1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phương pháp số đếm giải hóa

24 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Tìm % về khối lượng của Z trong hỗn hợp X B4: Một số bài toán vận dụng số đếm Trước tiên, chúng ta cần nắm lại các bước giải một bài toán bằng số đếm: Bước 1: Một bài toán có thể được g

Trang 1

1

TÀI LIỆU BUỔI HỌC OFFLINE SỐ 1

A PHƯƠNG PHÁP

1 PHƯƠNG PHÁP SỐ ĐẾM

Ví dụ 1: [Câu 49 - Đề năm 2015 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo]

Hỗn hợp X gồm 2 ancol CH3OH, C2H5OH có cùng số mol và 2 axit C2H5COOH và HOOC − [CH2]4− COOH Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam X cần dùng vừa đủ 0,09 mol oxi thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi Dẫn Y qua nước vôi trong

dư thấy khối lượng dung dịch giảm m gam Giá trị gần m nhất là?

Bài làm

Ta quyết định bỏ đi HOOC − [CH2]4− COOH

Khi đó X còn lại 3 chất với số mol lần lượt là a, b, c mol

⇒ mdd thay đổi= mCO2+ mH2O− mCaCO3= 0,075.44 + 0,08.18 − 0,075.100 = −2,76

⇒ Dung dịch nước vôi trong sẽ giảm 2,76 gam ⇒ Đáp án A

Bài 1: Cho 32,42 gam hỗn hợp X gồm các axit và anđehit sau: C4H6O2, C2H4O2, C6H8O2, CH2O, C3H4O, C5H6O Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X ta thu được 1,67 mol CO2 Biết hỗn hợp X có số mol liên kết π là 0,9 mol Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với khí hidro dư, ở nhiệt độ cao, lấy hỗn hợp sản phẩm cho tác dụng với Na dư, thấy có

x mol khí hidro thoát ra Tìm x biết hỗn hợp X chứa 3 axit và 3 anđehit (tất cả đều mạch hở)

Trang 2

2

Bài 3: Cho hh X gồm ax oxalic, ax ađipic, glucozo, fructozo, mantozo, saccarozo trong đó số mol của ax ađipic = 3 số

mol ax oxalic Đốt cháy m gam hỗn hợp X tạo hh khí Y có 16,56 gam nước Hấp thụ Y vào dung dịch chứa Ba(OH)2

dư thu được (m+168,44) gam kết tủa Tìm m

Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm CH ≡ C − CH2OH, C2H4, CH2= C = CH − COOH, CH ≡ C − CH2− CH2OH Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng 4,15 mol O2, thu được 3,5 mol CO2 Nếu cho X tác dụng với Na dư ta thấy có 0,4 mol H2 thoát

ra

a Cho X tác dụng với 0,4 mol KOH thu được dung dịch, cô cạn dung dịch thu m gam chất rắn Tìm m

b Tìm khối lượng của hỗn hợp X

Bài 5: Hỗn hợp X hồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y và Z có cùng số C) Chia X thành 2 phần bằng nhau

Phần I tác dụng với Na dư, thu 0,2 mol hidro Đốt cháy phần II, thu 0,6 mol CO2 Tìm % về khối lượng của Z trong hỗn hợp X

B4: Một số bài toán vận dụng số đếm

Trước tiên, chúng ta cần nắm lại các bước giải một bài toán bằng số đếm:

Bước 1: Một bài toán có thể được giải bằng số đếm nếu đề bài cho một hỗn hợp X, hỗn hợp X chứa nhiều chất, tất cả

các chất này đều biết hết CTPT

Vì vậy, một bài toán có dạng: Cho hỗn hợp X gồm C2H6O và các hidrocacbon no, mạch hở,… sẽ không giải được bằng

số đếm vì hỗn hợp X chứa các chất chưa biết CTPT

Ví dụ: Hỗn hợp X gồm hidro, propen, axit acrylic, ancol anlylic Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít

khí CO2 (đktc) Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25 Cho 0,1 mol Y tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch brom 0,1 M Tìm V

Bước 1: Bài toán cho hỗn hợp X chứa 4 chất đều biết CTPT ⇒ Có thể giải bằng số đếm

Bước 2: Đếm số chất có trong hỗn hợp X, có m chất ứng với m ẩn là số mol của m chất đó

