SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcSKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM DẠY VÀ HỌC
I Phần mở đầu
I.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Đảng và Nhà nước takhông ngừng quan tâm đến tình hình giáo dục của đất nước, nhất là bậc học Mầmnon Đối với bậc học Mầm non, Bộ giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng việc nângcao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong nhữngvấn đề quan tâm hàng đầu
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc họcMầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có tránh nhiệm gieonhững hạt giống, mầm non tốt, tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạocho thế hệ trẻ mai sau
Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầmnon, Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lí , điều hànhcác hoạt động chăm0 sóc giáo dục trẻ Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ chăm
sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường, và là người có vai trò quyết địnhđến chất lượng giáo dục của trường Vai trò quan trọng đó đòi hỏi giáo viên phảikhông ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm,phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Giáo viên cần hết lòng thương yêu trẻ, đối xử côngbằng với trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc Đảm bảo chất lượng chămsóc, giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh, với cộng đồng.Làm tốt công tác chủnhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc truyền đạt kiến thức qua cácmôn học ở trường mầm non và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách chotrẻ Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo
Trang 2dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môitrường giáo dục : gia đình, nhà trường và xã hội Sự phối hợp giữa gia đình và nhàtrường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầmnon và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình
Như lời dạy của Bác Hồ :“ Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt”.
Nhận thức rõ về điều này, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày côngcủa người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi sựmưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái chonhà trường.Là giáo viên đã được 5 năm, làm công tác chủ nhiệm chưa được lâu nămnhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi vì qua 5 năm làm côngtác chủ nhiệm tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo
dục đạo đức toàn diện cho học sinh nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện
pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”
I 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu :
Nâng cao trình độ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên để góp phần nângcao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.Nhằm đưa ra giải pháp chămsóc, giáo dục trẻ phù hợp với tình hình của lớp
Nâng cao chất lượng dạy và học, giúp phụ huynh hiểu và kết hợp cùng nhàtrường để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn
- Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu thực tế về tình hình, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số phụ huynh chưa thật sự qua tâm đến việcchăm sóc và giáo dục trẻ
Đề ra biện pháp thích hợp để kết hợp cùng gia đình, nhà trường có hướngchăm sóc, giáo dục trẻ mang lại hiệu quả cao hơn
Trang 3I.3 Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp Lá 3 Phân hiệu Eatun -Trường Mầm non Hoa Hồng – Xã BăngAdrênh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk
I 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và nội dung của công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học, rất đa dạng và phong phú Ở đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp trong
công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”tại lớp Lá 3 Phân
hiệu Eatun -Trường Mầm non Hoa Hồng- Xã Băng Adrênh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk
I.5 Phương pháp nghiên cứu:
a Phương pháp nghiên cứu lý luận :
Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạnginternet có liên quan đến đề tài
d Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm lớpcủa giáo viên để tìm ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp mang lại hiệu quả cao chothực tiễn
II Phần nội dung
II.1 Cơ sở lý luận:
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốcdân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt
Trang 4nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bịnhững điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 trường Tiểu học
Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi Mầm nonkhi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục trẻ là những con người có đạo đức,mẫu mực có trình độ, yêu nghề, yêu trẻ Bởi thế cho nên nhà Bác học Comenxit Ky
nói “ Thời thơ ấu là thời kỳ quan trọng nhất của đời người đó không phải là chuẩn
bị cho cuộc sống thực sự đứa trẻ hôm nay, sau này trở thành người như thế nào mà
nó phụ thuộc vào ai là những người dìu dắt em trong những năm thơ bé, thế giới quanh em đi vào trái tim và khối óc em ra sao”.
Trong thời đại xã hội đang phát triển và đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải đổimới giáo dục để đào tạo ra những con người mới, có tri thức khoa học tốt để vươnlên cùng với sự phát triển của xã hội
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đếncông tác chủ nhiệm, nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường quyết định chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Nâng cao chất lượng trong côngtác chủ nhiệm lớp ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng mà nhà trường chúngtôi đặt ra hiện nay
Với nhiệm vụ là giáo viên, tôi luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡngnâng cao năng lực sư phạm, thực hiện giáo dục một cách khoa học, nhằm thực hiệntốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 5Một số giáo viên của trường là giáo viên trẻ mới biên chế vào nghề nên chưa
có kinh nghiệm quản lí nhóm lớp
Một số phụ huynh là người dân tộc thiểu số và hộ nghèo chưa nhận thức đượctầm quan trọng của bậc học mầm non, chưa quan tâm đến tình hình học tập của con
em mình, chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp để cùngthống nhất cách nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học
b Thành công - hạn chế
- Thành công
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công tácchủ nhiệm, giúp nâng cao kiến thức, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm củamình về giáo dục Mầm non Biết bám sát vào chương trình khung của Bộ giáo dục
và thực tế của trường, lớp để lên chương trình, kế hoạch, phù hợp với trường, lớp,(độ tuổi) nắm vững phương pháp, cách tổ chức, thực hiện tốt các chuyên đề, có kinh
Trang 6nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động, tham gia dự thi các cấp.Chuyên môn, chất lượng giáo dục được nâng lên.
c Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh
Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp cho giáo viên chủ động trongcông tác chủ nhiệm lớp, vận động, tuyên truyền phụ huynh kết hợp cùng giáo viên,nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cáo; nêu cao ý thứctrong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Hình thành cho trẻ các kỷ năng ban đầu về ýthức trách nhiệm của bản thân trẻ ngay từ bé Biết lao động tự phục vụ, các hành vivăn minh trong giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ
e Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặc ra
- Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo củacác cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo chuyên môn
Trang 7- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết tuyên truyền vận động phụhuynh quan tâm chăm sóc và giáo dục con em mình.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dụcMầm non trong giai đoạn hiện nay
- Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu,tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường
II.3 Giải pháp, biện pháp:
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Mục tiêu quản lí , chủ nhiệm lớp trường mầm non là những chỉ tiêu về mọihoạt động của lớp được dự kiến trong năm học Đó cũng là những nhiệm vụ phảithực hiện ,đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một năm học Quátrình chủ nhiệm lớp mỗi giáo viên mầm non đều phải xác định và phấn đấu thực hiệnnhững mục tiêu cơ bản sau đây : Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáodục trẻ theo mục tiêu đào tạo Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục
vụ cho yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầmnon trên địa bàn trường đóng
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp , biện pháp quản lí, chủ nhiệm lớp của giáo viên mầm non trong trường mầm non
Qua khảo sát chất lượng đầu năm còn thấp, so với chỉ tiêu đã cam kết với nhàtrường Trước tình hình thực trạng về chất lượng của lớp học, tôi suy nghĩ tìm ranhững biện pháp để chủ nhiệm lớp, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻtrong trường Mầm non Hoa Hồng
Biện pháp 1: Tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lí trẻ nhóm/ lớp mình phụ trách
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyêt để giáo dục trẻ có hiệu quả Đúng như nhàgiáo dục K.D.Usinxki đã nói : “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người vềmọi mặt” vì thế : nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những nội dung quan
Trang 8trọng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường mầm non Giáo viên mầm non phảihiểu hoàn cảnh sống của trẻ Nắm được những đặc điểm cơ bản về thể chất, tâm lícũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có …Từ đó lựa chọn những biện pháptác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất,tình cảm.
