1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LA tiến sĩ)

227 445 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam (LÀ tiến sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LÊ THANH HÀ

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.,TS Nguyễn Thị Thanh Hoài

2. PGS.,TS Kiều Hữu Thiện

Học viện Tài chính Học viện Ngân hàng

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

MỤC LỤC MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 1

1.1.1.1 Giáo trình, sách chuyên khảo 1

1.1.1.2 Đề tài nghiên cứu khoa học 3

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 4

1.1.2.1 Giáo trình, sách chuyên khảo 4

1.1.2.2 Bài báo khoa học 5

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 7 1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.2.1.1 Giáo trình, sách chuyên khảo, hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức .7

1.2.1.2 Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ 9

1.2.1.3 Đề tài nghiên cứu khoa học 10

1.2.1.4 Bài báo khoa học 12

1.2.2 Nghiên cứu trong nước 14

1.2.2.1 Giáo trình, sách chuyên khảo 14

1.2.2.2 Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ 15

1.2.2.3 Đề tài nghiên cứu khoa học 18

1.2.2.4 Bài báo khoa học 19

Trang 4

1.3.2 Những vấn đề chưa nghiên cứu và còn tồn tại 25

1.4 KHOẢNG HỞ NGHIÊN CỨU 26 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 28 2.1 LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 28 2.1.1 Khái quát về công ty đa quốc gia 28

2.1.1.1 Khái niệm, mục đích và cơ cấu tổ chức của công ty đa quốc gia .28 2.1.1.2 Cách thức hình thành một công ty đa quốc gia 31

2.1.1.3 Phân loại các công ty con ở nước ngoài của công ty đa quốc gia.33 2.1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài của các MNCs đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội nước tiếp nhận đầu tư 34

2.1.2 Lý luận về chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia 37

2.1.2.1 Các quan điểm về chuyển giá của các công ty đa quốc gia 37

2.1.2.2 Nguyên nhân của hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia 39

2.1.2.3 Các hình thức chuyển giá của các công ty đa quốc gia 41

2.1.2.4 Tác động của hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia.47 2.2 LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 50 2.2.1 Khái niệm về kiểm soát hoạt động chuyển giá 50

2.2.1.1 Khái niệm về kiểm soát 50

2.2.1.2 Khái niệm về kiểm soát hoạt động chuyển giá 50

2.2.1.3 Quan điểm về định giá chuyển giao 51

2.2.2 Các chủ thể liên quan tới kiểm soát hoạt động chuyển giá 54

2.2.2.1 Nhà nước 54

2.2.2.2 Chủ thể chuyển giá 55

2.2.3 Nội dung của kiểm soát hoạt động chuyển giá 55

2.2.3.1 Xây dựng khung pháp lý nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá 55

Trang 5

2.2.3.3 Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thuế các nước 61

2.2.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá .62 2.2.3.5 Triển khai kiểm soát hoạt động chuyển giá 62

2.2.4 Yêu cầu của kiểm soát hoạt động chuyển giá 63

2.3 KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 64 2.3.1 Kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của một số quốc gia64 2.3.1.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 64

2.3.1.2 Kinh nghiệm của Anh 69

2.3.1.3 Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Nga 71

2.3.1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc 74

2.3.1.5 Kinh nghiệm của Thái Lan 77

2.3.2 Bài học cho Việt Nam 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 82 3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2016 82 3.1.1 Khái quát kinh tế Việt Nam thời gian qua 82

3.1.2 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty đa quốc gia vào Việt Nam sau 30 năm đổi mới 86

3.1.2.1 Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 86

3.1.2.2 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 91

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 94 3.2.1 Khái lược tình hình hoạt động của các chi nhánh MNCs tại Việt Nam 95

3.2.1.1 Tỷ lệ doanh nghiệp FDI thua lỗ ở mức cao 96

3.2.1.2 Tỷ lệ đóng góp thuế trên thu nhập bình quân của các doanh nghiệp FDI thấp hơn các doanh nghiệp Việt Nam với cùng điều kiện 98

Trang 6

3.2.1.3 Biểu hiện chuyển giá qua khảo sát các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực may mặc tại TP Hồ Chí Minh 99 3.2.1.4 Nhiều chi nhánh MNCs có giao dịch liên kết với các chủ đầu tư đến từ những thiên đường thuế 100

3.2.2 Các hình thức chuyển giá tại Việt Nam và một số nghi vấn về chuyển giá 100

3.2.2.1 Chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản khi thành lập doanh nghiệp FDI 101 3.2.2.2 Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình 103 3.2.2.3 Chuyển giá qua việc mua nguyên liệu từ công ty liên kết với giá cao, xuất khẩu với giá thấp 106 3.2.2.4 Chuyển giá qua việc định giá chuyển giao sản phẩm sai lệch giữa các chi nhánh của cùng một MNCs ở các quốc gia 108 3.2.2.5 Nghi vấn chuyển giá qua thực hiện siêu khuyến mãi, nâng cao chi phí quảng cáo nhằm chiếm lĩnh thị trường 110 3.2.2.6 Chuyển giá qua vay trực tiếp từ công ty mẹ 112

CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM

117

3.3.1 Xây dựng khung pháp lý nhằm kiểm soát chuyển giá 117 3.3.2 Công tác cải cách thuế của Chính phủ 126 3.3.3 Hợp tác quốc tế về thuế của Chính phủ 128 3.3.4 Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kiểm soát hoạt động chuyển giá 129 3.3.5 Tổ chức thực hiện kiểm soát hoạt động chuyển giá 130

3.3.5.1 Đẩy mạnh việc thực hiện các chuyên đề kiểm soát hoạt động chuyển giá 130 3.3.5.2 Tăng cường công tác quản lý kê khai, tổng hợp và phân tích hồ sơ giao dịch liên kết 131 3.3.5.3 Thực trạng kỹ thuật kiểm soát hoạt động chuyển giá 133 3.3.5.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chuyển giá 138

Trang 7

3.4 ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA143

3.4.1 Những mặt đạt được 143

3.4.1.1 Bước đầu đã nhận định được một số cách thức chuyển giá của chi nhánh các MNCs và đưa ra xử lý được một số vụ việc điển hình 143 3.4.1.2 Hành lang pháp lý cho việc kiểm soát hoạt động chuyển giá đang ngày càng được hoàn thiện 144 3.4.1.3 Hợp tác quốc tế về thuế có nhiều chuyển biến tích cực 145 3.4.1.4 Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá đang dần được chuẩn hóa 146 3.4.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá dần được cải thiện 146

3.4.2 Những mặt còn hạn chế, bất cập 147

3.4.2.1 Hành lang pháp lý vẫn còn tồn tại nhiều bất cập 147 3.4.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn dữ liệu thông tin phục vụ cho kiểm soát hoạt động chuyển giá còn nhiều hạn chế 152 3.4.2.3 Hoạt động liên kết, phối hợp kiểm soát hoạt động chuyển giá còn hạn chế 153 3.4.2.4 Vấn đề tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác quản lý thuế 154

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 154

3.4.3.1 Chuyển giá là vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính chất kỹ thuật phức tạp 155 3.4.3.2 Chế tài xử lý hoạt động chuyển giá chưa đủ sức răn đe 156 3.4.3.3 Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch và số liệu tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành 158 3.4.3.4 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế 159

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA

Trang 8

4.1 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH MNCs TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 161

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CHI NHÁNH MNCs TẠI VIỆT NAM 162

4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho kiểm soát hoạt động

chuyển giá 162

4.2.2 Xây dựng hướng dẫn thực hiện các biện pháp xác định giá chuyển nhượng trong giao dịch 163

4.2.2.1 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập 164

4.2.2.2 Phương pháp giá bán lại 164

4.2.2.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi 165

4.2.2.4 Phương pháp so sánh lợi nhuận 165

4.2.2.5 Phương pháp tách lợi nhuận 166

4.2.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch 167

4.2.4 Xây dựng số liệu tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành 168

4.2.5 Xây dựng cơ chế bảo mật thông tin của các doanh nghiệp 169

4.2.6 Quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế 169

4.2.7 Giải pháp triển khai thỏa thuận trước về giá tính thuế 171

4.2.8 Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư nước ngoài

174

4.3 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ 176 4.3.1 Kiểm soát chuyển giá qua nâng khống giá trị tài sản khi hình thành doanh nghiệp FDI 176

4.3.2 Kiểm soát chuyển giá qua nâng khống giá trị tài sản vô hình 176

4.3.3 Kiểm soát chuyển giá qua việc mua bán nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra với công ty mẹ cũng như công ty liên kết 178

4.3.4 Kiểm soát chuyển giá qua việc nâng cao chi phí quảng cáo 181

Trang 9

4.3.5 Kiểm soát chuyển giá qua cho vay giữa các bên có quan hệ liên kết

182 4.3.6 Kiểm soát chuyển giá lãi ở Việt Nam 184

4.4.1 Ổn định kinh tế vĩ mô 185 4.4.2 Ổn định và nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam 187