Bước 2: Hỗn hợp X có 4 chất ứng với 4 ẩn là a, b, c, d ⇒ m=4

Bước 3: Đếm số dữ kiện, có n dữ kiện

Muốn đếm n dữ kiện, chúng ta cần trải qua 2 bước nhỏ:

Bước 3a: Đếm số thông tin: là các con số, các mối quan hệ xuất hiện trong đề bài

Bước 3b: Thông tin sẽ trở thành dữ kiện nếu thông tin đó có thể chuyển hoá thành một phương trình có m ẩn số ban

Suy ra không thể suy ra 1 phương trình có 4 ẩn a, b, c, d ⇒ Không là dữ kiện

Xét (4): nY= 0,1 ⇒ Không thể suy ra 1 phương trình có 4 ẩn a, b, c, d ⇒ Không là dữ kiện

⇒ Ta chỉ có 2 dữ kiện ⇒ n=2

Bước 4: Bỏ đi (m-n) chất bất kì sao cho số dữ kiện không thay đổi (giữ nguyên n dữ kiện)

Trang 3

3

Sau đó còn lại n ẩn và n phương trình Sử dụng n phương trình giải ra n ẩn Có 2 TRƯỜNG HỢP xảy ra:

TH1: Có nghiệm (nghiệm chẵn, nghiệm lẻ, nghiệm âm): tính bình thường

TH2: Vô nghiệm: Bỏ đi (m-n) chất khác

Bước 4: Bỏ đi (4-2)=2 chất bất kì ⇒ Ví dụ ta bỏ đi H2 và C3H6⇒ X còn lại C3H4O2 và C3H6O ứng với số mol là a và

b mol Ta có: {nnX= a + b = 0,75

CO2= 3a + 3b = 1,35 ⇒ Vô nghiệm ⇒ Thuộc TH2 ⇒ Ta bỏ đi (m-n)=2 chất khác

Ta bỏ đi 2 chất cuối cùng ⇒ X còn lại H2 và C3H6 với số mol lần lượt là a và b mol

Ta có: MY

MX= 1,25 ⇒

nX

nY= 1,25 ⇒ nY= 0,6 ⇒ nH2 (Pư)= nX− nY= 0,75 − 0,6 = 0,15 mol

⇒ nπ(Y)= nπ(X)− nH2(pư)= nC3H6− nH2(pư)= 0,45 − 0,15 = 0,3 mol

⇒ 0,6 mol Y + 0,3 mol Br2⇒ 0,1 mol Y +0,3

6 = 0,05 mol Br2

Bài 6: Cho 44,8 gam hỗn hợp X gồm CaO, Ca, Fe, MgO tác dụng với dd HCl dư thấy có 2 mol HCl phản ứng Nếu cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,7 mol Cu(NO3)2tham gia phản ứng Tìm % khối lượng của MgO trong hỗn hợp X

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí X gồm đimetyl amin và 3 hidrocacbon, thu được 5,5 mol hỗn hợp

khí và hơi nước Nếu cho Y đi qua dd axit sunfuric đặc dư thì còn lại 2,5 mol khí thoát ra ngoài Cho X qua dd Br2 dư, thấy có x mol Br2 phản ứng Tìm x

Bài 8: Cho 38,7 gam hỗn hợp X gồm: Mg, Cu, Zn, Ca với số mol của Mg bằng Ca Nếu cho X tác dụng với nước đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa 2 chất tan và chất rắn Y Cho Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,6 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) Tìm khối lượng Zn trong hỗn hợp X

Câu 9: Cho 66,9 gam X gồm axit fomic, axit Glutamic, Glyxin, axetilen tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch

KOH thấy có 0,8 mol KOH phản ứng Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X trên ta thu được 2,15 mol nước, x mol cacbonic

và cần dùng vừa đủ V lít khí oxi Mặt khác, nếu cho X tác dụng với dung dịch HCl dư ở nhiệt độ thường thì thấy có y mol HCl phản ứng Tìm V và y

Câu 10 Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X có khối lượng 28,7 gam gồm Cu, Zn, Sn, Pb trong oxi dư thu được

