Thịtrường bất động sản, cổ phiếu sụt giá mạnh từ sau sự đổ vỡ của nền kinh tếbong bóng đã làm cho các tài sản thế chấp cho các khoản vay trong các ngânhàng Nhật Bản mất tính thanh khoản,
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhật Bản là nước bị tàn phá nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Từ đống tro tàn đổ vỡ, nền kinh tế Nhật Bản đã mau chóng phục hồi và cóbước phát triển nhảy vọt Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10% thời
kì 1952 - 1973 Đi liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ nghèo đói giảmxuống và khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đã thuhẹp lại, tầng lớp trung lưu chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư (90%) Đặc biệt là
sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản vào cuối những năm
80 làm cho Nhật trở nên giàu sang vô tận Nhật Bản trở thành mô hình pháttriển kinh tế có giá trị tham khảo cho hàng loạt quốc gia ở khu vực Đông Á vàtrên thế giới
Thế nhưng, đến những năm 1990, Nhật Bản đánh mất dần lòng tintrong nước và thế giới khi nước này phải đối mặt với “thập niên mất mát”(Lost decade) Đây là thuật ngữ để chỉ thời kì trì trệ kinh tế kéo dài trong thậpniên 1990 của lịch sử Nhật Bản hiện đại Suốt thập niên 90, GDP bình quânđầu người chỉ tăng 0,5% Tỉ lệ GDP của Nhật so với toàn cầu giảm 50% (từ
17% năm 1991 còn 9% năm 2010) [18, 23/5/2000].Vị trí của các công ty Nhật
ngày càng suy giảm trên bản đồ kinh tế toàn cầu Câu chuyện về sự thần kìkinh tế của Nhật nay chỉ còn là huyền thoại
Trước thực trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện phápnhằm khắc phục tình trạng suy thoái, cải tổ cơ cấu kinh tế, đưa kinh tế pháttriển trở lại Bằng sự nỗ lực của cả đất nước và sự sáng suốt của Chính phủ,kinh tế Nhật dần phục hồi Mặc dù không còn được ca ngợi như là hình mẫuphát triển cần noi theo như trước nữa nhưng đây vẫn là một siêu cường trênthế giới
Trang 2Việc rất nhiều nước đã coi Nhật Bản là “tấm gương”, đi sâu nghiên cứunhững bước thăng trầm trong lịch sử phát triển kinh tế, những nét đặc trưngđộc đáo của mô hình kinh tế Nhật Bản có ý nghĩa thiết thực, nhằm tìm ra bàihọc kinh nghiệm quý báu để tránh được “vết xe đổ” của một trong những siêucường trên thế giới, đề ra những chính sách hợp lí đưa đất nước phát triển hơnnữa.
Từ thực tế trên, em đã chọn đề tài “Kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề “Kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát (thập niên 90 của thế kỉ XX)”, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu sau:
Tác giả Lưu Ngọc Trịnh trong cuốn “Suy thoái kéo dài cải cách nửa vời, tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản”(NXB Thế Giới, 2004) đã đi lí
giải những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy thoái nghiêm trọng vàkéo dài của nền kinh tế Nhật Bản; lí giải những mục tiêu, nội dung, chínhsách cũng như bước đi cải cách và cải tổ kinh tế của chính phủ Nhật Bảnnhằm đưa đất nước trở lại tình trạng bình thường Cuốn sách cũng nêu ranhững đổi mới tích cực trong hệ thống tài chính, hệ thống quản lý lao động…
“Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỷ XXI” là cuốn sách của
một chính khách nổi tiếng của Nhật Bản - nguyên thủ tướng Nacaxônê Vớimột tư duy sâu sắc, văn phong sinh động, nhà chính sách hàng đầu của đấtnước Mặt trời mọc đã đề cập đến những nội dung mang tính thực chất nhấttrong Chiến lược quốc gia của Nhật Bản vào thế kỷ XXI: chính sách đối nội,đối ngoại; Hiến pháp, cơ chế hình thành đường lối chính trị; phương hướng,giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật và văn hoá của nước
Trang 3Nhật Nội dung trong cuốn sách không chỉ bổ ích đối với giới chính trị - xãhội, khoa học và độc giả của Nhật Bản mà còn đáp ứng sự quan tâm củanhững người làm công tác đối ngoại, các nhà nghiên cứu và bạn đọcViệt Nam.
Cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản thế kỉ XX và thập niên đầu tiên thế kỉ XXI- một cách tiếp cận từ lịch sử” của PGS.TS Trần Thị Vinh, do NXB Đại
học Sư Phạm phát hành vào năm 2011, dày 416 trang tập trung vào nhữngvấn đề quan trọng nhất của lịch sử phát triển chủ nghĩa tư bản trong bối cảnhchung của lịch sử thế giới với cái nhìn khách quan từ nhiều phía Những lĩnhvực chủ yếu được đề cập đến bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa vàquan hệ quốc tế của các nước tư bản phát triển nhất là Mỹ, Nhật Bản và Liênminh châu Âu (EU) Các nước tư bản phát triển khác được đề cập đến khi cầnthiết trong các mối quan hệ với ba trung tâm nêu trên
Cuốn: “Triển vọng kinh tế Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ 21”của
GS.TS Dương Phú Hiệ p, NXB Khoa học xã hội đã dự báo triển vọng của nền kinh tế Nhật Bản sẽ ra sao bằng cách đặt nền kinh tế đó trong sự vận động và phát triển, cụ thể là phải xem xét nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua những giaiđoạn nào, hiện nay thực trạng của nó ra sao, trên cơ sở đó chỉ có thể dự báo triển vọng của nó trên những nét cơ bản
Ngoài ra, vấn đề khủng hoảng kinh tế Nhật Bản còn được đề cập trong cáccông trình nghiên cứu của tác giả như GS Nakamura Takafusa Dịch: PTS Lưu
Ngọc Trịnh với cuốn: “Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại
1926 - 1994” NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998 Tạp chí: “Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á” Tạp chí: “Những vấn đề kinh tế thế giới” số 1.2000 Tạp chí “ Kinh tế châu Á Thái Bình Dương” số 3(20) tháng 9/1998 Thời báo Kinh tế Sài Gòn - Các số năm 1998.
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu đượcnhững nét khái quát nhất, chưa đi sâu tìm hiểu vấn đề một cách cụ thể, toàn
Trang 4diện Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của những người đi trước là cơ sở và là
sự gợi ý quý giá để tác giả tiếp tục đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiểu biết, manglại cái nhìn khái quát hơn về cuộc khủng hoảng nặng nề ở Nhật Bản trên tất cảcác mặt kinh tế, chính trị, xã hội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận làm rõ nguyên nhân sâu sa, trực tiếp dẫn tới khủng hoảng ởNhật Bản những năm 90, những biểu hiện và biện pháp khắc phục cụ thể Từ
đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các nền kinh tế khác và pháchọa một vài nét về tương lai Nhật Bản
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những biểu hiện, nguyên nhân và biệnpháp khắc phục khủng hoảng trong thập niên 90 của thế kỉ XX ở Nhật Bản
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Tư liệu trong và ngoài nước
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng kết hợp cácphương pháp sau:
Vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm cơ sở tư tưởng và lí luận để nghiên cứu đề tài
Kết hợp giữa phương pháp lịch sử với phương pháp logic, trong đóphương pháp lịch sử là chủ yếu
Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh, liệt kê,phân tích, sử dụng hình ảnh trực quan để xác minh sự kiện, nội dung lịch sử
Trang 5Các phương pháp này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp ngườinghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách logic khoa học trong việc sử lý tài liệu,
so sánh, đối chiếu theo hệ thống thông tin đã thu thập được Dưạ trên cơ sở đó
để giải thích, đánh giá rút ra những kết luận đúng mang tính khách quan
5 Đóng góp của khóa luận
Nội dung khóa luận là những nét khái quát nhất về những nguyên nhân,biện pháp khắc phục của chính phủ trước tình trạng suy thoái nghiêm trọng vàkéo dài của nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1990 Khóa luận không chỉ
có thể được dùng làm tài liệu học tập giảng dạy mà còn là cơ sở cho việcnghiên cứu sâu hơn về quá trình cải cách, cải tổ cơ cấu kinh tế Nhật Bản Từnhững thực tiễn và kinh nghiệm của Nhật Bản, chúng ta rút ra được những bàihọc thiết thực cho công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay
6 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,khóa luận được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG THẬP NIÊN MẤT MÁT Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤCKHỦNG HOẢNG
Trang 6Chương 1 KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG THẬP NIÊN MẤT MÁT
1.1 SỰ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ BONG BÓNG
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật, chuyểnđổi cơ cấu, kinh tế Nhật Bản dần được phục hồi và phát triển nhanh chóng
Cho đến những năm 80 của thế kỉ XX, nhờ tốc độ phát triển kinh tế cao
và ổn định hơn những nước công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản tiếp tục tựkhẳng định được là một siêu cường thứ 2 thế giới về kinh tế (sau Mỹ)
Từ cuối năm 1986, Nhật Bản bước vào thời kì kinh tế bong bóng(bubble economy) kéo dài 4 năm 3 tháng (12/1986 đến 2/1991) Hiện tượng
bong bóng kinh tế (hay còn gọi là “bong bóng đầu cơ”, “bong bóng thị trường”, “bong bóng tài chính” hay “speculative mania”) là hiện tượng chỉ
tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng độtbiến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững
Mức giá thái quá của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụnghay sức mua của người tiêu dùng như các lý thuyết kinh tế thông thường.Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ
sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơhơn nữa Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột
ngột, được coi là sự sụp đổ của thị trường hay “bong bóng vỡ” Cả giai đoạn
bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng
“phản ứng thuận chiều”, khi đại đa số những người tham gia thị trường đều cóphản ứng đồng nhất với nhau Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao
Trang 7giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dựđoán được nếu chỉ căn cứ vào cung cầu trên thị trường.
Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán
người ta gọi là “bong bóng chứng khoán” Thực ra rất khó phân biệt một
bong bóng chứng khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường,
người ta chỉ có thể làm được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự “nổ bóng” thì đó mới đúng là bong bóng.