Để hiểu trẻ , giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau như :Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ để thu nhận những thông tin cần thiết về trẻ, quansát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, trò chuyện cùng trẻ, sử dụngphiếu điều tra trưng cầu ý kiến của phụ huynh, ghi nhật kí về trẻ hoặc thăm gia đìnhtrẻ…
Tìm hiểu để nắm được đặc điểm của từng trẻ là một việc làm thường xuyên,liên tục trong cả năm học và có kế hoạch cụ thể Tuy nhiên ở từng thời điểm cụ thể ,nội dung và biện pháp có tiến hành khác nhau
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch của nhóm/lớp
Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những công việc phải làm, biện pháp thựchiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thực hiện thànhcông Giáo viên phụ trách các lớp cần phải xây dựng các loại kế hoạch : Kế hoạchnăm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần Kế hoạch của lớp giáo viên phải căn cứ vào
kế hoạch năm học của nhà trường , nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớpmình phụ trách mặt khác giáo viên cần phải dựa vào: Mục tiêu, nội dung và kết quảmong đợi của chương trình giáo dục mầm non do bộ GD & ĐT ban hành, thời gianquy định trong năm học, điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địaphương , trường, lớp mầm non và dựa vào nhu cầu và trình độ phát triển thực tế củatrẻ trong lớp mình phụ trách
Biện pháp 3: Quản lí trẻ hàng ngày
Mỗi nhóm lớp trong trường mầm non phải lập sổ ghi danh sách trẻ với đầy đủcác thông tin cần thiết : họ tên trẻ , ngày tháng năm sinh , ngày vào trường, họ tên bố
mẹ, nghề nghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ Hàng
Trang 9ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi.Nắm được những biểu hiện bất thường xảy ra đối với từng trẻ để có biện pháp chămsóc và giáo dục trẻ phù hợp Đối với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viên phụ tráchmột số trẻ nhất định nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc quản lí Trong mọi sinh hoạtcủa trẻ ở trường mầm non giáo viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đốicho trẻ Các nhu cầu của trẻ: Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh , vui chơi, học tập…cầnđược thỏa mãn một cách hợp lí dưới vai trò tổ chức hưỡng dẫn của giáo viên Khi trẻ đến tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp , giáo viên phải thực hiện đúng quy quy địnhcủa trường và có bàn giao chu đáo giữa các giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ.
Biện pháp 4: Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
Thực hiện chế độ sinh hoạt : Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoahọc nhằm phân phối thời gian và trình tự hoạt động trong ngày cũng như việc ăn,ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí Vì thế việc xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạthàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối với trẻ Giáo viên mầm non phảibiết xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ ở độtuổi do mình phụ trách và có tính đến tình hình thực tế của trường
Để đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ ở trường mầm non giáo viên phảithực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với giađình cùng thực hiện
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ : Trẻ mầm non cơ thể yếu ớt , sức đềkháng kém và nhạy cảm với biến đổi của môi trường, vì thế việc chăm sóc và bảo vệsức khỏe cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên mầm non Sức khỏe
và sự phát triển thể chất phụ thuộc một phần quan trọng vào chế độ ăn uống Do đó,giáo viên tổ chức cho trẻ ăn uống hợp lí, đúng giờ , đảm bảo vệ sinh, động viên trẻ
ăn hết suất của mình Thực hiện tốt vệ sinh chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường, đồdùng đồ chơi luôn được vệ sinh sạch sẽ Giáo viên cần chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.Giáo viên phải cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng theo giai đoạn cho trẻ Phối hợp
Trang 10với nhà trường kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ Giáo viên cần bảo đảm an toàntuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ khi ở trường mầm non Trẻ khỏe mạnh , antoàn , cơ thể phát triển hài hòa cân đối là mục tiêu quan trọng của việc thực hiệnnhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ Để đạt được mục tiêu này , đòi hỏi giáoviên mầm non phải có những hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, nhữngyếu tố ảnh hưởng trực tiếp , gián tiếp đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ nói chung
và sức khỏe nói riêng Trên cơ sở đó , giáo viên tổ chức môi trường sinh hoạt phùhợp và kích thích được sự phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ
Biện pháp 5: Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo ban hành và đượcthực hiện thông nhất trong phạm vi cả nước Chương trình được xây dựng trên cơ sởquán triệt đầy đủ những những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằmthực hiện tối ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáodục mầm non Thực hiện nghiêm túc chương trình là một yếu tố bắt buộc đối vớigiáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục mầm non Để đảm bảo chất lượngthực hiện chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu,nội dung phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt , sáng tạo vào quátrình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ ,nhận thức, thẩm mĩ , tình cảm và quan hệ xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch theo hàng tháng, hàng tuần trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm của đối tượng và phùhợp với tình hình thực tế Giáo viên là người tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ,
là người tạo cơ hội, tạo tình huống, tạo cảm giác tin tưởng để kích thích trẻ tham giavào các trò chơi và các hoạt động tìm tòi, khám phá Các điều kiện , các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi cho từng hoạt động phải được chuẩn bị chu đáo, phù hợp với nộidung chủ đề và sắp xếp hợp lí tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động thuận tiện ,phát triển được khả năng Phương pháp tổ chức phải linh hoạt, sáng tạo, hướng vào
sự phát triển của trẻ Giáo viên phải biết đánh giá kết quả giáo dục được thể hiện ở
Trang 11trẻ khi tham gia vào các hoạt động và sau khi kết thúc chủ đề, kết quả đánh giá làthước đo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục của mỗi giáo viên Đồng thời làcăn cứ để điều chỉnh nội dung , hương pháp giáo dục thích hợp cho các hoạt độngtiếp theo Giáo viên phải không ngừng học tập để nawng cao trình độc huyên mônnghiệp vụ , nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình … Đó là những yếu tố cơ bản
để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ ở từng nhóm/ lớp trongtrường mầm non
Biện pháp 6: Đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả củaquá trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn
đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh , nâng cao chất lượng hiệu quả giáodục trẻ Đánh giá sự phát triển của trẻ ( gọi tắt là đánh giá trẻ ) mẫu giáo, gồm 2loại: đánh giá trẻ hằng ngày, và theo giai đoạn ( đánh giá cuối chủ đề và đánh giácuối độ tuổi)
Đánh giá trẻ hằng ngày : mục đích đánh giá nhằm phát triển những biểu hiệntích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dụctrẻ, lực chọn các biện pháp thích hợp đánh giá trẻ ở các mặt : tình trạng sức khỏe,trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ, kiến thức và kĩ năng của trẻ
Đánh giá trẻ hằng ngày: đánh giá mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực pháttriển sau mỗi chủ đề, căn cứ vào mục tiêu của chủ đề , trên cơ sở đó điều chỉnh kếhoạch chăm sóc – giáo dục cho các chủ đề tiếp theo Đánh giá về những vấn đề đãlàm được và chưa được như : mục đích, nội dung, tổ chức hoạt động , sức khỏe củatrẻ, môi trường giáo dục, phương tiện giáo dục
Đánh giá cuối độ tuổi: đánh giá về các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhậnthức cuối độ tuổi - cuối năm học, căn cứ vào chỉ số phát triển trẻ và mục tiêu cuối
độ tuổi Đánh giá này có tính chất như tổng kết đối với trẻ sau mỗi giai đoạn
Biện pháp 7: Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp
Trang 12Cơ sở vật chất của nhóm lớp là toàn bộ các phương tiện vật chất và kĩ thuậtđược nhà trường trang cấp để chăm sóc, giáo dục trẻ Nó bao gồm các phòng nhóm,
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị ,sách báo, tài liệu chuyên môn… đó là điều kiệnkhông thể thiếu được để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hiệu quả làmviệc của giáo viên Quản lí cơ sở vật chất của nhóm / lớp nhằm đạt được mục tiêu
là xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình chămsóc, giáo dục trẻ Hằng năm ,giáo viên chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường có
kế hoạch sửa chữa , thay thế hoặc mua sắm bổ sung các trang thiết bị Nhà trường có
sổ theo dõi tài sản và giao cho giáo viên quản lí tài sản cụ thể Cần báo cáo kịp thờikhi bị mất cắp hoặc hư hỏng, giáo viên có trách nhiệm quản lí tốt cơ sở vật chất củanhóm/lớp và đồ dùng của trẻ
Sắp xếp đồ dùng ,đồ chơi gọn gằng, ngăn nắp, thuận tiện, đảm bảo vệ sinh và
+ Sổ kế hoạch của giáo viên
+ Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ
+ Bảng ghi chế độ sinh hoạt
+ Bảng ghi chương trình dạy trẻ
Trang 13+ Bảng phận công công tác của giáo viên.