34,3 gam chắt rắn Phần trăm khối lượng Sn trong hỗn hợp X là

Câu 11 Khi craking butan thu T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6 Đốt T thu được 0,4 mol CO2 và T làm mất màu dd chứa 0,12 mol br2 Biết nC2H4= nC2H6 Tìm %n của C4H6

Trang 4

4

2 PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH

* Tất cả các hợp chất hữu cơ chứa C, H, O đều có CT chung là: 𝐂𝐧𝐇𝟐𝐧+𝟐−𝟐𝐚𝐎𝐦

Trong đó: a= số liên kết π+ số vòng trong phân tử = π+v

Vì a = 2n+2-(2n+2-2a)

2.số nguyên tử C+2 - số nguyên tử H

2 Nếu xét hợp chất hữu cơ có CTPT là CxHyOz, thì hợp chất trên sẽ có: a = π + v =2.x+2−y

⇒ C2H6O2 là hợp chất no (không có lk đôi) và mạch hở (do không có vòng)

- Tổng quát: Nếu hợp chất hữu cơ có CTPT là CxHyOzXtNp với X là nguyên tử halogen (Cl, Br, F, I) thì:

a = π + v =2x + 2 − (y + t − p)

Thực ra công thức (1b) cũng giống hệt công thức (1a)

Bắt đầu đi từ CxHyOzXtNp, ta thay t nguyên tử X bằng t nguyên tử H thì ta được chất mới là CxHy+tOzNp Tiếp theo,

ta bỏ đi p nguyên tử N, và cũng đồng thời bỏ đi p nguyên tử H (vì N và H tách đi cùng nhau) ⇒ ta được hợp chất

CxHy+t−pOz Hợp chất này có a bằng với hợp chất CxHyOzXtNp

Ta dùng công thức (1a) để tính số a của CxHy+t−pOz thì số a đó cũng là số a của CxHyOzXtNp

a =2x + 2 − (y + t − p)

2

Chú ý: Công thức trên chỉ đúng với các hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng chỉ có liên kết cộng hóa trị,

nếu phân tử của chúng có chứa liên kết ion thì công thức trên sẽ sai Ví dụ: HCOONa, HCOO−NH4+, HOOC −

CH2− NH3+Cl−, …(bạn có thể tự tính)

𝐕í 𝐝ụ: Ta xét HOOC − CH2− NH3Cl, chất này chỉ có duy nhất 1 liên kết đôi ở chức COOH ⇒ π = 1 và v = 0 ⇒ a =

π + v = 1 Tuy nhiên, chất trên có CTPT là C2H6O2ClN

Nếu ta dùng công thức (1b) để tìm a, ta sẽ có: a=π+v=2.2+2-(6+1-1)

2 =0≠1 (đáp số đúng là 1)

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 59,8 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở có cùng số nguyên tử C trong phân

tử, thu được 3 mol CO2 và 3,9 mol H2O Xác định 2 ancol có trong X

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam hỗn hợp 2 ancol có cùng số nhóm chức -OH, thu được 1,2 mol CO2 và 2,2 mol

H2O Tìm 2 ancol trên biết 2 ancol hơn kém nhau 2 nguyên tử C

PHỤ LỤC: CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ CÁCH NHẬN DIỆN PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH

PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH

A Dấu hiệu nhận biết

Như đã phân tích trong bài PHƯƠNG PHÁP SỐ ĐẾM, nếu đề bài cho hỗn hợp X, hỗn hợp X chứa nhiều chất

Trang 5

5

⟦TH1: Biết CTPT của tất cả các chất trong X ⇒ Sử dụng số đếm TH2: Chưa biết CTPT tất cả hoặc một số chất trong X ⇒ Sử dụng trung bình

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa chất hữu cơ Y (mạch hở), buta-1,3-dien, buten, ancol butylic, axit

metacrylic thu được hỗn hợp sản phẩm Y Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch nước vôi trong, thấy khối lượng bình tăng lên 209,3 gam và có 400 gam kết tủa Hãy tìm số CTCT của Y

Bài làm

Bước 1: Nhận diện PP trung bình

Đề bài cho hỗn hợp X chứa 5 chất, có 1 chất chưa biết CTPT (chất Y) ⇒ Dùng pp trung bình

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 65 gam hỗn hợp X chứa 2 axit không no, mạch hở, đơn chức thấy cần 2,25 mol oxi, thu

được 137 gam hỗn hợp sản phẩm khí và hơi Hãy tìm % khối lượng 2 chất trong X

Bài làm

Bước 1: Nhận diện PP trung bình

Đề bài cho hỗn hợp X chứa 2 chất, cả 2 chất đều chưa biết CTPT ⇒ Dùng pp trung bình

B Các bước vận dụng phương pháp trung bình

Phần này sẽ đưa ra cách nhận diện cách đặt CTTB phù hợp cho từng bài, vận dụng nhuần nhuyễn TƯ DUY SỐ ĐẾM

đã được đề cập đến trong phần PHƯƠNG PHÁP SỐ ĐẾM: CÓ N PHƯƠNG TRÌNH THÌ CHỈ GIẢI ĐƯỢC N ẨN SỐ Xem lại 6 bài tập ở phần đầu của chương, ta thấy có 2 giai đoạn để giải bằng phương pháp trung bình:

+ Giai đoạn 1: Chuyển đề bài về CTTB có dạng: 𝐂𝐱𝐇𝐲𝐎𝐳

+ Giai đoạn 2: Sử dụng CTTB 𝐂𝐱𝐇𝐲𝐎𝐳 để biện luận

Trong giai đoạn 1 chia thành các bước sau:

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 59,8 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở có cùng số nguyên tử C trong

phân tử, thu được 3 mol CO2 và 3,9 mol H2O Xác định 2 ancol có trong X

Bước 1: Đếm số dữ kiện, giả sử có n dữ kiện

Ta quan sát kĩ đề bài, ta thấy rằng 2 ancol đều đơn chức, mạch hở ⇒ ta có thể đặt CTTB là CnHmO với số mol là p ⇒

Ta có 3 ẩn số là m, n, p ⇒ Số ẩn bằng số dữ kiện ⇒ Ta sẽ có thể giải ra cụ thể 3 ẩn số m, n, p và sẽ kết thúc giai đoạn

1, đó là viết được CTTB của X

(Ngoài ra: Nếu ta thử đặt X là {CCnHmO: x mol

nHpO: y mol thì ta sẽ có 5 ẩn số là n, m, x, p, y ⇒ nhiều hơn số dữ kiện (3 dữ kiện) ⇒ Không phải cách đặt tốt nhất)

Như vậy, sau khi phân tích ta thấy cách đặt tốt nhất là CnHmO với số mol là p

Trang 6

Ta đã kết thúc giai đoạn 1 với việc đưa ra CTTB là C3H7,8O

Giai đoạn 2: Sử dụng CTTB để biện luận

Đề bài mới: 2 ancol cùng số C có CTTB là C3H7,8O (mạch hở) Hãy xác định 2 ancol

Nguyên tắc: Sử dụng 𝐂 để biện luận trước, sau đó đến 𝐇, sau đó là 𝐎, sau đó là sử dụng 𝛑

Vì ta đã giải quyết xong vấn đề nên ta không cần sử dụng π nữa

* Bình luận: Nhiều bạn có thể đặt câu hỏi: Nếu em đặt là CnH2n+2−2aO có được hay không? Có khác gì với cách đặt

CnHmO hay không?

Trả lời: Ta dễ thấy cách 1 có 2 ẩn là n và a Trong khi đó cách 2 có 2 ẩn là n và m ⇒ Số ẩn bằng nhau ⇒ Về hình thức thì chúng khác nhau nhưng bản chất thì HAI CÁCH ĐẶT NÀY HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU VÌ CÓ CÙNG SỐ ẨN, các bạn có thể đặt theo cách 1 và giải thử, kết quả và cách biện luận sẽ giống hệt cách số 2 mà ta đã trình bày ở trên

* Tóm lại các giai đoạn sử dụng PP trung bình là:

+ Giai đoạn 1: Chuyển đề bài về CTTB có dạng: CxHyOz

Bước 1: Đếm số dữ kiện, giả sử có n dữ kiện

Bước 2: Đưa ra CTTB phù hợp nhất với n dữ kiện, tốt nhất là CTTB có số ẩn bằng số dữ kiện (vì khi đó ta sẽ tìm được

cụ thể n ẩn số)

