệ các kiểu gen. D). tăng thêm tính đa hình về kiểu hình. Câu 6 Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec và tần số các kiểu hình lặn, ta có thể tính được A). tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể. B). tần số của alen lặn, alen trội nhưng không tính được tần số của các loại kiểu gen trong quần thể. C). tần số của alen trội, nhưng không tính được tần số alen lặn cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể. D). tần số của alen lặn, nhưng không tính được tần số của alen trội cũng như các loại kiểu gen trong quần thể. Câu 7 Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F 1 . Cho F 1 lai phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hoán vị gen? A). 4 : 4 : 1 : 1 B). 13 : 3 C). 9 : 3 : 3 : 1 D). 9 : 6 : 1 Câu 8 Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng lẻ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là A). 27/256. B). 3/256. C). 81/256. D). 1/16. Câu 9 Trong kỹ thuật lai tế bào, các tế bào trần là A). Các tế bào đã xử lý làm tan thành tế bào. B). Các tế bào xôma tự do được tách ra từ mô dinh dưỡng. C). Các tế bào đã được xử lý làm tan mang sinh chất. D). Các tế bào đã hòa nhập để trở thành tế bào lai. Câu 10 Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp A). Cấy truyền phôi B). Nuôi cấy hợp tử. C). Kỹ thuật chuyển phôi. D). Nhân giống đột biến. Câu 11 Chất cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên thường dùng để gây đột biến A). Thể đa bội. B). Thể tam bội. C). Số lượng nhiễm sắc thể. D). Cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 12 Enzim giới hạn ( Restrictaza ) dùng trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng gì ? A). Mở vòng plasmit và các phân tử ADN tại những điểm xác định. B). Chuyển ADN tại tổ hợp vào tế bào nhận. C). Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định. D). Nối đoạn gen cho vào plasmit. Câu 13 Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối gần hay tự thụ phấn với mục đích gì? A). Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. B). Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ. C). Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. D). Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống. Câu 14 Trong quần thể ưu thế lai chỉ cao nhất ở F 1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì A). Tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng. B). tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợptăng. C). Tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh. D). Tần số đột biến tăng. Câu 15 Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a 1 , a 2 , a 3 , thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra A). 6 tổ hợp kiểu gen. B). 8 tổ hợp kiểu gen. C). 4 tổ hợp kiểu gen. D). 10 tổ hợp kiểu gen. Câu 16 Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1, tần số các alen A và a là A). A = 0,2 , a = 0,8 B). A = 0,64 , a = 0,36 C). A = 0,4 , a = 0,6 D). A = 0,75 , a = 0,25 Câu 17 Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn ? A). Bố: aa x Mẹ: aa  Con: 100% aa. B). Bố: AA x Mẹ: AA  Con: 100% AA. C). Bố: AA x Mẹ: aa  Con: 100% Aa. D). Bố: aa x Mẹ: AA  Con: 100% Aa. Câu 18 Khi cho thế hệ F 1 tự thụ phấn Menđen đã thu được thế hệ F 2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào? A). 3/4 giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F 1 : 1/4 giống bên còn lại đời P B). 1/4 giống bố đời P: 2/4 giống F 1 : 1/4 giống mẹ đời P. C). 3/4 giống bố đời P : 1/4 giống mẹ đời P. D). 3/4 giống mẹ đời P: 1/4 giống bố đời P. Câu 19 Khi đem lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F 2 , Menđen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là A). 9 : 3 : 3 : 1. B). 3 : 3 : 3 : 3. C). 1 : 1 :1 : 1. D). 3 : 3 : 1 : 1. Câu 20 Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập nghiệm đúng là A). Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác nhau. B). P thuần chủng. C). Một gen quy định một tính trạng tương ứng. D). Trội – lặn hoàn toàn. Câu 21 Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng A). Phân hóa thành các dòng thuần có kiển gen khác nhau. B). Ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen. C). Tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp. D). Ngày càng ổn định về tần số các alen. Câu 22 Một quần thể thựcvật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là A). 50 % ; 25 %. B). 0,5 % ; 0,5 %. C). 75 % ; 25 %. D). 0,75 % ; 0,25 %. Câu 23 Phát biểu nào sau đây là đúng: A). Tần số alen là tỉ lệ các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử quần thể đó tạo ra. B). Tần số kiểu gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. C). Trong quần thể tự phối, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần và tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần D). Trong những quần thể đang ở trạng thái cân bằng thành phần các kiểu gen luôn luôn thay đổi qua các thế hệ. Câu 24 Phép lai phân tích là gì? A). Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với một cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen. B). Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với một cơ thể mang tính trạng trội. C). Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng lặn với một cơ thể mang tính trạng lặn. D). Là phép lai cận huyết. Câu 25 Đem lai 2 cây đậu Hà Lan đời F 1 dị hợp về một cặp tính trạng, Menden thu được ở đời F 2 tỉ lệ kiểu hình A). 3 : 1. B). 3 : 3 : 1 : 1. C). 9 : 3 : 3 : 1. D). 1 : 1. Câu 26 Số kiểu giao tử của kiểu gen AaBbCCDd cho được là: A). 8. B). 16. C). 10. D). 4. Câu 27 Kiểu gen AaBb cho được các kiểu giao tử sau: A). AB ; Ab ; aB ; ab. B). AB ; Ab ; Aa ; ab. C). AA ; Ab ; aB ; ab. D). AB ; Ab ; aa ; ab. Câu 28 Kiểu gen AB/ ab, nếu xảy ra hoán vị gen với f = 20 % thì tỉ lệ các loại giao tử là: A). AB = 40 % ; ab = 40 % ; Ab = 10 % ; aB = 10 %. B). Ab = 40 % ; Ab = 40 % ; AB = 10 % ; ab = 10 %. C). AB = 25 % ; ab = 25 % ; Ab = 25 % ; aB = 25 %. D). AB = 40 % ; ab = 40 % ; Ab = 10 % ; aB = 10 %. Câu 29 Cừu Đôli được sinh ra bằng phương pháp A). Nhân bản vô tính ở động vật. B). Cấy truyền phôi. C). Kỹ thuật chuyển gen. D). Lai tế bào trần. Câu 30 Giao phối cận huyết là A). ở động vật, giao phối giữa các thể có quan hệ huyết thống với nhau. B). Phấn của hoa đực rơi trên nhụy của hoa cái trên cùng một một cây. C). Lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. D). Lai giữa hai cơ thể bố mẹ khác loài nhau. . còn l i đ i P B). 1/4 giống bố đ i P: 2/4 giống F 1 : 1/4 giống mẹ đ i P. C). 3/4 giống bố đ i P : 1/4 giống mẹ đ i P. D). 3/4 giống mẹ đ i P: 1/4 giống. tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen. B). Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng tr i v i một cơ thể mang tính trạng tr i. C). Là phép lai giữa cơ thể mang

Ngày đăng: 07/06/2013, 01:26

Hình ảnh liên quan

Câu 6 Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec và tần số các kiểu hình lặn, ta có thể tính được - Đề kiểm tra HK I - sinh 12 CB

u.

6 Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec và tần số các kiểu hình lặn, ta có thể tính được Xem tại trang 1 của tài liệu.
Câu 11 Chất cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên thường dùng để gây đột biến A).Thể đa bội. - Đề kiểm tra HK I - sinh 12 CB

u.

11 Chất cônsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên thường dùng để gây đột biến A).Thể đa bội Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan