1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hiểu ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam

43 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 372,76 KB

Nội dung

Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp được thể hiện ở hai cách nói: nói thẳng, nói trắng, nói toạc ra… và cách nói bóng gió; nói vòng vo, quanh co; nói mập mờ, úp mở… Nghĩa là người ta k

Trang 1

MụC LụC

Mục Lục 1

Mở Đầu 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của đề tài 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

nội DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ Sở Lý LUậN 7

1 Khái quát truyện cười dân gian Việt Nam 7

2 Câu và các thành phần nghĩa của câu tiếng Việt 8

2.1 Ba bình diện nghiên cứu câu 8

2.2 Quan niệm về câu 9

2.3 Phân loại câu 11

2.4 Các thành phần nghĩa của câu tiếng Việt 14

CHƯƠNG 2: HIểN NGÔN, HàM NGÔN TRONG TRUYệN CƯờI DÂN GIAN VIệT NAM 21

1 Hiển ngôn và hàm ngôn trong văn bản văn chương 21

1.1 Quan niệm về hiển ngôn, hàm ngôn trong văn chương 21

1.2 Phân tích hiển ngôn và hàm ngôn trong văn chương 22

2 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam 24

2.1 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười về người nông dân 24

2.2 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười về tầng lớp trí thức 32

2.3 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười về tầng lớp tiểu thương 34

2.4 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười về tầng lớp quan lại cường hào 35

2.5 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười về các anh học trò, các bà vợ goá, các chú lính dịch 37

3 Hiển ngôn và hàm ngôn trong truyện cười hiện đại 37

kết luận 39

tài liệu THAM KHảo 42

Trang 2

Mở ĐầU

1 Lý do chọn đề tài

Trong đời sống xã hội, để giao tiếp, con người có thể sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau như cử chỉ, điệu bộ, ký hiệu toán học, đèn hiệu giao thông, tín hiệu hàng hải, âm nhạc, hội hoạ… Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn là công

cụ giao tiếp quan trọng và ưu việt Nhờ ngôn ngữ, con người có thể thiết lập các mối quan hệ xã hội và diễn đạt trọn vẹn, sáng tỏ các sự kiện cũng như tư

tưởng, tình cảm và nguyện vọng của mình, làm cho người khác thấu hiểu tất cả những gì hàm chứa trong sự diễn đạt ấy Cũng bằng ngôn ngữ, con người

có thể lưu truyền vốn tri thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho thế hệ sau

Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp được thể hiện ở hai cách nói: nói thẳng, nói trắng, nói toạc ra… và cách nói bóng gió; nói vòng vo, quanh co;

nói mập mờ, úp mở… Nghĩa là người ta không chỉ nói bằng hiển ngôn (ý nghĩa lời nói biểu hiện ở ngay câu chữ) mà còn nói bằng hàm ngôn (ý nghĩa lời nói ẩn sau câu chữ) ý nghĩa hiển ngôn là điều kiện cần còn ý nghĩa hàm ngôn là điều kiện đủ cho việc hiểu thông tin của một phát ngôn

Vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn đã hấp dẫn ngôn ngữ học gần đây Nó thuộc lý thuyết giao tiếp, dụng học, ngôn ngữ học văn bản, lôgic - ngữ nghĩa học Sức hấp dẫn của vấn đề là ở sự cân nhắc của người viết, người nói: lựa chọn cách nói nào và còn ở sự cố gắng của người đọc, người nghe để hiểu cho trúng cái ý của người nói

Trong việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông, hiển ngôn và hàm ngôn

là những nội dung quan trọng trong phần “Nghĩa của câu”- một trong bốn chương lớn của Tiếng Việt 11 Trong chương trình Ngữ Văn, hiển ngôn và hàm ngôn vẫn là một vấn đề được quan tâm Đó là căn cứ quan trọng để hiểu thấu đáo tác phẩm văn chương, đặc biệt với truyện cười dân gian Việt Nam

Là một giáo viên Ngữ Văn trong tương lai, tôi nhận thấy việc nghiên cứu hiển ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian là một việc làm thiết yếu, có ý nghĩa sâu sắc

Trang 3

2 Lịch sử vấn đề

Người đặt vấn đề ý nghĩa hàm ẩn sớm nhất là nhà ngôn ngữ học người Anh – Grice

ở Việt Nam, từ những năm 70, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã hướng

sự quan tâm tới vấn đề này

2.1 Đái Xuân Ninh khi bàn về nghĩa của câu đã nói tới cách sử dụng câu hỏi với các từ làm điểm nhấn để hỏi, trong đó, ông có nói tới trường hợp câu hỏi với những dụng ý khác Theo ông, “Trong lời nói, có những câu hỏi thực sự yêu cầu người nghe phải trả lời, ngược lại, có những câu hỏi có dụng