Bước 3: Tính toán, xác định CTTB

+ Giai đoạn 2: Sử dụng CTTB CxHyOz để biện luận

Nguyên tắc: Sử dụng C để biện luận trước, sau đó đến H, sau đó là O, sau đó là sử dụng π

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam hỗn hợp 2 ancol có cùng số nhóm chức -OH, thu được 1,2 mol CO2 và 2,2 mol

H2O Tìm 2 ancol trên biết 2 ancol hơn kém nhau 2 nguyên tử C

Trang 7

* Giai đoạn 2: Biện luận dựa trên CTTB (𝐂𝟏,𝟐𝐇𝟒,𝟒𝐎𝟏)𝐤

Nguyên tắc: Sử dụng C để biện luận trước, sau đó đến H, sau đó là O, sau đó là sử dụng π

Đề mới: 2 ancol cùng số nhóm chức, số C hơn kém nhau 2 và CTTB (C1,2H4,4O1)k Tìm 2 ancol

* Bình luận: Như vậy ta có 2 giai đoạn cần thực hiện khi sử dụng PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH

Tiếp theo các em sẽ được luyện tập thành thục 2 giai đoạn này một cách riêng biệt để nâng cao kĩ năng và gia tăng tốc

độ làm bài

RÈN LUYỆN GIAI ĐOẠN 1: Xác định CTTB

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 66,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol mạch hở, đa chức, có cùng số nhóm chức và cùng số

nguyên tử H với nhau, thu được 2,4 mol CO2 Cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư Na, thấy thoát ra 1 mol H2 Xác định % số mol của 2 ancol biết 2 ancol hơn kém nhau 2 nguyên tử C

Bài làm Bước 1: Đếm số dữ kiện

Trang 8

8

Bài 2: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C,

tổng số mol của 2 chất là 0,5 mol (nY> nX) Nếu đốt cháy hoàn toàn M ⇒ thu được 1,5 mol CO2 và 1,4 mol nước Mặt khác, nếu đun nóng M với axit sunfuric đặc để thực hiện este hóa với hiệu suất 80% thì số gam este thu được là?

Bài làm Bước 1: Đếm số dữ kiện

Bài 3 Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ thuần chức, có số nhóm chức hơn kém nhau là 1 tác dụng với lượng

dư Na, thấy thoát ra 0,55 mol hidro Nếu đốt cháy lượng hỗn hợp X trên, ta thấy có 2,4 mol CO2 Xác định 2 axit trên

Đề bài mới: X chứa 2 axit có số chức hơn kém nhau là 1 có CTTB là C6HmO5,5 Tìm 2 axit

Bài 4: Đốt cháy 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol chỉ có nhóm chức ancol ( 2 ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử C) ta thu

được 1,7 mol CO2 Xác định % số mol của ancol có ít nguyên tử C hơn trong X

Bài làm Bước 1: Đếm số dữ kiện

Đề mới: Cho X chứa 2 ancol hơn kém nhau 1C có CTTB là C3,4HnOp Tìm % số mol của ancol có ít C hơn trong X

* Nguyên tắc chung khi biện luận: Sử dụng 𝐂, 𝐇, 𝐎 để biện luận Nếu chưa ra thì sử dụng nốt 𝛑 để biện luận

Trang 9

9

Chú ý: Nếu ta biết 𝐗𝟏, 𝐗𝟐 𝐯à 𝐗 thì ta sẽ dễ dàng tìm ra được tỉ lệ số mol giữa 2 chất

Ví dụ: Nếu ta biết O1 = 1, O2= 2 và O = 1,5 thì ta luôn tìm được 1

RÈN LUYỆN GIAI ĐOẠN 2: KỸ NĂNG BIỆN LUẬN

Bài 1: X chứa 2 ancol mạch hở, đa chức, cùng số H, cùng số O, số C chênh nhau 2 và có CTTB là (C2,4H6O2)k Tìm

% số mol của 2 ancol

Trang 10

10

Ta có: {5,6 =

8x + 2y0,5

x + y = 0,5 ⇒ {x = 0,3y = 0,2

Nếu H=100% thì x < y ⇒ neste = naxit= y = 0,2 mol

Vì H=80% ⇒ neste(thực tế) = 0,2.80% = 0,16 mol ⇒ meste= (Maxit+ Mancol− MH2O)neste= 17,92 gam

Bài 3: X chứa 2 axit có số chức hơn kém nhau là 1 có CTTB là C6HmO5,5 Tìm 2 axit

X1n1+ X2n2

?

n1+ n2 =?

