TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CQTHTT ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA (so sánh trong quy định của BLTTHS 2003 với 2015)Việc nâng cao trách nhiệm của các CQTHTT là một trong những nội dung quan trọng trong TTHS. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Với nội dung về TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CQTHTT ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA sẽ được trình bày qua hai nội dung chính là một số vấn đề về lý luận sau đó mới đến phần những quy định của BLTTHS năm 2015 về trách nhiệm của các CQTHTT đối với việc bảo đảm quyền của người bào chữa.
Trang 1TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CQTHTT ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA (so sánh trong quy định của BLTTHS 2003 với 2015)
Việc nâng cao trách nhiệm của các CQTHTT là một trong những nội dung quan trọng trong TTHS Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước
Với nội dung về TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CQTHTT ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA sẽ được trình bày qua hai nội dung chính
là một số vấn đề về lý luận sau đó mới đến phần những quy định của BLTTHS năm
2015 về trách nhiệm của các CQTHTT đối với việc bảo đảm quyền của người bào chữa
1 Một số vấn đề lý luận
* Chủ thể được bảo đảm quyền (người bào chữa)
* Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm các quyền (Các CQTHTT)
* Mối quan hệ
2 Những quy định về trách nhiệm của các CQTHTT đối với việc bảo đảm quyền của người bào chữa trong quy định của BLTTHS 2015 (so sánh với 2003)
Trang 2TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CQTHTT ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA (so sánh trong quy định của BLTTHS 2003 với 2015)
1 Một số vấn đề lý luận
* Chủ thể được bảo đảm quyền (người bào chữa)
BLTTHS năm 2003 chưa đưa ra được khái niệm về người bào chữa mà chỉ mới chỉ ra được ba chủ thể có tư cách của người bào chữa tại Khoản 1 Điều 56 đó là: (a) Luật sư, (b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, (c) Bào chữa viên nhân dân Ngoài ba chủ thể trên còn một chủ thể được tham gia bào chữa là Trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý
2006 Tuy nhiên, do chưa được BLTTHS năm 2003 ghi nhận nên đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhất là trong giai đoạn xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa
BLTTHS năm 2015 đã nêu rõ khái niệm người bào chữa tại Khoản 1 Điều 72 như
sau: “Người bào chữa là người được người buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa”.
Đối với các chủ thể có tư cách của người bào chữa, Khoản 2 Điều 72 BLTTHS
2015 đã bổ sung chủ thể là Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý Việc BLTTHS năm 2015 ghi nhận nhận tư cách
người bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đã góp phần nâng cao địa vị pháp lý cho Trợ giúp viên trong quá trình tham gia tố tụng Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm của các CQTHTT trong việc đảm bảo quyền bào chữa của họ khi tham gia bào chữa cho những đối tượng yếu thế hơn thuộc diện được Trợ giúp pháp lý miễn phí
BLTTHS năm 2015 cũng bổ sung quy định cụ thể điều kiện để trở thành bào chữa viên nhân dân đã tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của Bào chữa viên nhân dân thành
một hệ thống, thiết thực tham gia vào hoạt động bào chữa Theo đó: Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm
Trang 3chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, có đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người của tổ chức mình [37, Điều 72, Khoản 3].
Một lưu ý nữa về chủ thể có tư cách người bào chữa là BLTTHS năm 2015 không gọi chủ thể người đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo nữa mà gọi chung là người đại diện của người bị buộc tội Trong đó, người bị buộc tội bao gồm: Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
BLTTHS 2015 mở rộng thêm đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa là người
bị bắt Quy định mới này đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa
* Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền của người bào chữa (Các CQTHTT)
Cơ quan tiến hành tố tụng, theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 BLTTHS năm
2015, CQTHTT (bao gồm CQĐT, Tòa án, VKS) Các cơ quan này được Nhà nước trao
quyền để thực hiện các chức năng tố tụng trong việc thực hiện các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự
Có thể thấy rằng, mối quan hệ giữa Các CQTHTT và NBC là mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với chủ thể tham gia tố tụng - mối quan hệ giữa một bên mang quyền lực Nhà nước với một bên không mang quyền lực Nhà nước Mối quan hệ này chỉ phát sinh khi có dấu hiệu tội phạm và chủ thể tiến hành tố tụng can thiệp vào mối quan hệ này để giải quyết vụ án Với quyền lực được giao, chủ thể tiến hành tố tụng có thể trực tiếp xử lý vụ án và phán xét một người có tội hay không có tội Còn người tham gia tố tụng bao gồm người bị buộc tội, người bào chữa mặc dù có quan hệ bình đẳng trong việc tranh luận, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu trước Tòa án, nhưng do không mang quyền lực Nhà nước nên nhìn chung luôn bị thụ động trong quá trình giải quyết vụ án và
bị phụ thuộc rất lớn vào các CQTHTT
Do đó, yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao trách nhiệm của các CQTHTT đối với việc bảo đảm quyền của người bào chữa là rất cần thiết
2 Những quy định về trách nhiệm của các CQTHTT đối với việc bảo đảm quyền
Trang 4của người bào chữa trong quy định của BLTTHS 2015 (so sánh với 2003)
BLTTHS đã ghi nhận những cơ chế bảo đảm quyền của người bào chữa khác nhau Đó có thể là những quy định mang tính nguyên tắc hoặc những quy định mang tính thủ tục bắt buộc phải tiến hành, những quy định xác định trách nhiệm từ phía các CQTHTT