ý phủ định hay khẳng định, cầu khiến hay chỉ có tác dụng bày tỏ cảm xúc” (Tr 155)(1)

2.2 Trần Ngọc Thêm bàn tới ý nghĩa của câu gắn với văn bản Theo

ông, “Văn bản không phải là phép cộng đơn thuần giữa các câu mà giữa các câu trong văn bản có sợi dây liên kết chặt chẽ”(2) Do đó, khi các câu trong văn bản có sự bất thường trong liên kết thì sẽ tạo nên “Chuỗi bất thường về nghĩa”, tức là trong đó sẽ có hàm ngôn của văn bản

2.3 Diệp Quang Ban đã đi sâu nghiên cứu về câu.Trong đó, ông dành phần nghiên cứu câu gắn liền với hoàn cảnh sử dụng, có nghĩa là câu - phát ngôn Ông cho rằng: “Muốn tìm hiểu một câu bất kỳ phải gắn với hoàn cảnh

sử dụng của chúng, nếu không, chỉ hiểu được phát ngôn ấy thông qua ý nghĩa cấu trúc của câu, của các mối quan hệ giữa các từ ngữ và của bản thân các từ ngữ dùng để lấp đầy khuôn hình câu ấy” (Tr 74)(3)

2.4 Nguyễn Đức Dân đã bàn tới cách nói hàm ngôn thông qua hành vi ngôn ngữ gián tiếp (Tr 59 -75), vi phạm các điều kiện hành vi ở lời (Tr 118, 119) và

(1):Hoạt động của từ tiếng Việt-Đái Xuân Ninh-NXB Khoa học xã hội Hà Nội,1978

(2):Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt-Trần Ngọc Thêm-NXB Khoa học xã hội Hà Nội (3):Câu đơn tiếng Việt-Diệp Quang Ban-NXB GD,1987

Trang 4

thông qua lý thuyết lập luận Theo tác giả, có 2 phương pháp lập luận là phương pháp hình thức và phương pháp không hình thức Phương pháp lập luận không hình thức sẽ tạo ra hàm ngôn “Sự lập luận theo những tri thức, lý

lẽ, phong tục tập quán, nhân sinh quan của một xã hội, dân tộc mà hầu hết cá thể sống trong xã hội đều tôn trọng và tuân thủ” (Tr 169)(1)

2.5 Tác giả Nguyễn Đức Dân đã nghiên cứu các kiểu nghĩa của phát ngôn” (Tr 191).ở đó, tác giả đi sâu vào tìm hiểu hiển ngôn, hàm ngôn, tiền giả

2.7 Đỗ Hữu Châu đã dành một chương để nói về ý nghĩa tường minh và

ý nghĩa hàm ẩn (Tr 359)(4).ở đây, ông đưa ra một nguyên lý nói năng, chúng

ta truyền bá nhiều hơn là điều chúng ta nói Các chương khác: Chiếu vật và chỉ xuất, Hành vi ngôn ngữ, Lý thuyết lập luận, Lý thuyết hội thoại… đều hướng tới làm rõ ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn

2.8 Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng bàn đến hàm ngôn: “Sử dụng lối nói gợi hàm ngôn, từ ngữ dùng ít mà buộc người nghe phải hình dung, liên tưởng, suy luận rất nhiều mới thấy được cái hay, cái tài của người dùng ngôn ngữ” (Tr 188)(5) Ngoài ra, tác giả còn nói đến nghĩa hàm ngôn ở những kiểu câu chuyển đổi tình thái như dùng câu hỏi để bộc lộ cảm xúc, hỏi để khẳng định, hỏi để phủ định, hỏi để gợi ý hay dạng câu khẳng định – nghi vấn (Tr 229 - 232)

(1) Ngữ dụng học - Tập 1- Nguyễn Đức Dân – NXBGD, 1998.

(2) Lôgic và tiếng Việt- Nguyễn Đức Dân – NXBGD, 1998

(3) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - Đỗ Hữu Châu – NXBGD, 1999

(4) Đại cương ngôn ngữ học - Đỗ Hữu Châu – NXBGD, 2001

(5) Phong cách tiếng Việt – Đinh Trọng Lạc – NXBGD, 2000.