Nếu n1+ n2 chưa biết, ta có thể giả sử n1+ n2= 1 và tính bình thường

Các bạn hãy xem thêm phần ỨNG DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY TRONG GIẢI HOÁ để bấm máy nhanh gọn các biểu thức trên, tiết kiệm thời gian làm bài

Như vậy, chúng ta thấy rằng PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH là một phương pháp có hướng giải hoàn toàn dễ dàng bất cứ bài nào có dạng cho một hỗn hợp chất (trong đó tất cả hoặc một số chất chưa biết CTPT) ta đều có thể vận dụng phương pháp trung bình Chia 2 giai đoạn, đầu tiên xác định số dữ kiện, tìm CTTB phù hợp và giai đoạn 2 là biện luận Chắc chắn sau khi đọc xong phần bài viết trên, các bạn sẽ có thể tự tin giải quyết các bài toán ở phía sau bài viết này Ghi nhớ việc sử dụng thành thạo máy tính để rút ngắn thời gian làm bài!

Ngoài ra, thông qua bài viết trên, ta đã thấy được cách mà phương pháp số đếm định hướng cho phương pháp trung bình Ta chưa cần giải quyết hết bài toán mà ta đã có thể dự đoán ra kết quả bài toán rồi

Ví dụ có 3 ẩn mà chỉ có 2 dữ kiện thì chắc chắn không thể giải được cụ thể 3 ẩn số Nếu có 3 ẩn mà có 3 dữ kiện thì chắc chắn sẽ tìm ra được 3 ẩn số… Hi vọng các bạn sẽ đọc kĩ bài viết này để hiểu được cách chúng ta vận dụng số đếm vào các dạng toán khác trong trong hoá học, rèn luyện tư duy tổng quát hoá và liên hệ hoá giữa các phần trong cuốn sách!

⇒ Bài 1****: Đốt cháy m gam M chứa propin, propen, vinyl axetilen và hidrocacbon X cần dùng 105,6 gam oxi, thu

được hỗn hợp sản phẩm Y Cho Y qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch nước vôi trong tăng lên một lượng đúng bằng (m-367,2) gam Mặt khác nếu cho X đi qua nước brom dư thì thấy có tối đa 1,6 mol brom phản ứng Tìm X

Trang 11

11

* Bình luận: Dễ thấy bài toán trên là khá khó so với các bài toán 1, 1*, 1**, 1*** nhưng thực tế nó chỉ phức tạp hơn

về tính toán một chút (biểu thức khá phức tạp) còn về bản chất và cách làm thì hoàn toàn giống hệt nhau, đều đưa về dạng CTTB CmHn với số mol là x Sử dụng 3 dữ kiện tính cụ thể m, n, x Sau đó biện luận

Ta sẽ giải thử mẫu bài toán trên như sau

Bước 4: Biện luận

+ C = 2,4 Vì 3 chất đầu đều có nhiều hơn 2,4C ⇒ CX< 2,4

+ Vì H = 3,6 mà 3 chất đầu đều có nhiều hơn 3,6H ⇒ HY< 3,6 ⇒ HY= 2 ⇒ CX= 2 ⇒ C2H2

(có thể bạn thấy phức tạp, nhưng chưa cần giải ta cũng đã biết là sẽ chắc chắn tìm được 3 ẩn số vì số đếm đã nói rằng bạn có 3 ẩn và 3 dữ kiện thì chắc chắn sẽ tìm ra cụ thể được 3 ẩn số đó)

* Bình luận: Hoặc thậm chí bạn còn có thể làm cho bài toán trở nên phức tạp hơn nữa, bằng cách vận dụng CHIA 2

PHẦN KHÔNG BẰNG NHAU

Câu 1 X, Y, Z là 3 axit cacboxylic đều đơn chức (trong đó X, Y kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng; Z không no chứa

một liên kết C=C và có đồng phân hình học) Trung hòa m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,416 mol NaOH, thu được 37,7 gam muối Mặt khác đốt cháy m gam E cần dùng 1,157 mol O2 Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp là