Đặc điểm của thời kì kinh tế bong bóng ở Nhật là sự gia tăng của đồngYên Nhật cùng với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, giá trị tài sản (bấtđộng sản và tài sản tài chính) cao, sức tiêu dùng mạnh trong khi tỉ lệ thấtnghiệp thấp
Về tổng sản phẩm quốc dân, sản xuất công nghiệp và nhiều chỉ tiêukinh tế lớn khác, Nhật Bản vẫn vượt trên các nước Tây Âu và chỉ thua Mĩ.Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật là 3.300 tỉ đô la, bằng 65% sovới 5.100 tỉ đô la của Mĩ (so với năm 1965 chỉ bằng 10% của Mĩ, năm 1979bằng 40%, năm 1988 bằng 59%)
Về tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người, năm 1987 lần đầu tiênNhật Bản vượt Mĩ, trở thành nước đứng thứ hai sau Thụy Sĩ và năm 1988 con
số này của Nhật Bản lên tới 27.000 đô la Như vậy là sau 20 năm (1968 1988), thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Nhật từ chỗ bằng 30% của
-Mĩ đã vượt lên bằng 120% của -Mĩ Năm 1993 thu nhập quốc dân bình quânđầu người của Nhật đạt 8.220 đô la so với Mĩ là 23.120 đôla
Ngay cả trong công nghiệp, vai trò và vị trí của Nhật cũng nổi lênkhông kém Vị trí dẫn đầu của Nhật trong các nghành công nghiệp đóng tàu,luyện thép, ôtô, tivi màu… từ cuối những năm 60 và đầu những năm 70 đãđược bổ sung thêm bằng nhiều ngành công nghiệp khác như chất bán dẫn,điện tử tiêu dùng, người máy… Đồng thời Nhật Bản còn tranh chấp vị trí
Trang 8hàng đầu thế giới ở các nghành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, như điện
tử công nghiệp, gốm cao cấp, kĩ thuật sinh học, nghiên cứu đại dương…
Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đồng thời còn trở thành “siêucường tài chính số 1” thế giới Nhật Bản đã thay thế Cộng hòa Liên bangĐức, trở thành nước có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần Mĩ
và 1,5 lần của Đức Tài sản thuần năm 1989 của Nhật ở nước ngoài đạt 367 tỉđôla, chiếm vị trí số 1 không đối thủ tính tới tháng 6 năm 1988, tài sản ởnước ngoài của Nhật chiếm 36% toàn thế giới, trong khi Mĩ chỉ có 14% Nhưvậy, Nhật Bản thực sự trở thành con nợ lớn nhất thế giới Trong khi đó ,từnăm 1982, lần đầu tiên sau 71 năm, Mĩ, siêu cường kinh tế số 1 thế giới đã rơivào tình thế con nợ lớn nhất thế giới và ngày càng phải dựa vào các công tyNhật Bản để tài trợ cho thiếu hụt tài chính của mình Các ngân hàng Nhật Bảncũng ngày càng lớn mạnh, chiếm hầu hết các vị trí hàng đầu trong danh mụcnhững ngân hàng lớn nhất thế giới Theo số liệu thống kê năm 1986, trong số
500 ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật Bản có 98 ngân hàng so với tổng sốvốn 3,95 nghìn tỉ đôla, Mĩ có 115 ngân hàng với số vốn dự trữ ít hơn nhiềulần (1,51 nghìn tỉ đôla) Trong số 20 ngân hàng bậc nhất thế giới thì có 14ngân hàng Nhật, chiếm các vị trí từ số 1, 2, 3, 4, 5… 9, 10… Ngân hàngĐaichi Kangyo lớn nhất của Nhật có số vốn là 414 tỉ đôla, trong khi đó ngânhàng Xiti Corpo lớn nhất của Mĩ có số vốn 233 tỉ đôla Thị trường tiền tệquốc tế mới được thành lập ở Tôkyô tháng 12 năm 1986 với tổng dự trữ là 55
tỉ đôla, tháng 2/1987 đã tăng lên 123 tỉ (so với Niu Oóc là 260 tỉ và LuânĐôn là 750 tỉ) Với tốc độ phát triển trên, người ta dự đoán tới năm 2000 thịtrường tiền tệ Tôkyo có khả năng áp đảo thị trường tiền tệ quốc tế ở Luân
Đôn và Niu Oóc Và cũng vì thế mà những năm cuối thế kỉ XX nhiều “Cuộc chiến tranh thương mại” luôn có nguy cơ xảy ra giữa Mĩ và Nhật.
Trang 9Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, vào những năm 80, Nhật đã hết sức
cố gắng để trở thành một cường quốc Trong 10 năm (1978 - 1988), nhà nướcchi cho nghiên cứu khoa học một số tiền lớn tăng 2,7 lần, chiếm khoảng 9 -10% ngân sách Năm 1984, ở Nhật đã có 17.800 viện nghiên cứu với 32 vạnnhân viên, đứng thứ 3 trên thế giới, sau Liên Xô và Mĩ
Năm 1987, Nhật Bản đứng đầu thế giới về danh sách những người cóbằng sáng chế nước ngoài (17.288 bằng), gấp đôi Đức (8.039 bằng), gấp 6lần Pháp (2.990 bằng) Ngoài ra, thập kỉ 80 cũng ghi nhận hàng loạt phátminh khoa học hàng đầu thế giới của Nhật Bản trong hàng loạt lĩnh vực côngnghệ: thiết bị vô tuyến viễn thông, điện tử quang học, người máy côngnghiệp, các hệ vi mạch liên kết…
Đồng Yên tăng giá trở lại, đạt tới mức 120 yên = 1đôla vào đầu năm
1988 Số liệu xuất khẩu tính bằng đồng đôla đã tăng liên tục Nhập khẩu tínhbằng đồng đôla có xu hướng giảm trong hầu hết những năm 1980 và bắt đầu
có xu hướng tăng lên vào những năm 1988 Đồng Yên tăng giá nhanh chóngkhiến cho người Nhật trở nên giàu có hơn, thu nhập quốc dân (GNP) tính theođôla Mĩ tăng đột biến Người dân Nhật đẩy mạnh việc đi du lịch, đi mua sắmcác tài sản ở nước ngoài
Chỉ số Nikkei đạt mức cao kỉ lục 39.000 yên Giá chứng khoán củaNhật Bản liên tục tăng vào cuối những năm 1980, với chỉ số Nikkei lên tớimức cao kỉ lục 39.000 yên vào cuối tháng 12 năm 1989 So với điểm xuấtphát năm 1985 là khoảng 12.000 yên, thì đây là một sự nhảy vọt ghê gớm củagiá chứng khoán
Sự gia tăng tài sản ở nước ngoài, kể từ cuối những năm 1960, các tàisản đã vượt quá số nợ, và Nhật Bản trở thành một quốc gia chủ nợ thuần túy.Vấn đề là tốc độ tăng nhanh chóng của tài sản vào cuối những năm 1980
Trang 10Nhật Bản đã tích lũy được một lượng lớn tài sản ở nước ngoài vào nửa đầunhững năm 1980, nhưng những tài sản này đã bắt đầu tăng mạnh vào năm
1986 và còn tiếp tục tăng lên nữa trong phần còn lại của thập kỉ này Đồngthời các công ty Nhật Bản cũng tích cực gây dựng quỹ ở nước ngoài, đến nỗicác khoản nợ cũng tăng lên
So sánh quốc tế về các tài sản và nợ ở nước ngoài (tỉ đôla).
Nguồn: IMF, Word Economic Outlook, September 2003, tr 21.
Các tài sản thuần ở nước ngoài - tức là sự chênh lệch giữa tài sản ởnước ngoài và nợ ở nước ngoài - đã tăng liên tục trong cùng thời kỳ, từ 10,9 tỉđôla năm 1980 lên 130 tỉ đôla năm 1985 và 328 tỉ đôla năm 1990 Gần đây,con số này đã tăng lên tới đỉnh cao 600 tỉ đôla và nhờ đó tài sản thuần cũngtăng đáng kể Trong thời gian từ năm 1986 đến năm 1991, cả tài sản lẫn nợcủa Nhật Bản đều tăng, khiến cho tài sản thuần tăng lên, nhưng Mỹ, từ chỗ có
Trang 11tài sản dư thừa so với nợ vào năm 1986, đã trở nên có tài sản thuần âm vàonăm 1991 Dư thừa của Nhật Bản gần như tương đương với phần thiếu hụttrong tài sản thuần của Mỹ vào năm 1991 Tài sản thuần của Anh cũng giảmxuống và dư thừa của Đức gần như ngang bằng với của Nhật Bản vào năm1991.
Nguyên nhân khiến bong bóng kinh tế hình thành có nhiều Nguyênnhân đầu tiên là việc đồng yên lên giá sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) gâykhó khăn cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản và đe dọa tăng trưởng kinh
tế của nước này Ngân hàng Nhật Bả n đã phải thực hiện chính sách tiền tệ nớilỏng (hạ lãi suất) để đối phó với điều đó, nên tính thanh khoản cao quá mứchình thành Kết quả là kinh tế tăng trưởng mạnh và đầu cơ tài sản bắt đầu làmtăng giá tài sản Mặt khác, các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tưcủa mình khi tỷ giá Yên/Dollar thay đổi và nhất là sau sự kiện Ngày thứ Hai đen
tối trên thị trường chứng khoán Mỹ Họ giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ
và tăng đầu tư vào các tài sản của Nhật Bản Giá tài sản trong đó có giá cổphiếu và trái phiếu công ty tăng kích thích xí nghiệp đầu tư Lạm phát tăngtốc kích thích tiêu dùng Bong bóng kinh tế nói chung và bong bóng giá tàisản chỉ được nhận ra sau khi chúng bắt đầu vỡ vào đầu thập niên 1990
Đồng Yên tăng giá đã kích thích các xí nghiệp của Nhật Bản đầu tưtrực
tiếp ra nước ngoài Nó cùng với việc người Nhật trở nên giàu hơn đã kíchthích họ mua các tài sản của nước ngoài (chẳng hạn như mua xưởng phim của
Mỹ, mua các tác phẩm hội họa nổi tiếng) và đi du lịch nước ngoài
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác của Nhật Bản sau một thờigian dài đầu tư vào các xí nghiệp trong vựckhu chế tạo thì đến thời kỳ nàybắt đầu đầu tư vào các tài sản tài chính Họ cũng tích cực cho vay đối với các
dự án phát triển bất động sản Họ còn sẵn sàng chấp nhận các tài sản tài chính
và bất động sản làm thế chấp khi cho các xí nghiệp và cá nhân vay Đây chính
Trang 12là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các tổ chức tín dụng của NhậtBản sau này mắc phải tình trạng nợ khó đòi khi bong bóng kinh tế và bongbóng giá tài sản vỡ.