KẾT LUẬN 190

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết

tắt

Giải nghĩa

1 ALP The Arm's – Length Principle - Nguyên tắc giá thị trường

2 APA Advance Pricing Arragements - Cơ chế thỏa thuận trước về giá

4 IRS Internal Revenue Service - Cơ quan thuế nội địa Hoa Kỳ

5 FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6 GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc dân

7 MNCs Multinational Corporation – Công ty đa quốc gia

8 OECD Organisation for Economic Co – operation and Development

-Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

3.1 Kết quả khảo sát tài chính nhóm doanh nghiệp

3.3 Tình hình bán hàng của công ty A với các bên

liên kết giai đoạn 2013 – 2015

3.6 Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh của DN

dệt may trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn

3.10 Sự thay đổi của Nghị định 20/2017/NĐ – CO so

với Thông tư 66/2010/TT – BTC về quy định

liên kết

119

3.11 Sự thay đổi của Nghị định 20/2017/NĐ – CP về

phương pháp so sánh và điều chỉnh giá giao dịch

liên kết

123

Trang 12

3.12 Kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI tại một số

3.13 Sự thay đổi các hướng dẫn kiểm soát chuyển giá 145

4.1 Sử dụng phương pháp xác định giá thị trường 166

4.3 Xác định tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn 179

4.4 Quy định về tỷ lệ vốn mỏng của một số quốc gia

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Số hiệu sơ đồ,

2.2 Cơ cấu các loại thuế đóng góp cho Ngân sách Hoa

3.1 Tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người 83

3.2 Cơ cấu ngành trong GDP và tốc độ tăng trưởng

3.6 FDI thực hiện trung bình giai đoạn trước và sau

3.7 Xuất – nhập khẩu của DN FDI tại Việt Nam giai

3.8 Tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh tế 92

3.9 Cơ cấu của các thành phần kinh tế trong GDP 93

3.10 Tỷ lệ doanh nghiệp FDI khai lỗ giai đoạn 2007 –

3.11 Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế qua chỉ số

3.12

Giá trị nguyên liệu nhập khẩu từ TOWA Nhật Bản

và giá vốn hàng bán của công ty TNHH TOWA giai đoạn 2009 – 2011

106

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua hơn 30 năm đổi mới với những cải cách mở cửa hội nhập cùng nềnkinh tế thế giới, Việt Nam đã có những bước tiến trong việc thu hút vốn đầu tư quốc

tế, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI Tuy trải qua một số giai đoạn thăngtrầm, song nhìn chung nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên cả về

số lượng và chất lượng Đặc biệt, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đượcthực hiện chủ yếu là của các công ty đa quốc gia (MNCs) trên thế giới Đầu tư từcác công ty đa quốc gia đang là lời giải cho bài toán làm thế nào nâng cao trình độkhoa học công nghệ, trình độ quản lý kinh tế và giải quyết công ăn việc làm chongười lao động Có thể khẳng định rằng, FDI là nguồn cung cấp vốn quan trọng chonền kinh tế Việt Nam, là động lực thúc đẩy và tạo nên tính năng động, cạnh tranhcho thị trường nước ta

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, hình thức đầu tư này cũng đang chothấy một hiện tượng đáng quan ngại: nhiều doanh nghiệp FDI – chi nhánh của cáccông ty đa quốc gia tại Việt Nam1 kê khai thua lỗ kéo dài trong nhiều năm làm chongân sách thất thu một khoản thuế rất lớn, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lànhmạnh với các doanh nghiệp trong nước, nhiều khả năng dẫn tới hiện tượng lũngđoạn thị trường, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực FDIcũng như mục tiêu thu hút luồng vốn này của Chính phủ

Trước thực trạng nêu trên, vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI đangđược đề cập đến rất nhiều trong thời gian gần đây Theo các số liệu thống kê, cókhoảng 70% các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kê khaithua lỗ kéo dài; ở phạm vi cả nước con số này là trên 50%; dù thực tế phát triển rấttốt và tăng trưởng với tỷ lệ cao Tình trạng “lỗ giả, lãi thật”; tình trạng ngày càng cónhiều chi nhánh công ty đa quốc gia lớn sau rất nhiều năm hoạt động tại Việt Namkhông phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đã và đang đặt ra thách thức

1Thực chất doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam chính là các chi nhánh của các công ty

đa quốc gia Vì vậy trong nội dung của luận án, khi NCS đề cập tới các DN FDI ở Việt

Trang 15

rất lớn cho các nhà quản lý kinh tế; đồng thời tạo áp lực lên các doanh nghiệp hoạtđộng lành mạnh Trước tình hình đó, Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Tài chính đã tiếnhành nhiều biện pháp mà nổi bật nhất là xây dựng và thực hiện hướng dẫn việc xácđịnh giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết;thực hiện cơ chế thỏa thuận trước về giá Đồng thời, các cơ quan hữu quan ở Trungương và các địa phương cũng đã bắt tay vào cuộc với nhiều giải pháp cụ thể, tíchcực Tuy nhiên, tình hình “thua lỗ” vẫn tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng; đồngthời, vấn đề kiểm soát chuyển giá cũng đang gặp rất nhiều thách thức.

Xuất phát từ tình hình nêu trên cũng như qua tìm hiểu của nghiên cứu sinh

và để phục vụ cho công việc chuyên môn, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Kiểmsoát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam”làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểmsoát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam

 Phân tích thực trạng chuyển giá tại Việt Nam, chỉ ra những hình thức chuyểngiá được các chi nhánh MNCs tại Việt Nam thực hiện Phân tích thực trạng hoạtđộng kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam trên nhiều góc độ: từ hoàn thiện pháp luậtkiểm soát chuyển giá đến thực hiện các biện pháp mang tính chất chuyên mônnghiệp vụ; chỉ rõ những thành tựu và hạn chế của công tác này

 Đề xuất các giải pháp xuất phát từ tình hình thực tiễn, có cơ sở để kiểm soátmột cách có hiệu quả hoạt động chuyển giá của các chi nhánh công ty đa quốc giatại Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sinh lựa chọn phương pháp duy vật biện chứng và phương phápduy vật lịch sử dựa trên cơ sở các hiện tượng khách quan và các quy luật kinh tế xã

Trang 16

hội Đồng thời, nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứunhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu Cụ thể:

a) Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin được nghiên cứu sinh sử dụng đểthu thập các tài liệu sơ cấp và thứ cấp Đó là các báo cáo tài chính của một số chinhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam; các báo cáo kết quả thanh tra chi nhánhcông ty đa quốc gia của Tổng cục Thuế và Cục Thuế một số địa phương; một số kếtluận thanh tra các vi phạm về nghĩa vụ thuế nói chung, nghi vấn chuyển giá nóiriêng của Thanh tra Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước; các văn bản quy phạm phápluật, các báo cáo, đề án, chương trình có liên quan của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế và cơ quan thuế một số địa phương.Cùng với đó là các đề án, công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án tiến

sĩ kinh tế, thạc sĩ kinh tế, các bài báo khoa học, bài báo thời sự ở cả trong và ngoàinước có liên quan đến công ty đa quốc gia, tài chính công ty đa quốc gia và hoạtđộng chuyển giá Nghiên cứu sinh đã xử lý các thông tin từ các tài liệu này nhằmđạt được các mục tiêu sau

 Hệ thống hóa được những kết quả nghiên cứu trước luận án, tìm ra nhữngvấn đề còn vướng mắc, tồn tại cũng như chỉ ra khoảng hở nghiên cứu mà luận áncần hướng tới, từ đó tìm ra điểm mới của vấn đề

 Tìm kiếm, thu thập các căn cứ khoa học cũng như các số liệu từ các nguồntài liệu đáng tin cậy làm cơ sở khách quan cho việc hình thành các luận điểm, luận

cứ và luận chứng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn

 Trình bày kết luận, kết quả nghiên cứu của luận án theo cách tiếp cận riêngcủa nghiên cứu sinh

b) Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đếncác vấn đề về mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phi tài chính và tài chính (hoạtđộng chuyển giao nội bộ) của các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam vớicông ty mẹ cũng như với các bên có quan hệ liên kết Cùng với đó, phương phápđược sử dụng trong việc phân tích các hình thức, quá trình mà chi nhánh công ty đaquốc gia triển khai để thực hiện hoạt động chuyển giá Luận án đã phân tích một số

Trang 17

số liệu để thấy được tác động của chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốcgia tại Việt Nam, trong đó tập trung vào việc làm xói mòn cơ sở tính thuế cũng nhưgây ra tình trạng thất thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, chuyển giá là một vấn đề hết sức nhạy cảm, bên cạnh một sốthông tin, số liệu đã được công khai thì nhiều tài liệu do các cơ quan chức năngcung cấp là các tài liệu nội bộ, tài liệu chưa công bố, một số tài liệu chứa đựng cácthông tin được xem như tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp có giới hạn đốitượng sử dụng, một số tài liệu có tính chất bảo mật tại thời điểm hiện nay, nên trongquá trình sử dụng, nghiên cứu sinh được yêu cầu không thực hiện công khai rõnguồn tài liệu và tên của doanh nghiệp cũng như tên của công ty đa quốc gia haybên có quan hệ liên kết Song nghiên cứu sinh có thể khẳng định rằng các tài liệu cónguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy cao và được các cơ quan quản lý có thẩm quyềncung cấp theo đúng quy trình; đồng thời, nghiên cứu sinh đã sử dụng và dẫn chứngtrung thực trong luận án

c) Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thốngpháp luật của Việt nam với các quy định của một số tổ chức quốc tế như Liên Hiệpquốc hay OECD cũng như một số quốc gia khác về chính sách đầu tư trực tiếp nướcngoài, chính sách thuế, phương pháp định giá chuyển giao nội bộ cũng như các vấn

đề khác có liên quan

Cùng với đó, phương pháp so sánh cũng được sử dụng để đối chiếu, phântích sự thay đổi của các quy định về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam qua các thời

kỳ, phân tích nhằm chỉ rõ ưu nhược điểm của từng quy định

d) Phương pháp nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống là một phương pháp nghiên cứu định tính rất phù hợpvới đề tài luận án của nghiên cứu sinh cũng như phù hợp với tính chất của số liệunghiên cứu Phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng để đi sâu phân tíchmột số trường hợp, vụ việc điển hình về chuyển giá tại các chi nhánh công ty đaquốc gia tại Việt Nam cũng như các trường hợp điển hình về việc kiểm soát chuyểngiá của một số quốc gia

Trang 18

Phương pháp này giúp luận án trả lời được câu hỏi các hình thức chuyển giáđang diễn ra như thế nào tại các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam cũngnhư trên thế giới; cách thức mà các quốc gia tiên tiến cũng như các quốc gia có điềukiện tương đồng với Việt Nam ứng phó với hoạt động chuyển giá Đồng thời,phương pháp nghiên cứu tình huống cũng cho phép nghiên cứu sinh lựa chọn các vụviệc tiêu biểu, các nghi vấn chuyển giá tiêu biểu làm minh chứng cho hoạt độngchuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

e) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Do tính chất số liệu, tài liệu nghiên cứu nên nghiên cứu sinh không thể trựctiếp điều tra số liệu thực tiễn mà sử dụng kết quả điều tra (dữ liệu thứ cấp) của một

số cơ quan chức năng cũng như một số nhóm chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu.Những kết quả điều tra này được sử dụng một cách phù hợp giúp tăng độ tin cậycho những luận điểm đưa ra trong luận án