Trang 5

Trong những năm của thập kỷ 80, 90 và ngay cả thập niên gần đây, vấn

đề hiển ngôn, hàm ngôn được rất nhiều tác giả đề cập trên tạp chí ngôn ngữ Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu nghiên cứu cùng với một hệ thống lí thuyết khá đầy đủ về ý nghĩa của câu, người viết muốn hướng về một đối tượng cụ thể khi khai thác ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn Đó là hiển ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam

3 Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của của khoá luận là làm rõ được ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn biểu hiện trong truyện cười dân gian Việt Nam

Việc nghiên cứu đề tài này rất có ý nghĩa bởi trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, người ta có thể hiểu rõ ý nghĩa tường minh nhưng chưa hiểu hết

được ý nghĩa hàm ngôn ẩn sau câu chữ Hiểu hàm ngôn sai lầm sẽ làm mất đi

sự trong sáng của tiếng Việt Hướng việc phân tích hiển ngôn và hàm ngôn vào truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi hướng tới khám phá đời sống xã hội, tâm hồn của ông cha ta, hướng về cội nguồn Việc nghiên cứu sẽ phục vụ

đắc lực cho quá trình giảng dạy của một giáo viên Ngữ Văn

Trên cơ sở xác định mục đích, ý nghĩa của đề tài, đề ra một số nhiệm vụ

Trang 6

Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Phương pháp lập luận: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp

Trang 7

NộI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ Sở Lý LUậN

1 Khái quát truyện cười dân gian Việt Nam 1.1 Khái niệm

“Tiếu lâm”, theo nghĩa chữ Hán là rừng cười Đó là một thể loại truyện

kể dân gian, một trong những hình thức tiêu biểu của văn hoá tiếng cười dân gian, bao gồm những loại truyện kể khác nhau về tính chất của đối tượng mô tả và tính chất của sự gây cười

1.2 Phân loại Giới nghiên cứu phân biệt trong tiếu lâm có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng ở loại truyện khôi hài, việc trình bày những hiện tượng trái

tự nhiên gây ra phản ứng của tư duy lôgic ở người tiếp nhận, làm bật ra tiếng cười như một hiệu ứng sinh lý thông thường Ví dụ các truyện: “Cháy”, “Ba anh mê ngủ”… Những lời nói, hành vi trở nên buồn cười là do sự hiểu lầm lời nói của nhau hoặc do các tật về sinh lý Loại truyện này chỉ thuần tuý gây cười ở đây không nhằm vào thói xấu nào về tính cách hay bản chất xã hội của nhân vật

ở loại truyện trào phúng, tính hài hước thường được gán cho những con người mang những thói xấu, thói tật trái với lập trường đạo đức - xã hội phổ biến của dân gian (ví dụ các thói lười biếng, xu nịnh, hách dịch, tham lam keo kiệt…) Giới nghiên cứu phân biệt hai nhóm truyện trào phúng: một nhóm miêu tả các biểu hiện hài hước của những tính cách xấu phổ biến, một nhóm mô tả các biểu hiện hài hước của những tính xấu gắn với những gì được xem như bản chất của tầng lớp xã hội cụ thể

1.3 Nhân vật Nhân vật của nhóm truyện thứ nhất là những anh lười, anh tham ăn, anh nói khoác, anh đãng trí, anh sợ vợ…Đó là những nhân vật mang các tính xấu

Trang 8

phổ biến Ví dụ các truyện: “Đỡ phải mất công”, “Ai nuôi tôi”, “Lười đâu mà lười thế”…

Nhân vật của nhóm truyện thứ hai thường được gọi theo thành phần xã hội: quan huyện, thầy đề, lý trưởng, thầy đồ, thầy cúng, thầy địa lý, nhà sư…Các nhân vật này vừa mang những thói xấu như ở nhóm truyện thứ nhất, vừa mang những thói xấu gắn với thành phần xã hội của mình như ăn đút lót của dân, xử kiện không công minh, dốt nát, hách dịch…

Trong vốn tiếu lâm truyền thống còn có chuỗi truyện xoay quanh những nhân vật chính là Trạng : Trạng Quỳnh, Trạng Lợn… được xây dựng gần như

là những nhân vật bợm nghịch Họ là những người xuất thân tầm thường đã dùng mưu mẹo dân gian để lừa gạt và bêu xấu các đại diện của bộ máy thống trị

2 Câu và các thành phần nghĩa của câu tiếng Việt

2.1 Ba bình diện nghiên cứu câu 2.1.1 Kết học (Bình diện cú học)

Bình diện kết học là bình diện của mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ trong một phát ngôn, là mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa các thành phần chính và thành phần phụ, quan hệ giữa các vế câu

Ví dụ: Gà què / ăn quẩn cối xay

CN VN

Là một câu văn đúng vì có cấu trúc ngữ pháp đúng và phản ánh một hiện tượng có thực trong đời sống