Vào thời điểm đó, hầu hết các chuyên gia kinh tế chưa có nhiều trảinghiệm về hiện tượng kinh tế bong bóng Không ít người cho rằng nền kinh tếNhật sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao và Nhật Bản có khả năng vượt Mĩ,trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới
Trên thực tế bong bóng kinh tế là một hiện tượng gây tác động tiêu cựclên nền kinh tế Thêm vào đó khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại mộtkhối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tếkéo dài Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế củamột quốc gia mà còn ảnh hưởng lan ra ngoài biên giới Và Nhật bản cũngkhông thể tránh khỏi được thực tế đó, ngay sau nền kinh tế bong bóng 1986 -
1991, lịch sử Nhật Bản bước vào thời kì khủng hoảng kinh tế kéo dài về mọimặt trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX
1.2 NỀN KINH TẾ BONG BÓNG NỔ TUNG VÀ BIỂU HIỆN KHỦNG HOẢNG
Chỉ khi nền kinh tế bong bóng đạt sự mở rộng tối đa của nó thì tới năm
1990 nó mới nổ tung, kinh tế Nhật Bản bước vào tình trạng khủng hoảng vớinhững biểu hiện sau đây:
1.2.1 Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng
Bước sang những năm 90, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đã chấm dứtthời kì đối đầu quân sự, chạy đua vũ trang giữa các cường quốc và mở ra thời
kì mới với đặc trưng là quốc tế hóa, toàn cầu hóa và sự ganh đua về kinh tếgiữa tất cả các quốc gia Kinh tế Mỹ, sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng
1990 - 1991 đã liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 2,9% trong vòng 9năm qua, lạm phát và thất nghiệp đều được duy trì ở mức thấp, nhu cầu trong
Trang 13nước - động lực chính của sự tăng trưởng - tăng mạnh mẽ Trong khi đó, cácnước châu Âu đã hoàn thành quá trình nhất thể hóa về chính trị Tháng11/1993, Cộng đồng kinh tế Châu Âu đã chính thức chuyển thành Liên minhChâu Âu (EU), đồng thời với sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu - EURO
- đánh dấu sự trưởng thành về kinh tế cũng như sự thống nhất cao giữa cácnước Châu Âu
Còn Nhật Bản, nước từng tranh chấp với Mỹ và Tây Âu trong các cuộcchạy đua kinh tế trước đây, lại rơi vào tình trạng đình trệ, suy thoái kinh tếnghiêm trọng kéo dài tới 9 năm từ năm 1991, với tốc độ tăng trưởng kinh tếgiảm tuyệt đối trong hai năm liền, 1997 và 1998 Có thể nói, đây là một hiện
tượng không bình thường của một nước Nhật vốn được coi là “Vương quốc của những câu chuyện kinh tế thần kì” và một thời kì suy thoái tồi tệ nhất
trước đây, thì lần suy thoái này, về phương diện nào đó, còn tồi tệ hơn nhiều.Trong cuộc khủng hoảng trước (1973), sau khi tốc độ tăng trưởng thực tếgiảm từ 8,0% năm 1973 xuống -1,2% năm 1974, và nền kinh tế chỉ nằm trongtình trạng trì trệ khoảng một năm và nhanh chóng khôi phục trở lại mức tăngtrưởng 3,1% năm 1975, rồi 4,0% năm 1976 và liên tục duy trì mức tăngtrưởng trung bình 5,0% hàng năm trong suốt nhiều năm sau đó Còn lần nàytình hình có vẻ ngược hẳn lại, tốc độ tăng trưởng thực tế đã giảm từ 2,9% năm
1991 xuống còn 0,4% năm 1992 và 4 năm liền sau đó (1992 - 1995) mức tăngtrưởng âm trong hai năm liền Cho đến đầu năm 1999, lượng hàng tồn khovẫn giữ ở mức cao nhất trong 24 năm kể từ sau khủng hoảng kinh tế 1975,chứng tỏ nền kinh tế Nhật Bản đang bị thụt lùi toàn diện
Bảng tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản những năm 90
Trang 141990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Nguồn: Japan research Quarterly,Spring 1997 and Winter 1996/1997:
OECD, Main Economic Indicators,6/2000 MOF.
Đây là hậu quả của sự suy giảm toàn diện các thành phần cấu thành củaGDP, bao gồm chi tiêu tiêu dùng tư nhân, đầu tư xây dựng nhà cửa, chi tiêucủa chính phủ, xuất nhập khẩu và sự gia tăng hàng tồn kho
Nếu tính 7 năm, từ năm 1990 - 1997, tổng số mất mát của nền kinh tếNhật Bản đã lên tới 550 tỉ USD, tức là phần chênh lệch giữa 4200 tỉ USD vớitốc độ tăng trưởng thực tế 1% một năm hiện hành và 4750 tỉ USD với tốc độtăng 3 % một năm tính theo tiềm năng Nếu so con số này với quy mô (GNPhàng năm) của một nền kinh tế châu Á khác ta sẽ thấy rõ được sự mất mát củaNhật Bản to lớn tới mức nào: Hàn Quốc 443 tỉ USD, Đài Loan 284 tỉ USD,Indonexia 215 tỉ USD, Thái Lan 164 tỉ USD, Malaysia 98 tỉ USD và Philippin
83 tỉ USD Như vậy, phần mất mát của Nhật Bản lớn hơn GDP của tất cả cácnền kinh tế châu Á khác, trừ Trung Quốc, hay nói cách khác, phần GDP 550
tỉ USD của Nhật Bản bị mất từ năm 1990 - 1997 là gần bằng của Thái Lan,Malaysia, Indonexia và Philippin cộng lại Còn bây giờ nếu chúng ta tưởngtượng có một nền kinh tế mới nào đó có quy mô 550 tỉ USD xuất hiện ở châu
Á từ năm 1997, thì nền kinh tế đó sẽ là nền kinh tế đứng thứ 3 khu vực sauNhật Bản và Trung Quốc, và là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Chính sự mất mát kinh khủng đó đã khiến người ta gọi “thập kỉ 90 là thập kỉ mất mát (lost decade)” của nền kinh tế Nhật Bản.
Nếu năm 1990, GDP của Nhật Bản đạt 3860 tỉ USD, bằng 70% GDPcủa Mỹ (5520 tỉ USD), thì đến năm 1997 chỉ đạt có 4200 tỉ USD, giảm còn54% so với GDP của Mỹ (7740 tỉ USD), tức giảm cực mạnh tới 16 điểm phần
Trang 15trăm trong vòng 7 năm Nếu xu hướng này vẫn còn tiếp tục thì theo nhiềuđánh giá, trong vòng 7 năm nữa, GDP của Nhật Bản chỉ bằng 50% của Mỹ.
Chiếm tỉ trọng 14% trong GDP toàn thế giới, suy thoái của nền kinh tếNhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và khu vực, làm GDPthế giới giảm 0,4 % năm 1998 Đối với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là một bạnhàng thương mại lớn, việc nhu cầu trong nước của Nhật Bản suy giảm mạnh
là một nguy cơ dẫn đến sự gia tăng thâm hụt trong cán cân thương mại songphương, gây bất lợi cho sự phát triền kinh tế, đặc biệt là Mỹ Đối với khu vựcchâu Á, Nhật Bản là đầu tàu phát triển kinh tế, đồng thời đóng vai trò trụ cộttrong việc giữ gìn sự ổn định, an ninh chung của khu vực Suy thoái kinh tếcủa Nhật Bản đã làm giảm luồng đầu tư trực tiếp vào khu vực, thu hẹp xuấtkhẩu, do đó làm giảm động lực phục hồi và tăng trưởng của các nước trongkhu vực, trong đó có Việt Nam
1.2.2 Khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ
Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tình hình càng ảm đạm hơn Thịtrường bất động sản, cổ phiếu sụt giá mạnh từ sau sự đổ vỡ của nền kinh tếbong bóng đã làm cho các tài sản thế chấp cho các khoản vay trong các ngânhàng Nhật Bản mất tính thanh khoản, do đó hệ thống tài chính ngân hàng, cácquỹ tín dụng Nhật Bản phải đối mặt với những khoản nợ xấu khổng lồ Theothống kê tiêu chuẩn quốc tế, tổng số nợ khó đòi hiện nay của các ngân hàngNhật lên tới 590 tỉ USD, chiếm 12,3% tổng số tiền cho vay, trong đó 87 tỉUSD hầu như không có khả năng đòi lại được Các ngân hàng,các tổ chức tàichính Nhật Bản, trong đó có những ngân hàng lớn, luôn được coi là con cưngcủa chính sách điều chỉnh của chính phủ, cũng không tránh khỏi số phận bịphá sản hàng loạt, buộc phải sát nhập hoặc nhường bớt cổ phần cho các đốitác nước ngoài, như: Ngân hàng tín dụng dài hạn (LTCB), Ngân hàng tín
Trang 16dụng Nippon, Công ty chứng khoán Sanyo… Trên thị trường chứng khoán,chỉ số Nikkei sau khi tăng vọt lên mức 34.058 điểm năm 1989, đã giảm mạnh
và dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 điểm giai đoạn 1992 - 1997, vàđến tháng 8/1998, đã giảm bất ổn định trên thị trường chứng khoán và sự suygiảm lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường Nhật Bản Đồng Yên Nhậtsau thời kì lên giá một cách đáng lo ngại ở mức 102 JPY/USD vào cuối năm
1999 đầu năm 2000
Nếu như cách đây 10 năm, các nhà kinh tế học của Nhật Bản luônkhẳng định rằng, vào năm 2000, TSPQD (GNP) của Nhật Bản có thể sẽ vượt
Mỹ Các ông chủ của các tập đoàn kinh doanh Nhật Bản luôn đắc ý nói:
“Châu Mỹ là thị trường của chúng tôi, Châu Úc là cái mỏ của chúng tôi và Châu Âu là viện bảo tàng của chúng tôi”; các phó giám đốc của hãng ôtô Nissan luôn cười ranh mãnh và huyênh hoang khi hỏi các du khách Pháp:
“Các ông có nghĩ rằng liệu hãng Renault có thể tồn tại được quá 10 năm nữa không?” [20, 213 - 214], thì ngày nay, thực tế Nhật Bản vẫn đang đuổi kịp
Mỹ , nhưng đó là nước Mỹ của những năm 30, nước Mỹ của thời Đại Suy
Thoái Nếu những năm 80, là thời kì luôn tràn ngập thế giới của các mặt hàng mang nhãn hiệu “Made in Japan”, và các công ty Nhật Bản đã lần lượt “mua
hết nước Mỹ” khiến cho trong một cuộc điều tra tại Mỹ năm 1989 của tờNewsweek, 54% trong số người Mỹ được hỏi ý kiến đã cho rằng sức mạnhkinh tế của Nhật Bản được coi là một mối đe dọa lớn hơn so với vũ khí quân
sự của Nga, thì đến cuối những năm 90, các nhà tư bản Nhật, một thời huyênhhoang đã phải nhẫn nhục bán hết công ty khổng lồ này đến công ty khổng lồkhác của mình cho các nhà tư bản Âu - Mỹ Chẳng hạn, chính hãng sản xuấtôtô Renault của Pháp, không những không bị tiêu vong, mà còn mua tới 35%
số vốn của Nissan, đối thủ cạnh tranh của họ đang bên bờ vực phá sản; hãngFord đã nắm 35% số vốn của Mazda Geneal Motors chiếm 49% số vốn của
Trang 17Isuzu, và Goodyear cũng đã bỏ tiền ra mua hãng Sumitomo Rubber, hãngđứng thứ 3 về lốp xe ở Nhật Bản Trong lĩnh vực tài chính, hãng tài chínhkhổng lồ Travellers (Mỹ) đã được mời tới Nikko, một trong những hãng môigiới chứng khoán hàng đầu của Nhật Bản; và hãng Toshiba, hãng đồ điện vàđiện tử nổi tiếng cũng phải nhượng lại 1/3 hoạt động của mình cho các đối tácnước ngoài Ngay cả những tập đoàn lớn (Sumitomo, Mitsubishi, Misui…)suốt 40 năm sau chiến tranh, luôn đứng trong danh sách những công ty hàngđầu thế giới và luôn là kẻ bành chướng khủng khiếp ra thị trường thế giớicũng đang bị đe dọa tan rã.