Câu 1* X, Y, Z là 3 axit cacboxylic đều đơn chức (trong đó X, Y kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng; Z không no chứa

một liên kết C=C và có đồng phân hình học) Trung hòa m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,416 mol NaOH, thu được 37,7 gam muối Mặt khác đốt cháy 37,7 gam muối cần dùng 1,157 mol O2 Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp là

Câu 1**: Cho 3 axit đơn chức là X, Y, Z (X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z không no chứa 1 liên kết đôi

trong mạch C và có đồng phân hình học) Cho m gam E chứa X, Y, Z tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 37,7 gam muối, đốt cháy muối cần 1,157 mol oxi Nếu đốt cháy hết 0,32 mol E thì thu được 50,44 gam hỗn hợp khí và hơi Hãy xác định % khối lượng của Y

Câu 2 X, Y (MX < MY) là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là axit no, hai chức Lấy 59,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng với NaHCO3 vừa đủ thu được 79,6 gam muối (X nhiều hơn Z 1C) Mặt khác đốt cháy 59,8 gam E, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 131,8 gam Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

A 21,04% B 12,62% C 16,83% D 25,24%

Câu 2* X, Y (MX < MY) là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là axit no, hai chức Lấy 59,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng với NaHCO3 vừa đủ thu được 79,6 gam muối (X nhiều hơn Z 1C) Cho

Trang 12

12

0,2 mol E tác dụng với NaOH vừa đủ, thu được muối, đốt muối cần dùng ít nhất 0,75 mol O2 Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

Câu 3 X, Y (MX < MY) là 2 hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic; Z là este được tạo bởi X, Y

và etilen glicol Đốt cháy 25,258 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 1,2975 mol O2 Mặt khác đun nóng 25,258 gam E cần dùng vừa đủ 0,3114 mol NaOH, thu được hỗn hợp có chứa a gam muối của axit X và b gam muối cùa axit

Y Tỉ lệ a : b gần nhất là

Câu 3* X, Y (MX < MY) là 2 hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic; Z là este được tạo bởi X, Y

và etilen glicol Thuỷ phân 25,258 gam E thu được hỗn hợp Z chứa axit và ancol, đốt cháy hoàn toàn Z cần 1,2975 mol oxi Mặt khác đun nóng 25,258 gam E cần dùng vừa đủ 0,3114 mol NaOH, thu được hỗn hợp có chứa a gam muối của

axit X và b gam muối cùa axit Y Tỉ lệ a : b gần nhất là

Câu 4 Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic X, 1 ancol no Y và 1 este Z (X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở, ancol tạo ra Z

có phân tử khối lớn hơn Y) Đun nóng 11,128 gam E với 312 ml dung dịch NaOH 1M Trung hòa lượng NaOH còn dư cần dùng 234 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được hỗn T gồm 2 muối có khối lượng 21,021 gam và hỗn hợp gồm 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp Mặt khác đốt cháy lượng E trên cần dùng 0,546 mol

O2 Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

Câu 5 X là este đơn chức, có mạch cacbon phân nhánh Hóa hơi 16,25 gam X thì thể tích đúng bằng thể tích của 4,55

gam N2 (đo cùng điều kiện) Y là este no, hai chức có số nguyên tử cacbon bằng với X Đun nóng 40,528 gam hỗn hợp

E chứa X, Y cần dùng 544 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong F là

A 83,05% B 65,05% C 53,39% D 71,14%

Câu 6 X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng

phân hình học) Đốt cháy 15,134 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 24,15 gam so với trước phản ứng Mặt khác đun nóng 15,134 gam E với

210 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là

Câu 6* X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng

phân hình học) Đốt cháy 15,134 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ thấy cần dùng 0,6755 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 24,15 gam so với trước phản ứng Mặt khác đun nóng 15,134 gam E với dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol

kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là

Câu 6** X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại

đồng phân hình học) Đốt cháy 0,147 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 16,905 gam so với trước phản ứng Mặt khác đun nóng 15,134 gam E với

210 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế ti

Ngày đăng: 07/01/2018, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w