+ Biểu đồ tăng trưởng của trẻ
+ Bảng thông báo với gia đình trẻ khi cần
Cơ sở vật chất của nhóm /lớp là tài sản của nhà trường được giao trách nhiệmcho giáo viên trực tiếp quản lí Quản lí tốt cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sửdụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dụctrẻ
Biện pháp 8: Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ
Xây dựng tốt mối quan hệ trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và giađình là một nhiệm vụ quan trọng của những người giáo viên mầm non Điều 93,Luật Giáo Dục năm 2005 cũng đã nêu rõ nhà trường phải có trách nhiệm chủ độngphối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu , nguyên lí giáo dục Điều này cho thấyngành giáo dục đã xác định rõ và rất coi trọng vấn đề phối hợp giữa nhà trường vớigia đình trong giáo dục; đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường
và của giáo viên Giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếpthực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ Kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc mộtphần rất lớn vào việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ giữa trường mầmnon với gia đình Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình là mối quan hệ haichiều mật thiết, cùng chung một mục đích Để làm được chức năng tuyên truyền chocác bậc cha mẹ thì giáo viên cần nắm vững mục đích của việc tuyên truyền là giúpcho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng nhữnghiểu biết của mình vào việc nuôi dưỡng , dạy dỗ con em mình.Giáo viên trao đổitrực tiếp hàng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ Tổ chức họp định kỳ vơi gia đình
Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các lớp Thông qua các đợt kiểm tra sứckhỏe và các hội thi văn hóa, văn nghệ , tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ Mời gia đìnhthăm quan hoặc tham gia vào một số hoạt động của lớp của trường tùy theo điều
Trang 14kiện và khả năng của họ , thông qua ban phụ huynh …Để tạo sự tin tưởng và thu hút
sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của lớp của trường giáo viên cần phải: lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ , chủ động xây dựng mốiquan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc vàgiáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu Giáo viên cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ vềchương trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thưc liên lạc thườngxuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình , thông tin cho cha mẹ trẻbiết về tình hình của trẻ ở lớp , những thay đổi của trẻ nếu có thể để kịp thời có biệnpháp tác động chăm sóc – giáo dục phù hợp Cần thống nhất với các bậc phụ huynh
về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trongtừng giai đoạn và cả năm học Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ giáoviên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình để có hình thức phốihợp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất
c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Được sự quan tâm của các cấp, sự đoàn kết nhất trí cao, yêu nghề, yêu trẻ, lỗlực phấn đấu của tập thể công chức, viên chức, học sinh, phụ huynh, cộng đồng
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững phươngpháp chủ nhiệm lớp
Tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo mọi hoạt động sát có hiệu quả.Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, phu huynh, cộng đồng, rút kinh
d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Tuy mỗi biện pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau nhưng nó
có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau Nhằm mục đích có nhiềukinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dụctrẻ
e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trang 15Sau khi đưa ra những biện pháp trên tôi đã thăm dò ý kiến của đồng nghiệpcùng tổ khối trong trường, bằng cách đưa ra một số câu hỏi?
+ Các đồng chí khi thực hiện các biện pháp tôi đưa ra thấy thế nào?
+ Những biện pháp tôi đưa ra có phù hợp, với lớp học của mình chưa ?
+ Với những biện pháp trên khi áp dụng có những khó khăn gì?
+ Hiệu quả khi áp dụng biện pháp ?