Cụ thể, luận án đã sử dụng các kết quả nghiên cứu: Kết quả điều tra củaTổng cục Thuế; Kết quả điều tra của Cục Thuế một số địa phương; Kết quả điều tracủa nhóm chuyên gia từ Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kết quả điều tra thống

kê của Tổng cục Thống kê

f) Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp

Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp được sử dụng để liên kết các luận điểmnghiên cứu thành một thể thống nhất nhằm thể hiện một các đầy đủ, sâu sắc nhất vềvấn đề nghiên cứu của luận án

Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp đồng thời giúp nghiên cứu sinh trả lờicác câu hỏi nghiên cứu một cách logic và phù hợp với quy luật, với bản chất củavấn đề

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Luận án đề cập tới nhiều vấn đề, từ lý luận tổng quan về công ty đa quốc gia

và hoạt động chuyển giá đến kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánhcông ty đa quốc gia tại Việt Nam Đối tượng nghiên cứu mà luận án hướng đến là

kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

Trang 19

 Về không gian: hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương củaViệt Nam đều có doanh nghiệp FDI Luận án đã nghiên cứu, phân tích về chuyểngiá trên phạm vi toàn quốc, trong đó có tập trung vào một số tỉnh, thành trọng điểm

về thu hút FDI cũng như có những báo cáo về chuyển giá và nghi vấn chuyển giálớn, phức tạp

 Về thời gian: luận án nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giátrong giai đoạn từ khi Việt Nam mở cửa đón nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài cho

đến thời điểm hiện tại, trong đó do tính chất của số liệu nghiên cứu nên tập trung

chủ yếu vào giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

 Về mặt lý luận: Luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết vềchuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá Những đóng góp về lý luận này tiếptục củng cố thêm những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây trongviệc làm rõ bản chất của chuyển giá, nguyên nhân chủ quan và khách quan thúc đẩyhoạt động chuyển giá của các chi nhánh công ty đa quốc gia; tác động của chuyểngiá tới nhiều chủ thể trong nền kinh tế mở hiện nay Cùng với đó, luận án đã đónggóp một số vấn đề lý luận về kiểm soát chuyển giá trong điều kiện tình hình mới.Khung lý thuyết mà Luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận cho cácnghiên cứu sau luận án tham khảo và dùng làm tài liệu hữu ích giúp các nhà quản lý

có các nhìn toàn diện hơn về chuyển giá, có cơ sở để xây dựng các giải pháp kiểmsoát chuyển giá có hiệu quả

 Về mặt thực tiễn: Luận án đã làm rõ thực trạng chuyển giá tại một số quốcgia trên thế giới cũng như tại Việt Nam; chỉ ra cách thức mà các quốc gia trên thếgiới cũng như Việt Nam đang áp dụng trong công tác kiểm soát chuyển giá; đánhgiá ưu nhược điểm của công tác kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam thời gian qua.Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã xây dựng các đề xuất nhằm nâng cao tính hiệulực, hiệu quả của kiểm soát chuyển giá Những đề xuất của Luận án có ý nghĩa lớn

về bổ sung, hoàn thiện về chính sách cũng như thực thi chính sách

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy,nghiên cứu chuyên sâu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá; đồng thời cũng có

Trang 20

thể được các cơ quan hữu quan tham khảo trong quá trình thực hiện công tác kiểmsoát chuyển giá tại cơ quan, đơn vị, Bộ, ngành mình.

6 Kết cấu của Luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm

có 4 chương:

 Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

 Chương 2: Lý luận về chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá trongcác công ty đa quốc gia

 Chương 3: Thực trạng kiểm soát hoạt động chuyển giá của các chi nhánhcông ty đa quốc gia tại Việt Nam

 Chương 4: Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các chi nhánh công

ty đa quốc gia tại Việt Nam

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1 Giáo trình, sách chuyên khảo

- Cuốn sách “MNCs and Modern Financial Management” tác giả Chaurasia,Harish, Nxb Rajat Publications (2008) Cuốn sách gồm 15 chương, trong đó trìnhbày nhiều vấn đề tổng quan về công ty đa quốc gia: khái niệm, quan điểm vềMNCs; sự hình thành, phát triển; các dạng công ty đa quốc gia; công ty đa quốc giavới sự phát triển thương mại quốc tế; quản trị tài chính công ty đa quốc gia; vai tròcủa công ty đa quốc gia với hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế…[76]

- Cuốn sách “Multinational Corporations in Political Environments: Ethics,Values and Strategies” tác giả Halley, Nxb World Scientific (2001) Cuốn sách là

293 trang nghiên cứu của tác giả về vấn đề công ty đa quốc gia trong môi trườngchính trị, với nội dung tập trung vào đạo đức kinh doanh, lợi ích và chiến lượcdoanh nghiệp Cuốn sách cho độc giả giải đáp việc tại sao nhiều công ty đa quốc giatrên thế giới nhận được sự ưu đãi lớn từ Chính phủ các quốc gia; nhiều hoạt độngcạnh tranh kinh tế mang bản chất và màu sắc của yếu tố chính trị và rằng, Chínhphủ của nhiều nước khó có thể trừng phạt các công ty đa quốc gia đến từ các quốcgia khác bởi yếu tố chính trị Phần IV của cuốn sách là sự khảo sát thực tế củanghiên cứu sinh trên nhiều khía cạnh, từ thu thập số liệu, phân tích và đưa ra nhậnđịnh, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.[85]

- Cuốn sách “Multinational Enterprise and Economic Analysis” tác giảRichard E Caves, Nxb Cambridge University Press (2007) Cuốn sách đề cập đến

10 vấn đề lớn, trong đó có những vấn đề trọng yếu như: hành vi đầu tư, dòng tiền;thuế, chính sách tài chính, quyết toán báo cáo tài chính, hành vi của các công ty đaquốc gia Đặc biệt, cuốn sách đi sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp dưới cả haigóc độ: nhà quản trị và nhà quản lý của Chính phủ Cuốn sách cũng dành 1 chươngviết về các công ty đa quốc gia tại các nước phát triển và vấn đề vị thế của cácMNCs.[75]

- Tác giả Shapiro, Alan C (1999) với cuốn sách “Multinational Financial

Trang 22

chuyên gia kinh tế cho là tác phẩm kinh điển về quản trị tài chính quốc tế, được sửdụng làm tài liệu chuyên khảo cho nhiều trường đại học lớn tại Việt Nam Cuốnsách đề cập đến các vấn đề về quản trị tài chính quốc tế như: quản trị tỷ giá hối đoái

và rủi ro tỷ giá, quản trị các nghiệp vụ phái sinh, quản trị dòng tiền, quản trị đầu tưquốc tế mà các chủ thể là các công ty đa quốc gia.[105]

- Một giáo trình được rất nhiều chuyên gia về tài chính quốc tế đánh giá cao

đó là “International Financial Management”, 9th edition của Jeff Madura (2008), đạihọc Florida Atlantic Đây là cuốn sách được rất nhiều các trường đại học lớn trênthế giới sử dụng như là giáo trình hay tài liệu tham khảo bắt buộc trong học tập,nghiên cứu kinh tế, tài chính Cuốn sách tập trung vào các vấn đề về quản trị tàichính; trong đó rất nhiều nội dung đề cập đến quản trị đầu tư quốc tế mà chủ thể làcác công ty đa quốc gia Tác giả phân tích sâu về nội dung đầu tư trực tiếp nướcngoài; bản chất của FDI cũng như đề cập tới một số cách thức mà các công ty đaquốc gia thực hiện để chu chuyển lợi nhuận; hợp lý hóa chi phí.[88]

- Một nghiên cứu khác về quản trị tài chính quốc tế; với cách tiếp cận cũng cónhiều nét khác biệt là cuốn “International Financial Management” của V.AAvadhani, Nxb Himalaya Publishing House (2010) Cuốn sách được chia thành 6nội dung chính: Phần 1 đưa ra bức tranh và cái nhìn toàn cảnh về quản trị tài chínhquốc tế trong các MNCs toàn cầu; Phần 2 là nội dung quản trị ngoại hối và lãi suất;Phần 3 là quản trị rủi ro trong giao dịch quốc tế; Phần 4 là quản trị kinh doanh quốctế; Phần 5, quản trị dòng tiền ngắn hạn (quản trị đầu tư tài chính ngắn hạn) và Phần

6, quản trị dài hạn dòng tiền quốc tế Hai chương 5, 6 có rất nhiều các nội dung hiệnđang được các trường đại học, học viện khối kinh tế tại Việt Nam nghiên cứu vàđưa vào các tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy.[71]

- Sách chuyên khảo “International Corporate Finance” Jacque, Laurent L, NxbWiley (2014) Cuốn sách đề cập tới việc sử dụng các công cụ phái sinh, trong đóđặc biệt đi sâu vào sử dụng phái sinh tiền tệ trong việc quản trị và gia tăng giá trịdòng tiền của các công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu Nghiên cứu cũng đưa

ra một số ví dụ điển hình về quản trị tài chính công ty đa quốc gia về vấn đề quản trịdòng tiền, trong đó chủ yếu là quản trị ngoại hối và trái phiếu doanh nghiệp.[87]

1.1.1.2 Đề tài nghiên cứu khoa học

Trang 23

- Nghiên cứu của tác giả Kari Levitt về “Silent Surrender: The MultinationalCorporation in Canada” (2002) Đây có thể coi là một nghiên cứu tiêu biểu về công

ty đa quốc gia tại một quốc gia G7 điển hình Nghiên cứu tập trung vào 7 vấn đềlớn, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của các MNCs trong sựphát triển kinh tế của mỗi quốc gia; vấn đề về ra quyết định trong quản trị doanhnghiệp toàn cầu; các vấn đề về bảo mật thông tin tài chính… Đây cũng có thể coi làtài liệu cho thấy đặc điểm mang tính bản chất của công ty đa quốc gia: bảo mậtthông tin nội bộ, đặc biệt là thông tin về tài chính.[89]