để lại những khoản nợ khó đòi khổng lồ
Các tổ chức tài chính bị phá sản Nợ khó đòi(Tỷ Yên)
Trang 18Nguồn: Cục kế hoạch kinh tế Nhật Bản(EPA), 12/1997, tr 22.
Kinh tế suy thoái làm cho nhiều công ty làm ăn thua lỗ không thanhtoán được các khoản nợ đã vay ngân hàng, các khoản nợ đó chiếm 20% tổng
số tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng, nên ngân hàng không có tiền chocác khoản vay mới (xem phụ lục Bảng 1)
Các công ty bị phá sản tính đến năm 1995 có 15.000 công ty bị phá sản
Và đến năm 1998 tổng số các công ty bị phá sản là hơn 134 nghìn (xem phụlục Bảng 2)
Suy thoái kinh tế không buông tha cả ngành kinh tế mũi nhọn như:Điện tử, tin học, sản xuất ôtô Công ty sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất củaNhật Bản là Hitachi, Toshiba, Misubishi, Masushita, Fuitsu đều bị sa súttrong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng
Từ năm 1990 - 1994, sản xuất ôtô giảm 22%, những tập đoàn ôtôkhổng lồ như Nissan bắt đầu đóng cửa các nhà máy của mình
1.2.3 Sự suy giảm sức cạnh tranh thị trường
Trước đây các hãng kinh doanh của Mỹ, của phương Tây không đượcvào thị trường Nhật thì hiện giờ đã lần lượt tràn vào và các nhà tư bản NhậtBản đã phải nhẫn nhục bán hết công ty khổng lồ này đến công ty khổng
lồ khác
- Tập đoàn ôtô lớn thứ hai của Nhật Bản là Nissan đã bị Renanlt của Phápmua 37% cổ phiếu
- Ford nắm 35% vốn của Madza
- Gernal Motors chiếm 49% vốn của Isuzu
- Goodyear mua luôn hãng Sumimito Rubber
- Nhật Bản chiếm tới 8 trong 10 hãng có quy mô vốn lớn nhất thế giới thìnăm 1999 đã phải nhượng lại vị thế đó cho Mỹ
Trang 19Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản đang bị suy yếu so vớimột số nước Trước đây, Nhật Bản luôn ở vị trí dẫn đầu trong 47 nước có thựclực và có ảnh hưởng lớn tới kinh tế thế giới Nhật Bản từ chỗ đứng đầu thếgiới năm 1994 tụt xuống đứng sau Mỹ, Singapore, năm 1995 lùi xuống đứng
vị trí thứ 4, năm 1996 lùi xuống vị trí thứ 13, đến năm 1999 đã lùi xuống vị tríthứ 16
Những năm 1980, là thời kì tràn ngập thị trường thế giới những sảnphẩm của Nhật Bản thì ngày nay vị trí đó đã phải nhường chỗ cho sản phẩmcủa các nước khác
Vào những năm trước thập niên 90, Nhật Bản có tới 7 trong số 10 ngânhàng đứng đầu thế giới, nhưng từ cuối thập niên 90 theo kết quả điều tra sosánh xếp hạng giữa 20 ngân hàng hàng đầu thế giới và 20 ngân hàng hàng đầuNhật Bản thì các ngân hàng Nhật Bản có thứ hạng thấp nhất so với các ngânhàng nước ngoài, cụ thể các ngân hàng Nhật Bản đã tụt hậu khoảng 10 năm sovới các ngân hàng Mỹ
Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều chuyên gia kinh tế, nhàdoanh nghiệp và đại biểu các chính giới tỏ ra hoài nghi về khả năng cạnhtranh cao của nền kinh tế, đặc biệt là của nghành công nghiệp chế tạo Nhật,trên thị trường quốc tế Thực vậy, nếu trước đây ở thời kì bùng nổ phát triển,kinh tế Nhật Bản thường được Diễn đàn kinh tế thế giới ở Genever (Thụy Sĩ)xếp vào hạng nhất nhì về khả năng cạnh tranh, thì trong hai năm vừa qua Nhật
đã phải nhường vị trí này cho Singapore, Hồng Kông và Mỹ, để tụt xuốnghàng thứ 12 trong năm 1989 và thứ 14 trong năm 1999, sau cả Đài Loan vànhiều nước khác
Sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho tương quan sức mạnh
ở châu Á giữa Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc thay đổi đáng kể Mỹ, một thời
Trang 20giảm sút liên tục, nay đã nổi lên mạnh mẽ và không bị thách thức, một siêucường mà nhiều quốc gia châu Á muốn dựa vào để ngăn chặn đà giảm sút củamình Còn Nhật Bản, một thời được coi là ngôi sao đang lên của khu vực, nayđang phải vật lộn với khủng hoảng, chủ yếu do gần 20 năm tăng trưởng chậm
số liệu về năm 1999) Nếu đem so sánh với các nước phát triển thì ở Mỹ, chỉ
số ấy là 59%, ở Pháp là 65%, ở Đức là 63% (những số liệu cũng về năm1999) Kết quả so sánh các chỉ số ấy cho thấy rằng ở Nhật Bản số tiền nợngân sách của cả hai cấp là hết sức lớn, và thậm chí trong trường hợp xuấthiện những thay đổi tích cực trong tình hình kinh tế thì đến một lúc nào đócũng sẽ tới lúc trả nợ
Nếu thậm chí chính phủ sẽ quyết định thực hiện những cam kết về tráiphiếu dài hạn của Nhà nước với khối lượng 40% thì tổng số tiền phải trả vềtrái phiếu sẽ là 132 nghìn tỷ yên và nếu trả số tiền ấy với những đợt đều nhautrong vòng 10 năm thì hàng năm cũng phải rút trong ngân quỹ 13,2 nghìn tỷyên để trang trải cho những mục đích kể trên Trên thực tế, nhiệm vụ này làbất khả thi Thiết nghĩ, thậm chí cũng khó có thể hàng năm trích ra một nửa
số tiền ấy, tức là 6,6 nghìn tỷ yên Thiết nghĩ, điều đáng làm hơn là chi nhữngkhoản tiền vào việc xóa bỏ số thiếu hụt trong các ngân sách thuộc hai cấp
Trang 21Nếu khoản thiếu hụt cứ tiếp tục tăng lên thì khối lượng tiền nợ dài hạn củangân sách nhà nước và ngân sách các cơ quan tự quản địa phương cũng sẽtiếp tục tăng lên.
Năm 1999 tổng số thiếu hụt trong ngân sách của Nhật Bản dự tính sẽlên đến 10% so với tổng sản phẩm quốc dân, hay là nếu tính bằng tiền sẽ là 50nghìn tỷ yên Chỉ tính riêng khoản thiếu hụt trong tổng ngân sách nhà nước(không kể ngân sách tính thao các khoản đặc biệt) sẽ tăng lên đến 40 nghìn tỷyên Đó là một con số to lớn
Vào thời bình, trong số các nước phát triển chỉ Italia có số thiếu hụtngân sách ngang bằng với mức thiếu hụt ngân sách ngang bằng với mức thiếuhụt ngân sách của Nhật Bản Tuy nhiên, trong năm năm trở lại đây giới lãnhđạo của đất nước này đã đạt được mức cắt giảm nhiều Hiện nay tỷ lệ số thiếuhụt ngân sách so với tổng sản phẩm quốc dân là 2% Thời kì 1994 - 2000 tỉ lệthâm hụt ngân sách so với GDP là 5,1%, nếu tính cả chi cho an ninh xã hội là7,6% Tỷ lệ này so với các nước phát triển là khá cao
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của một số nước.
Trang 22Nhật -5,4 -6,3 -7,1 -5,8 -8,6 -1,0 -10,3
Nguồn:OECD, Economic Outlook, 12/2/2001, tr.64.