Với các câu hỏi trên tôi đã nhận được những câu trả lời
Các biện pháp tôi đưa ra đã phù hợp với điều kiện thực tế của lớp Lá 3 trườngMầm non Hoa Hồng Chất lượng giảng dạy nâng lên rõ rệt, học sinh đi học chuyêncần hơn, yêu thích đến trường lớp hơn
Trong năm học 2014 - 2015 nhờ có biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằmnâng cao chất lượng dạy và học Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, khoahọc, sát với điều kiện thực tế của lớp học mình, nâng cao được chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ, cuối hoạc kì I cao hơn đầu năm
Từ kết quả khảo nghiệm đầu năm đem so sánh với kết quả cuối học kỳ I nhưsau:
Sĩ số học sinh : 24 Nữ : 12 Dân tộc :01 Nữ dân tộc :01
Phát triển tình cảm
và quan hệ xã hội
Trang 16- Giá trị khoa học:
Đây là đề tài sát thực với giáo viên bậc học Mầm non nói chung, trường Mầmnon Hoa Hồng nói riêng trong xã hội hiện nay Không những giúp cán bộ quản lýchỉ đạo sát hoạt động chuyên môn, mà còn giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyênmôn, chủ nhiệm lớp, luôn luôn đổi mới phương pháp, cách tổ chức linh hoạt, sángtạo để thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, sáng tạo, linh hoạt hơntrong cuộc sống Phát triển toàn diện, có những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong cuộcsống hàng ngày, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường hàng nămđược tăng lên rõ rệt, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao cụ thể : Tổng số trẻ ra lớp :235 trẻ,98% số trẻ đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ giáo dục
Đảm bảo an toàn cho trẻ 100% cả về thể chất và tinh thần
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thể nhẹ cân của toàn trường giảm
Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường ngày càng được tăng cường, đáp ứngnhu cầu học tập vui chơi, ăn, ngủ tại trường cho trẻ
Kiểm định chất lượng trẻ theo chương trình giáo dục mầm non trẻ phát triểnđạt tỷ lệ cao
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận
Giáo dục mầm non có nhiệm vụ : Nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm
mĩ và tình cảm xã hội để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ thông Mỗi nhóm
lóp trong trường mầm non được coi như một tế bào của cơ thể nhà trường Chấtlượng chăm sóc và giáo dục của từng nhóm lớp góp phần tạo nên chất lượng giáo
Trang 17dục chung của nhà trường Để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻchuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ thông việc nâng cao trình độ nghiệp vụ taynghề cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nói chung và công tác chủ nhiệmlớp trong trường mầm non nói riêng là rất quan trọng và rất cần thiết vì giáo viênmầm non là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, họ là lực lượngchủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường vì thếgiáo viêm mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non.Qua nghiên cứu đề tài này này là 1 giáo viên trong trường tôi nhận thấy đội ngũgiáo viên nên có kế hoạch chặt chẽ trong công tác chủ nhiệm lớp ,có như vậy thìtrình độ nghiệp vụ tay nghề của giáo viên và chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc vàgiáo dục mới được nâng lên sẽ tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh góp phầnthực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và đưa nhà trường từng bước đi lên
III.2.Kiến nghị :
- Phòng giáo dục và đào tạo Krông Ana thường xuyên mở các lớp bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên mầm non về chất lượng chăm sóc -giáo dục trẻ và công tác chủ nhiệm lớp trong trường mầm non
- Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ các đoàn thể trong nhàtrường thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động, tăng cường côngtác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Tham mưu với các cấp các ngànhtăng cường đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo nhu cầuchăm sóc- nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
- Đối với giáo viên: Yêu nghề có tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cao trongcông việc Yêu thương trẻ như chính con em ruột thịt của mình, luôn tự học, tự rèn ,nâng cao trình độ chuyên môn làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy contheo khoa học với các bậc phụ huynh nói chung
Trang 18- Đối với phụ huynh học sinh: Quan tâm đến con em, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp với nhà trường cùng thống nhất chăm sóc- nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo khoa học, giúp trẻ phát triển toàn diện để chuẩn bị tốt cho trẻ vào
học trường Tiểu học
Băng Adrênh, ngày 25 tháng 1 năm 2015 Người viết Đặng Thị Vương NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
Trang 19STT MỤC LỤC TRANG
6 I.5 Phương pháp nghiên cứu: 3
8 II 1 Cơ sở lý luận 3,4
11 II 4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Điều lệ trường mầm non
Trang 202 Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh )
3 Đường lối, quan điểm giáo dục
4 Các tạp chí giáo dục mầm non
5 Tài liệu BDTX chu kỳ 2012– 2015
5 Thực trạng của đơn vị
6 Luật giáo dục
8 Hướng dẫn thực hiên chương trình giáo dục mầm non mới
9 Tài liệu chăm sóc- giáo dục trẻ ở lớp mẫu giáo ghép
Hết