- Tác giả Nick Robins với nghiên cứu “Corporation That Changed the World:How the East India Company Shaped the Modern Multinational”, Nxb Pluto Press(2012) Nghiên cứu đề cập tới công ty Đông Ấn – công ty được nhiều nhà nghiêncứu lịch sử kinh tế coi là MNCs đầu tiên trên thế giới Tác giả nghiên cứu về sựhình thành, phát triển của công ty này và những dấu ấn mà nó để lại cho nền kinh tếhiện đại về cách thức hình thành một công ty đa quốc gia – loại hình công ty cómạng lưới toàn cầu và sự ảnh hưởng chi phối tới yếu tố nhà nước.[97]

- Nghiên cứu của nhóm các tác giả Tagi Sagafi – Nejad; John H Dunning vàHoward V Perlmutler “UN and Transnational Corporations: From Code of Conduct

to Global Compact”, Nxb Indiana University Press (2008) Nghiên cứu đề cập tớivấn đề cách thức ứng xử của các công ty đa quốc gia, trong đó đi sâu vào các chínhsách phát triển kinh doanh, chính sách xây dựng mạng lưới đến tác động của cácMNCs tới việc khiến Liên Hiệp quốc hình thành sự thỏa thuận chung, thành thông

lệ quốc tế Điều này một lần nữa cho thấy sự hoạt động của các công ty đa quốc gia

và các chính sách của nó, trong đó đặc biệt là các chính sách tài chính có tác động

vô cùng mạnh mẽ; Liên Hiệp quốc cũng phải có những đề xuất và thống nhất vớicác quốc gia thành viên về một số vấn đề liên quan đến các MNCs.[106]

- Nghiên cứu “International Financial Management” của O.P Agarwal, NxbHimalaya Publishing House (2011) Nghiên cứu của tác giả tập trung vào vấn đếquản trị tài chính quốc tế; trong đó tác giả chủ yếu nghiên cứu về quản trị tài chínhcông ty đa quốc gia với các nội dung: sự hình thành các chi nhánh của các MNCs ởnước ngoài, động cơ và mục đích hình thành MNCs, tài chính MNCs với sự khác

Trang 24

biệt về chính sách thuế, chính sách tài chính giữa các quốc gia nơi có các chi nhánhMNCs.[70]

- Nghiên cứu của Kirt C Butler “Multinational Finance: EvaluatingOpportunities, Costs, and Risks of Operations” Nxb Wiley (2012) Đây là nghiêncứu nổi tiếng về tài chính công ty đa quốc gia khi nó đề cập đến các vấn đề về đánhgiá cơ hội, chi phí cũng như rủi ro hoạt động Nghiên cứu chỉ ra cả về góc độ lýthuyết và thực tiễn các vấn đề khi MNCs thực hiện các hoạt động tài chính, chi phí

và lợi ích từ các hoạt động tài chính như xuất nhập hóa đơn, tăng chi phí, điều tiếtgiá chuyển nhượng… Các loại rủi ro hoạt động cũng được đề cập chi tiết và đầy đủcũng như đưa ra các cách thức phòng ngừa rủi ro hoạt động.[91]

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài mà các chủ thể lớn nhất chính là các MNCs, hiện đã có một số nghiên cứu vềcông ty đa quốc gia cũng như vấn đề quản trị tài chính công ty đa quốc gia

1.1.2.1 Giáo trình, sách chuyên khảo

- Nghiên cứu của PGS.,TS Phùng Xuân Nhạ “Công ty xuyên quốc gia – Lýthuyết và thực tiễn”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (2010) Cuốn sách chuyên khảogồm 06 chương, trong đó đi sâu phân tích về công ty xuyên quốc gia cũng như vaitrò, bản chất, đặc điểm, chiến lược hoạt động của các công ty này Thuật ngữ được

sử dụng là “công ty xuyên quốc gia”; tuy nhiên ngay chương 1 “Bản chất, đặc điểm

và chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia”; tác giả đã trình bày rất rõviệc xác định tên gọi công ty xuyên quốc gia hay công ty đa quốc gia mang ý nghĩatương đối; gần đây không còn tồn tại sự phân biệt giữa hai khái niệm này.[28]

- Cuốn sách hiện đang được sử dụng trong giảng dạy môn học Quản trị Tàichính công ty đa quốc gia tại Học viện Tài chính Với 5 chương, tài liệu đạt đượcmột số thành tựu nhất định trong nghiên cứu về cấu trúc, dạng thức cũng như conđường hình thành các MNCs và một số vấn đề có tính chất cơ bản về tài chính công

ty đa quốc gia.[26]

- Cuốn “Quản trị Tài chính quốc tế” của TS Ngô Thị Ngọc Huyền và Ths.Nguyễn Thị Hồng Thu, Nxb Thống kê (2009) Cuốn sách là tài liệu được nhóm tácgiả biên soạn công phu với 578 trang chia làm 4 phần, 16 chương Các nội dung viết

Trang 25

về môi trường hoạt động của công ty đa quốc gia và quản trị tài chính quốc tế; đolường rủi ro và quy chuyển báo cáo tài chính của MNCs; quản trị vốn lưu động vàtài trợ ngắn hạn của các MNCs cũng như các vấn đề về ngân sách vốn và quản trị hệthống toàn cầu của các MNCs.[20]

- Giáo trình “Quản trị Tài chính công ty đa quốc gia” (2014), Nxb Đại họcquốc gia TP HCM do tác giả Huỳnh Thị Thúy Giang (Đại học Kinh tế Luật –ĐHQG TP.HCM) chủ biên Giáo trình là 202 trang viết được biên soạn gồm nhữngvấn đề lớn như: sự phát triển của các MNCs qua các thời kỳ, động cơ hình thànhMNCs, mục tiêu của quản trị tài chính công ty đa quốc gia; quản trị đầu tư và quảntrị rủi ro của các công ty đa quốc gia; quản trị dòng tiền và quản trị chu chuyểnvốn…[15]

- Cuốn sách chuyên khảo “Tài chính công ty đa quốc gia” (2015) do TS PhanThị Nhi Hiếu và các đồng sự biên soạn, Nxb Kinh tế TP Hồ Chí Minh Cuốn sáchnghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về công ty đa quốc gia và tài chính công ty đaquốc gia; trong đó đi vào phân tích một số vấn đề thực tế về chu chuyển hóa đơn,quản trị dòng tiền, quản trị ngoại hối, lựa chọn phương án đầu tư; lựa chọn vay vốnhay cách thức quản trị dòng tiền đầu tư ngắn hạn; trung và dài hạn.[16]

1.1.2.2 Bài báo khoa học

- Tác giả Tường Nguyên trên báo Công nghiệp (2000) số 24 với bài báo “Từ

"Công ty xuyên quốc gia " thành " Công ty đa quốc gia " một xu thế mới của kinh tếthế giới” đã khái quát về sự hình thành và phát triển của loại hình công ty đa quốcgia Tác giả đi từ khởi nguồn của công ty xuyên quốc gia – bản chất là công ty cóhoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại nhiều quốc gia nhưng có chủ sở hữu cùngmang 1 quốc tịch đến sự phát triển mở rộng, tính đa sở hữu, tính đại chung và toàncầu của loại hình công ty đa quốc gia Tác giả đưa ra kết luận rằng trong nền kinh tếhiện đại ngày nay việc phân loại 2 khái niệm này chỉ mang ý nghĩa hết sức tươngđối.[34]

- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang trên tạp chí Phát triển kinh tế (2004) số 160với bài báo “Chính sách tài chính và tiền tệ tác động như thế nào đến các công ty đaquốc gia hoạt động tại Việt Nam?” Bài viết đã đưa ra đánh giá về các chính sách tàichính tiền tệ giai đoạn trước 2004 và tác động tới các MNCs cũng như các cách

Trang 26

thức, hoạt động tài chính mà các MNCs sử dụng để nâng cao hiệu quả, nâng cao lợinhuận của mình Bài viết đã chỉ ra rằng, các MNCs luôn rất nhanh nhạy trong việcphản ứng với sự thay đổi chính sách, luôn có dự phòng tài chính và có nhiều cáchthức để tận dụng “kẽ hở” của chính sách.[59]

- Tác giả Minh Quốc với bài viết “Tài chính tiền tệ: Những “quỹ tối cao” vàcông ty đa quốc gia” trên tạp chí Ngoại thương (2008) số 20 Bài viết là sự đánh giácủa nghiên cứu sinh về hoạt động tài chính và kết cấu tài chính của công ty đa quốcgia, về sức mạnh trong sử dụng chính sách tài chính tiền tệ của loại hình công tynày.[40]

- Tác giả Bùi Kim Yến trên tạp chí Phát triển kinh tế (2006) số 187 với bài viết

“Chiến dịch toàn cầu hóa của các công ty đa quốc gia” Nghiên cứu đã chỉ ra sự vậnđộng phát triển của các công ty đa quốc gia trong bối cảnh mới Đặc biệt, nghiêncứu đã góp phần khẳng định thêm rằng, công ty đa quốc gia đã và đang là động lựcphát triển kinh tế toàn cầu; là khởi nguồn và cảm hứng cho mọi xu hướng mới củakinh tế thế giới Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra con đường và cách thức pháttriển của các MNCs trong điều kiện mới.[68]

- Tác giả Minh Tường với bài viết “Mối nhân duyên giữa công ty đa quốc gia

và Châu Á” trên tạp chí Ngoại thương (2007) số 15 Nghiên cứu đã chỉ ra xu hướnghoạt động, xu hướng đầu tư quốc tế trong thế kỷ 21 là dòng chảy vốn sang châu Á,đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương Nghiên cứu cũng đưa ra dự báo, đây

là khu vực sẽ có sự bùng nổ và gia tăng các công ty đa quốc gia Và Việt Nam cũng

sẽ không nằm ngoài xu hướng ấy, vừa là điểm đến của các công ty đa quốc gia, vừa

là điểm xuất phát cho nhiều MNCs mới.[61]

- Bài viết “Đổi mới sáng tạo tại các công ty đa quốc gia và gợi ý cho cácdoanh nghiệp Việt Nam” của các tác giả Trần Bích Ngọc, Trần Sĩ Lâm trên tạp chíKinh tế & Phát triển (2013) số 195 Bài viết cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ, sởhữu bản quyền của các MNCs hiện chiếm 90% các phát minh quan trọng của toànnhân loại, là nơi nghiên cứu sáng tạo nổi bật về mọi lĩnh vực, từ khoa học côngnghệ đến tài chính tiền tệ, tín dụng Bài viết đặt ra vấn đề và đòi hỏi sự đổi mới, sựthích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh, tình hình mới.[24]