Khắc phục tình trạng này Chính phủ nước này liên tục phải tăng ngânsách để tài trợ cho các chương trình kích thích kinh tế cả gói trong khi đó thuthuế giảm Chính phủ phát hành trái phiếu với giá trị ngày càng lớn khiến cho
nợ của Chính phủ so với GDP ngày càng tăng Người ta tính rằng mỗi trẻ emNhật khi sinh ra phải chịu một khoản nợ bằng 60.000 USD gấp 1,5 lần GDPtheo đầu người/năm
* Tiểu kết chương 1
Vào thập niên 90, trong khi các nước Mĩ, Tây Âu bước vào giai đoạnphục hồi phát triển thì kinh tế Nhật lại lâm vào tình trạng khủng hoảng trầmtrọng trên tất cả các mặt, kinh tế xuống dốc Quá trình suy thoái kinh tế trảiqua hai giai đoạn Trong giai đoạn đầu, diễn ra trong nửa đầu thập niên 90,sau khi bong bóng tài sản vỡ, hàng loạt ngân hàng và công ty cho vay bấtđộng sản đóng cửa Trong giai đoạn tiếp theo, diễn ra vào nửa sau những năm
90, khủng hoảng tiếp tục leo thang với sự mất điểm liên tục của thị trườngchứng khoán Các chuyên gia kinh tế Nhật Bản hi vọng rằng đây chỉ là mộtđợt suy thoái kinh tế chu kì Tuy nhiên trong suốt 12 năm sau, nền kinh tếkhông phục hồi trở lại mức tăng trưởng trước đó
Do sự mất mát và suy thoái nặng nề như vậy, nên hầu hết các nhận định
về kinh tế Nhật Bản trong những năm 90 đều đượm màu bi quan, khác hẳn sovới những đánh giá trước đây Chẳng hạn, ngày 6.4.1998, tại Quốc hội, Thủ
tướng R.Hashimoto đã thừa nhận: “kinh tế Nhật Bản đang phải đương đầu với thời điểm gay go nhất trong 50 năm qua”[15, 281].
Ngay tờ Yomiuri Shimbun, tờ báo thân chính phủ lớn nhất cả nước,
cũng cảnh báo rằng: “Nền kinh tế Nhật cũng có thể giống như chiếc tàu thảm
Trang 23họa Titanic, nếu trước đây thường chạy với đầy sức lực, thì nay nó đang mò mẫm trong đem tối trên một chặng đường không có bản đồ Rốt cuộc nền kinh tế Nhật có thể đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới vào tình trạng hỗn loạn.
Để lập lại trật tự cho tất cả thì “ngày mai là quá muộn” [15, 281] Hay như
ông Cebhard Hiescher, phóng viên vùng Viễn Đông của tờ Suddeutsche
Zeitung đã viết: “Chiếc tàu sân bay khổng lồ Nhật Bản dường như đang nổi trong một đại dương mênh mông đầy những bất chắc và mọi người đang chờ hướng đi song lại không thấy có thuyền trưởng” [15, 282] Hoặc đầu tháng 5
năm 1998, theo kết quả cuộc điều tra “ý thức xã hội” của một cơ quan nhànước, thì có tới 72,2% người Nhật đang đi theo chiều hướng xấu, tăng so với55,5% tại cuộc điều tra tương tự của năm trước
Trang 24Chương 2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
KHỦNG HOẢNG 2.1 NGUYÊN NHÂN
2.1.1 Nguyên nhân chủ quan
2.1.1.1 Khủng hoảng chu kì
Nguyên nhân của khủng hoảng chu kì nằm trong bản chất của hệ thốngkinh tế tư bản chủ nghĩa Khi kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng các chínhphủ thường thực thi chính sách tài chính mở rộng, tăng tiêu dùng, tăng chitiêu cho chính phủ, thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và đầu tư vốn cố định Đếnmột lúc nào đó, năng lực sản xuất dư thừa, hiệu suất sử dụng thiết bị giảm,trong khi đó nhu cầu giảm, lượng hàng tồn kho tăng, giảm tỉ suất lợi nhuận,sản xuất đình trệ Hậu quả là nền kinh tế đi vào suy thoái Tốc độ suy thoáicủa nền kinh tế tỉ lệ thuận với mức độ phát triển của thời kì trước đó
Suy thoái kinh tế Nhật Bản chính là hệ quả mang tính chu kì của giaiđoạn tăng trưởng kinh tế 1987 - 1990 mà đỉnh cao là thời kì bùng nổ nền kinh
tế “bong bóng” 1989 - 1990
Giai đoạn 1987 - 1990 đầu tư cho thiết bị của Nhật Bản đạt tới mức rấtcao, lên đến 12% năm trong khi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 5%, điềunày tất yếu dẫn đến tình trạng dư thừa tư bản cố định làm nền kinh tế khôngphát triển được
Các nước tư bản khác cũng trải qua cuộc khủng hoảng chu kì giai đoạn
1990 - 1991 Song các nước này nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tếnhờ các biện pháp nới lỏng tài chính, thuế giảm, tăng chi tiêu chính phủ, giảmlãi suất… Nhật Bản có những biện pháp tương tự nhưng hiệu quả lại rất hạnchế, nền kinh tế tiếp tục trì trệ kéo dài Điều này chứng tỏ ngoài nhân tố trên,kinh tế Nhật Bản suy thoái còn vì rất nhiều nguyên nhân khác
Trang 252.1.1.2 Chiến tranh lạnh kết thúc
Những năm 1990 là thập kỉ đầu tiên sau Chiến tranh lạnh, chấm dứt đốiđầu về hệ tư tưởng và mở ra một kỉ nguyên mới, trong đó nền kinh tế thế giớitrở thành một thể thống nhất tạo cơ hội cho xu thế toàn cầu hóa phát triểnmạnh mẽ
Chiến tranh lạnh kết thúc, sự cạnh tranh về kinh tế trong hòa bình đãnhường chỗ cho sự đối đầu về quân sự giữa các siêu cường Trong bối cảnh
đó, Mỹ và EU sẽ không làm ngơ và nhượng bộ để Nhật Bản có thể rảnh taytập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế của mình như trước nữa, màsẵn sàng buộc Nhật phải nhượng bộ, phải chia sẻ trách nhiệm, thậm chí cónhững biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nhật nếu Nhật đi quá giới hạn làmphương hại đến lợi ích quốc gia của họ
Trước đây, Nhật Bản có thể dốc toàn bộ nguồn lực của mình để pháttriển kinh tế sau chiến tranh mà không phải gánh chịu bất cứ một trách nhiệmđáng kể nào đối với quốc tế, thậm chí còn được sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ.Thì nay khi Chiến tranh lạnh kết thúc Nhật Bản không chỉ là đồng minh chínhtrị mà còn là đối thủ cạnh tranh số 1 của Mỹ Trước tình hình này, Mỹ và cácnước đồng minh Châu Âu không thể để cho Nhật Bản làm giàu cho riêngmình và lại làm thiệt hại cho các nước đó Họ liên tục ép Nhật Bản phải cónghĩa vụ lớn hơn đối với cộng đồng quốc tế, phải mở cửa cho vốn, hàng hóacũng như lao động, văn hóa nước ngoài tràn vào
Bước vào những năm 1990, khu vực châu Á Thái Bình Dương là trungtâm kinh tế phát triển mạnh mẽ, có những lĩnh vực đuổi kịp các nước tiêntiến Nhiều ngành mà Nhật Bản chiếm ưu thế trước kia đã phải đứng trướcnguy cơ bão hòa trước sự cạnh tranh của những nước này Trong khi Mỹ vàcác nước Châu Âu vẫn dẫn trước Nhật Bản trong lĩnh vực về công nghệ mũinhọn như công nghệ thông tin năng lượng, công nghệ môi trường…
Trang 26Các nền kinh tế trong khu vực như NIES, ASEAN và đặc biệt là TrungQuốc, gần đây đã phát triển rất nhanh và nổi lên như là đối thủ cạnh tranh vàthậm chí lấn át Nhật Bản trong không ít lĩnh vực.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, mà tiêu biểu là nhữnglĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng
và vật liệu mới, công nghệ vũ trụ và khoa học nghiên cứu đại dương, đã pháttriển như vũ bão cộng với quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa kinh tế diễn
ra mạnh mẽ, khiến cho môi trường kinh doanh đã hoàn toàn khác trước, mangtính cạnh tranh và năng động hơn Có thể nói, không một nước nào không bịlôi kéo, hoặc bị tác động ít nhiều vào quá trình này Vốn, hàng hóa, con ngườiNhật Bản đi ra nước ngoài làm ăn và du lịch ngày càng nhiều, và sự tác độngcủa các nhân tố này cũng càng nhiều:
Suy nghĩ, phong cách, lối sống, và cung cách quản lý của người Nhật
và các công ty Nhật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nước ngoài, khiến cho họphải suy nghĩ, đánh giá lại các “giá trị Nhật Bản” mà lâu nay họ vẫn tôn thờ,khiến họ ít nhiều bị tiêm nhiễm những tư tưởng phương Tây cấp tiến, tự do,tính cá nhân
Nhật Bản buộc phải hòa nhập và đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa nềnkinh tế - xã hội của mình nếu muốn tồn tại và phát triển hơn nữa, chứ khôngthể chỉ biết mở cửa một chiều đầu ra và duy trì đóng cửa đầu vào bằng mọicách như trước được nữa
Môi trường sống và kinh doanh mang tính cởi mở và cạnh tranh ngàycàng khốc liệt hơn, cũng buộc người Nhật, các công ty và chính phủ Nhậtphải nâng cao hơn năng lực, sức cạnh tranh và sự năng động của mình, loại bỏdần tình trạng thụ động, ỷ lại như trước đây
2.1.1.3 Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á
Những khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản càng trầm trọng hơn do tácđộng trực tiếp và gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á
Trang 27Sau khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ, nhu cầu trong nước khôngcao, sự phục hồi kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào xuất khẩu Xuất khẩu củaNhật chủ yếu là vào thị trường Đông Nam Á, thị trường này hiện chiếm ½kim ngạch ngoại thương của Nhật Riêng năm nước chịu ảnh hưởng nặng nềnhất là Indonexia, Thái Lan, Malaysia, Hàn quốc và Philippin đã chiếmkhoảng 20% xuất khẩu của Nhật Bản Nhưng đồng tiền Đông Nam Á bị phágiá khiến cho hàng nhập khẩu từ Nhật tăng vọt và hậu quả là sức cạnh tranhgiảm mạnh Cuộc khủng hoảng nổ ra khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất
cả các nước này giảm xuống kéo theo sự giảm sút nhanh chóng về nhu cầu vàkhả năng thanh toán đối với hàng nhập khẩu, làm giảm đáng kể lượng hàngxuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực này Năm 1998, xuất khẩu của Nhật Bảnvào khu vực giảm 17,9%, trong đó sang Indonexia giảm 54,5%; sang HànQuốc giảm 36,4% Các công ty Nhật Bản phải chịu tổn thất nặng nề vìnhững khoản đầu tư quá lớn của họ, nhất là tại Thái Lan và Indonexia
Cuộc khủng hoảng còn gây rối loạn thị trường tiền tệ chứng khoán với
sự sụt giảm tới mức kỉ lục của đồng Yên và chỉ số Nikkei Đồng Yên từ mứctrung bình 115 JPY/USD đã giảm xuống mức kỉ lục 147,24 JPY/USD ngày11/8/1998 Chỉ số Nikkei trong khi đó sụt giảm 29% từ mức trung bình20.681 điểm tháng 6/1997 xuống 14.775 điểm vào tháng 12 và xuống mức kỉlục 12.879 điểm ngày 9/10/1998
Theo tính toán của Viện nghiên cứu Nikko Nhật Bản, ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng châu Á dã làm cho GDP năm 1997 của Nhật giảm 0,75%,còn theo OECD – Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu, thì ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng này làm GDP của Nhật giảm 0,4%, trong khi chỉ làm giảm GDPcủa các nước châu Âu, Mỹ khoảng từ 0,1 đến 0,2%
Đồng thời để khắc phục hậu quả khủng hoảng các nước Đông Nam Á
đã tăng lãi suất, hoãn xây dựng các công trình lớn, hạn chế cầu nội địa càng
Trang 28làm cho tình hình tiêu thụ hàng Nhật Bản tại thị trường này thêm khó khăn.Không những thế, đồng tiền mất giá còn làm cho các mặt hàng xuất khẩu từnhững nước này tăng và đổ nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản, lấn chiếm thịtrường nội địa, ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm trong nước.