2.1.2 Bình diện nghĩa học

Nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa của từ, câu, văn bản Khi nghiên cứu về ý nghĩa của câu thì cần tập trung xem xét nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái

Ví dụ: Lan học giỏi thật đấy

Trang 9

Nghĩa miêu tả: Sức học của Lan thuộc loại giỏi

Nghĩa tình thái: Khâm phục sức học của Lan

2.1.3 Bình diện dụng học

Là bình diện của mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ và người sử dụng, việc sử dụng trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định Khi dựa vào cơ sở dụng học thì hàng loạt các vấn đề cần xem xét như: ý nghĩa tình thái, điều kiện sử dụng các kiểu câu, hàm ẩn, hành vi ngôn ngữ và hiệu quả của việc sử dụng trong hoạt động giao tiếp được đặt ra

Ví dụ: Trước lời mời của A: Cậu ở đây ăn cơm nhé

Nếu đồng ý, B: ừ (Trả lời trực tiếp)

B: Tớ cũng đang đói đây.(Trả lời gián tiếp)

Nếu từ chối, B: Tớ không ăn đâu (Trả lời trực tiếp)

B: Nhà mình đang chờ cơm (Trả lời gián tiếp)

2.2 Quan niệm về câu 2.2.1 Theo ngôn ngữ học truyền thống, câu là sự tổ hợp các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn

2.2.2 Viện sĩ hàn lâm khoa học Liên Xô V.V.Vinôgradôv cho rằng: Câu là

đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định làm công cụ quan trọng cấu tạo, biểu hiện, truyền

đạt tư tưởng Trong câu không chỉ có sự truyền đạt về mặt hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực(1)

2.2.3 Theo Nguyễn Thiện Giáp, câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, tình cảm hoặc một cảm xúc(2)

Về mặt chức năng, câu là đơn vị có khả năng thông báo.Nhờ đặc điểm này, ta có thể phân biệt được câu với đơn vị dưới bậc của nó là từ

(1) Câu đơn tiếng Việt - Diệp Quang Ban – NXBGD, 1987 tr 16

Trang 10

Về mặt cấu tạo, trong số các đơn vị thông báo, câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất

Định nghĩa này còn khẳng định, câu là đơn vị ở bậc ngôn ngữ tức là đơn

vị trừu tượng, chỉ có thể nhận thức được thông qua các biến thể trong lời nói Các biến thể này gọi là phát ngôn

2.2.4 Theo Diệp Quang Ban, câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ Theo đó, việc nghiên cứu câu chỉ dừng ở đặc trưng cấu trúc của nó(1)

Những câu dùng trong thực tiễn giao tiếp là một phát ngôn ngắn hay phát ngôn có độ dài bằng câu chứ không phải câu - cấu trúc

Việc nghiên cứu ngôn ngữ ngày nay không chỉ dừng lại ở mặt cấu trúc của ngôn ngữ, đối với câu cũng vậy, tức là cần xem xét câu trong sự hoạt động gắn với từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

2.2.5 Đỗ Hữu Châu viết: Câu là đơn vị cú pháp quen thuộc được xem là lớn nhất của ngữ pháp tiền dụng học(2)

Vì thế, ngữ pháp học trước dụng học sẽ lấy câu làm đơn vị trung tâm,

đơn vị cơ bản để nghiên cứu

câu được quan niệm có hai mặt trừu tượng và cụ thể

Về mặt trừu tượng: nó là mô thức hay mô hình kết học do những đơn vị trừu tượng kết hợp với nhau theo những quy tắc chủ yếu là tuyến tính

Về mặt cụ thể: Các câu trừu tượng sẽ được làm đầy bởi các đơn vị từ vựng cụ thể

Về mặt nghĩa: ngữ pháp trước dụng học, người ta chỉ xem xét câu ở chức năng biểu hiện (phản ánh) miêu tả các sự tình và ít quan tâm tới chức năng hành động (câu chính là phương tiện để thực hiện những hành động bằng lời) Đây chính là mặt hạn chế của ngữ pháp tiền dụng học

(1)Ngữ pháp tiếng Việt - Diệp Quang Ban – NXBGD, 2000 (2) Đại cương ngôn ngữ học tiếng Việt- Đỗ Hữu Châu – NXBGD, 2001

Trang 11

2.3 Phân loại câu 2.3.1 Câu phân theo cấu tạo ngữ pháp 2.3.1.1 Câu đơn:

Câu đơn là câu được làm thành từ một cụm chủ ngữ- - vị ngữ Chủ ngữ và vị ngữ có quan hệ qua lại với nhau