Trang 27

- Trên tạp chí Ngoại thương (2012) số 12 – 13, tác giả Minh Quốc với nghiêncứu “Những tập đoàn đa quốc gia coi trọng các nước mới nổi” đã chỉ ra xu hướngvận động của luồng đầu tư và di chuyển công nghệ của các tập đoàn đa quốc gia vớiđích đến là các quốc gia mới nổi, các quốc gia có tiềm lực tăng trưởng nhanh nhưViệt Nam, Thái Lan… Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những thách thức mà cả haiphía phải tiếp nhận: phía đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư, đó là sự khác biệt về tưduy quản lý cũng như khác biệt về chính sách tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán.[41]

ĐỘNG CHUYỂN GIÁ

1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới, việc nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá đã cótại hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển – nơi khởi đầu của cácMNCs Việc nghiên cứu chuyển giá và kiểm soát chuyển giá được đứng ở trên cảhai góc độ: 1) là một chiến lược kinh doanh của các MNCs dựa vào “những gì phápluật không cấm” và 2) là hoạt động làm sai lệch thị trường, gây cạnh tranh bất bìnhđẳng và cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ hơn

1.2.1.1 Giáo trình, sách chuyên khảo, hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức

- Nghiên cứu đầu tiên và sớm nhất phải kể đến là Bộ luật Thuế vụ Hoa KỳIRC – Internal Revenue Code năm 1930 Ngay tại thời điểm đó, các nhà hoạch địnhchính sách ở Hoa Kỳ đã thấy sự bất thường trong vấn đề khai báo doanh thu, chi phí

và lợi nhuận cũng như việc đặt các chi nhánh và quyết toán thuế tại các địa điểm(các bang) khác nhau của nước Mỹ cũng như quyết toán thuế ở nước ngoài (bangHawai hay Alaska) làm giảm bớt chi phí thuế Theo thời gian, việc nghiên cứu nàycàng được định hình rõ hơn, và Luật chống chyển giá được Hoa Kỳ chính thức banhành ngày 01/7/1994; trở thành bộ luật đầu tiên quy định về kiểm soát chuyển giá.[86]

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cũng sớm đưa ra “Báo cáo vềviệc xác định giá chuyển nhượng và các công ty đa quốc gia” năm 1979 Báo cáonày đã chỉ ra cách thức mà các công ty đa quốc gia thay đổi chi phí thuế tại các chinhánh, gây ảnh hưởng tới tổng nghĩa vụ thuế phải nộp của toàn tập đoàn Báo cáo

Trang 28

chỉ rõ, các công ty đa quốc gia có lợi thế, đủ khả năng và tiềm lực để thực hiện việcchu chuyển hóa đơn, định lại giá chuyển giao theo ý muốn không chỉ trong nội bộtập đoàn mà còn là giữa các tập đoàn Chính báo cáo này sau đó đã được OECDphát triển và xây dựng thành Bộ Nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng của cácquốc gia thành viên OECD – bộ nguyên tắc mà sau này được nhiều quốc gia ápdụng trên nguyên tắc nền tảng.[98]

- Nghiên cứu của tổ chức OECD “Transfer Pricing Guidelines forMultinational Enterprises and Tax Administrations” (năm 2001 và được sửa đổi bổsung liên tục, bản mới nhất năm 2017) và tài liệu “Custom Valuation Rules” của Tổchức Thương mại quốc tế WTO (2007) Đây chính là hai tài liệu hướng dẫn chi tiết

và đầy đủ 5 phương pháp về định giá chuyển giao, là cơ sở để nhiều quốc gia thiếtlập các công cụ kiểm soát hoạt động chuyển giá qua định giá chuyển giao Đặc biệt,tài liệu của OECD còn là sự hướng dẫn cho các công ty đa quốc gia, cơ quan quản

lý thuế của các nước về cách thức thỏa thuận giá giao dịch quốc tế để hạn chế tốithiểu việc tránh thuế gây thiệt hại cho nước nhận đầu tư FDI; nhưng đồng thời cũngtránh đánh thuế 2 lần làm tổn tại đến hoạt động của các công ty đa quốc gia Tài liệuhướng dẫn năm 2017 được xem là bản đầy đủ, hoàn chỉnh, bản thân tài liệu này đãthay đổi nhiều điều khoản mới so với ấn phẩm cùng tên năm 2009.[100]

- Một trong những nghiên cứu nổi bật và có giá trị thực tiễn cao trong thờigian gần đây là “Chương trình hành động BEPS về chống xói mòn cơ sở tính thuế

và chuyển dịch lợi nhuận (Base Erosion and Profit Shifting)” được các Bộ trưởngG20 và thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thông qua vàongày 5/10/2015 Hiện nay BEPS đang trở thành chủ đề trọng tâm, ưu tiên trong cảicách chính sách và quản lý thuế quốc tế nói chung, trong hợp tác về thuế quốc tế nóiriêng trên các diễn đàn toàn cầu và khu vực Theo đó, BEPS đặc biệt thiết thực vớicác nền kinh tế đang phát triển giúp bảo vệ nguồn thu và duy trì, mở rộng cơ sở tínhthuế [102]

- Nghiên cứu của tác giả King, Elizabeth (1993) về “Transfer Pricing andValuation in Corporate Taxation Federal Legislation vs Administrative Practice”,Nxb Kluwer Academic Publishers Nghiên cứu tập trung vào vấn đề luật pháp liên

Trang 29

Mỹ trong vấn đề chuyển giá và định giá trong thuế doanh nghiệp Nghiên cứu chỉ ra

có những vấn đề mâu thuẫn giữa cách xử lý, đánh giá của cơ quan thuế liên bang vàluật pháp các bang; đây cũng là một kẽ hở mã các công ty đa quốc gia có thể hướngtới.[90]

1.2.1.2 Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

- Luận án tiến sĩ kinh tế của El-Segini, Sabri Abdel-Hamid (1992) “The

accounting for transfer pricing and profit shifting in multinational companies: the case of Egypt”, University of Warwick Luận án đi sâu vào việc hạch toán định giá

chuyển nhượng (định giá chuyển giao) và chuyển lợi nhuận (chuyển giá) của cáccông ty đa quốc gia với phạm vi nghiên cứu là tại Ai Cập; trong đó có đề cập tới cácvấn đề: phương pháp tính giá, phương pháp tập hợp chi phí đầu vào phù hợp, yếu tốtrọng yếu trong xác định giá chuyển giao; các vấn đề về cách thức chuyển lợi nhuậngiữa các chi nhánh công ty đa quốc gia Dù chỉ nghiên cứu với phạm vi là Ai Cập,song đây là quốc gia có nhiều các MNCs cũng như chi nhánh của các MNCs lớntrên thế giới nên luận án là một nghiên cứu rất có giá trị.[78]

- Luận án tiến sĩ kinh tế của Elliott, Jamie (1999) “Managing international

transfer pricing policies: a grounded theory study”, University of Glasgow Luận

án là hơn 300 trang viết của nghiên cứu sinh, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề, như

về công ty quốc gia, công ty quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, các vấn đề về chuyển giáquốc tế (international transfer pricing) Đóng góp quan trọng nhất của luận án là đưa

ra vấn đề quản lý chuyển giá quốc tế, trong đó có đề cập và nhấn mạnh tới sự phốikết hợp về chính sách của Chính phủ các nước trong kiểm soát hoạt động này Luận

án nghiên cứu dựa trên một mô hình lý thuyết được xây dựng từ thực tiễn khảo cứutại nước Anh và Scotland.[79]

- Valeria Ciancia với luận văn thạc sĩ Luật “Transfer Pricing: A Comparative

Study of the French and U.S Legal Systems” (2000), University of Georgia School

Law Luận văn đi sâu nghiên cứu việc so sánh hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạtđộng chuyển giá của các công ty đa quốc gia giữa Pháp và Hoa Kỳ Nghiên cứu chỉ

ra nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động chuyển giá của các MNCs; trong đó yếu tốkhác biệt về luật pháp giữa các quốc gia là một trong những yếu tố có thể thúc đẩyhoạt động này.[112]

Trang 30

- Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Mansour M Moussavi “The economicimpact of multinational transfer pricing in Third World countries: The case of Iran”.Luận án nghiên cứu sự tác động kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia đến các nướcthế giới thứ ba, nghiên cứu trường hợp của Iran Cụ thể nghiên cứu sinh đề cập đếntrường hợp chuyển giá tại các công ty dầu là các công ty con của các tập đoàn đaquốc gia tại Iran, khiến quốc gia này bị thất thu thuế, tạo ra môi trường cạnh tranhbất bình đẳng đối với các doanh nghiệp nội địa Nghiên cứu sinh cũng đề cập đếnviệc áp dụng các nguyên tắc mà OECD xây dựng vào trường hợp cụ thể của Iran.[95]

1.2.1.3 Đề tài nghiên cứu khoa học

- Các tác giả Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret với “Transfer PricingHandbook: Guidance for the OECD Regulations” (2012), Nxb Wiley Cuốn sáchgồm 7 nội dung lớn; đây là tài liệu mà các tác giả đã diễn giải chi tiết, cụ thể hơn tàiliệu hướng dẫn của OECD; trong đó đưa ra cả các số liệu thu thập của mình để sửdụng hướng dẫn của OECD trong phân tích, đánh giá Ở nội dung lớn cuối cùng,các tác giả còn chỉ ra mối liên hệ giữa chuyển giá và cách thức quản trị, quản lý củanhà nước.[80]

- Vẫn là hai tác giả Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret với nghiên cứu

“Asia-Pacific Transfer Pricing Handbook” (2012), Nxb Wiley Đây là tài liệu nghiêncứu chuyên sâu về vấn đề chuyển giá tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương; trong

đó có nhiều nội dung đề cập tới kỹ thuật, cách thức chuyển giá Nghiên cứu cũngchỉ ra rằng khu vực này đang là khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới, tậptrung ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia, các hoạt động chuyển giá diễn raphức tạp, quy mô Đồng thời, nghiên cứu cũng dành một thời lượng nhất định đánhgiá chính sách kiểm soát, chống chuyển giá của một số quốc gia trong khu vực,trong đó nổi lên vấn đề thiếu các quy định rõ ràng và thiếu luật kiểm soát hay chốngchuyển giá.[81]