Trên cơ sở những quy định của pháp luật cũng như xuất phát từ nhu cầu bảo đảm quyền người bào chữa, có thể xác định trách nhiệm của các CQTHTT đối với việc bảo đảm quyền của người bào chữa không chỉ riêng đối với bảo đảm các quyền mà pháp luật quy định cho người bào chữa khi tham gia tố tụng mà phải xác định trên bốn nội dung cơ bản bao gồm:
- Trách nhiệm của các CQTHTT trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2003 và thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định của BLTTHS 2015
- Trách nhiệm của các CQTHTT trong việc bảo đảm người bào chữa được tham gia tố tụng;
- Trách nhiệm thông báo của các CQTHTT đối với người bào chữa;
- Trách nhiệm của các CQTHTT trong việc đảm bảo các quyền năng pháp luật quy định cho người bào chữa khi tham gia tố tụng
Lý do xác định trách nhiệm của CQTHTT đối với việc bảo đảm quyền của người bào chữa trên 4 nội dung đó vì:
T
heo quy định của BLTTHS năm 2003, người bào chữa muốn được tham gia bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự thì họ cần phải được các CQTHTT chấp nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa Như vậy, chỉ khi được các CQTHTT cấy giấy chứng nhận người bào chữa thì họ mới được tham gia tố tụng Từ đó, các quyền năng được quy định mới được phát sinh và được pháp luật bảo đảm Sang đến BLTTHS năm2015 thì các quyền năng cũng chỉ phát sinh sau khi người
Trang 5bào chữa đăng ký bào chữa
Tương tự, việc bảo đảm thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng cũng hết sức quan trọng bởi v iệc tạo khả năng cho người bào chữa tham gia sớm hơn vào quá trình giải quyết vụ án hình sự không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người bị buộc tội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án
Việc nhận được các thông báo, quyết định, văn bản liên quan đến hoạt động tố tụng là rất cần thiết để người bào chữa có thể thực hiện được hoạt động bào chữa một cách có hiệu quả và đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Do đó, để có thể bảo đảm được quyền của người bào chữa thì không chỉ cần bảo đảm các quyền năng được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015
mà còn phải bảo đảm cả ba nội dung đã nêu
* Thứ nhất, trách nhiệm của các CQTHTT trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2003 và thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định của BLTTHS 2015.
Theo quy định của BLTTHS năm 2003, người bào chữa muốn được tham gia bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự thì họ cần phải được các CQTHTT chấp nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa
Về các thành phần hồ sơ trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa giữa hướng dẫn của Thông tư 70/2011/TT-BCA với một số văn bản có liên quan cũng chưa
có sự thống nhất Ví dụ như quy định về thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận người bào chữa quy định tại Điều 5 Thông tư 70/2011/TT-BCA là nhiều hơn so với thành phần Hồ sơ quy định tại Khoản 3 Điều 27 Luật Luật sư, cũng như thủ tục không chỉ là xuất trình mà còn là nộp các bản sao có chứng thực
Khoản 3 Điều 27 Luật Luật sư cũng quy định rõ Giấy chứng nhận người bào chữa có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp người bị tạm giữ, bị can,
Trang 6bị cáo từ chối hoặc yêu cầu thay đổi luật sư hoặc luật sư không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp qua mỗi CQTHTT người bào chữa lại phải xin cấp một giấy chứng nhận bào chữa riêng
Trước những bất cập của quy định về chế độ cấp giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã đã bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, chuyển sang chế độ đăng ký đối với diện chủ thể là người bào chữa được áp dụng từ 1/7/2016
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 BLTTHS năm 2015, trong mọi trường hợp, người bào chữa muốn tham gia TTHS phải đăng ký bào chữa Đăng ký bào chữa là căn
cứ xác lập trách nhiệm của người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự, tạo cơ sở thiết lập mối liên hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội Việc chuyển thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa sang thủ tục đăng ký bào chữa là một trong những điểm đột phá trong việc xác lập địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự Về bản chất, thủ tục này đã xóa đi một rào cản lớn đối với người bào chữa, đó là cơ chế hành chính xin - cho giữa các CQTHTT với người bào chữa
Ví dụ: Đối với TGVPL thì thủ tục đăng ký bào chữa được thực hiện theo khoản
2, khoản 3 Điều 78 như sau: TGVPL phải xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của trung tâm TGPLNN và thẻ TGVPL hoặc thẻ Luật sư kèm bản sao có chứng thực
Nhằm thực hiện thủ tục đăng ký, Khoản 4Điều 78 BLTTHS quy định:
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào
sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ
vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ
Trang 7lý do bằng văn bản
Khoản 6 Điều 78 nêu rõ Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp: Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; Người đại diện hoặc người thân thích của người
bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của BLTTHS từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa
Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng
Về cơ bản, quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng trong BLTTHS năm 2015 không khác so với BLTTHS 2003, theo đó, người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Tuy nhiên BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định:
“Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ” Đây là quy định mới cho phép người