Ví dụ: Buổi chiều, tôi thường chơi thể thao

2.3.1.2 Câu phức:

câu phức là câu chứa từ hai cụm chủ - vị trở nên, trong đó có một cụm chủ - vị bao những cụm chủ - vị còn lại Những cụm bị bao bên trong cụm chủ - vị đó giữ vai trò thành phần câu

Ví dụ: Chim én bay về báo hiệu mùa xuân đến

2.3.1.2 Câu ghép:

Câu ghép là câu chứa từ hai cụm chủ - vị trở nên và các cụm chủ -

vị này không bao nhau (nằm ngoài nhau) Kiểu cấu tạo của câu ghép được xác định bằng cách nối kết các vế trong câu

Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

2.3.2 Câu phân theo mục đích nói 2.3.2.1 Câu kể:

Câu kể là câu dùng để kể, nêu, mô tả sự kiện, sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất, chủng loại của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Chị ấy rất thông minh

2.3.2.2 Câu hỏi:

Câu hỏi là loại câu nêu ra điều thắc mắc và yêu cầu được trả lời

Ví dụ: Bao giờ cậu đi Hà Nội?

2.3.2.3 Câu cầu khiến:

Trang 12

Câu cầu khiến là loại câu thể hiện ý muốn, mệnh lệnh của người truyền đạt Mục đích của câu cầu khiến là hướng tới người nghe thực hiện

điều nêu ra trong câu

Ví dụ: Cậu hãy đóng hộ mình cửa sổ nhé

2.3.2.4 Câu cảm thán:

Câu cảm thán là loại câu biểu thị cảm xúc Với loại câu này, ngữ

điệu là một phương tiện biểu hiện rất quan trọng Ngoài ra, còn có dấu chấm than và các tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé…

Ví dụ: Trời nóng quá đi thôi!

2.3.3 Câu trong hoạt động giao tiếp 2.3.3.1 Cách dùng câu phân theo mục đích nói

 Dùng theo lối trực tiếp

Là cách dùng câu đúng với mục đích vốn có của nó Dùng câu kể để miêu tả hay là để xác nhận, phủ nhận; dùng câu hỏi để nêu ra điều thắc mắc hoặc dùng câu cầu khiến để đưa ra yêu cầu; dùng câu cảm thán để thể hiện những thái độ, những cảm xúc khác nhau

 Dùng lối nói gián tiếp

Là cách dùng bốn loại câu (kể, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) với mục

đích không vốn có của nó, nghĩa là hành động vốn có hiệu lực ở lời này được dùng thay cho một hành động ở lời khác nhằm đạt hiệu quả giao tiếp với một mục đích khác Có thể dùng câu kể để bày tỏ sự mong muốn hoặc để đưa ra một mệnh lệnh hoặc để thách thức, để đe doạ hoặc để xin lỗi, cảm ơn hay là

Trang 13

Hình thức là câu kể nhưng có mục đích khác, nhắc nhở, yêu cầu, sai khiến người nghe bơm nước đầy vào bể

Trong thực tế hoạt động giao tiếp, người ta thường dùng lối nói gián tiếp nhiều hơn Bởi sử dụng lối nói gián tiếp sẽ tạo được sự tế nhị sâu sắc và

đòi hỏi người nghe phải suy luận chính sự suy luận của người nghe đã tạo ra

sự phong phú đa dạng trong sự nhận thức về câu tiếng Việt Muốn sử dụng theo lối gián tiếp thì phải chuẩn bị một ngữ cảnh tốt để cho người nghe tiếp nhận lời phát hiện ra mục đích giao tiếp đó Đây chính là cơ sở quan trọng để hiểu đúng ý nghĩa hàm ngôn một cách trọn vẹn và sâu sắc

2.3.3.2 Phân biệt câu - cấu trúc và câu lời nói (Câu và phát ngôn)

Câu được hiểu là một đơn vị ngôn ngữ có tính tái sinh Nó được nhắc đi nhắc lại trong lời nói

Ví dụ: Mô hình “Nếu C-V thì C-V” có thể lắp vào đó nhiều câu

Câu là sự trừu tượng hóa từ nhiều phát ngôn Đó là một bộ khung ngữ pháp dùng chung để cấu tạo hàng loạt những phát ngôn mới Câu chỉ được hoạt động thực sự dưới dạng phát ngôn

Phát ngôn là đơn vị thuộc lời nói, không có tính tái sinh để thể hiện một nội dung mới Nó là những biến thể lời nói của câu

Phát ngôn được hiểu là một hành động giao tiếp, một đơn vị thông báo

mà người nghe có thể tiếp nhận được trong điều kiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định

Phát ngôn chính là cách biểu thị cụ thể trong từng lúc của câu

Ví dụ, từ mô hình câu nghi vấn có thể tạo ra nhiều phát ngôn nhưng nó chỉ có

ý nghĩa nhất định trong một hoàn cảnh nhất định

Với mục đích nhắc nhở trật tự

Đối với học sinh mẫu giáo, cấp 1 có thể phát ngôn:

Trật tự

Trang 14

Im mồm

Với học sinh cấp 2, cấp 3 ,cùng mục đích đó lại phải sử dụng phát ngôn khác:

Đề nghị các em trật tự

Các em có biết là tôi đang giảng bài không?