- Nghiên cứu “National Bureau of Economic Research Project Report : TheEffects of Taxation on Multinational Corporations” của tác giả Feldstein,Martin Hines, James R Hubbard, R Glenn năm 2007, Nxb University of ChicagoPress Đây là công trình gồm 338 trang viết, trong đó đề cập đến vấn đề tác động

Trang 31

của chính sách thuế, cách đánh thuế của các quốc gia tới các công ty đa quốc gia vàcách thức mà các công ty đa quốc gia phản ứng, né tránh gánh nặng thuế Nghiêncứu cũng chỉ ra rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác biệt giữa các quốcgia chỉ là một nguyên nhân thúc đẩy hoạt động chuyển giá của các MNCs; bên cạnh

đó còn rất nhiều nguyên nhân khác, cả chủ quan và khách quan, như nhằm mục đíchchiếm lĩnh thị trường, nâng cao tỷ suất đầu tư [82]

- Năm 2011 vẫn là các tác giả Feldstein, Martin Hines, James R Hubbard, R.Glennn với nghiên cứu “National Bureau of Economic Research Project Report:Taxing Multinational Corporations”, Nxb University of Chicago Press Nghiên cứu

đề cập sâu hơn tới vấn đề đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia, trong đó đề cậpvới việc đánh thuế trùng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động né thuếcủa các MNCs Nghiên cứu cũng chỉ ra vấn đề nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ sẵnsàng biến mình thành các thiên đường thuế giúp các công ty thực hiện quyết toánchi phí, lợi nhuận và thực hiện chu chuyển hóa đơn.[83]

- “Tax – avoidance activities of US multinational corporations” (2003) của tácgiả Rego cho thấy: các công ty đa quốc gia có ưu thế vượt trội so với các công tynội địa trong việc né tránh gánh nặng thuế Các MNCs thường tận dụng ưu thế vềquy mô và tiềm lực tài chính của mình để chiếm lĩnh được các hoạt động kinhdoanh và các giao dịch tài chính lớn, tận dụng cơ hội để gian lận thuế; đồng thời tậndụng ưu thế mạng lưới thông qua việc sử dụng hoạt động thương mại giữa các công

ty ở nhiều quốc gia khác nhau.[103]

- Nghiên cứu “Foreign Direct Investment and the Multinational Enterprise”(2008) của hai tác giả Brakman, Steven và Garretsen, Harry, Nxb MIT Press.Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự hìnhthành mạng lưới chi nhánh của các công ty đa quốc gia tại các quốc gia trên thếgiới; đồng thời chỉ rõ tính gắn kết trong hệ thống tổ chức của các MNCs, đặc biệt làđưa ra vấn đề về chuyển giao nội bộ trong tập đoàn với các thông tin về chi phí, giá

cả, doanh thu và lợi nhuận được cho là “thiếu rõ ràng, minh bạch”.[74]

- Nghiên cứu của tác giả Kratzer, Carsten và Blesgen, Martin “TransferPricing in Germany: Translation of important law and regulations” (2012), NxbVerlag Dr Otto Schmidt Nghiên cứu đã đi sâu phân tích, tìm hiểu và đánh giá về

Trang 32

vấn đề chuyển giá trong các công ty đa quốc gia, các chi nhánh công ty nước ngoàitại CHLB Đức đồng thời cũng giới thiệu những nguyên tắc có tính cơ bản và nhữngquy định phổ quát nhất trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá này 392trang viết của nghiên cứu là sự công phu tìm hiểu và đánh giá vấn đề chuyển giá tạinền kinh tế hàng đầu châu Âu.[93]

1.2.1.4 Bài báo khoa học

- Nghiên cứu của các tác giả Richardson, Taylor và Lanis năm 2013 trên tạpchí Journal of Contemporary Accounting & Economics: “Determinants of transferpricing aggressiveness: Empirical evidence from Australian firms” đã xem xét cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giá của các công ty đại chúng thực hiệnniêm yết trên thị trường chứng khoán Australia Kết quả nghiên cứu cho thấy cáccông ty có quy mô lớn, lợi nhuận cao và có tỷ trọng tài sản vô hình lớn thì có ảnhhưởng nhiều đến gian lận chuyển giá Kết quả nghiên cứu định lượng từ mô hìnhhồi quy cũng cho thấy xu hướng thực hiện chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản

vô hình đang dần trở nên phổ biến.[98]

- Các tác giả Mill, L; Erickson, M và Maydew, E với nghiên cứu “Investments

in tax planning” trên tạp chí Journal of the American Taxation Association số 20năm 1998 Nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm các doanh nghiệp có quy mô lớn lại có chiphí thuế trung bình thấp hơn nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Từ đó, cácdoanh nghiệp có quy mô lớn có thể đạt được kế hoạch lợi nhuận thông qua kế hoạchthuế, và có các nguồn lực và ưu đãi để giảm số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp.Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng, các doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốcgia có nhiều khả năng tham gia tích cực vào các thỏa thuận liên quan đến chuyểngiá.[96]

- Nghiên cứu của Bernard và các cộng sự trên NBER Working Paper (2006)với bài viết “Transfer pricing by US – based Multinational Firms” đã chỉ ra rằng,các công ty đa quốc gia có thể sử dụng đòn bẩy tài chính, đòn bẩy kinh doanh đểthực hiện gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cách cho các công ty con tạicác quốc gia khác nhau vay vốn (chuyển giá qua cho vay tài chính) Đồng thời,nghiên cứu cũng cho thấy 1 dấu hiệu nhận biết hành vi chuyển giá là kết cấu vốnnghiêng nhiều về phía nợ vay.[72]

Trang 33

- Gary Stone với nghiên cứu “International Transfer Pricing 2012” Nội dungcủa nghiên cứu gồm 2 phần: Phần 1 là các vấn đề giới thiệu về các hình thứcchuyển giá trên thế giới; phần 2 đề cập về các hình thức kiểm soát chuyển giá nóichung là cụ thể ở một số quốc gia nghiên cứu Nghiên cứu của nghiên cứu sinh đềcập nguyên tắc định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia mà hợp pháp,không bị cơ quan thuế kiện trốn thuế Tài liệu cũng cho thấy có những công ty vềluật, về kiểm toán, chẳng hạn như PwC ở Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cũngnhư tư vấn cho các công ty đa quốc gia về chuyển giá.[84]

- Elliot, Jamie (1999) với “Managing International Transfer Pricing policies: agrounded theory study” – bài viết trích từ Luận án tiến sĩ tại Đại học Glasgow Bàiviết đề cập đến chính sách kiểm soát chuyển giá của các nước công nghiệp pháttriển như Anh, Hoa Kỳ… áp dụng để chống lại hiện tượng chuyển giá của các công

ty đa quốc gia ngày càng gia tăng cùng với quá trình toàn cầu hóa, nghiên cứu sinhphân tích những điểm mạnh và tồn tại của các chính sách này và đề xuất hệ thốngcác quan điểm về hoàn thiện các chính sách kiểm soát chuyển giá.[79]

- E Baistrocchi và I.Roxan (2012) với nghiên cứu “Resolving Transfer PricingDisputes: Global Analysis”, Nxb Cambridge University Press Với nghiên cứu nàycác nghiên cứu sinh đã phân tích 180 trường hợp chuyển giá từ 20 khu vực pháp lýđại diện toàn cầu, nêu rõ cách thức giải quyết tranh chấp chuyển giá, giải thích phápluật về chuyển giá như thế nào trong thực tế và xem xét tranh chấp giữa người nộpthuế và cơ quan thuế Tài liệu cung cấp các kiến thức, kỹ năng để là một bổ sungcần thiết cho tài liệu hướng dẫn của OECD về định giá chuyển giao, kiểm soátchuyển giá của các công ty đa quốc gia trên thế giới cũng như của các cơ quan kiểmsoát thuế vụ.[73]

1.2.2 Nghiên cứu trong nước

1.2.2.1 Giáo trình, sách chuyên khảo

Hiện nay tại Việt Nam chưa có giáo trình nghiên cứu về chuyển giá nóichung và chuyển giá của các chi nhánh công ty đa quốc gia nói riêng Có một số tàiliệu chuyên sâu, sách chuyên khảo về vấn đề này có thể kể đến như:

- Tài liệu từ Ban cải cách và hiện đại hóa của Tổng cục Thuế “Đánh giá thựctrạng quản lý thuế và chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng

Trang 34

nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong thời gian tới” Nội dungcủa tài liệu gồm 4 phần: Phần 1 đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giá

và kiểm soát chuyển giá; Phần 2 nêu kinh nghiệm của một số nước trong hoạt độngkiểm soát chuyển giá và bài học rút ra cho Việt Nam Phần 3 đánh giá thực trạngquản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 vàPhần 4 nêu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giátại Việt Nam Đây là tài liệu bổ ích về hoạt động chuyển giá tại Việt Nam, lý giảimột phần nguyên nhân dẫn tới các hoạt động chuyển giá ngày càng nhiều Tuynhiên, tính toàn diện và chuyên sâu của đề án đến thời điểm này vẫn cho thấy nhiềuhạn chế, các giải pháp cũng còn thiếu tính triệt để.[4]

- Bộ Tài chính (2011) với ‘Tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lýthuế” Tài liệu gồm 3 phần: Phần 1: nhóm các vấn đề về đơn giản hóa thủ tục hànhchính về thuế, trong đó nghiên cứu kinh nghiệm của 5 nước là Hàn Quốc, Anh, NewZealand, Canada, Australia trong vấn đề quy định thời gian thu thuế Phần 2: nhómcác vấn đề về phục vụ mục tiêu cải cách, hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp vớithông lệ quốc tế, trong đó nghiên cứu kinh nghiệm về thỏa thuận giá trước APA của

8 quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam Phần 3: nhóm vấn đề về nâng cao hiệulực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật cóliên quan Tài liệu đề cập kinh nghiệm của các nước ở một số vấn đề liên quan đếnchuyển giá và kiểm soát chuyển giá Những nghiên cứu về cơ sở pháp lý thực hiệnquản lý hoạt động chuyển giá, cơ chế phối hợp giữa các quốc gia thì ở nghiên cứunày còn chưa được đề cập.[2]

- Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) cùng nhóm cộng sự với Báo cáo “Nghiên cứuvấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP Hồ Chí Minh: Thựctrạng và giải pháp” Báo cáo nghiên cứu gồm 145 trang, 34 bảng số liệu, 5 phụ lục,được chia làm 4 chương, trong đó có đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt độngchuyển giá và kiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI Một điểm nhấn củabáo cáo là nhóm nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng với sốliệu thứ cấp lấy từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, Cục Thuế Hà Nội,Cục Thuế Bình Dương… và số liệu sơ cấp từ phiếu khảo sát chuyên gia Với số liệu

Trang 35

minh họa, nhóm tác giả đã khắc họa được phần nào đó thực trạng hoạt động chuyểngiá, đánh giá khái quát về công tác kiểm soát chuyển giá trên 5 khía cạnh: thể chế,pháp lý phục vụ cho kiểm soát chuyển giá; cơ sở vật chất và dữ liệu thông tin; hoạtđộng liên kết kiểm soát huyển giá, thực trạng giám sát thanh tra thuế và thực trạngnhân lực làm công tác thuế.[21]

1.2.2.2 Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

- NCS Phan Hiển Minh (2001) với đề tài “Hoàn thiện phương pháp định giáchuyển giao trong chính sách thuế của Việt Nam” tại Học viện Tài chính Luận án

đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về định giá chuyển giao trong quản lý thuế;đồng thời cập nhật các quy định về định giá chuyển giao ở một số nước trên thế giới

và của một số tổ chức quốc tế Luận án cũng chỉ ra những thiếu sót trong quản lýthuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt

là trong việc xác định giá chuyển giao.[27]

- NCS Phan Thị Thành Dương (2010) với “Pháp luật về kiểm soát chuyển giátại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học tại Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Luận án

đã phân tích khá sâu sắc cơ sở pháp lý điều chỉnh kiểm soát chuyển giá của ngànhthuế trong thời gian qua, lý giải căn nguyên những hạn chế trong hoạt động kiểmsoát chuyển giá và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểmsoát chuyển giá ở các cơ quan thuế Luận án cũng đồng thời nhận diện các tác độngtiêu cực của gian lận chuyển giá là làm giảm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, làmthay đổi cấu trúc các giao dịch thương mại, làm sai lệch giá vốn dẫn tới sai lệchtrong phân phối lợi ích, tạo ra khả năng chiếm lĩnh, giành thị phần cũng như thôntính các đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng hơn.[13]

- NCS Nguyễn Văn Phượng (2015) với “Kiểm soát nhà nước đối với gian lậnchuyển giá tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án đãphân tích và xây dựng được các nhóm nhân tố tác động đến kiểm soát nhà nước đốivới gian lận chuyển giá tại Việt Nam; theo đó có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng: nhómnhân tố thuộc về chủ thể kiểm soát, nhóm nhân tố thuộc về khách thể kiểm soát vànhóm nhân tố thuộc về môi trường kiểm soát Nghiên cứu sinh cũng đề cập tới một

số các giải pháp như: xây dựng nguồn dữ liệu so sánh giá thị trường đầy đủ, đảmbảo độ tin cậy, giảm ưu đãi đầu tư về thuế, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong kiểm

Trang 36

soát gian lận chuyển giá giữa các cơ quan nhà nước… Tuy nhiên, luận án củanghiên cứu sinh cũng còn một số tồn tại như: các giải pháp đưa ra còn mang tính lýthuyết, chưa có các giải pháp mang tính chất định lượng, chưa đề cập tới các cáchthức phát hiện, đấu tranh với chuyển giá [37]

- NCS Dương Văn An (2016) với “Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”,Luận án tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam Luận án đã góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm một số lý thuyết vềchuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; tổng hợp, cung cấp nguồn tư liệu có độ tincậy về thực trạng chuyển giá ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam Luận áncũng đã hệ thống hóa được một số hình thức chuyển giá chủ yếu mà các doanhnghiệp FDI thường thực hiện ở Việt Nam; làm rõ tác động tiêu cực mà chuyển giágây ra Tuy nhiên, hạn chế của luận án là các hình thức chuyển giá được đề cậpchưa có tính thời sự, bởi thực tế thế giới cũng như Việt Nam gần đây cho thấy, cácdoanh nghiệp FDI – Chi nhánh các công ty đa quốc gia đang chuyển dần sang cáchình thức chuyển giá mới, tinh vi hơn, khó đấu tranh phát hiện hơn.[6]

- NCS Nguyễn Đại Thắng (2016) với “Kiểm soát hoạt động chuyển giá củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”,Luận án tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Tài chính Một số thành công của luận án có thể

kể tới như, đã phân tích kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá ở một số nước tiên tiếncũng như các nước trong khu vực châu Á, rút ra những bài học trong công tác kiểmsoát hoạt động chuyển giá cho Việt Nam Tuy nhiên, các vấn đề lý luận về kiểm soátchuyển giá chưa được thể hiện một cách rõ nét Cùng với đó, do phạm vi nghiêncứu còn tương đối hạn chế nên các vấn đề về lý luận chuyển giá, đặc biệt là lý luận

về kiểm soát chuyển giá của luận án chưa được làm rõ Góc độ kiểm soát chuyểngiá hầu như mới được dừng lại ở góc độ Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, một số phần ởTổng cục Thuế; trong khi đó, cần xác định rất rõ, kiểm soát chuyển giá cần sự phốihết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các địa phương.[51]

- Dương Đức Thắng (2014) với “Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giácủa các doanh nghiệp FDI - Chi nhánh các MNCs tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ

Trang 37

nghiệp FDI – mà theo tác giả nhận định là hầu hết các doanh nghiệp FDI tại ViệtNam đều là các công ty con hoặc có giao dịch liên kết với các công ty đa quốc gia.Luận văn thạc sĩ đã đưa ra một số cách thức nhận biết các dấu hiệu chuyển giá, đềxuất một số giải pháp kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam.[50]

- Nguyễn Thị Hồng Vân (2012) với “Giải pháp tăng cường chống chuyển giátrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế tại Học viện Tài chính Luậnvăn đã có một số tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về chuyển giá tại địa bàn tỉnhVĩnh Phúc Luận văn đã trình bày được một số vụ việc có dấu hiệu chuyển giá vàmột số cách thức đấu tranh kiểm soát chuyển giá Điểm hạn chế lớn của luận vănthạc sĩ này là về quan điểm, theo đó đề cao việc đấu tranh chống chuyển giá, nhìnnhận một cách tương đối phiến diện về vấn đề này; chưa theo kịp xu thế hiện nay làkiểm soát chuyển giá.[64]

- Trần Tiến Tài (2013) với “Nhận diện và giải pháp chống chuyển giá của cácdoanh nghiệp FDI ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Tài chính.Luận văn đã nhận diện được một số hình thức chuyển giá tại Việt Nam, đề cập đượcmột số biện pháp “chống” chuyển giá Tuy nhiên, hạn chế của luận văn là số liệuminh chứng còn hạn chế, các giải pháp chưa có tính định hướng, thiếu các giải phápmang tính thực tiễn cao cũng như các giải pháp mang tính chất phòng ngừa, kiểmsoát.[43]

1.2.2.3 Đề tài nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khá sớm về vấn đề chuyển giá phải kể đến tác giả Nguyễn NgọcThanh với “Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

TP Hồ Chí Minh” (1999) Nghiên cứu đã nêu ra những vấn đề lý luận tổng quan vềchuyển giá và chống chuyển giá, nghiên cứu một số trường hợp mà nghiên cứu sinhgọi là “nghi vấn chuyển giá” tại một số doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố

60 trang viết của nghiên cứu có thể coi là những vấn đề khái quát sớm về lý luận vàthực tiễn tại Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng.[47]

- Nghiên cứu “Đề xuất một số phương pháp chống chuyển giá trong các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoatrên Tạp chí tài chính (1999) Nghiên cứu đã đề xuất một số phương pháp chốngchuyển giá Về cơ bản thời điểm này các giải pháp nặng về tính hành chính mệnh

Trang 38

lệnh, nhiều vấn đề lý luận về kinh tế chưa được nghiên cứu chuyên sâu Tuy nhiênđây cũng có thể coi là nghiên cứu sớm về các phương pháp chống chuyển giá tạiViệt Nam.[17]

- Nitin Jain với “Chuyển giá trong ngành may Việt Nam” (2013) Đây lànghiên cứu của chuyên gia phụ trách lĩnh vực thuế quốc tế và chuyển giá của Ernst

& Young Việt Nam, một chuyên gia có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyểngiá Với nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích sâu về khả năng chuyển giá diễn

ra như thế nào tại các công ty FDI ngành may có hoạt động liên kết Đồng thời tácgiả cũng đề xuất các kiến nghị cụ thể mang tính chuyên sâu về kiểm soát chuyển giátrong các doanh nghiệp FDI ngành may đang hoạt động tại Việt Nam.[23]

- Đề tài Khoa học cấp Bộ do PGS.,TS Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì năm

2012 “Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá” Nghiên cứu

đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, ý nghĩa và nội dungcủa kiểm soát nhà nước với hoạt động chuyển giá trong doanh nghiệp Đề tài đã cónhững đề xuất về phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nhà nướcđối với hoạt động chuyển giá, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở vấn đề kiểm soát nhà nước đốivới hoạt động chuyển giá, chưa làm rõ được bản chất chuyển giá giữa các doanhnghiệp liên kết; chưa chỉ ra được các nhân tố và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnhhưởng đến tính hiệu quả của kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá.[18]

- Nghiên cứu của GS.,TS Ngô Thế Chi và các cộng sự “Giải pháp hạn chế cácthủ thuật chuyển giá trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia tại ViệtNam” – Đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2012 Về cơ bản, đề tài đã hệ thống được cácvấn đề lý luận về kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá cũng như thựctrạng hiện nay của kiểm soát nhà nước Tuy nhiên, đề tài cũng chưa làm sáng tỏđược các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá.[8]