Đông Nam Á là địa bàn đầu tư chủ yếu của Nhật Bản Thị trường đầu
tư dưới dạng đầu tư trực tiếp, một bộ phận không nhỏ là đầu tư vào bất độngsản Vì vậy, khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra vốn đầu tư của Nhật rất khó thuhồi Hơn nữa từ những năm 80, các ngân hàng Nhật Bản đã cho các nướcChâu Á vay những khoản tiền khổng lồ và số tiền ấy cũng được đầu tư khánhiều vào bất động sản Khi nhiều công ty kinh doanh bất động sản ở khu vực
bị phá sản thì đã gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại chủ nợ củaNhật Bản Hiện nay ngân hàng Nhật Bản chiếm tới 80% tổng dư nợ quốc tế
và có dư nợ lớn nhất ở Châu Á
Tổng dư nợ của các ngân hàng Nhật ở Châu Á (cuối năm 1996).
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn, 7.5.1998, tr.40.
Nợ tồn đọng ở các nước Châu Á của Nhật Bản
Philippin Malaisia Trung Quốc Indonexia Hàn Quốc Thái Lan
Nguồn: Nihon Keizai Shimbun, Japan Economic Almanac 1999, tr13.
Tất cả những nguyên nhân trên thực chất chỉ là nhân tố tác động chứchưa phải nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng Bởi vì, nếu nền kinh tế nàothích ứng và tận dụng được những lợi thế của hoàn cảnh mới thì sẽ phát triển,còn ngược lại thì sẽ lâm vào khủng hoảng và lạc hậu Có thể nói, Nhật Bản đã
Trang 29rơi vào trường hợp thứ hai, trường hợp tiêu cực Điều đó nghĩa là, nguyênnhân sâu sa của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hộiNhật Bản lần này là do sự trục trặc về cơ cấu và cơ chế, từ chính nội trạng củađất nước.
2.1.2 Những nguyên nhân chủ quan
2.1.2.1.Nguyên nhân do đầu cơ và sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng
Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản vào cuối thập niên 80 không phải làtăng trưởng thật sự từ các hoạt động sản xuất của cải vật chất mà chủ yếu tăngtrưởng giả tạo do đầu cơ vào mua bán bất động sản, trái phiếu và các hànghóa nghệ thuật có giá trị lớn Nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì này pháttriển mạnh mẽ chưa từng thấy
Mặt khác, trong xu thế tự do hóa trên thế giới, hoạt động kinh doanhcủa các ngân hàng được mở rộng Tiền được tự do đổi từ đô la Mỹ sang YênNhật, cùng với những hoạt động nhộn nhịp của thị trường chứng khoán, xínghiệp Nhật dần dần huy động vốn trực tiếp từ phát hành cổ phiếu và tráiphiếu, không vay từ ngân hàng, ngân hàng phải chuyển hướng hoạt động từviệc cho các xí nghiệp vay sang đầu tư chứng khoán Việc mua bán đất đaiđược thực hiện về giá trị danh nghĩa với khối lượng tiền rất lớn, chỉ thông quathủ tục chuyển khoản sổ sách mà ngân hàng có thể kiếm được những khoảnlợi nhuận khổng lồ Trong khi đó các nhà đầu tư thì ngày càng đầu tư mạnhvào thị trường hàng hóa này vì cho rằng giá trị của thị trường hàng hóa nàyngày càng tăng theo thời gian hơn nữa việc huy động vốn từ ngân hàng khôngkhó khăn Các ngân hàng trong giai đoạn này cho vay quá nhiều để đầu cơvào cổ phiếu, bất động sản hoặc mở rộng sản xuất, tỷ lệ tăng vốn cho vay chỉ
là 11,8% đến 11,5%, trong khi đó cho vay liên quan đến bất động sản tăng vọt
từ 14,9% lên 32,7% (thời kì 3/1985 - 3/1987) Phần lớn vốn cho vay được huyđộng vào thị trường địa ốc do vậy đẩy giá đất tăng mạnh khiến cho kinh
Trang 30doanh ở Tôkyo tăng tới 80% Chính phủ Nhật Bản thông qua hệ thống ngânhàng đã điều chỉnh lãi suất cao để khắc phục đầu tư vào thị trường này, ngaylập tức nhu cầu vay vốn đầu tư giảm nhanh chóng và lại gây nên tình trạngmất tài sản vì giá trị tài sản bị tụt xuống, giá cổ phiếu bắt đầu giảm.
Khi kinh tế bong bóng này tan vỡ thì các tổ chức tài chính ngân hàngNhật Bản bắt đầu đối mặt với những khoản nợ không có khả năng sinh lãihoặc nợ khó đòi Bên cạnh đó, giá cổ phiếu ngày một giảm khiến cho tài sảncủa họ cũng giảm đi vì một phần tài sản nằm dưới dạng cổ phiếu mà các nhàđầu tư đã đem đi cầm cố Lo ngại trước tình hình này ngân hàng vẫn tiếptục hạ lãi suất xuống nhưng lại khiến cho việc huy động vốn trong dân rấthạn chế
2.1.2.2 Mô hình và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản không phù hợp với
yêu cầu phát triển mới
Mô hình kinh tế Nhật Bản ra đời từ thời Minh Trị (1868), là mô hình
“kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo định hướng hành chính” Chủ nghĩa
tư bản Nhật là một loại hình chủ nghĩa tư bản không phải do doanh nghiệp,
mà là do nhà nước thành lập Đặc trưng của mô hình này là mang đậm truyềnthống phương Đông đồng thời kế thừa kinh nghiệm phát triển hiện đại củakinh tế phương Tây Đối lập với mô hình Anh - Mỹ, trong mô hình Nhật, nhànước có vai trò chi phối rất mạnh đối với nền kinh tế Trong cơ chế quản lí,bên cạnh quyền khống chế của giám đốc cấp cao, trong nội bộ các doanhnghiệp còn hình thành “khối cùng chung vận mệnh” độc đáo, thực hiện chế
độ thuê mướn nhân công trọn đời, chế độ thứ bậc thâm niên và chế độ côngđoàn doanh nghiệp Chính điều này làm cho các nhà quản lí cũng như ngườilao động đều coi sự phát triển của công ty, doanh nghiệp là sự nghiệp chung
và cùng nhau hợp tác vì sự nghiệp đó
Trang 31Mô hình này được phát triển và phù hợp với hoàn cảnh trong nước vàquốc tế của Nhật Bản sau chiến tranh và đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tếnhanh và khá liên tục, giúp Nhật Bản sớm đuổi kịp các nước công nghiệp pháttriển khác Tuy vậy từ cuối những năm 1980, mô hình này đã dần trở nênkhông còn phù hợp với hoàn cảnh mới và thậm chí trở thành vật cản cho sựphát triển tiếp tục của nền kinh tế Nhật Bản Đúng như Wiliam H Overholt,
thuộc trung tâm châu Á, Đại học Harvard đã viết trên tạp chí Foreign Afairs,
số tháng 1 - 2, 2002:“Một kỉ nguyên lịch sử đang kết thúc tại Nhật Các định chế ngày nào đã tạo ra phép lạ kinh tế cách đây một thế hệ nay đã đưa đất nước này đến bên bờ của sự sụp đổ kinh tế”.
Mô hình này bên cạnh những điểm tiến bộ thì cũng tiềm ẩn rất nhiềumặt hạn chế, nguyên nhân sâu sa của sự hủng hoảng trầm trọng ở thập niên 90của thế kỉ XX Cụ thể:
Đó là tình trạng can thiệp quá sâu của chính phủ vào kinh doanh đãkhông còn phù hợp với thời đại quốc tế hóa và cạnh tranh đang diễn ra mạnh
mẽ đòi hỏi phải có sự tự do, linh hoạt và năng động hơn Các công ty ngàycàng tỏ ra trì trệ và sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản về lâu dài sẽ bị suygiảm tương đối
Đó là dưới sự bảo trợ của chính phủ, các công ty lớn, đã được hưởngnhiều đặc quyền trong việc vay vốn, sử dụng vốn… nên nhiều nguồn lực của
xã hội đã bị sử dụng lãng phí Giới quan liêu ngày càng tỏ ra lấn át giới chínhtrị, lũng đoạn bộ máy nhà nước và mắc nhiều sai lầm cũng như tệ nạn khôngthể chấp nhận được khiến cho dư luận hết sức bất bình.Việc có nhiều quanchức chính phủ và các nhà lãnh đạo kinh doanh cao cấp bị bắt vì nhận và đưahối lộ đã minh họa cho điều đó Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạngbuông lỏng giám sát vĩ mô, thiếu công khai tài chính gây ra khủng hoảngtrong hệ thống tài chính ngân hàng Nhật Bản Trước thực tế đó và vì sự tiến
Trang 32triển lành mạnh của xã hội và nền kinh tế, việc cải tổ các cơ quan chính phủ(trước hết là Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhật Bản và MITI) là hết sứccần thiết.