2.4 Các thành phần nghĩa của câu tiếng Việt 2.4.1 Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ hướng ngoại

Xét theo quan hệ bên ngoài, mỗi phát ngôn đều biểu thị một nội dung nào đó, tức là đều có nghĩa Nội dung biểu thị gồm 2 phần:

 Thành phần biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập: thành phần này làm cho mọi phát ngôn đều mang thông tin

 Thành phần biểu thị tình cảm của người nói về đối tượng được

đề cập và người nghe: thành phần này làm cho phát ngôn không giống các tín hiệu khác như: cử chỉ, đèn giao thông… Phát ngôn không phải là hệ tín hiệu thuần thông tin mà là hệ tín hiệu thông tin - biểu cảm

Trong phát ngôn, thành phần nghĩa biểu thị thông tin và thành phần nghĩa biểu thị tình cảm thống nhất với nhau, thể hiện qua câu chữ hoặc ở phía sau câu chữ, làm thành nội dung của phát ngôn

Ví dụ: Có những câu văn về trăng

“… Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao Giăng là cái đĩa bạc trên thảm nhung da trời Giăng toả mộng xuống trần gian Giăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn.”

“…Đối với thị, giăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu.”

(Giăng sáng – Nam Cao)

Trang 15

ở ví dụ 1, mỗi câu, ngoài thành phần nghĩa biểu thị thông tin về hình dáng, đường nét, màu sắc, vị trí ánh sáng của trăng còn có thành phần biểu thị tình cảm, những cảm xúc thơ mộng về trăng

ở ví dụ 2, bên cạnh thành phần nghĩa biểu thị thông tin về công dụng của trăng còn có thành phần nghĩa biểu thị tình cảm - sự thờ ơ, nhạt nhẽo đối với trăng

Như vậy, nghĩa biểu thị thông tin của phát ngôn do tổng thể nghĩa của

từ ngữ đặt trong mỗi câu tạo nên Nghĩa biểu thị tình cảm của phát ngôn do sắc thái biểu cảm dương tính (đánh giá tốt về đối tượng, có thái độ tốt với người nghe), âm tính (đánh giá không tốt về đối tượng, không có thiện cảm

đối với người nghe) hay trung hoà của các từ ngữ mang lại

2.4.2 Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ hướng nội 2.4.2.1 Nghĩa tường minh

 Khái niệm

ý nghĩa tường minh (hay ý nghĩa hiển ngôn hoặc có người gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn) là nghĩa được xác định căn cứ theo câu chữ của phát ngôn ở đây, nghĩa của phát ngôn được xét trong quan hệ trực tiếp với mẫu câu và từ ngữ

Trang 16

Nghĩa tường minh không trực tiếp biểu thị thông tin về đối tượng được

đề cập mà chỉ là căn cứ để suy ra nghĩa hàm ẩn, suy ra điều được nói đến

Ví dụ: “Chị Hoàng cười rú lên Tôi cũng cười nhưng có lẽ cái cười chẳng được tươi cho lắm Anh thấy cần phải thề lần nữa:

- Tôi có bịa thì tôi chết.”

Mẫu câu: Điều kiện A thì kết quả B

Ta thấy điều kiện được nói đến trong phát ngôn này không phải là “điều kiện A thì kết quả B” mà là “không A” Đó là: tôi không bịa, tôi không chết (không B), tức là “tôi không bịa” (không A)

 Phân tích nghĩa tường minh của phát ngôn

Muốn xác định nghĩa tường minh của phát ngôn phải dựa vào nghĩa của mẫu câu và nghĩa của từ ngữ trong phát ngôn

Trước hết, xác định nghĩa của mẫu câu theo hai cách phân loại: phân loại theo mục đích nói (câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán); phân loại theo cấu trúc (câu đơn, câu ghép)

Sau đó, đặt từ ngữ vào mẫu câu để rút ra nghĩa tường minh

Ví dụ: “Ông mua chứ ông có xin nhà mày đâu ! Mày tưởng ông quỵt hở ?”