1.2.2.4 Bài báo khoa học

- Tác giả Minh Tâm với nghiên cứu “Giải pháp cho định giá chuyển giao vàchuyển giá trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” trên tạp chí Công nghiệpnăm 2000 số 08 Nghiên cứu trình bày cách thức xác định chuyển giá thông qua

Trang 39

việc định giá chuyển giao Cách tiếp cận của nghiên cứu là gần với hướng dẫn củaOECD cũng như Liên hiệp quốc về vấn đề này.[44]

- Nghiên cứu “Thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia: trường hợpcủa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh trên tạp chí Phát triển kinh tế năm

2001, Số 131 Nghiên cứu trình bày một số cách thức, thủ thuật chuyển giá của cáccông ty đa quốc gia tại Việt Nam, đó là: chuyển giá qua định giá chuyển giao,chuyển giá thông qua định giá tài sản góp vốn ban đầu, chuyển giá qua nâng giá vậtliệu, máy móc dây chuyền thiết bị, chuyển giá thông qua vấn đề bản quyền Dù vẫncòn có nhiều thiếu nhiều trường hợp song về cơ bản tại thời điểm này, nghiên cứu là

có giá trị với trường hợp Việt Nam.[47]

- Đoàn Văn Trường với nghiên cứu “Chuyển giá quốc tế - vấn đề then chốtgiữa chính phủ với công ty đa quốc gia” trên tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2/2007.Nghiên cứu chỉ ra rằng, chuyển giá quốc tế hết sức phức tạp và tinh vi, là sự đấutranh giữa chính phủ các quốc gia với các công ty đa quốc gia Chính phủ các nướcmuốn kiểm soát, chống chuyển giá; tuy nhiên cần nhìn nhận rằng chuyển giá quốc

tế không phải và không thể là câu chuyện của một nước; điều đó đòi hỏi sự hợp tácquốc tế; đồng thời thay vì chống chuyển giá, nghiên cứu sinh đưa ra quan điểm cầnkiểm soát và có sự điều chỉnh trong quan hệ giữa chính phủ và các tập đoàn đa quốcgia với xu hướng đảm bảo lợi ích và giảm thiểu chi phí tài chính của tất cả các bên.[60]

- Nghiên cứu “Pháp luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc - Công cụpháp lý quan trọng để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài của tác giảNguyễn Tấn Phát trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2005 Nghiên cứu chỉ ra

sự cần thiết phải thiết lập các công cụ quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn hoạt độngchuyển giá, trong đó bức thiết là vấn đề xây dựng pháp luật thuế chống chuyển giá.Tác giả đã đưa ra kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng Luật chốngchuyển giá làm một công cụ quan trọng trong kiểm soát hoạt động đầu tư trực tiếpnước ngoài.[35]

- TS Lê Xuân Trường (2011) với nghiên cứu “Kiểm soát chuyển giá ở ViệtNam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện” trên tạp chí Tàichính số 7 Nghiên cứu này đã khái quát những nỗ lực trong hoạt động kiểm soát

Trang 40

chuyển giá của ngành thuế, lý giải căn nguyên những hạn chế trong hoạt động kiểmsoát chuyển giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuếcủa cơ quan thuế.[62]

- Nghiên cứu “Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDIcủa Cục Thuế Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Trọng Thoan trên tạp chí Tài chính

2011, số 5 Như chúng ta đã biết, 2011 là năm mà Cục thuế Lâm Đồng tiến hành xử

lý hàng loạt các công ty sản xuất trà ô long xuất khẩu trên địa bàn, buộc 100%doanh nghiệp trà phải kê khai lại giá chuyển giao, khiến các công ty này có kết quảlãi sau nhiều năm liên tiếp thua lỗ; đồng thời xử lý lỗ của các năm trước đó LâmĐồng được ghi nhận là địa phương đầu tiên có những xử lý theo quy tắc về định giáchuyển giao Bài viết của tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm quý báu của địaphương này trong việc phát hiện các dấu hiệu cũng như đấu tranh với các hành vigian lận về giá.[52]

- Ths Phan Văn Tâm với nghiên cứu “Chuyển giá trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Thực tiễn ở Trung Quốc và hướng đi cho ViệtNam trên tạp chí Quản lý Kinh tế số 38/2011 Nghiên cứu đưa ra vấn đề chuyển giá

và kiểm soát chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI tại Trung Quốc – quốc gia cónhiều điểm tương đồng trong tiếp nhận, quản lý đầu tư với Việt Nam Từ đó, tác giảđưa ra ý kiến của mình về hướng đi cho Việt Nam trong việc đấu tranh với hoạtđộng chuyển giá từ bài học Trung Quốc.[45]

- Tác giả Nguyễn Quang Tiến với bài viết “Quản lý thuế đối với hoạt độngchuyển giá: Thực trạng và giải pháp” trên tạp chí Tài chính số 3/2012 Nghiên cứucủa tác giả đã nhận diện được các hình thức chuyển giá mang tính điển hình tại cácdoanh nghiệp liên doanh, liên kết tại Việt Nam; đồng thời cũng đề xuất một số giảipháp tăng cường hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng nhằm hạn chế tình trạnggian lận thuế hiện nay Bài viết cũng đưa ra nhiều số liệu từ các cuộc điều tra chothấy thực trạng bức tranh chuyển giá, gian lận thuế của các công ty nước ngoài đangdiễn ra ngày một gay gắt.[46]

- Nghiên cứu của TS Phan Đình Nguyên “Tác động của chuyển giá lên thuếthu nhập doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh” trên tạp chí Những vấn đềkinh tế & chính trị thế giới số 12/2012 Nghiên cứu chỉ ra thực tiễn về tác động của

Ngày đăng: 04/01/2018, 11:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Trương Thị Hương Giang (2013), Nội dung lồng ghép hoạt động kiểm toán hoạt động chuyển giá trong lĩnh vực kiểm toán thu ngân sách của Kiểm toán Nhà nước, Tạp chí Kiểm toán cuối tháng số 5/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung lồng ghép hoạt động kiểm toánhoạt động chuyển giá trong lĩnh vực kiểm toán thu ngân sách của Kiểm toánNhà nước
Tác giả: Trương Thị Hương Giang
Năm: 2013
15. Huỳnh Thị Thúy Giang (2014), Quản trị Tài chính công ty đa quốc gia, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính công ty đa quốc gia
Tác giả: Huỳnh Thị Thúy Giang
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2014
16. Phan Thị Nhi Hiếu (2015), Tài chính công ty đa quốc gia, Nxb Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính công ty đa quốc gia
Tác giả: Phan Thị Nhi Hiếu
Nhà XB: Nxb Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
Năm: 2015
17. Nguyễn Thị Liên Hoa (1999), Đề xuất một số phương pháp chống chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất một số phương pháp chống chuyểngiá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Hoa
Năm: 1999
18. Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường kiểm soát nhà nước đối vớihoạt động chuyển giá
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa
Năm: 2012
19. Trọng Hoàng (2013), Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI, Tạp chí Thương mại số 5/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhậnFDI
Tác giả: Trọng Hoàng
Năm: 2013
20. Ngô Thị Ngọc Huyền (2009), Quản trị Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê 21. Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) cùng nhóm cộng sự, Nghiên cứu vấn đềchuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính quốc tế, "Nxb Thống kê21. Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) cùng nhóm cộng sự, "Nghiên cứu vấn đề
Tác giả: Ngô Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: Nxb Thống kê21. Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) cùng nhóm cộng sự
Năm: 2009
22. Lăng Trịnh Mai Hương, So sánh lợi ích và chi phí – Một biện pháp hiệu quả để chống chuyển giá, Tạp chí Kiểm toán Cuối tháng số 3/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh lợi ích và chi phí – Một biện pháp hiệu quảđể chống chuyển giá
24. Trần Sĩ Lâm, Trần Bích Ngọc, (2013), Đổi mới sáng tạo tại các công ty đa quốc gia và gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam , Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 195/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới sáng tạo tại các công ty đaquốc gia và gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Trần Sĩ Lâm, Trần Bích Ngọc
Năm: 2013
25. Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh 26. Phan Duy Minh (2011), Quản trị Tài chính công ty đa quốc gia, Nxb Tàichính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, "Nxb TP. Hồ Chí Minh26. Phan Duy Minh (2011), "Quản trị Tài chính công ty đa quốc gia
Tác giả: Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh 26. Phan Duy Minh
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh26. Phan Duy Minh (2011)
Năm: 2011
27. Phan Hiển Minh (2002), Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giao trong chính sách thuế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giaotrong chính sách thuế của Việt Nam
Tác giả: Phan Hiển Minh
Năm: 2002
28. Phùng Xuân Nhạ (1996), Đầu tư trực tiếp nước ngoài: những cái được và cái mất đối với các nước đang phát triển, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 279/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài: những cái được vàcái mất đối với các nước đang phát triển
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ
Năm: 1996
29. Phùng Xuân Nhạ (1996), Giá chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty đa quốc gia, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 283/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá chuyển giao giữa các chi nhánh của công tyđa quốc gia
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ
Năm: 1996
30. Phùng Xuân Nhạ (2010), Công ty xuyên quốc gia – Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty xuyên quốc gia – Lý thuyết và thực tiễn
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
31. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoàiở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ
Nhà XB: Nxb Đại học quốc giaHà Nội
Năm: 2010
32. Phùng Xuân Nhạ (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Lý luậnvà thực tiễn
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
33. Phan Đình Nguyên (2012), Tác động của chuyển giá lên thuế thu nhập doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới số 12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của chuyển giá lên thuế thu nhậpdoanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phan Đình Nguyên
Năm: 2012
34. Tường Nguyên (2000), Từ Công ty xuyên quốc gia thành Công ty đa quốc gia – một xu thế mới của kinh tế thế giới, Báo Công nghiệp số 24/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Công ty xuyên quốc gia thành Công ty đa quốcgia – một xu thế mới của kinh tế thế giới
Tác giả: Tường Nguyên
Năm: 2000
35. Nguyễn Tấn Phát (2005), Pháp luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc - Công cụ pháp lý quan trọng để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc- Công cụ pháp lý quan trọng để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư nướcngoài
Tác giả: Nguyễn Tấn Phát
Năm: 2005
37. Nguyễn Văn Phượng (2015), Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyểngiá tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Phượng
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w