Trong các công ty Nhật Bản, người lao động được coi trọng hơn so vớicông nghệ và các cổ đông (tức tài chính), họ được hưởng chế độ làm việc suốtđời, được thăng thưởng theo thâm niên phục vụ chứ không phải theo năng lực
và thành tích các nhân, được tham gia vào quá trình quản lí công ty Lòngtrung thành với công ty thay vì hiệu suất công việc luôn được coi là tiêuchuẩn hàng đầu để đánh giá nhân viên
Chế độ điều hành kinh doanh kiểu Nhật Bản đã tỏ rõ hiệu quả của mìnhtrong thời kì kinh tế phát triển với những nhịp độ cao Họ nhấn mạnh với sựtiếc nuối thời kì đã qua Tuy nhiên, trong thời đại cạnh tranh kinh tế thịtrường thế giới gay gắt, điều kiện sống của từng ngành sẽ là việc đi theo cácnguyên tắc cạnh tranh đã được chấp nhận ở Mỹ Theo đà ứng dụng vào cuộcsống các thành tựu có tính chất cách mạng trong lĩnh vực tin học và liên lạcthì sẽ có sự thay đổi căn bản trong cách quản lý các doanh nghiệp, trong hệthống thuê mướn và trả công lao động Trong xã hội được liên kết bởi nhữngcông nghệ liên lạc mới trước hết phải biết là việc nhanh chóng, có hiệu quả
Vì vậy, cách làm việc quen thuộc là các nhân viên thuộc cùng lứa tuổi cùngđồng thời thăng tiến trong công việc, cơ chế chuẩn bị các quyết định ở cấpthấp và cấp cao thông qua lần cuối những quyết định ấy - cách làm ấy sẽkhông thể tỏ ra xứng đáng trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt trên phạm
vi quốc tế Trên thị trường lao động các quá trình nhập cư đang được đẩymạnh, khối lượng khen thưởng, vật chất sẽ phụ thuộc vào năng lực và sự đónggóp cụ thể của nhân viên Ngay từ bây giờ những xu hướng ấy đã bộc lộ rõ
Cơ chế tăng lương song song với thâm niên lao động và sự thăng tiến côngtác cùng lúc của nhân viên cùng lứa tuổi không thể thỏa mãn tham vọng của
Trang 33các nhân viên có năng lực, do vậy họ chuyển sang làm cho những công tyngoại quốc.
Cùng với đó, Nhật Bản cũng thiếu cơ chế thúc đẩy sự phát triển cácngành công nghệ mới Thực tế cho thấy rằng năng suất nền kinh tế Nhật Bảnngày càng giảm sút là do những ngành công nghiệp truyền thống của NhậtBản ngày càng đối mặt với tình trạng bão hòa, hiệu quả giả dần Tình trạngphá sản của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này đang diễn rahàng loạt, trong khi đó lại ít xuất hiện những doanh nghiệp mới - nhữngdoanh nghiêp được thành lập và hoạt động trên cơ sở khai thác những phátminh sáng chế khoa học, áp dụng những tri thức công nghệ mới, tạo ra nhữngsản phẩm mới mang lại giá trị gia tăng cao Các doanh nghiệp này có tiềmnăng phát triển rất lớn, nó có thể tạo ra nhu cầu mới, thị trường mới cho cácsản phẩm của mình kể cả trong thời buổi kinh tế khó khăn và do đó có khảnăng trở thành ngành kinh tế chủ lực mới dẫn dắt nền kinh tế thoát ra khỏitình trạng suy thoái Hiện nay tốc độ thành lập những doanh nghiệp như thế ởNhật Bản rất thấp, vào khoảng 4% so với mức 13% hàng năm của Mỹ Saugần nửa thế kỉ, Nhật Bản vẫn chậm chân so với Mĩ trong công nghệ chế tạo.Trí tuệ dựa vào Nhà nước đã biến Nhật trở thành một quốc gia thịnh vượngsong không giúp được nước này chiếm lĩnh vị trí đi đầu trong tiến bộ côngnghệ trên thế giới
Trong số các nước tư bản phát triển, Nhật là nước có thị trường tiêudùng kém phát triển nhất Trong nhiều năm thay vì phục vụ người tiêu dùngtrong nước, các công ty Nhật lại dành nhiều thời gian nghiên cứu, phục vunhu cầu tiêu dùng ngoài nước nhằm mục tiêu thống trị thị trường thế giới trênmột số lĩnh vực Tình trạng này gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế do phải dựaquá nhiều vào nhu cầu xuất khẩu Mâu thuẫn giữa các ngành công nghiệp
Trang 34phát triển cao trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước không mạnh tạo nênmột thực tế là nước giàu nhưng dân không mạnh.
Những thất bại kinh tế của Nhật kể từ thập niên 90 còn xuất phát từ sựchậm chễ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, hạn chế việc đào thải các công tilàm ăn kém hiệu quả hoặc cho phá sản những ngân hàng không còn khả nănghoạt động Trong khi đó vào những năm 1980, 1990 ở Mĩ, Tây Âu, quá trìnhnày diễn ra rất nhanh chóng và quyết liệt Chính điều này đã khiến Nhật Bảnmất đi cơ hội giành quyền dẫn đầu nền kinh tế thế giới khi bước sang thế
kỉ XXI
2.1.2.3 Nợ xấu và những yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc trên
Tuần báo Quốc tế số 22/11/1998:“về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ
90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có
lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
Theo số liệu tự đánh giá của các ngân hàng trên cơ sở chế độ kế toánmới, tổng số cho vay nợ quá hạn không sinh lãi của các ngân hàng Nhật Bảntính đến tháng 9/1997 là 76.610 tỷ Yên, tương đương 15% GDP, trong đó sốvay cho nợ xấu khoảng 11.400 tỷ Yên tương đương 2% GDP
Tác động của vấn đề nợ xấu đối với kinh tế Nhật những năm 90: Vấn
đề quá hạn và nợ xấu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trong hệ thống tàichính ngân hàng Nhật Bản, gây ra làn sóng phá sản hàng loạt các ngân hàng,các tổ chức tài chính hàng đầu của Nhật Bản Đầu tiên là sự phá sản của công
ty chứng khoán lớn thứ tư, Yamaichi, với số nợ để lại hơn 3000 tỷ yên; tiếp
đó là công ty chứng khoán lớn thứ bảy, Sanyo, với số nợ 838 tỷ yên; ngân
Trang 35hàng đô thị lớn thứ mười, Hokkaido, với số nợ 180 tỷ yên… và điển hình là
sự đổ vỡ của hai ngân hàng hùng mạnh, Ngân hàng tín dụng dài hạn (LTCB)
và ngân hàng tín dụng Nippon trong năm 1998, đã làm sụp đổ luôn niềm tincủa nhân dân, những người gửi tiền tiết kiệm, và giới đầu tư kinh doanh vào
hệ thống tài chính Nhật Bản
Trước nguy cơ không đòi được nợ cũ và tình trạng kinh doanh thua lỗ,phá sản của các công ty, các ngân hàng không dám cho vay sợ rủi ro, ngườidân không tích cực gửi tiền vào ngân hàng, lưu thông tiền tệ bị cản trở, ngânhàng không thực hiện được chức năng kinh doanh tiền tệ của mình, còn cácnhà sản xuất thì không vay được vốn để đầu tư, tình trạng này được gọi là “sự
co hẹp tín dụng”
Bảng tình hình nợ quá hạn ở các ngân hàng Nhật Bản
Đơn vị: nghìn tỷ Yên
Cho vay lànhmạnh
Cho vay nợ quá hạn không sinh lãiĐang thu hồi
thận trọng
Không chắc đòi được
Không còn đòi đượcCác ngân
Nguồn: OECD Economic Outlook, 6/1998, tr.23
` Mặc dù trong những năm 80, Nhật Bản nổi tiếng vì có khá nhiều ngânhàng lớn nằm trong danh sách những ngân hàng lớn nhất thế giới, song theođánh giá của các chuyên gia, ngân hàng Nhật còn tồn tại rất nhiều hạn chế:
Các tổ chức tài chính và ngân hàng bị điều tiết và bảo hộ quá chặt chẽ quá lâu của chính phủ Hệ thống tài chính ngân hàng của Nhật Bản suốt nhiều
Trang 36năm luôn sử dụng một chế độ kế toán riêng, không theo cơ sở đánh giá của thịtrường, thiếu sự kiểm soát từ bên ngoài, các quyết định cho vay nhiều khiđược đưa ra căn cứ vào các ý đồ chính trị nhiều hơn là trên cơ sở quyết địnhcung cầu của thị trường, khiến cho các ngân hàng Nhật Bản mang đậm vai tròcủa “các ngân hàng chính sách”
Hệ thống tài chính và ngân hàng Nhật bị chia cắt quá sâu sắc và hướngvào bên trong nên đã khiến cho các tổ chức tài chính và ngân hàng Nhật Bảnkhông bị cạnh tranh bởi các đối thủ ngoài lĩnh vực của mình Sự câu kết lẫnnhau giữa các ngành và các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại, BộTài Chính và ngân hàng Nhật Bản do điều chỉnh càng làm cho hoạt động kinhdoanh trở nên thiếu minh bạch, và hậu quả là vốn cho vay bị lãng phí nghiêmtrọng và tình trạng nợ khó đòi lên tới mức báo động cũng là lẽ đương nhiên
Hậu quả là so với các ngân hàng Âu - Mĩ, hiệu quả kinh doanh của cácđối tác Nhật rất thấp Các tổ chức tài chính và ngân hàng Nhật tỏ ra kém linhhoạt hơn và chậm thích ứng trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập hiệnnay Nợ khó đòi ngày càng chồng chất, đã lên tới mức báo động Những điều
đó đã khiến cho một số ngân hàng lớn bị phá sản, các hoạt động cho vay bịgián đoạn, lòng tin của dân chúng và giới kinh doanh vào hệ thống tài chính
và ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng Hậu quả trớ trêu là mặc dù Nhật Bản
là chủ nợ lớn nhất thế giới hiện nay, song các công ty Nhật Bản không thể vayđược vốn ngân hàng và nền kinh tế Nhật Bản vẫn trong tình trạng trì trệ kéodài
2.1.2.4 Tính khép kín của nền kinh tế Nhật