(Nam Cao)

ở câu thứ nhất, mẫu câu “A chứ B đâu”, từ “chứ” có nghĩa phủ định

“khả năng B ngược lại A” Vậy câu này có nghĩa là “Ông mua”, không có

điều ngược lại là “ông xin” Suy ra mua thì phải đưa cho người hỏi mua (xin thì có thể đưa hoặc không đưa), như vậy phải đưa ở câu 2 , mẫu câu “C-V hở” chú ý động từ “tưởng”.”Tưởng” có nghĩa là nghĩ và tin vào điều không phải như vậy, không có thật Nghĩa tường minh của câu này là: mày nghĩ và tin vào điều không có thật là ông quỵt phải không Từ đó, suy ra điều được nói ,bác bỏ ý nghĩ cho là “ông quỵt”

Trang 17

Như vậy, cùng với mẫu câu, các phụ từ, các quan hệ từ đơn và sóng

đôi, các động từ chỉ trạng thái hoạt động tiếp thụ cũng có vai trò thể hiện tính tình thái của phát ngôn Khi phân tích nghĩa tường minh, cần chú ý khai thác các loại từ đó để hiểu hết được ý nghĩa tường minh

2.4.2.2 Nghĩa hàm ẩn (Hàm ẩn không tự nhiên)

Nghĩa hàm ẩn là nghĩa không lộ ngay trên bề mặt câu chữ mà nó được suy ra từ nghĩa tường minh bởi một căn cứ nào đấy Căn cứ đó là các tình huống khác nhau, cách thức sử dụng mẫu câu, từ ngữ và các quy tắc suy nghĩ hợp lôgic

Hàm ẩn không tự nhiên là loại nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định truyền báo của người nói và cái ý định đó phải được người nghe nhận biết Hàm ẩn không tự nhiên bao gồm tiền giả định và hàm ngôn

Tiền giả định (TGĐ)

C Kerbrat Orecchionni xem TGĐ là những thông tin mặc dù không

được truyền báo một cách tường minh (tức là không cấu thành đối tượng truyền báo chân chính của thông điệp) nhưng phải tự động diễn đạt bởi tổ chức hình thức của phát ngôn nằm sẵn trong tổ chức của phát ngôn bất kể hoàn cảnh phát ngôn như thế nào

Như vậy, TGĐ là những căn cứ hiểu biết cần thiết đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh TGĐ ít phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp

Ví dụ: Anh ta đang lo đám tang cho bà mẹ vợ khó tính của anh ta

Trang 18

Ví dụ: Nó mong có một chiếc xe đạp

TGĐ: Nó không có xe đạp

Hàm ngôn

Theo Durrot: “Cách nói hàm ngôn vừa có hiệu lực của nói năng, vừa có

sự vô can của im lặng”

Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ nghĩa tường minh

và TGĐ của ý nghĩa tường minh Hàm ngôn nằm trong phát ngôn và lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh giao tiếp

Một số kiểu hàm ý: hàm ý hội thoại dùng chung, hàm ý hội thoại dùng riêng, hàm ý thang độ…

Ví dụ: Hàm ý hội thoại dùng riêng

Ví dụ: A: Em có biết bây giờ mấy giờ rồi không?

B: Thưa cô, xe em bị thủng săm ạ

Chuyện cô giáo hỏi và chuyện xe học sinh bị hỏng không có mối quan

hệ nếu xét riêng Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh học trò đi học muộn thì lời nói của cô giáo mang ẩn ý trách học trò đến lớp không đúng giờ Học sinh hiểu điều đó nên giải thích lý do (Xe bị thủng săm nên không đến lớp đúng giờ được)

2.4.2.3.Cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn không tự nhiên

Về mặt nguyên tắc: muốn tạo ra ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc dụng học và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng Mặt khác, người nói cố ý vi phạm vào chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình

ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên sẽ xuất hiện và được lí giải từ chỗ vi phạm này

 Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất

Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Trang 19

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Nghĩa tường minh: Bài thơ miêu tả cái bánh trôi và quá trình làm bánh Nghĩa hàm ẩn: Hình ảnh người con gái và thân phận chìm nổi của người con gái trong xã hội phong kiến

Sự vi phạm: hình ảnh “thân em” ứng với nhiều nghĩa: hình ảnh bánh trôi nước, hình ảnh người phụ nữ

 Vi phạm về quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ

Sự vi phạm bốn quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ (điều kiện phải có nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản ) sẽ tạo ra hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Ví dụ: Trong giao tiếp của người Việt, nhiều hành vi ngôn ngữ trở thành công thức (nghi thức) nói năng Chẳng hạn, hỏi để chào (là những câu hỏi rỗng về nghĩa), hỏi để trách móc…

Bác đi đâu đấy ạ?