bào chữa được tham gia tố tụng sớm hơn, đồng thời cụ thể hóa Điều 31 Hiến pháp năm
2013 quy định người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (BLTTHS năm 2003 quy định trong trường hợp bắt người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ)
Quyền này giúp người bào chữa chính thức bắt đầu tham gia hoạt động TTHS tạo điều kiện thực tế để có thể thực hiện các quyền khác của mình Việc tạo khả năng cho người bào chữa tham gia sớm hơn vào quá trình giải quyết vụ án hình sự không chỉ có
ý nghĩa quan trọng đối với người bị buộc tội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án Để có thể thực hiện được quyền này trên thực tế vào đúng thời điểm quy định, đòi hỏi các CQTHTT phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thông báo cho bị can,
bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan Về phía người bào chữa cần phải kịp thời thực hiện đúng các thông báo, yêu cầu từ phía các CQTHTT
Trang 8Thứ ba, trách nhiệm thông báo của các CQTHTT đối với người bào chữa
Việc nhận được các thông báo, quyết định, văn bản liên quan đến hoạt động tố tụng là rất cần thiết để người bào chữa có thể thực hiện được hoạt động bào chữa một cách có hiệu quả và đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo BLTTHS năm 2003 chưa có điều luật riêng nhưng vẫn có quy định rải rác trong các điều luật cụ thể về trách nhiệm thông báo của CQTHTT đối với người bào chữa Cụ thể:
Điểm b Khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có quyền “Đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung
bị can” Theo đó, BLTTHS chỉ trao cho người bào chữa quyền “đề nghị” CQĐT báo
trước do đó, trách nhiệm của CQTHTT trong việc bảo đảm quyền này của người bào chữa vẫn chưa được quy định rõ ràng
Khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTHS năm 2003 về việc giao các quyết định
của Tòa án quy định: Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người
đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa, trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử
và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị
cáo Quyết định tạm đình chỉ hoặc Quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án phải được
giao cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
BLTTHS năm 2003 quy định về việc giao bản án như sau: “Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, VKS cùng cấp, người bào chữa; …” [31, Điều 229] Như vậy, BLTTHS đã quy định rõ trách
nhiệm của Tòa án trong việc giao giao bản án cho bị cáo, VKS cùng cấp và người bào chữa trong thời hạn 10 ngày kể từ khi tuyên án
trách nhiệm thông báo của các CQTHTT đối với người bào chữa được trong BLTTHS năm 2015 được quy định cụ thể hơn
Trang 9BLTTHS năm 2015 đã mở rộng hơn các quyền của người bào chữa, đồng thời dành hẳn một điều luật riêng để quy định về trách nhiệm thông báo cho người bào chữa của các CQTHTT
Điều 79 Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa
1 Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này
2 Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 của Bộ luật này [37, Điều 79]
Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này Quy định mới này đã chuyển hóa việc thông báo cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng nói chung thành trách nhiệm của CQTHTT thay vì chỉ coi đó là quyền của người bào chữa như quy định tại BLTTHS năm 2003
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 73 của BLTTHS năm 2015 khi người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can
và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý cho người bào chữa được hỏi người bị tạm giữ, bị can Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người
có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can Theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015, để chuẩn bị cho cuộc gặp này, người bào chữa được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước
về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quy định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa Do
Trang 10đó, để bảo đảm người bào chữa có thời gian để chuẩn bị tốt cho việc bào chữa của
mình, BLTTHS năm 2015 quy định: “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hanh hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này” [37, Điều
79, Khoản 1]
Bên cạnh việc quy định trách nhiệm thông báo cho người bào chữa của CQTHTT,
điểm d khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi quyền “đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can” (điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003) thành “được cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này” để có sự thống nhất
trong những quy định của BLTTHS Thay vì người bào chữa phải tự tìm hiểu và đề nghị sự thông báo về thời gian, địa điểm từ phía CQĐT như trước, BLTTHS đã quy định rõ quyền được thông báo về các hoạt động tố tụng của người bào chữa đồng thời gắn trách nhiệm đó với các CQTHTT Quy định này đã góp phần đảm bảo tốt hơn cho quyền này của người bào chữa được thực hiện trong thực tế
BLTTHS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm của Điều tra viên trong
việc thông báo cho người bào chữa như sau: “ Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can” [37, Điều
79, Khoản 1]
Điều 286 BLTTHS năm 2015 cũng có một số thay đổi so với Điều 182 BLTTHS năm 2003, theo đó, quyết định đưa vụ án ra xét xử được Tòa án có trách nhiệm gửi cho người bào chữa chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 286 và quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án phải được gửi cho những người tham gia tố tụng trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 286 BLTTHS Một trong những điểm sáng của BLTTHS năm 2015 là nâng cao vị thế pháp lý của người bào chữa để nâng cao