Suốt nhiều thập kỉ sau chiến tranh, do ảnh hưởng của tâm lý trọngthương, nên Nhật Bản đã tìm cách mở rộng các hoạt động kinh tế ra bên ngoàitrong khi lại hạn chế nghiêm ngặt các công ty và hàng hóa nước ngoài thâmnhập vào thị trường Nhật Bản Có người gọi đây là “chủ nghĩa quốc tế một
Trang 37chiều của Nhật Bản”, hay là “sự mở cửa hình phễu” với miệng phễu hướng rathị trường thế giới Có thể nói, chính phủ Nhật Bản khuyến khích gần như tất
cả các hoạt động từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến đầu tư lắp ráp và sảnxuất ở nước ngoài đến đưa sinh viên và lao động Nhật Bản ra nước ngoài,trong khi hạn chế dòng chảy ngược lại của các hoạt động này, chỉ mở cửa duynhất cho công nghệ và thông tin nước ngoài được thâm nhập không hạn chếvào Nhật Có thể nói, một thời gian dài, thị trường Nhật Bản tương đối đóngcửa với bên ngoài
Suốt nhiều thập kỉ sau Chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản chưa chịuchơi một sân chơi chung như của tất cả các nền kinh tế khác, chưa được quốc
tế hóa đầy đủ Cho đến tận cuối những năm 1990, các công ty và lao độngnước ngoài không những khó bán hàng vào thị trường Nhật mà còn rất khóđầu tư hoặc vào làm việc ở Nhật Bản Chẳng hạn người ta tính rằng, Nhật Bản
cứ đầu tư 18 USD ra nước ngoài thì mới tiếp nhận 1 USD FDI từ nước ngoài
Sự khép kín của thị trường Nhật Bản như vậy đã khiến cho các nhân tố nướcngoài rất khó thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và hậu quả là tính cạnhtranh, cởi mở, đổi mới, và năng động được coi là điều kiện cần thiết cho sựphát triển kinh tế của Nhật Bản lại bị hạn chế Việc mở cửa toàn diện các thịtrường Nhật Bản luôn đòi hỏi thường xuyên của các bạn hàng trong tất cả cácvòng đàm phán thương mại từ trước tới nay
Sự hội nhập quốc tế một chiều như vậy của Nhật Bản đã cho phépngười Nhật gặt hái rất nhiều lợi ích từ việc tiếp cận với kho tri thức, nguyênliệu, thị trường, nền kinh tế quy mô và hàng hóa công của thế giới, trong khivẫn duy trì được quyền tự chủ đối với việc sở hữu và kiểm soát công ty, việclàm trong nước đầy đủ, và sự hài hòa cộng với sự đồng nhất toàn xã hội Thực
tế này, một mặt, có tác dụng ngăn không cho các yếu tố ngoại lai xâm nhậpnên giữ được tính thống nhất và thuần nhất của xã hội, bảo vệ được các công
Trang 38ty và hàng hóa Nhật Bản trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài.Song, mặt khác nó cũng khiến cho nước Nhật, các công ty và con người NhậtBản bị chậm tương đối trong việc tiếp thu những tiến bộ từ bên ngoài và phảichịu nhiều thiệt thòi khác Đồng thời một hậu quả khác là, mâu thuẫn giữaNhật Bản và các nước Âu - Mỹ cũng như đang phát triển ngày càng sâu sắc
do các công ty, hàng hóa, vốn và lao động của họ rất khó thâm nhập được vàothị trường Nhật Bản, gây mất cân đối nghiêm trọng cho cán cân buôn bán vàđầu tư của họ tới mức họ ngày càng không thể làm ngơ cho Nhật Bản nhưtrước được nữa, mà nhiều lần có những biện pháp trả đũa quyết liệt
Càng ngày người Nhật càng phải gánh chịu những khoản chi phí ngàycàng cao cho định hướng có tính chất con buôn như vậy “Con đường cao tốcmột chiều” dẫn đến hội nhập quốc tế kiểu này đã làm tăng “lộ phí giao thông”
và người Nhật đang phải trả giá đắt cho nó, dù họ không muốn “Các khoản lộphí này” là những xung đột buôn bán thường xuyên, những gánh nặng đè lênvai người tiêu dùng Nhật Bản (chi phí sinh hoạt đắt đỏ song chất lượng sống
bị hạn chế), các acten tốn kém, năng suất lao động thấp, các thể chế và thực tếkinh doanh kém hiệu quả, thiếu sức sống, xơ cứng về cơ cấu
Người ta cho rằng, bằng việc áp dụng chiến lược quốc tế hóa một chiềunhư vậy, ngay từ đầu Nhật Bản đã tự gieo mầm tai họa suy thoái cho mình.Tuy vậy chiến lược đó sở dĩ tồn tại được, một mặt là do, trong thời gian đó,hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và khu vực đều đang trong giai đoạn tăngtrưởng và do đó nhu cầu của họ liên tục mở rộng, mặt khác là do Mỹ, thịtrường tiêu thụ chủ yếu hàng hóa Nhật Bản, đang bận với cuộc Chiến tranhlạnh, nhất là chiến tranh Việt Nam, rất muốn tranh thủ Nhật nên đã làm ngơ
để Nhật Bản gặt hái trên lưng mình
2.1.2.5 Những vấn đề về chính trị - xã hội
Sự đổ vỡ của nền kinh tế vào thập niên 90 và suy thoái kéo dài gần nhưliên tục của Nhật Bản có thể kể đến nguyên nhân từ phía nhà nước về năng
Trang 39lực lãnh đạo, quản lý Nhưng nguyên nhân không thể không kể đến là tìnhhình chính trị Nhật Bản không ổn định, khiến cho nước này ngày càng lâmvào tình trạng suy thoái và không có khả năng thoát khỏi Trước tình trạng đó,người dân đã dần mất đi niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Nhà nước màĐảng phải gánh chịu hậu quả là Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) - Đảng cầmquyền Nhật Bản Đảng này gặp nhiều khó khăn trong việc cầm quyền.
Chỉ từ năm 1992 đến 1998 đã qua 4 đời thủ tướng và giai đoạn 1993
-1996 Đảng này đã bị trở thành Đảng đối lập và đã mất đi quyền lãnh đạo đấtnước Hiện giờ đã quay trở lại cầm quyền nhưng sức mạnh của LDP khôngcòn như trước nữa Các xí nghiệp, công ty lớn đã được Quốc tế hóa của NhậtBản rất lo lắng trước việc Đảng Dân Chủ Tự Do không có khả năng đặt NhậtBản vào đúng vị trí của một trật tự thế giới mới
Sự khủng hoảng ý thức xã hội, sự mất định hướng của một dân tộctrước tương lai là một trong những nguyên nhân quan trọng của sự đình trệsuy thoái kinh tế Nhật Bản những năm 90 Nhìn lại lịch sử Nhật Bản, sau hơn
250 năm bế quan tỏa cảng, đất nước này đã phải mở cửa trước một hạm độitàu chiến của Mỹ Họ bị ép phải chấp nhận những hiệp định thuế quan vàbuôn bán bất bình đẳng Trước tình hình đó, để bảo vệ những đặc quyền củamình, những Samurai trẻ và hàng mạnh đã chấp nhận thách thức của phươngTây và hướng dân tộc theo những tấm gương hiện đại hóa của phương Tây.Mục đích của họ là huy động hết sức để đuổi kịp các nước phát triển Trongsuốt hơn một thế kỉ qua do xác định đúng mục tiêu phát triển nên đã tạo ra sựnhất trí khiến cả dân tộc một lòng một dạ hướng theo tăng trưởng kinh tế Cóthể nói mọi suy nghĩ, mọi hành động của chính phủ, giới kinh doanh cũng nhưtoàn bộ người dân Nhật Bản đều xoay quanh mục đích này Với những nỗ lựcnhư vậy, từ năm 1968, tức đúng 100 năm sau cuộc cải cách Minh Trị DuyTân, Nhật Bản đã khắc phục được những khó khăn của một đất nước bị chiến
Trang 40tranh tàn phá nặng nề, vượt qua tất cả các nước Tây Âu để vươn lên trở thànhcường quốc kinh tế thế giới thứ 2 sau Mỹ Đồng thời rút ngắn khoảng cáchđáng kể so với Mỹ, với GNP đạt 360 tỷ USD, gấp 12 lần so với năm 1950 (24
tỷ USD), bằng 1/3 của Mỹ (so với vài phần trăm năm 1950) Từ đó, Nhật Bảnluôn duy trì được vị trí siêu cường kinh tế thứ hai sau Mỹ và tranh chấp vị trínhất nhì với Mỹ và có thể Đức) trong một số nghành và lĩnh vực kinh tế vàkhoa học - công nghệ then chốt Khi đã xác định được mục tiêu quốc gia nhưvậy đã khiến Nhật Bản cũng có những cách đi riêng, mô hình phát triển riêng,
và những chính sách, biện pháp thực thi cụ thể cho phù hợp với hoàn cảnh vàđiều kiện trong nước và quốc tế thời gian qua, con người Nhật cũng có nhữngcách ứng xử tương tự
Nhưng khi đạt được những kì tích như vậy thì Nhật Bản lại trở thànhnước tiên tiến để các nước học tập và “đuổi bắt” cứ không phải là Nhật Bản
“đuổi bắt” các nước như trước đây nữa Vậy thì việc tiếp tục theo con đường
cũ, mục tiêu cũ hay con đường nào và mục tiêu nào thì Nhật Bản chưa xácđịnh rõ, hoặc thậm chí không xác định được để toàn dân nhất trí
Do vậy có thể nói rằng, Nhật Bản đang bị khủng hoảng về con đường
phát triển: “tiếp tục cắm đầu cắm cổ lao lên hay dừng lại để thở sau một chặng đường dài mệt mỏi, hay rẽ sang hướng nào” ? Nói cách khác, người ta
sợ rằng nước này lại vừa không đủ linh hoạt lẫn sáng tạo để làm nước lãnhđạo thế giới trong thế kỉ tới
Đúng như Giáo sư Ezra Vogel, tác giả cuốn sách từng gây chấn động
dư luận thế giới năm 1979, “Nhật Bản như là nước số 1: Những bài học cho
nước Mỹ” cho rằng : “Hiện nay , người Nhật đau đớn cảm thấy rằng nước họ không còn có thể phát triển mạnh mẽ được nữa, họ đang gặp phải nhiều vấn
đề nhân sinh quan trọng như thất nghiệp, sự bế tắc lối sống Họ hiểu rằng Nhật Bản không còn khả năng vượt Mỹ một cách dễ dàng trong lĩnh vực công