Sao bây giờ mới về?

 Vi phạm quy tắc lập luận

Ví dụ: Trong lời hội thoại giữa Hộ và Từ:

“…à phải! Hôm nay là mùng 3…Giá mình không hỏi thì tôi quên Tôi phải đi xuống phố.”

Luận cứ: Hôm nay là mùng 3

Kết luận: Tôi phải đi xuống phố

Câu nói chưa rõ nghĩa vì thiếu một luận cứ quan trọng: mùng 3, toà

Trang 20

 Vi phạm quy tắc hội thoại

Đó là sự vi phạm 3 quy tắc hội thoại: luân phiên, lượt lời, quan hệ liên nhân và phép lịch sự; liên kết hội thoại

Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời ở hai hướng: cắt lời hoặc cướp lời; Ngừng quá lâu giữa hai lượt lời, không có lời đáp

Vi phạm quy tắc liên kết hội thoại thể hiện ở sự vi phạm lượng, vi phạm chất, vi phạm về quan yếu, vi phạm cách thức

 Dựa vào lẽ thường

Lẽ thường là những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm được mọi người trong cộng đồng thừa nhận Lẽ thường được hình thành trong quá trình sống, quá trình giao tiếp vá được tích luỹ, truyền đạt từ lớp người này sang lớp người khác Lẽ thường là một duyên cớ để người nghe lĩnh hội ý định của người nói

Lẽ thường mang theo tính chất cá nhân của từng người trong một hoàn cảnhgiao tiếp cụ thể Nó phụ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh

Ví dụ : Nhà bác còn gạo không ? Trong trường hợp này, người hỏi không chủ tâm hỏi về sự “còn- hết”gạo mà hỏi là để vay Người nghe sẽ hiểu ngay ý của người nói Bởi theo lẽ thường, người Việt Nam khi vay một cái gì thường hỏi gián tiếp, hỏi mà không cần trả lời

Trên đây là những cơ sở lí luận quan trọng, cần thiết cho việc lí giải ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam Dựa vào những cơ sở lí luận này, người viết có thể đề ra hướng tiếp cận, khai thác đề tài một cách khoa học và thấu đáo Đó chính là chìa khoá mở ra những ẩn số đằng sau tiếng cười dân gian Việt

Trang 21

CHƯƠNG 2: HIểN NGÔN, HàM NGÔN TRONG TRUYệN CƯờI DÂN

GIAN VIệT NAM

1 Hiển ngôn và hàm ngôn trong văn bản văn chương

1.1 Quan niệm về hiển ngôn, hàm ngôn trong văn chương

Xét về mặt ngữ nghĩa, văn bản nghệ thuật (tác phẩm văn chương) là một trong những kiểu văn bản thường chứa đựng nhiều thành phần nghĩa Nói một cách khái quát, có thể bàn đến hai thành phần nghĩa của văn bản nghệ thuật là hiển ngôn và hàm ngôn

Nghĩa hiển ngôn của văn bản là nghĩa nhận biết được trực tiếp từ những

từ ngữ nói chung và cách sắp xếp (bố cục) chúng trong văn bản Thông thường, nghĩa hiển ngôn của văn bản nghệ thuật mang tin về sự vật (Nói cái gì?)

Hàm ngôn của văn bản là cái ý, cái nội dung rút ra được từ hiển ngôn của văn bản (Nói thế là có ý gì?)

1.1.1 Câu hỏi “Nói cái gì?” và nghĩa hiển ngôn

“Nói” có thể là miêu tả hay tự sự Miêu tả có thể là tả cảnh, tả người, tả tâm trạng…Tự sự có thể là kể chuyện, kể sự việc Tất cả đều được thể hiện một cách trực tiếp ngay trên từ và câu trong tác phẩm văn chương trả lời cho câu hỏi “Nói cái gì?” chính là đi tìm hiển ngôn

đọc xong “Truyện Kiều” ta có thể biết: đây là câu chuyện về cô Vương Thuý Kiều có tài sắc, có tình người, có tình thương cha mẹ và các em, gặp cơn gia biến phải bán mình để cứu cha và em, rơi vào lầu xanh hai lần, trải qua nhiều cơn nhục nhã, ê chề… Đó là nghĩa hiển ngôn nhận biết được qua từ ngữ, câu thơ trong “Truyện Kiều”

1.1.2 Câu hỏi “Nói thế là có ý gì?” và nghĩa hàm ngôn

Ngày đăng: 30/12/2017, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w